BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO `
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ BÁN CƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA XÃ HỘI HỌC
TÌM HIỂU THỰC TRẠNG VIỆC LÀM
CỦA THANH NIÊN TRONG GIAI ĐOAN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
TRƯỜNG HỢP ĐIỂN CỨU TẠI
XÃ BÌNH GIÃ, HUYỆN CHÂU ĐỨC, TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU .| TRƯỜNG ĐẠI HỌC M0 IP,nCw
THƯ VIỆN
GVHD: Ts VŨ NHI CÔNG
SVTH: TRẤN QUỐC ĐẠO
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN XÃ HỘI HỌC `
NGANH CONG TAC XA HOI VA PHAT TRIEN CONG DONG
TP HỒ CHÍ MINH - 2006
Trang 2MỤC LỤC PHAN 1: Phần mở đầu Dẫn nhập c—=======~= 01 1 Mục đích và ý nghĩa của việc nghiên cứu 02
1.1 Lý do chọn để tài 02
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 03
1.3 Giả thiết nghiên cứu 03 1.4 Giới hạn để tài 03
2 Cơ sở và đối tượng nghiên cứu 04
2.1 Cơ sở nghiên cứu 04
2.2 Đối tượng nghiên cứu 04
3 Phương pháp nghiên cứu - 04 3.1 Giải thích các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu 04
3.2 Các khái niệm trong nghiên cứu 06
3.3 Cơ sở lý luận trong nghiên cứu 08
4 Khung lý thuyết - 15
5 Điểm lại thư tịch -~=====~= 16
PHẦN 2: Kết quả nghiên cứu
Chương 1: Địa bàn và đối tượng nghiên cứu -= ==-====== 18
1 Tổng quan về xã Binh Gia 18
1.1 Một số nét về tỉnh Bà Rịa Vũng Tau và huyện Châu Đức - 18
1.2 Xa Binh Gia 20
2 Một số đặc điểm về đối tượng nghiên cứu ~- 20
2.1 Độtuổi 20
2.2 Tình trạng hôn nhân 21
2.3 Trinh d6 hoc van 22
2.4 Tinh trang kinh té gia dinh 25 Chương 2: Tình hình việc làm của thanh niên hiện nay 26
Trang 3
Lý do lựa chọn việc làm
Thu nhập hàng tháng
Tính ổn định của công việc
Mức độ hài lòng và mong muốn trong công việc
Aa
+
te
Chương 3: Đời sống tỉnh thần của thanh nién -
Những khó khăn khi tìm việc của thanh niên
Tương quan với gia đình
Tương quan với cộng đồng
Các hình thức giải trí của thanh niên
Những khó khăn của thanh niên trong cuộc sống Mong ước cho tương lai
a®m®?kỶmm— PHẦN 3: Kết luận 1 Tóm tắt bài luận 2, Nhận định chung 3 Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 4LIET KE BANG
Bảng 1: Cơ cấu độ tuổi của thanh niên 21
Bảng 2: Tình trạng hơn nhân theo giới tính 22
Bảng 3: Trình độ học vấn 23
Bảng 4: Trình độ học vấn theo giới tính 24
Bảng 5: Mức sống của gia đình 25
Bảng 6: Nghề nghiệp của thanh niên 26 Bảng 7: Nghề nghiệp của thanh niên theo giới tính 29
Bang 8: Ly do chon nghề của thanh niên 31
Bảng 9: Tiền lương trung bình/tháng 32
Bảng 10: Sự đóng góp cho gia đình 33
Bảng 11: Tính Ổn định của cơng việc trong nghề nghiệp 34
Bảng 12: Mong muốn làm thêm khi công việc không ổn định ~- 35
Bảng 13: Mức độ hài lòng trong công việc theo nghanh nghé 36
Bảng 14: Lý do hài lịng/khơng hài lịng về cơng việc hiện tại - 37
Bảng 15: Mong muốn đổi nghề khi không hài lịng với cơng việc hiện tại - 37
Bảng 16: Những nghề thanh niên chọn khi muốn đổi việc 38
Bảng 17: Chương trình hỗ trợ, giới thiệu việc làm cho thanh niên - 42
Trang 5Bảng 19: Sự hỗ trợ của gia đình đối với thanh niên 45
Bảng 20: Sự tham gia nhóm trong cộng đồng của thanh niên - 46 Bảng 21: Sự quan tâm của chính quyền địa phương đối với thanh niên 48 Bảng 22: Những giải trí của thanh niên theo giới 50 Bảng 23: Những khó khăn của thanh niên trong cuộc sống - 51
Bảng 24: Sự quan tâm của thanh niên đối với các vấn để của cuộc sống - 52
Trang 6LIỆT KÊ BIEU DO
Biểu đồ 1: Tình trạng hôn nhân theo giới tính
Biểu đồ 2: Nghề nghiệp của thanh niên
Biểu đồ 3: Sự đóng góp kinh tế cho gia đình
Biểu đồ 4: Sự hỗ trợ, giới thiệu việc làm cho thanh niên
Biểu đồ 5: Thanh niên mong ước cho tương lai
Trang 8Phần 1: Phần mở đầu
Dẫn nhập
Trong sự chuyển mình từ mơ hình kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nên kinh tế thị trường, thực tế cho thấy, hiện tượng thất nghiệp trong giới thanh niên cùng với những hậu quả tất yếu không thể tránh khỏi như sự phân hoá rõ ràng hai cực giàu — nghèo, mức sống chênh lệch giữa nông thôn và thành thị ngày càng gia tăng Không việc làm hoặc thất nghiệp, là một trong những mối
nguy dẫn đến đời sống vật chất thiếu thốn, kinh tế gia đình khó khăn, xã hội chậm phát triển và từ đó tạo ra những tệ nạn xã hội là hệ luận tất yếu Vì thế nhu
cầu công ăn việc làm là cần thiết cho đời sống của con người trong bất kỳ giai
đọan kinh tế — xã hội nào của một quốc gia Đây là một bài toán đánh đố trong việc xố đói giảm nghèo của nước ta trong thời kỳ mở cửa
Nếu quan niệm nghèo đói là do thu nhập thấp, do điều kiện tài nguyên như đất canh tác, các bất trắc của thiên tại đem lại, thiết nghĩ chưa đủ cơ sở để lý
giải tầm nhìn tìm hướng giải quyết cho sự thách thức xoá nghèo ở Việt Nam Theo nghiên cứu điều tra quốc gia thực hiện năm 2003 với độ tuổi vị thành niên
và thanh niên Việt Nam hiện nay, thì yếu tố việc làm có liên quan trực tiếp đến
tình trạng nghèo đói nói chung, và cách riêng có ảnh hưởng đến cuộc sống và
nếp nghĩ của giới trẻ ngày hôm nay.'
Dân số hiện nay là 82.38 triệu người, trong đó 61,27 triệu dân số sống ở nông thôn (chiếm 74%), Việt Nam không chỉ là một quốc gia có quy mơ dân số lớn mà còn là một quốc gia có thế mạnh phát triển kinh tế nơng nghiệp Do đó
việc sử dụng đầy đủ và ngày càng hợp lý các nguồn nhân lực ở khu vực nơng
thơn có ý nghĩa to lớn trong sự phát trển kinh tế xã hội
Dân số là cơ sở hình thành các nguồn nhân lực, với số lượng dân số đông
đã bổ sung vào lực lượng lao động hằng năm với số lượng đáng kể Theo số liệu tổng hợp điều tra lao động — việc làm hàng năm của Bộ LĐTBXH và Tổng cục
Thống kê: năm 2004, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 43,26 triệu người,
tăng 1,12 triệu người so với năm 2003 và tăng 5,62 triệu người so với năm 1999,
Đây là lợi thế rất lớn về lao động cho nước ta trong quá trình phát triển, đồng
thời cũng là thách thức để giải quyết việc làm cho lực lượng lao động này
Cũng theo số liệu này, lực lượng lao động trong độ tuổi lao động cũng chiếm tỷ lệ cao tại khu vực nông thôn, năm 1999 là 28,898 triệu người chiếm
! Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam, Bộ Y tế và Tổng cục Thống kê thực hiện với
sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới và Quỹ Nhì đồng Liên hiệp quốc, Hà Nội 2005
Trang 977,43%, nam 2004 là 30,6757 triệu người chiếm 75,18% lực lượng lao động trong độ tuổi lao động của cả nước Vì thế, giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn đang là vấn đề hết sức thiết thực, và cấp bách.?
