Giá trị thông báo của cử chỉ tay và nét mặt trong hệ thống giao tiếp phi lời của người Việt
Trang 1Giá trị thông báo của cử chỉ tay và nét mặt trong hệ thống giao tiếp phi lời
ở người việt
LỜI NÓI ĐẦU
Việc thực hiện và hoàn thành niên luận đối với mỗi sinh viên là vô cùng
quan trọng Để hoàn thành niên luận này, trước hết em xin chân thành cảm ơn sự
dạy dỗ tận tình của các thầy cô giáo trong Khoa Ngôn ngữ Đặc biệt em xin chân
thành cảm ơn sự chỉ bảo và giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn: Thầy
Nguyễn Văn Khang, người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành niên luận này
Do hạn chế về thời gian và giới hạn về kiến thức, niên luận này không
tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến nhận
xét, đóng góp của các thấy cô giáo và các bạn để niên luận được hoàn chỉnh
hơn
Trang 2I MỞ ĐẦU
1 Lý do nghiên cứu
Hàng ngàn năm qua, ngôn ngữ đã trở thành công cụ tư duy và phương
tiện giao tiếp đặc biệt quan trọng, giúp con người biểu đạt nội dung thông tin,
chia sẻ suy nghĩ, tình cảm…Vì thế, quan niệm truyền thống luôn coi ngôn ngữ
đóng vai trò độc tôn trong giao tiếp mà lãng quên vai trò của cử chỉ, điệu bộ
(ngôn ngữ phi lời) Tuy nhiên, thực tế cho thấy thông điệp mà người nói chuyển
tải bằng ngôn từ chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ, trong khi giao tiếp bằng ngôn ngữ
không lời chiếm tỉ lớn hơn nhiêù Càng quan tâm đến vấn đề giao tiếp, người ta
càng thấy là không thể bỏ qua vai trò của cử chỉ, điệu bộ Sự hiểu biết thấu đáo
về ngôn ngữ cử chỉ rất cần thiết cho việc giao tiếp trong đời sống cộng đồng
Với muôn vàn tình huống khác nhau trong sinh hoạt đời thường, không phải ai
và không phải bất cứ lúc nào người ta cũng biết cách sử dụng cử chỉ điệu bộ
đúng mực và hợp phong cách Biết biểu hiện bằng ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ đúng
lúc, đúng tình huống sẽ nâng cao hiệu quả giao tiếp, có khi còn hơn cả ngôn ngữ
có lời
Trong giao tiếp phi lời, cử chỉ điệu bộ của tay và nét mặt đóng vai trò
quan trọng hơn cả, bởi chúng có tấn số xuất hiện cao, giá trị thông báo lớn hơn
nhiều so với các bộ phận khác trên cơ thể Đó là những hành vi quen thuộc, gần
gũi xung quanh, dễ dàng bắt gặp tuy nhiên lại ít khi được mọi người lưu tâm mà
thường chỉ coi chúng như bản năng tự nhiên Vì niềm hứng thú tìm hiểu của bản
thân và nhận thấy vị trí quan trọng của cử chỉ, điệu bộ tay và nét mặt trong giao
tiếp, chúng tôi đã nảy ra ý định thực hiện đề tài nghiên cứu: “Giá trị thông báo
của tay và nét mặt trong hệ thống giao tiếp phi lời ở người Việt”
2 Lịch sử nghiên cứu
Ngược lại lịch sử xa xưa của loài người, ta thấy vai trò của cử chỉ điệu bộ
trong giao tiếp là vô cùng to lớn Bởi vì, trước khi “ngôn ngữ thính giác” bắt đầu
được hình thành (khoảng 5000 hay 4000 năm trước công nguyên) thì cử chỉ điệu
bộ chính là ngôn ngữ cổ xưa nhất của loài người Những khai quật khảo cổ học
đã chứng minh điều đó Ở Mêhicô, người ta đã tìm thấy những bức tranh tường,
Trang 3những đồ gốm, trên đó, có thể hình dung được cách đây hàng ngàn năm, những
người Indien Maia đã “nói với nhau bằng điệu bộ”như thế nào:ngón trỏ của tay
phải chỉ ra phía trước để hỏi “mấy?”.Bàn tay trái chỉ vào tai để bảo “hãy cẩn
thận”, “hãy chú ý” hoặc là “hãy nghe”.Tuy nhiên, ngôn ngữ cử chỉ khi ấy chưa
thực sự được nghiên cứu Một nhà nghiên cứu ngôn ngữ cử chỉ sửng sốt nhận ra
rằng: “Tưởng chừng như vô lý là trong một triệu năm tiến hóa của loài người,
vấn đề giao tiếp không lời chỉ mới bắt đầu được nghiên cứu nghiêm túc, mang
tính hệ thống, khoa học từ đầu những năm sáu mươi (của thế kỉ này), và “Thậm