1 Mục đích và ý nghĩa của việc nghiên cứu 1.1 Ly do chon đề tài
Trong bối cảnh xã hội hiện nay, đặc biệt giai đọan tồn cầu hố, thanh
niên gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống như: tìm kiếm công ăn việc làm, những thử thách đối với họ về niềm tin của cuộc sống, những giá trị về truyền thống văn hoá — gia đình — xã hội Sống trong giai đọan nền kinh tế thay đối, họ cần phải có kiến thức và kỹ năng để đáp ứng nhu cầu của xã hội, đồng thời họ cũng phải thích
nghỉ với những sự đổi mới của xã hội
Đặc biệt trong điều kiện nông thôn Việt Nam -— nơi có nguồn nhân lực dồi
đào về số lượng - người trẻ luôn phải đối điện với nhiều khó khăn: như kiếm công ăn việc làm, chất lượng lao động còn nhiều hạn chế so với yêu cầu của
công việc, do sự không đa dạng trong nghành nghề ở nông thôn, việc làm chỉ có tính mùa vụ, do sức ép của kinh tế hộ gia đình buộc họ phải di chuyển tới khu vực đô thị để tìm việc làm trong một thời gian nhất định Như vậy áp lực kinh tế
rõ ràng là một sức ép chủ yếu đẩy người nông dân xa quê nếu như cơ cấu nghề
nghiệp ở nông thôn không thể đảm bảo cuộc sống hiện tại của họ
Do khả năng tạo công ăn việc làm ở nông thôn giảm; bên cạnh sự thu hút lực lượng lao động từ các khu công nghiệp, các nhà máy xí nghiệp tại thành phố với mức thu nhập cao, khả năng kiếm sống đa dạng, đã đặt thanh niên đứng trước một sự lựa chọn các giá trị cho bản thân và gia đình: coi trọng các giá trị
của đồng tiền hay các giá trị đạo đức truyền thống, nghiêng về giá trị kinh tế hay
các giá trị xã hội, làng xóm, tình cảm gia đình Từ những lý do này, đã thúc đẩy sinh viên quan tâm tìm hiểu về thực trạng lao động việc làm, tình hình thất
nghiệp, thiếu việc làm ở vùng nông hiện nay Nhằm tìm hướng giải quyết vấn đề
công ăn việc làm và hội nhập tại cộng đồng cho thanh niên hiện nay Và qua nghiên cứu này cũng giúp cho sinh viên làm việc với nhóm thanh niên tốt hơn
2 Bộ lao động — Thuong binh và Xã hội / Báo cáo điều tra lao dong — viéc lam 1 — 7 — 2003; 2004 va
Tổng cục Thống kê / Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 1999 / Chuyên khảo về lao động — việc
làm tại Việt Nam
Trang 10Điển cứu này dựa vào một phần kinh nghiệm của người nghiên cứu, cùng với sự
hỗ trợ của giáo viên hướng dẫn va quy thay cô trong khoa, của thanh niên và
những người dân trong cộng đồng này
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu là cố gắng đi sâu tìm hiểu những nguyên nhân tác
động đến việc làm của thanh niên, nắm vững thực trạng lao động việc làm, tình hình thất nghiệp, thiếu việc làm ở nơng thơn Từ đó có những đề xuất và giải pháp tạo công ăn việc làm cho thanh niên, biết cách sử dụng hợp lý hơn nguồn
lực lao động nhàn rỗi ở nông thôn hiện nay Sự quan tâm hội nhập thanh niên tại cộng đồng, tìm hướng giải quyết công ăn việc làm cho thanh tại chỗ là một giải pháp cần thiết để ngăn ngừa các vấn để xã hội và phát triển cộng đồng bén
vững
1.3 Giả thiết nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu để tài: “Tìm Hiểu Thực Trạng Việc Làm Của Thanh Niên Trong Giai Đoạn Kinh Tế Thị Trường —- Trường Hợp Điển Cứu Tại
Xã Bình Giã, Huyện Châu Đức, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu”, chúng tôi đưa ra một số giả thiết sau:
- Tìm hiểu tình hình thực tế việc làm của thanh niên trong xã
- Tìm hiểu mong ước của thanh niên trong việc chọn lựa nghề nghiệp - Những yếu tố tác động đến việc làm của thanh niên trong tương lai
- Người nghiên cứu hiểu được thực tế vấn để, rút ra bài học kinh nghiệm và có những kiến nghị cho chính quyền địa phương và các ban nghành liên quan
1.4 Giới hạn đề tài
Trước thực trạng giải quyết công ăn việc làm cho thanh thiếu niên hiện nay, sinh viên nhận thấy đây là một vấn để mang tính cấp thiết Vì vậy, sinh
viên chọn để tài: “Tìm Hiểu Thực Trạng Việc Làm Của Thanh Niên Trong Giai
Đoạn Kinh Tế Thị Trường - Trường Hợp Điển Cứu Tại Xã Bình Giã, Huyện
Châu Đức, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu”, như một cuộc nghiên cứu nhỏ nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng vấn để dưới góc độ nghiên cứu của một sinh viên chuyên nghành Công Tác Xã Hội
Thời gian nghiên cứu đề tài làm luận văn có giới hạn, chính vì vậy sinh viên nghiên cứu đã chọn địa bàn nghiên cứu tại Xã Bình Giã, Huyện Châu Đức,
Trang 11Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Đây là một trường hợp điển cứu nhằm tìm hiểu sâu về
thực trạng việc làm của thanh niên trong giai đọan nên kinh tế thị trường Sinh viên nghiên cứu không làm đại trà trên địa bàn rộng, hoặc những thành phần dân
số khác ngồi nhóm đối tượng thanh niên của xã trong độ tuổi từ 19 đến 25
Cuối cùng, đây chỉ là một nghiên cứu nhỏ khơng mang tính đại diện trên quy mô rộng Thế nhưng qua cộng đồng nhỏ này, sinh viên khám phá được suy nghĩ của thanh niên hiện nay, mong đợi của họ trong chọn lựa nghề nghiệp dựa trên kinh nghiệm sống của người được phỏng vấn tại cộng đồng, để từ đó khái
quát lên bối cảnh chung của vấn để cùng với ước mong được góp phần nhỏ ý
kiến của mình trong việc giải quyết công ăn việc làm cho thanh niên tại Xã Bình
Giã — vùng quê bình yên và yêu dấu — nơi mà sinh viên từng sống trước đây
2 Cơ sở và đối tượng nghiên cứu
Ms oop
2.1 Cơ sở nghiên cứu
Gồm có 4 ấp của Xã Bình Giã, Huyện Châu Đức, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Những ấp đó là: Lộc Hồ, Gia Hồ n, Vĩnh Bình và Nghỉ Lộc
2.2 Đối tượng nghiên cứu
Gồm 120 thanh niên nam - nữ, tuổi từ 19 đến 25, xét về mặt tâm lý xã hội
đây là lứa tuổi bước vào cuộc sống, họ suy nghĩ và băn khoăn trong việc chọn
lựa nghành nghề, họ tìm kiếm cơng việc và mong sao có việc làm ổn định là mối quan tâm hơn cả trong cuộc sống
3 Phương pháp nghiên cứu
3.1 Giải thích các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, sinh viên sử dụng hai loại hình nghiên cứu là nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính
Trang 123.1.1 Nghiên cứu định lượng
Sử dụng phương pháp trắc nghiệm (dùng bảng câu hỏi) để thu thập các dữ kiện về đối tượng được khảo sát Dùng phương pháp thống kê xã hội học xử lý số
liệu đã thu thập được từ thực nghiệm điều tra bằng bảng câu hỏi 3.1.2 Nghiên cứu định tính
Sử dụng phương pháp quan sát cá nhân, phương pháp quan sát có sự tham
gia để thu thập các dữ kiện, các yếu tố có liên quan đến đối tượng khảo sát bằng
cách tri giác và ghi nhận Dùng phương pháp trò chuyện để phỏng vấn sâu những
đối tượng có mối liên hệ với chủ đề nghiên cứu
Ngoài ra, sinh viên còn sử dụng thêm phương pháp mô tả trong nghiên cứu để tài này Mục đích của phương pháp mơ tả là trình bày các sự kiện liên
quan đến môi trường, điều kiện của cuộc sống Ví như chú trọng đến một nhóm
thanh niên, hoặc là một tầng lớp nào đó, trong một điều kiện, môi trường, bối cảnh xã hội nhất định có sự liên hệ với nhau Phương pháp mô tả giúp cho việc
nghiên cứu trong lãnh vực xã hội và giúp cho sinh viên nghiên cứu những vấn để
xã hội, tìm ra được bản chất của vấn đề, đồng thời đưa ra được hướng giải quyết
cần thiết cho vấn dé mà xã hội đang quan tâm
Trong nghiên cứu này, qua sự điển cứu tại Xã Bình Giã, sinh viên sẽ đi sâu hơn để hiểu một cách tổng quan về cá nhân, nhóm, gia đình và cộng đồng có
tương quan như thế nào với nhau
Sử dụng phương pháp này, giúp cho sinh viên điều nghiên và biết được tiến trình của vấn để Từ đó, giải thích được tính cách và hành vi ứng xử của cá
nhân trong nhóm, trong cộng đồng Phương pháp này sẽ đáp ứng được một cách ' hài hoà cho mục tiêu của người nghiên cứu, và mục đích của người nghiên cứu là
hiểu được thực tế vấn để việc làm của thanh niên để từ đó có những khuyến nghị cho chính quyển địa phương, các đoàn thể trong cộng đồng đó cần quan tâm hơn đến nhu câu của thanh niên tại cộng đông
3 Vũ Nhi Cơng, Văn hóa mua sắm và khuôn mẫu đạo đức của thanh niên ở La Paz, Makati, Philippines
(Shopping mall culture and the value patterns of the youth at La Paz, Makati City, Philippines), 2000
Trang 133.2 Các khái niệm nghiên cứu 3.2.1 Thị trường
Theo nguyên ngữ, thị trường chính là một địa điểm thể lý, quen gọi là chợ,
nơi người mua và người bán trực tiếp trao đổi và mặc cả với nhau về giá cả, sản
phẩm, sản lượng, lao động, Hôm nay, “thị trường là một cơ cấu tổ chức kinh tế
trong đó người mua và người bán tương tác với nhau để xác định giá cả và sản
lượng của hàng hóa hay dịch vụ” Thị trường này rất đa dạng: có thể tập trung
như thị trường chứng khóan, cũng có thể phi tập trung như thị trường lao động hoặc địa ốc, hay chỉ hiện hữu trên các xa lộ thông tin như trường hợp các sản phẩm và dịch vụ được trao đổi qua mạng lưới Internet.(Nguyễn Thái Hợp, “Giá trị đạo đức trong cơn lốc thị trường”, Dấn Thân 2000)
3.2.2 Kinh tế thị trường
Khái niệm kinh tế thị trường ở nước ta được xác định giữa vào năm mốc 1987 — khi mà nên kinh tế đất nước chuyển từ mơ hình kinh tế hóa tập trung
quan liêu bao cấp sang mô hình kinh tế nhiều thành phần — các thành phần kinh tế tuân theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh; trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước
cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.(“Để cương các bài giảng nghiên cứu quán triệt nghị quyết đại hội
đảng lần thứ IX”, Hà Nội 2001) 3.2.3 Thanh niên
Theo Nguyễn Thị Phượng Hồng định nghĩa về thanh niên như sau: - “Thanh niên là một bộ phận của xã hội hình thành từ các tầng lớp nhân dân, một
lớp trẻ tuổi với những nét riêng của nó Thanh niên thường được tính từ 15 — 30
tuổi”
Với Thanh Lê —- Tuệ Nhân, thanh niên là một tập đòan xã hội — dân số
đặc thù có những đặc tính sinh lý và tâm lý nhất định, bằng quá trình xã hội hố
* Nguyễn Thị Phương Hồng, Những biện pháp chủ yếu để phát huy tính tích cực của thanh niên học sinh,
sinh viên trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước, Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác — Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Hà Nội 1996
Trang 14mà dần dân trở thành chủ thể của xã hội ( trực tiếp tạo ra những lực lượng sẩn xuất xã hội và trực tiếp mang lại các quan hệ xã hội của một xã hội nhất định)
Còn theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thanh niên là nhóm tuổi từ 15 —
24.5
Trong phạm vi đề tài này của sinh viên, thuật ngữ thanh niên được dùng
để chỉ cho những người trong độ tuổi từ 19 — 25, hiện đang sinh sống tại Xã Bình
Giã, Huyện Châu Đức, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
3.2.4 Việc làm
Khái niệm có việc làm: bao gồm tất cả những người đang làm một công
việc ổn định vào thời điểm nhất định Nó bao gồm luôn cả những người tạm thời
nghỉ việc do ốm đau, do tai nạn, do trục tric trong sản xuất,
Có việc làm trái nghĩa với sự thất nghiệp Khái niệm thất nghiệp ám chỉ những người khơng có cơng ăn việc làm, khơng có thu nhập Thất nghiệp đề cập
đến trong khóa luận này là những người khơng có việc làm trong khoảng thời
gian quan sát (một tuần, một tháng, một năm, ) và họ cũng chưa có việc làm,
chưa có điều kiện tìm kiếm một việc làm mới.Š
3.2.5 Phát triển
Phát triển là một tiến trình năng động dẫn tới thay đổi và tăng trưởng Khi
một họat động xã hội, một chương trình xã hội được phát triển thì cũng sẽ cải
thiện chất lượng cuộc sống của những những thành viên tham gia và của những
người trong một cộmg đồng Phát triển là một tiến trình giúp người dân tháo gỡ những trở ngại ngăn cẩn họ thể hiện toàn bộ tiểm năng của họ
Sự thay đối có thể ở hai mặt: vật chất (nhà ở, trường học, đường xá, giếng
nước, ) và phi vật chất (nhận ra khả năng của mình, lịng tự tin, tỉnh thần gắn bó
cộng đồng và mọi sự thay đổi đều bắt nguồn từ từng cá nhân.”
' Thanh Lê — Tuệ Nhân, Xã hội học chuyên biệt, Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, năm 2000
Š Tổ Chức Y Tế Thế Giới, “Thập niên thứ hai của cuộc đời: Nâng cao sức khoẻ và sự phát triển của vị
thành niên, Bộ Sức khoẻ trẻ em và vị thành niên”, năm 1998
? Phạm Gia Trân, “Nội dung bài giảng phân tích dự báo dân số”, năm 2004
# Niên giám thống kê 2002, Nhà xuất bản Thống Kê Hà Nội, năm 2003
? Vũ Nhỉ Công, “Để cương giảng dạy công tác xã hội và phát triển cộng đồng”, năm 2006
Trang 153.2.6 Cộng đồng
Theo từ điển Việt Nam: “Cộng đồng là toàn thể những người sống thành
xã hội nói chung, có nhiều điểm giống nhau và gắn bó thành một khối”.!9
Cộng đồng trong xã hội nông thôn, trong nghiên cứu này, được hiểu là
những người có cùng địa bàn cư trú, cùng nghề nghiệp, trong đó các đặc điểm
văn hoá xã hội của người dân rất đồng nhất và mối quan hệ giữa họ thật chặt chẽ và thân mật, quyền lợi và nhu cầu của họ cũng giống nhau
3.2.7 Phát triển cộng đồng
| Phát triển cộng đồng là một tiến trình làm chuyển biến cộng đồng nghèo thiếu tự tin thành cộng đồng tự lực thông qua việc giáo dục gây nhận thức về tình hình, vấn để hiện tại của người dân, phát huy các khả năng và tài nguyên sẵn có, tổ chức các hoạt động tự giúp, bổi dưỡng và cũng cố tổ chức và tiến tới tự lực và phát triển
Phương pháp phát triển cộng đồng là phương pháp lấy con người làm trung
tâm của phát triển và quan tâm trước hết đến nhân phẩm và tiểm năng của họ thay vì lấy toàn bộ cộng đồng làm đối tượng thì lợi ích phát triển ít đến tay người
bị thiệt thòi
Mục tiêu của công tác cộng đồng là giúp đỡ người dân mở rộng tầm nhìn,
tăng thêm năng lực, lòng tự tin và sự tận tụy để đảm bảo cho những nổ lực ở cộng đồng được duy trì và có hiệu quả cả ở hiện tại và trong tương lai.'!
3.3 Cơ sở lý luận trong nghiên cứu
3.3.1 Lý thuyết C Mác
Để vận dụng lý thuyết của C Mác cho khóa luận nghiên cứu, sinh viên đã _nghiên cứu về lý thuyết căn bản của C Mác đó là “vật chất quyết định ý thức” Hạ tầng cơ sở quyết định thượng tầng ý thức Đứng trên phương diện này, triết học Mác — Lênin đề cập đến hình thái kinh tế — xã hội và đã vạch ra nguồn gốc,
động lực bên trong của sự phát triển xã hội, vạch ra cơ sở và những nguyên nhân
_ xuất hiện và biến đối của các hiện tượng xã hội, giúp cho ngành khoa học xã hội
!® Văn Tân, Từ điển tiếng việt, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1991
!' Vũ Nhi Công, “Để cương giảng dạy công tác xã hội và phát triển cộng đẳng”, năm 2006
Trang 16nói chung, và cụ thể là ngành công tác xã hội ở đất nước ta trở thành một ngành khoa học thật sự
| Đây là một lý thuyết quan tâm đến tính nhân bản của con người Là cơ sở cho cách nhìn nhận vấn để, đánh giá vấn đề và đưa ra biện pháp giải quyết vấn
để Trong phạm vi nghiên cứu khóa luận này, sinh viên nghiên cứu vận dụng cơ
sở lý luận của triết học Mác — Lênin về hình thái kinh tế — xã hội để giải quyết những vấn để xã hội, mang lại sự công bằng, hạnh phúc, ấm no cho người dân
Quan trọng hơn nữa là chúng ta có cái nhìn tòan diện trong cách giải quyết vấn
để xã hội Chúng ta không những chỉ giải quyết những tệ nạn xã hội, hàn gắn với
cá nhân với gia đình, mà chúng ta còn đưa ra các họat động có tính cách ngăn ngừa và phát triển ở cả ba mức độ: đó là cơng tác xã hội làm việc với cá nhân,
công tác xã hội làm việc với nhóm và công tác xã hội làm việc với cộng đồng Từ
thực tế họat động xã hội và nghiên cứu khoa học sẽ giúp nâng cao nhận thức cho tòan xã hội, thăng tiến cho thế hệ trẻ của đất nước ta
Dựa vào những lý thuyết của nghành công tác xã hội chuyên nghiệp, lý
thuyết “chức năng xã hội”, lý thuyết “tiến trình giải quyết vấn để” trong phương
pháp công tác xã hội tổng quan, thì triết học C.Mác cũng là một trong những cơ
sở lý luận góp phần cho việc phát triển nghành công tác xã hội ở đất nước ta,
giúp cho sinh viên nghiên cứu có cái nhìn khoa học, rút ra những bài học và có thể áp dụng khóa luận vào với thực tế khách quan
Ngày nay, Việt Nam có những định hướng cho sự phát triển xã hội Người _ sinh viên nghiên cứu dựa vào cơ sở lý luận này, vận dụng phương pháp nghiên cứu khoa học trên nền tang gitip chon con người phát triển tòan diện Thế hệ thanh niên có điều kiện phát triển tòan diện Mọi người có điều kiện học hành,
được chăm sóc về y tế, và không có sự phân biệt trong xã hội Cơ sở lý thuyết
như vậy mang tính nhân văn rất cao Điều quan trọng là làm sao vận dụng cơ sở lý luận này vào công tác xã hội tại địa phương
»12
3.3.2 Lý thuyết “Bậc thang nhu cầu của con người
Những nhu cầu căn bản cua con người có thể được miêu tả bằng “Bậc thang nhu cầu căn bản” của nhà tâm lý học người Mỹ Abram Maslow
- _ Sự phát triển nhân cách
- Lòng tự trọng
- _ Tình yêu thương và sự cần thiết
Trang 17
- Tính an toàn
- Những nhu cầu thân thể: thức ăn, nước, quần áo, nơi ở, thuốc men
Nhu cầu căn bản của con người đều như nhau Tuy nhiên những nhu cầu đó khơng thường xun được đáp ứng với cùng mức độ Mỗi con người có những
nhu câu khác nhau về mức độ, nhưng những nhu cầu này không thể giải quyết
một cách biệt lập Khơng ai có thể tự mình đáp ứng tồn bộ các nhu cầu cho riêng
mình Mỗi cá nhân sẽ chỉ có thể thực hiện được những nhu cầu khi họ sống trong một gia đình, trong một nhóm hoặc trong một cộng đồng Nơi đây có sự tương trợ,
có sự giúp đỡ của những người khác
- _ Trước tiên mỗi một cá nhân cần có những nhu cầu cơ bản: trước khi con người muốn làm điều gì, muốn thực hiện cơng việc gì họ cần có nhu
cầu ăn uống, ăn mặc, cư trú có như vậy họ mới đảm bảo và duy trì sự
sống Con người cần có lương thực để ăn, có nước để uống và có dưỡng
khí để thở Nếu như những nhu cầu này không được đáp ứng thì người
ta khơng thể nghĩ đến các nhu cầu khác, rất khó đạt được những mục
đích khác
- Cần có sự an tịan trong cuộc sống: thật vô cùng khó khăn để ngươi ta
làm việc có hiệu quả nếu như họ sống trong sự sợ hãi hoặc bất ổn định Khi người ta sợ vấn để gì trong cuộc sống, người ta dễ bị mặc cảm, thiếu tự tin, và không đạt được kết quả tốt đẹp cho cuộc sống Đơi khi vì sợ mà dẫn người ta đến phạm pháp, che dấu sự thật, không an tâm khi làm việc và như vậy dễ đẩy con người đến chỗ mất lịng tin nơi
chính bản thân và người khác
- Tình yêu thương: một trong những điểu quan trọng nhất đối với con
người là cần được yêu thương và yêu thương người khác Trong khái niệm yêu thương ở đây là cảm xúc của con người, là sự thân thiết hoặc được xem là người trong nhà Cũng có một số ít ngươì cảm thấy vui với
cuộc sống cô đơn không cần giao tiếp với những người khác Nhìn chung hầu hết con người đều cần có tình u thương, cần có một gia đình, cần có bạn bè và sự thông cảm Mức độ, nhu cầu của mỗi người
về tình yêu thương, cách thể hiện tình yêu thương cũng khác nhau - Lồng tự trọng: lòng tự trọng là cẩm giác về giá trị và sự có ích cuả cá
nhân mình Để yêu thương người khác, người ta trước hết phải biết yêu
Trang 18thương chính bản thân mình Người ta khó mà quan tâm tới hay giúp đỡ
người khác khi mà họ không vui về cuộc sống bản thân họ
Sự phát triển nhân cách: mỗi con người chúng ta đều có dự định và phương pháp để đạt được sự phát triển nhân cách cho con người Con người cũng cần xây dựng mục đích cho chuyển biến về hành vi và phát triển được trong thực tế Những mục đích của mỗi một cá nhân có thể
rất khác nhau ở cá nhân này so với cá nhân khác Mỗi cá nhân đều có những hành vỉ ứng xử trong xã hội tùy thuộc vào tình hình xã hội Sự
thay đổi và phát triển nhân cách cũng tùy vào tiểm năng, cơ hội và môi trường thực tế cuả mỗi cá nhân
Trang 19‘THAP NHU CẦU CUA ABRAM-MASLOW Being Needs NHU CẦU TỰ KHẲNG ĐỊNH NHU CẦU ĐƯỢC TÔN TRỌNG
NHU CẦU XÃ HỘI NHU CẦU AN TOÀN
Trang 203.3.3 Lý thuyết cơ cấu chức năng
Theo lý thuyết chức năng, xã hội được quan niệm như là một tổng thể trong đó bao gêm nhiều bộ phận có liên hệ với nhau, mỗi bộ phận đều có chức
năng riêng của mình, bất kỳ một sự thay đổi nào ở thành phần nào cũng kéo theo
sự thay đổi ở các thành phần khác Sự biến đổi cấu trúc tuân theo các luật tiến
hoá, thích nghỉ khi mơi trường sống thay đổi, sự biến đổi của cấu trúc luôn hướng
tới thiết lập lại trạng thái cân bằng, ổn định
Như vậy, thiết nghĩ tìm hiểu về đời sống tinh thân, công ăn việc làm của
thanh niên cũng là điều cần thiết cho sự vận hành của xã hội, vì khi giải quyết
được việc làm cho thanh niên thì căn bản giải quyết được nhiều vấn để có liên
quan đối với họ Việc giải quyết này phải nằm trong sự vận hành chưng của xã
hội, mà trong đó gia đình và cộng đồng phải luôn tạo điều kiện thuận lợi cho họ như một sợi chỉ xuyên suốt cả vấn đề
Như vậy, giải quyết việc làm cho thanh niên để cải thiện mức sống, nhu cầu sống của họ là một việc làm cần đến sự hỗ tương của các thành viên trong
cộng đơng, xã hội Có như thế thì cộng đơng mới có thể thay đổi và phát triển bên vững được
Trang 21THANH NIÊN TRONG BỐI CẢNH XÃ HỘI VIỆT NAM
VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH, CỘNG ĐỒNG TRONG TIẾN TRÌNH
PHÁT TRIỂN CỦA THANH NIÊN
Trang 224 Khung lý thuyết
Thực chất vấn đề Đề xuất giải Phát phiếu phỏng
—— pháp —ỪD vấn
(định lượng)
Giải thích và “ Phỏng vấn sâu
phân tích Việc làm co | cánhân
vấn đề của agen (định tính) ni
Sitly sOligu QU Tho Jun nhém ahd
Trang 23
5 Điểm lại thư tịch
Nguyễn Thị Tùng Uyên với để tài “Thực trạng về việc học và việc làm
của thanh niên (16 ~ 30 tuổi) xã Thạnh Lộc, huyện Hóc Mơn trong giai đoạn tiến đến cơng nghiệp hố, hiện đại hoá”, đặt vấn để: với một lực lượng dân số nông thôn đông như vậy và với một trình độ học vấn, kỹ thuật như vậy liệu họ có thể tham gia vào cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hoá hay chưa ? Nghiên cứu đã đi vào tìm hiểu khả năng tham gia vào cơng nghiệp hố, hiện đại hoá của thanh niên, xem họ có chuẩn bị gì để hồ nhập vào sự phát triển chung của đất nước ?
Sau cùng nghiên cứu kết luận với sự khuyến nghị cẩn quan tâm tới đào tạo nghề
cho thanh niên, nâng cao trình độ học vấn cho họ.!*
Đỗ Thị Hồng Yến với để tài: “Hiện trạng việc làm, đời sống và nhu cầu
của thanh niên công nhân thuộc khu công nghiệp Biên Hồ — Đơng Nai”, thơng
qua tìm hiểu về đời sống, điểu kiện làm việc, các mối tương quan, sự thăng tiến trong nghề nghiệp, để tìm hiểu những khác biệt giữa công nhân nhập cư và công
nhân địa phương nhằm lý giải vấn để di dân nội địa.!Š
Nguyễn Thị Thu Anh với để tài: “ Hiện trạng đời sống và việc làm của
người lao động nhập cư tại khu phố 1, Phường 12, Quận Gò Vấp từ năm 1998
đến năm 2002 qua phân tích giới”, đặt vấn để, xem giới có liên quan như thế nào về việc nhập cư ? Khi phụ nữ di cư nhiễu thì vấn đề gì sẽ xảy ra ? Tìm giải pháp giúp người nhập cư có thể hội nhập vào thành phố và thực sự góp phần vào công
cuộc phát triển của thành phố ? Sau cùng nghiên cứu kết luận với sự nhận định:
phân lớn dân nhập cư vào phường 12 ra đi từ những vùng nông thôn thiếu đất
canh tác, làm ruộng hay mất mùa, thu nhập không đủ sống Họ đến thành phố
tìm việc giúp gia đình Nhưng cũng có vài trường hợp đến thành phố vì muốn tự lap."
Trong bai “Tạo việc làm ở nước ta - Từ chính sách đến thực tiễn”, tác giả Nguyễn Tiệp nhận xét: các chính sách việc làm của nước ta trong quá trình vận
hành nên kinh tế thị trường đã khơng ngừng được hồn thiện bổ sung, ngày càng
phù hợp và phát huy được tác dụng to lớn trong việc tạo mới việc làm Trên cơ
1 Nguyễn Thị Tùng Uyên, Thực trạng về việc học và việc làm của thanh niên (16 ¬ 30 tuổi) xã Thạnh
Lộc, huyện Hóc Mơn trong giai đoạn tiến đến công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Khoá luận tốt nghiệp cử
nhân Xã Hội Học, ĐH Mở Bán Công, 1992
1 Đỗ Thị Hồng Yến, Hiện trạng việc làm, đời sống và nhu câu của thanh niên công nhân thuộc khu công nghiệp Biên Hồ — Đơng Nai, Khố luận tốt nghiệp cử nhân Xã Hội Học, ĐH Mỡ Bán Công, 1995
16 Nguyễn Thị Thu Anh, Hiện :rạng đời sống và việc làm của người lao động nhập cư tại khu phố 1,
Phường 12, Quận Gò Vấp từ năm 1998 đến năm 2002 qua phân tích giới, Khố luận tốt nghiệp cử nhân Xã Hội Học, ĐH Mở Bán Công, 1998
Trang 24sở phân tích mặt tích cực cũng như tổn tại của một số chính sách việc làm trong
thời gian qua, bài viết đã kiến nghị một số điểm trong chính sách việc làm ở
nước ta trong thời gian tới, trong đó nhấn mạnh đến một số vấn để như giới thiệu
việc làm, đào tạo nghề cho người lao động '”
Trong bài “WTO và vấn để tạo việc làm cho người lao động”, tác giả Định Trọng Thịnh nhận xét: có rất nhiều ý kiến khác nhau ở các quốc gia mới gia nhập và các nước thành viên phát triển về vai trò của WTO trong vấn để việc
làm Tôn chỉ của WTO là nâng cao mức sống, bảo đảm đây đủ việc làm, nâng cao mạnh mẽ và vững chắc thu nhập của mọi tầng lớp dân cư của các quốc gia thành viên trên cơ sở thương mại tự do và ổn định hơn với việc hạ thấp dẫn các rào cần thương mại, đầu tư Thương mại tự do có thể là một sức mạnh quyền lực đối với vấn để tạo ra việc làm và giảm đói nghèo cho thế giới Kinh nghiệm của
các nước mới gia nhập WTO, đặc biệt là Trung Quốc — một nước có nhiều điều kiện tương đồng với Việt Nam — đã gởi mở nhiều giải pháp để Việt Nam có thể
giải quyết tốt vấn dé việc làm cho người lao động, nhằm thu lợi ích tối đa từ quá
trình gia nhập WTO của Việt Nam !8
Trong bài “Vấn để lao động — việc làm ở nông thôn Việt Nam hiện nay”, tác giả Trần Thị Thu nhận xét: việc làm là vấn để mọi người, Chính phủ và xã
hội cùng quan tâm Đặc biệt trong điều kiện nông thôn Việt Nam ~ nơi có nguồn nhân lực dổi dào về số lượng, nhưng chất lượng còn nhiều hạn chế so với yêu cầu
của công việc và càng thấp so với các nước trong khu vực Vì thế nắm vững thục trạng lao động việc làm, tình hình thất nghiệp, thiếu việc làm ở nông thôn Việt Nam, vạch rõ các nguyên nhân và để xuất các giải pháp nhằm tạo mở việc làm tiến tới sử dụng đầy đủ và hợp lý hơn các nguồn lao động ở nông thôn Việt Nam hiện nay hết sức cần thiết.!?
' Tạp chí kình tế và phát triển, số 94, 2005, tr 14— 16
18 rap chi kinh 16 và phát triển, số 96, 2005, tr 39 — 41
19 Tap chi kinh tế và phát triển, số 98, 2005, tr 18 — 21
TRƯỜNG 0AIP©I
Trang 26PHẦN 2: Kết quả nghiên cứu
Chương 1: Địa bàn và đối tượng nghiên cứu
1 Tổng quan về xã Bình Giã
1.1 Một số nét về tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và huyện Châu Đức
Bà Rịa Vũng Tàu thuộc vùng Đông Nam Bộ, là một trong 7 tỉnh, thành phố của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, được xác định là vùng động lực và
trên thực tế là vùng lãnh thổ phát triển năng động nhất cả nước
Bà Rịa Vũng Tàu là tỉnh có diện tích tự nhiên 1975,73 km2 chiếm 0,6 %
cả nước Bà Rịa Vũng Tàu về phía Bắc giáp với Đơng Nai, phía Đơng giáp với
Bình Thuận, phía Tây giáp với thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt phía Nam với
156 km đường bờ biển với nhiều cảnh quan đẹp
Với vị trí địa lý như trên, Bà Rịa Vũng Tàu là một cửa ngõ đầu cầu quan
trọng nhất của vùng Đông Nam Bộ và cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
hướng ra biển Đơng Ngồi ra Bà Rịa Vũng Tàu còn là trung tâm công nghiệp
dầu khí, trung tâm du lịch lớn nhất cả nước và nhiều nghành kinh tế biển
Bà Rịa Vũng Tàu được thành lập vào 12 — 8 — 1991 và là một trong những
tỉnh có ít đơn vị hành chính nhất cả nước Cả tỉnh hiện nay có 1 thành phố, 1 thị
xã và 6 huyện Qua 12 năm phát triển Bà Rịa Vũng Tàu đã trở thành một trong
những trung tâm công nghiệp hàng đầu, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao gấp 2 lần bình quân cả nước Tổng GDP của toàn tỉnh (tính cả dầu khí) năm 2003 đạt 31732,3 tỉ đồng gấp 2,5 lần so với 1995, GDP/người đạt 74,1 triệu đồng Với con số này Bà Rịa Vũng Tàu là tỉnh đứng thứ 2 về quy mô GDP, đứng thứ nhất về
GDP/người trong 64 tỉnh, thành phố Việt Nam.(Tài liệu Đảng bộ Vũng Tàu 14 năm xây dựng và phát triển)
Châu Đức là một trong 6 huyện của tỉnh, có diện tích tự nhiên 421,70 km2 đứng thứ 2 toàn tỉnh Dân số năm 2005 là 152.833 người, trong đó thành thị là
18.622 người chiếm 12,2 % và nông thôn là 132.552 người chiếm 87,8 % Huyện Châu Đức có 15 xã với địa hình tương đối bằng phẳng.(Phòng thống kê huyện
Châu Đức, Niên giám thống kê, năm 2005)
Trang 27
00
To
HUYỆN CHÂU ĐỨC, TỈNH BÀ RIA = Vi
ˆ_ BÂN Bổ BỊA GIớf
'Tỷ lệ : 1/200.000 (Tháng 8-1969) HUYỆN LONG KHÁNH jzm<cr ooR (4) zmxgx `, J HUYỆN LONG ĐẤT
I (CTA BAIA 4 ‘i 1 i
55 40 45 s0 › $8 60
Trụ sở UBND các xã, thị trấn
‘Try sé UBND huyện Đường giao thơng chính
Ranh giết hướện
Trang 281⁄2 Xã Bình Giã
Bình Giã là một trong 15 xã của huyện Đất đai phần lớn là đất đỏ Bazan
thích hợp cho trồng cây công nghiệp lâu năm như Cà Phê, Hồ Tiêu và Điều Xã
có diện tích tự nhiên là 17,91 Km2, dân số 10.037 người, đây là xã có mật độ dân
số cao thứ 2 của huyện với 556 người/km2, gấp 1,5 lần mật độ trung bình của
tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Trong thời chiến nhân dân xã Bình Giã đồn kết đấu tranh chống lại kế
hoạch “ấp chiến lược” của Mỹ ~ Diệm và làm nên chiến thắng lẫy lừng Cịn trong thời bình nhân dân xã Bình Giã đã đi đầu trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội Cơ cấu lao động của xã phần lớn tham gia vào hoạt động nông nghiệp Thống kê năm 2005 toàn xã có 5.097 người trong độ tuổi lao động chiếm 52 % dân số, số có việc làm thường xuyên là 4.887 người chiếm 96 % dân số, số lao động thiếu việc làm là 210 người chiếm 4% Với số lượng thống kê trên, ít nhiều chúng ta đã thấy được sự quan tâm của các cấp chính quyền của xã đã tạo điều
kiện cho nhân dân có việc làm Tuy nhiên, việc định hướng nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho thanh niên đã được thực hiện như thế nào ? Cũng theo thống
kê có 1.275 lao động ở độ tuổi từ 18 — 25 chiếm 25 % dân số trong độ tuổi lao động Đây là lứa tuổi có nhiều ước mơ, hồi bão cho tương lai, họ muốn có cơng
việc phù hợp với khả năng và ổn định lâu dài Vì thế vai trò của các ban nghành liên quan rất quan trọng trong việc hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho thanh niên trong độ tuổi này.(Ủy ban nhân dân xã Bình Giã cung cấp)
2 Một số đặc điểm về đối tượng nghiên cứu 2.1 Độ tuổi
Qua việc xác định độ tuổi, chúng tơi có thể thấy mẫu nghiên cứu rơi vào độ tuổi nào với tỷ lệ phần trăm là bao nhiêu Trong số 120 người được phỏng vấn, tất cả đều có độ tuổi từ 19 — 25, kết quả thống kê cho thấy: nhóm tuổi từ 22 — 25
chiếm ưu thế với tỷ lệ 62,4%, và độ tuổi từ 19 — 21 chiếm 37,6%.(Bảng 1)
Trang 29Bảng 1: Cơ cấu độ tuổi của thanh niên Người trả lời n % Tuổi Tw 19-21 45 37,6 My 22 25 nS 62,4 Tổng 120 100 2.2 Tình trạng hơn nhân
Tìm hiểu về tình trạng hơn nhân để biết trong độ tuổi này (19 - 25 tuổi)
bao nhiêu % đã kết hôn và bao nhiêu % chưa kết hơn Qua đó chúng tôi biết được độ tuổi lập gia đình của thanh niên ở đây là sớm hay muộn
Biểu đồ 1: Tình trạng hơn nhân theo giới tính
Độcthân Kếthơn Trường
Trang 30Qua 120 người được phỏng vấn, chúng tôi thu được kết quả như sau: số
thanh niên chưa lập gia đình chiếm tỷ lệ đa số (nam: 56,1%, nữ: 43,9%), còn lại
là số ít thanh niên đã lập gia đình (nam: 18,2%, nữ: 81,8%).(Bảng 2)
Bảng 2: Tình trạng hơn nhân theo giới tính
Người trả lời Giới tính Tổng
Tình Nam Nữ trạng, n % n % n % hôn nhân Độc thân 60 56,1 47 43,9 107 100 Kết hôn 2 18,2 11 81,8 13 100 Trường hợp khác 0 0 0 0 0 100 Tổng 62 51,7 58 48,3 120 100
Như vậy trong độ tuổi này, nam thanh niên có xu hướng lập gia đình muộn hơn nữ thanh niên Vì khi lập gia đình, người đàn ông theo quan niệm là trụ cột
Nếu chưa có việc làm hay công việc khơng ổn định thì họ cũng có nhiễu do dự
khi nghĩ đến hạnh phúc, đến tương lai có một mái ấm gia đình Đây là một trong
những nguyên do mà họ kết hơn muộn hơn nữ giới Quan niệm “con gái chỉ đẹp
khi còn xuân xanh” ảnh hưởng nhiều đến tình duyên đời họ Họ thường được nghe những câu truyền miệng của ông bà như: lấy chồng thì chồng nuôi, con gái
chỉ có một thời xuân để yêu để nhớ, Đó là những yếu tố mà người phụ nữ trong
độ tuổi này sớm có gia đình hơn nam giới
Tâm sự của chị H (23 tuổi) như sau: “Mình cống đâu
muốn lập gia đình sớm vậy Nhưng khổ nỗi ở quê mình
từ trước đến giờ qua cái tuổi 25 mà chưa có người yêu hay chưa chơng thì khơng khéo bị xem là ế”
2.3 Trình độ học vấn
Trình độ học vấn luôn được xem là giá trị bên vững trong xã hội từ trước
đến nay Nó là cơng cụ cần thiết để phát triển con người một cách toàn diện về thể chất và nhân cách (Đức, Trí, Thể, Mỹ) Nó là chìa khố cần thiết cho mọi người khi mà các lĩnh vực trong đời sống đều ứng dụng khoa học công nghệ để
đạt được năng xuất tối ưu Trình độ học vấn cũng là nhân tố tác động đến việc lựa
chọn nghề nghiệp của thanh niên và vị trí của họ trong xã hội
Trang 31Bảng 3: Trình độ học vấn Người trả lời Trình độ học vấn n % Cấp 1 5 42 Cấp 2 73 60,8 Cấp 3 41 34,2 Trên cấp 3 1 0,8 Tổng 120 100
Theo số liệu thống kê, trình độ học vấn của thanh niên tương đối thấp
Trong số 120 người được phỏng vấn, số có trình độ cấp 1 chiếm 4,2%, 60,8% những người có học vấn cấp 2, số có trình độ học vấn cấp 3 chiếm tỷ lệ 34,2%, số
người có trình độ trên cấp 3 chỉ có 1 người chiếm 0,8%.(Bảng 3)
Qua kết quả bảng 3 chúng tôi nhận thấy, trình độ học vấn của thanh niên ở
quê còn thấp, trình độ phổ thơng trung học chiếm phần lớn Con số này cho thấy với học vấn thấp có tác động đến việc lựa chọn nghề nghiệp và vị trí của họ trong
xã hội hôm nay
Cần lưu ý thêm, Việt Nam đang trong giai đọan mở cửa, nền kinh tế phát
triển theo cơ chế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa Trước sự biến động
và chuyển mình ấy, nền giáo dục phù hợp có nghĩa là: nâng cao trình độ dân trí,
đào tạo nhân lực, bổi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có khả năng tự thực hành, tự tổ chức công việc, năng động và sáng
tạo, Nhà trường nên đào tạo cho đất nước những thế hệ trẻ theo hướng phát triển toàn diện để họ có thể tự đứng vững trong thời đại kinh tế — xã hội ngày nay, mà không cần cha ông họ bồng bế như ngày trước
Theo lý thuyết C.Mác, một xã hội thay đổi và phát triển bến vững thì phải có sự kết hợp hài hoà giữa hai yếu tố thượng tầng và hạ tâng cơ sở Vì vậy, nếu
chúng ta cứ mắc bệnh chạy theo thành tích, chỉ chú ý tới phát triển cơ sở hạ tầng
để khoe dáng với năm châu bốn bể, mà quên đi sự yếu kém của thân thể là yếu tố hạ tầng — với một nên giáo dục khoán trắng và đã lỗi thời đang ốm bịnh - thì
cơ thể của xã hội chúng ta chỉ là cái thượng tầng kiến trúc đổ sộ đứng trên một hạ tầng cơ sở thấp kém gồng mình có nguy cơ sụp đổ
Cần lý giải thêm: vì sao số người có trình độ trên cấp 2 lại ít như vậy ? Trong thực tế qua quan sát tìm hiểu, qua nhiều năm sống tại cộng đồng chúng tôi
nhận thấy, số thanh niên học xong cấp 3 và thi vào các trường Cao Đẳng, Đại Học khá nhiễu Qua những dòng tâm sự của bậc cha mẹ, của các bạn thanh niên
đã giúp chúng tôi hiểu vấn để như sau:
Trang 32Tâm sự của cô Cúc (49 tuổi), có con đi học xa: “Ở quê này có việc gì làm ngồi nghề nơng đâu châu Mấy đứa thanh niên
trong xóm vì chắn lắm nghề nông vất vả, nên khi tụi nó thi đậu Dai Học hay có điều kiện di xa lập nghiệp là tụi nó ấi ln, một
năm chỉ về thăm gia đình vài lần Vì thế mà ở quê bây giờ chỉ còn vài đứa ở nhà với gia đình vì khơng có cơ hội mà thôi”
Và tâm sự của anh Hải (24 tuổi), sinh viên: “Bạn bè tụi tớ học
xong cấp 3 rôi lên thành phố cũng nhiều lắm Đứa thì học Cao
Đẳng, Đại Học, Sau khi tốt nghiệp cũng muốn vê quê làm
cho gân gia đình, nhưng khó khăn là quê chưa có nghành nghệ
phù hợp với sự học ở trường nên đành bó tay !?"
Trong nên kinh tế toàn câu, chất xám được đặt lên vị trí ưu tiên, trong đó
học vấn là nhân tố quyết định, là bước khởi đầu để con người có thể hội nhập vào xã hội và phát triển toàn điện con người Như vậy, trong thực tế số thanh niên có
trình độ cấp 3 xa quê cũng là một con số cần lưu tâm Một nhân tài mà thiếu đất
dụng võ thì khơng thể tạo nên cơ nghiệp, cũng như một sinh viên tốt nghiệp ra trường về q mà khơng có việc làm phù hợp thì khơng thể phát triển tài năng
Trong xã hội truyền thống, người phụ nữ ở nông thôn ít được học hành bởi
quan niệm “con gái học chi cho cao khó lấy chồng”, do vậy đa số phụ nữ lớn tuổi
độ trước có trình độ khơng cao, chỉ ở cấp tiểu học hoặc trung học phổ thông Theo
kết quả thống kê, trình độ học vấn của nữ giới ngày nay đã được nâng lên đến cấp 3 (nữ 19,5% so với nam 80,5%) và trên cấp 3 (nữ: l người), Như vậy trong xã hội hiện đại, quan niệm về giới trong gia đình cũng có sự thay đổi và thể hiện
khá rõ qua cơ hội được học hành của cả hai giới.(Bảng 4) Bảng 4: Trình độ học vấn theo giới tính
gười trả lời Giới tính 2
Trang 332.4 Tình trạng kinh tế gia đình
Tìm hiểu tình trạng kinh tế gia đình để thấy được sự khác biệt: khi một cá nhân sinh ra trong gia đình khá giả, đủ sống thì họ có nhiều cơ may hơn để thăng tiến bản thân nhờ sự tiếp cận các nguồn lực tốt trong xã hội như được đi học, có
sự quen biết dễ kiếm việc làm tốt, có vốn đâu tư để làm ăn, Trong khi đó,
những cá nhân sinh ra trong gia đình nghèo thì ít được học hành, khơng có nhiễu
cơ may trong cuộc sống và khơng có vốn để đâu tư làm ăn Điều này đã khiến họ
khó lịng thốt khỏi cảnh nghèo của mình
Bảng 5: Mức sống của gia đình Người trả lời n % Mức sống Thiếu thốn 4 3,3 Đủ sống 110 91,7 Khá giả 6 5 Tổng 120 100
Khảo sát 120 người kết quả cho thấy: những người xuất thân từ gia đình đủ
sống có tỷ lệ cao nhất (91,7%), kế đến là nhóm khá giả (5%) và nhóm thiếu thốn
là ít nhất (3,3%).(Bắng 5)
Qua tìm hiểu mức sống của gia đình, chúng tôi nhận thấy: số gia đình sống trong cảng nghèo, thiếu thốn rất ít 3,3%, kế đến là số gia đình khá giả 5% và
phân lớn là gia đình đủ sống 91,7% Như vậy, đời sống kinh tế hộ gia đình ở đây
tương đối ổn định cho gia đình họ
Tóm lại, chương này cho chúng tôi một cái nhìn bao quát về địa bàn nghiên cứu và một số đặc điểm về đối tượng nghiên cứu như độ tuổi, tình trạng
hơn nhân, trình độ học vấn và mức sống của gia đình Từ những thông tỉn này,
chúng tôi có một cái nhìn sâu sát hơn về cuộc sống, xuất thân của những người
trong mẫu nghiên cứu
Trang 34Chương 2: Tình hình việc làm của thanh niên hiện nay
1 Nghề nghiệp của thanh niên
Trong xã hội, việc làm được xem như một công cụ thể hiện quyển con
người và phát triển xã hội Việc làm là cần thiết cho mọi người, chính sự lựa chọn
cơng việc cũng như mức độ hài lịng với cơng việc phần nào thể hiện quan niệm
sống, thái độ sống và lối sống của con người
Việc lựa chọn nghê nghiệp của thanh niên thường chịu ảnh hưởng nghề nghiệp của bố mẹ Qua phân tích nghề nghiệp của thanh niên để thấy được mức độ di động trong việc chọn nghề, thấy được lý do chọn nghề của thanh niên và tình hình việc làm của họ ở tại cộng đông như thế nào ?
Bảng 6: Nghề nghiệp của thanh niên
Người trả lời Nghề nghiệp " * Làm nông 30 25
Làm mướn trong nông nghiệp 12 10
Thất nghiệp 30 25
Công việc khác 48 40
Téng 120 100
Bảng kết quả khảo sát cho thấy: số thanh niên chọn nghề truyền thống làm
nông của gia đình chiếm 25%, làm mướn trong nông nghiệp chiếm 10%, làm công việc khác như: nội trợ, hớt tóc trang điểm, thợ may chiếm 40% và thất
nghiệp chiếm 25%.(Bang 6)
Từ số liệu trên cho thấy, tuy nghề nghiệp của bố mẹ hầu hết làm nơng (vì đây là vùng đất nông nghiệp và nghề nơng là nghề chính ở đây), nhưng số thanh niên chọn nghề nông (25%) thấp hơn so với số thanh niên chọn các công việc
khác (40%) Và những công việc khác mà thanh niên chọn như là: thợ xây, thợ
may, thợ hớt tóc trang điểm, thợ sửa xe Nhu vậy qua chọn lựa nghề nghiệp của thanh niên, chúng tơi nhận thấy có sự di động nhiều trong việc chọn nghề so với nghề nghiệp bố mẹ họ trước đây
Trang 35
Biểu đô 2: Nghề nghiệp của thanh niên
Làm nông Làm mướn Thất nghiệp Công việc
trong nông khác nghiệp El Số ý kiến |
Khi được hỏi về lý do chọn nghề, nhóm làm nơng đều nói rằng: do học
thấp 30%, nghề truyền thống của gia đình 46,7% và không biết chọn nghề gì khác 23,3% Như vậy cơ cấu nghành nghề ở đây không đa dạng và ước muốn đổi
nghề của thanh niên cũng gặp nhiều khó khăn.(Xem bảng 8 dưới đây)
Qua những dòng tâm sự sau đây, chúng tôi biết được suy nghĩ và nhận định
của thanh niên về nghề nghiệp, cơ cấu nghành nghề và những tác tố liên quan Theo lời kể của chị Tuyền (24 tuổi), làm nông: “Xứ này
truyền thống làm nghề nông Lắm lúc muốn tìm một việc khác làm cho bớt cực thân gái mà cũng khó Vả lại học thấp như tụi mình thì chỉ có nghề nơng là phù hợp thôi” Tâm sự của anh Linh (24 tuổi), làm nông: “Ngày xưa bố
mẹ học thấp thì dựa vào nghề nông để sống Như tụi
mình giờ học cao hơn, có trình độ mà làm nghề nông
không cần học nhiều thì thấy khơng phù hợp lắm Vì thế
cũng muốn di tìm một nghề nào khác phù hợp và bớt cực hơn”
Trang 36Như vậy, xu hướng chọn nghề của thanh niên hiện nay có di động nhiều và
ít bị ảnh hưởng nghề nghiệp của bố mẹ Lý do chọn nghề của thanh niên nêu lên khá thực tế Qua đó chúng tơi nhận định rõ hơn về cơ cấu kinh tế và việc làm của thanh niên ở đây như sau: cơ cấu nghành nghề ở đây chưa phong phú lắm, chủ
yếu là nghề nông và vài nghề khác ít cần lực lượng lao động nhiều như thợ may
gia đình, lái xe, phụ hồ, thợ hớt tóc trang điểm, Vì vậy thực khó khăn khi thanh
niên muốn tìm kiếm cho mình một nghề phù hợp ở vùng quê này, và làm sao để
giải quyết việc làm cho số thanh niên thất nghiệp học xong mới vào đời tìm việc
cũng là một bài tốn khó ! Cũng cần chú ý ở đây số thanh niên thất nghiệp chiếm
một tỷ lệ khá cao cần quan tim 25%.(Bang 6)
Thất nghiệp là mối quan tâm của toàn xã hội, vì khi thất nghiệp con người
dễ rơi vào cạm bẫy của xã hội, gây thêm gánh nặng cho gia đình, cộng đồng và xã hội Theo lý thuyết chức năng, xã hội là một hệ thống bao gồm nhiều tiểu hệ
thống mà trong đó mỗi tiểu hệ thống có chức năng riêng và có tác động đến các
tiểu hệ thống khác, từ đó ảnh hưởng đến cả hệ thống chính Như vậy, thanh niên là một tiểu hệ thống của gia đình, cộng đồng và xã hội Khi họ gặp khó khăn và
những vấn để của họ không được giải quyết thì gây nên ảnh hưởng, tê liệt cá toan bô hệ thống Cụ thể ở đây, vấn để việc làm là khó khăn lớn khi họ vào đời lập
nghiệp Nếu như họ khơng có việc làm, khơng có thu nhập thì dễ đưa họ vào những đam mê, sa ngã khi sử dụng thời gian nhàn rỗi không đúng mục đích thay
vì làm việc và học tập Từ đó họ sẽ ảnh hưởng đến gia đình bằng cách tiêm
nhiễm các bệnh tật về lối sống, xã hội, tạo nên gánh nặng cho gia đình, gây nên
mất cân bằng cho cộng đông và xã hội
Còn theo lý thuyết Abram Maslow, việc thoả mãn nhu câu thân thể (ăn,
mặc, ở) thường liên quan đến giá trị tiễn tệ Ngồi ra tiễn có giá trị thoả mãn các
nhu câu ở mọi cấp độ khác nhau Dĩ nhiên chúng ta không quan tâm tới đồng
tiễn, mà chỉ quan tâm đến giá trị của nó như một phương tiện để thoả mãn các nhu cầu khác của con người qua trao đổi bằng đồng tiền Vì khi người ta quan
tâm đến các nhu cầu được tôn trọng, được nhận biết, vị thế trong xã hội, và tự khẳng định mình thì họ càng phải trực tiếp fìm kiếm sự thoả mãn nhiều hơn Như
vậy, muốn có tiền để đảm bảo duy trì sự sống và phát triển, thì chúng ta phải làm
việc, cũng như những thanh niên phải có việc làm, tìm việc làm để có thu nhập
Nếu như họ khơng có thu nhập, thất nghiệp, những nhu câu căn bản nhất là thân
thể (ăn, mặc, ở) không được đáp ứng thì họ không thể suy nghĩ sang các nhu cầu khác hay mục đích khác
Trang 37Và đôi đồng tâm sự của chị Nga (20 tuổi) như sau: “Tựi
em là những học sinh mới tốt nghiệp phổ thông hơn một
năm nay, do không muốn đi học nữa mà em phải tìm cho
mình một cái nghề để sống Như anh thấy đó, tụi em là phận gái đâu thích hợp với nghề làm nơng Muốn tìm
cho mình một nghề khác nhưng cũng khó Em cũng tính
đi học may hay hớt tóc trang điểm như tụi bạn, nhưng thấy ở quê thì nhu cầu không nhiều lắm, hoc ra réi thất
nghiệp chứ làm gì giờ hã anh ???”,
Như vậy, chúng ta cần quan tâm đến những thanh niên mới vào đời Họ
mong muốn tìm cho mình một việc làm thích hợp với sở thích và khả năng Vì
đây là lực lượng lao động trẻ tương lai của cộng đồng, của quốc gia
Khi tìm hiểu yếu tố nghề nghiệp theo giới tính, qua bảng điểu tra cho chúng tôi thấy: phần lớn thất nhgiệp, chưa việc làm là nữ giới 76,7% so với nam
giới 13,3% Sự lựa chọn nghề nghiệp cũng khác nhau theo giới tính Phần lớn nam chấp nhận với lao động nặng nhọc như làm nông 73,3%, làm mướn trong nông nghiệp 91,7%; trong khi nữ thì thích hợp hơn với những nghề khác như thợ
may, thợ hớt tóc trang điểm, nội trợ, chiếm 54,2% Ở đây sự chọn lựa nghề
nghiệp của thanh niên chịu sự tác động của giới tính rất nhiều.(Bảng 7)
Bảng 7: Nghề nghiệp của thanh niên theo giới tính
Người trả lời Nam Nữ Tổng
n % n % n % Nghề nghiệp Tàm nông 2 73,3 8 26,7 30 100 Tàm mướn trong 11 91/7 1 8,3 12 100 nông nghiệp Thất nghiệp 7 13,3 23 76,7 30 100 Công việc khác 22 45,8 26 542 48 100
Như vậy, khi cơ cấu kinh tế ở nông thôn đã có sự biến đổi trong bước đâu
hoà nhập vào sản xuất hàng hoá và cơ chế thị trường, thì cơ cấu lao động ở nơng
thơn cũng có sự biến đổi Qua bang khảo sát chúng tôi nhận thấy, đo tác động của
cơ chế mới nên cơ cấu lao động nữ ở nông thơn đã có một sự chuyển dịch và phân
bổ mới Họ bắt đầu lựa chọn những nghề nghiệp phù hợp với mình hơn như thợ
may, thợ hớt tóc trang điểm, buôn bán dịch vụ, chăn ni, thay vì chọn cho
Trang 38mình nghề nông truyền thống Rõ ràng, lao động nữ đang có một sự dịch chuyển mạnh mẽ và đang đóng vai trò chủ yếu trong sự phát triển kinh tế — xã hội nông
thôn trong giai đọan chuyển đổi hiện nay Vì thế giải quyết vấn để việc làm cho
thanh niên cần lưu tâm đến việc làm cho người nữ, vi hau như lao động nữ ở nông thôn chưa được xem là lao động xã hội mà chỉ được xem là lao động gia đình Do vậy, lao động nữ chưa được quan tâm đào tạo, bổi đưỡng, tạo cơ hội và sử dụng một cách hợp lý như lao động nam giới
Với câu hỏi: “Anh/chị đánh giá sơ nét về tình hình việc làm của thanh niên
trong xã như thế nào” Qua fìm hiểu chúng tôi nhận thấy: ngịai nghề nơng là nghề truyền thống của vùng, thì chỉ có vài nghề cân ít lao động như thợ may, thợ
hớt tóc trang điểm, thợ sửa xe, thợ lái xe, Cơ cấu nghành nghề ở đây còn nghèo nàn và chưa tạo đủ việc làm cho nhu câu lao động, vì thế thanh niên ở đây có xu hướng di dân tìm việc nếu như họ khơng tìm được một nghề hợp với sở thích và khả năng ở đây
Những dòng tâm sự sau đây như nói lên những thao thức, băn khoăn của tuổi tré và cả những bậc bố mẹ về tình hình việc làm của thanh niên trong xã
Chị Trang đã tâm sự: “Theo mình, ở q này khơng có nghề gì khác ngồi nghề nơng Nếu có chăng nữa thì cũng chỉ vài nghệ phụ như: thợ may, thợ hớt tóc trang điểm mà thôi”
Anh Quang, đại diện đoàn thanh niên, đã nêu ý kiến: “Theo mình, nghề chính ở vùng này là làm nơng Sóng sớm thanh niên ngôi quán cà phê từ 7h — 8h sau đó đi lam là chuyện thường Vì cơng việc thì làm theo màa vụ
nên cũng nhàn lắm Ngoài nghề nơng ra thì khơng thấy có nghệ gì khác”
Bác trưởng ấp, sinh viên nghiên cứu biết, đã phát biểu:
“Theo tôi, ở xã này chưa phong phú lắm về cơ cấu
nghành nghề Từ trước đến giờ cứ theo truyền thống
nghệ nơng, ít có những nghành nghề mới để tạo việc làm cho thanh niên ở đây Như tôi nhận thấy, nhu câu tìm
việc làm của thanh niên là nhiều, cụ thể trong ấp của
tôi Thế nhưng vì khơng tạo được công việc cho thanh
niên tại cộng đồng, nên cả nam lẫn nữ có xu hướng rủ nhau đi thành phố tìm việc để giúp gia đình”
Trang 39Như vậy, khi tim hiểu về việc làm của thanh niên ở đây, qua bảng phân tích số liệu (Bảng 6, Bảng 7) và qua phần phỏng vấn sâu, chúng tôi nhận thấy: cơ
cấu nghành nghề ở đây khá đơn điệu, nhu cầu tìm việc của thanh niên là nhiều,
trong khi tại địa phương chưa có thể giải quyết được việc làm cho họ 2 Lý do lựa chọn việc làm
Trong cuộc sống ai cũng mong tìm được cho mình một cơng việc phù hợp
với sở thích, khả năng và thu nhập ổn định Nhưng thực tế thì khơng như mình
mong muốn vì có q nhiều yếu tố nguyên nhân
Bảng §: Lý do chọn nghề của thanh niên
Người trả lời Nghề nông Làm mướn | Nghệ khác
trong nông nghiệp Lý do n % n % n % Học thấp 9 30 5 10,4 Nghề truyễn thống của 14 | 46,7 gia đình Gia đình ít đất 12 100 12 25 Khơng thích làm nông 25 | 52,1 Không biết nghé nao 7 23,3 6 | 12,5
khác
Tổng 30 100 12 100 | 48 | 100
Qua bắng điểu tra cho thấy, với nhóm nghề nông: lý do chọn nghề chưa hẳn là vì sở thích, họ đã nêu ra những lý do chọn nghề như học thấp 30%, là nghề truyền thống của gia đình 46,7% và khơng biết nghề nào khác để làm chiếm
23,3% Với nhóm làm mướn trong nông nghiệp: họ là những thanh niên khơng có cơ hội để chọn lựa nghề nghiệp cho mình chỉ vì hồn cảnh gia đình ít đất và phải làm mướn để mưu sinh 100% Cần lưu ý ở đây, một số thanh niên đã tim cho
mình những nghề hợp với khả năng, mong muốn và sở thích, Những nghề họ
chọn cho mình như: tài xế, thợ may, thợ sửa xe, hớt tóc trang điểm, Những lý do chọn nghề mà họ đưa ra rất thực tế: khơng thích làm nông chiếm cao nhất 52,1%,
kế đến là gia đình ít đất canh tác chiếm 25%, học thấp chiếm 10,4% và không biết nghê nào khác để chọn chiếm 12,5%.(Bắng 8)
Trang 40Chị Mai (22 tuổi) tâm sự: “Nghề của mình là thợ may, mình rất vui và thích khi chọn được cho mình nghề
nghiệp như ý Vì là nghệ mình thích nên có húng thú làm việc lắm”
3 Thu nhập hàng tháng
Theo ly thuyết “Bậc thang nhu câu căn bản của con người” của nhà tâm lý học người Mỹ Abram Maslow khi tìm hiểu về thu nhập chính là tìm hiểu về sự thoả mãn một số nhu câu thiết yếu cơ bản trong cuộc sống của họ Như vậy khi
tìm hiểu về thu nhập hàng tháng, chúng tôi sẽ nhận thấy mức sống của họ như thế nào Với mức thu nhập đó họ có thể đáp ứng các nhu câu căn bản cho cuộc sống của họ hay không
Bảng 9: Tién lương trung bình/tháng
Mức sống Nhóm nghèo Nhóm đủ sống trở lên Lương/tháng n % n % Từ 300 - < 500 30 33,3 Từ 500 - < 1 triệu 55 61,1 Từ 1 triệu - 1,5 triệu 5 5,6 Téng 30 100 60 100
Qua khảo sát về mức thu nhập trung bình/tháng của thanh niên cho thấy: có đến 33,3% thu nhập dưới 1 USD/ngày và họ được xếp vào nhóm nghèo Với mức thu nhập như vậy, họ chỉ đủ để chi cho các nhu cầu trong cuộc sống như ăn,
mặc mà thôi Như vậy, họ khơng có đú điểu kiện để phát triển về các mặt như
giáo dục, bảo đầm an toàn cho cuộc sống khi ốm đau bệnh tật,
Số thu nhập từ 500 - < 1 triệu chiếm 61,1% và từ 1,1 triệu đến 1,5 triệu chiếm 5,6 % Họ là những người có thu nhập trên 1 USD/ngày và họ được xếp
vào nhóm đủ sống trở lên Như vậy với mức thu nhập đủ sống họ có nhiều điều
kiện hơn để phát triển như được đến trường, đảm báo an toàn khi cuộc sống ốm
đau bệnh tật, có nhiều cơ hội hơn để phát triển nhân cách toàn dién, (Bang 9) Khi được hỏi về sự đóng góp cho kinh tế của gia đình thì chúng tơi nhận
được ý kiến như sau: 75% cho là có đóng góp cho gia đình, 25 % khơng có đóng góp cho gia đình Như vậy, tuy thu nhập ít hay nhiều thì những thanh niên đều có