chí ngày nay, số đông vẫn còn chưa biết đến sự tồn tại của ngôn ngữ cử chỉ, dù
nó rất quan trọng đối với đời sống của họ”.Vì thế, người ta cùng không khỏi
ngạc nhiên về “sự phát triển bỗng nhiên” của những nghiên cứu dành cho vấn đề
này trong những năm gần đây
Ở Việt Nam, ngôn ngữ phi lời mới được một số ít người nghiên cứu như:
Nguyễn Quang, Phi Tuyết Hinh, Đỗ Thanh, Mai Xuân Huy, Thục Khánh…Phần
lớn là những bài viết mang tính khái quát, đăng trên các tạp chí, chưa đi vào
nghiên cứu một cách cụ thể, chuyên sâu
3 Đối tượng nghiên cứu
Cử chỉ điệu bộ của tay và nét mặt trong giao tiếp phi lời ở người Việt
4 Phạm vi nghiên cứu
Ngôn ngữ phi lời bao gồm các phương tiện giao tiếp không dùng đến âm
thanh (không được tiếp nhận qua thính giác) như: cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, điệu
mặt (gọi chung là ngôn ngữ cử chỉ hay ngôn ngữ thân thể), như khoảng cách
trong giao tiếp, các tín hiệu màu sắc, mùi vị…
Như vậy, ngôn ngữ phi lời là phạm trù rộng Trong phạm vi bài niên luận
này, chúng tôi chỉ đề cập đến một phần của ngôn ngữ thân thể là cử chỉ điệu bộ
của tay và nét mặt
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau:
- Quan sát các hành vi cử chỉ, điệu bộ của tay và nét mặt trong thực tế
Trang 4- Nghiên cứu tài liệu liên quan
- Ghi chép, thu thập, thống kê, phân loại (theo hình thức, giá trị biểu
đạt…) các cử chỉ điệu bộ của tay và nét mặt cả trong thực tế và trong tài liệu
- Miêu tả, so sánh các cử chỉ điệu bộ đã thu thập
- Phân tích, đánh giá ý nghĩa thông báo của từng cử chỉ đó, xem xét trong
thực tiễn hoạt động giao tiếp
Trang 5II NỘI DUNG
1 Tổng quan về ngôn ngữ cử chỉ
1.1 Quan niệm về ngôn ngữ cử chỉ
Trong cuộc sống hằng ngày, mỗi cử chỉ, điệu bộ của chúng ta đều mang
theo nó một vài nét của tâm lý cá nhân, đó là sự thể hiện ra bên ngoài những tình
cảm bên trong Loại giao tiếp phi văn tự này có tên là “ngôn ngữ cơ thể” hay
“ngôn ngữ cử chỉ, điệu bộ” (gọi tắt là ngôn ngữ cử chỉ)
Qua các nghiên cứu của về loại ngôn ngữ cử chỉ này, các nhà tâm lý coi
cơ thể con người như là một “trạm thu phát thông tin”, nó “phát đi” các động
tác, cử chỉ, nét mặt và các loaị ngôn ngữ vô thanh khác, thường có tác dụng rất
lớn trong việc bổ sung ý nghĩa cho ngôn ngữ của âm thanh, hoặc bộc lộ rõ
những ý đồ giả tạo, không trung thực Điều này cho chúng ta diễn đạt chính xác
và hoàn chỉnh tư tưởng của mình, đồng thời hiểu rõ được người khác Có nhà
nghiên cứu đã đánh giá một cách hình ảnh rằng: “Thân thể của con người là một
quyển sách của tâm hồn và quyển sách ấy đã lật ra, chỉ còn việc nhìn vào đấy”,
“Tiếng nói của thân thể bao giờ cũng là tiếng nói thật, dù cho người nào đó có
khéo léo che đậy sự thật bản chất của mình, thì trước sau người đó cũng bị lật
tẩy qua những trang sách thân thể của mình”( Nguyễn Văn Lê, [3], tr 144, 145)
Trong tất cả các bài phát biểu và khoa học tâm lý, khái niệm mà người ta
thường được gán cho ngôn ngữ cử chỉ là những hành vi vô thức của cơ thể, biểu
hiện một dạng thông điệp Mặc dù sự phân cách giữa hai loại: ngôn cử chỉ vô
thức và có ý thức vẫn còn đang tranh cãi (Chẳng hạn, một nụ cười có thể tạo ra
một các có chủ định hoặc không)
Có thể hiểu một cách chung nhất, ngôn ngữ cử chỉ là sự pha trộn của các
cử chỉ, điệu bộ, động tác, tư thế, dáng điệu và ngữ điệu giọng nói Đây là một
dạng giao tiếp sử dụng cử chỉ, điệu bộ của cơ thể để thay cho âm thanh, tiếng
nói và các dạng giao tiếp khác
Ngôn ngữ cử chỉ là một bộ phận quan trọng của ngôn ngữ giao tiếp phi
lời, nó bao gồm ngôn ngữ của đầu, mặt , mày , chân, tay,…Và cũng có thể nói
hầu hết các bộ phận trên cơ thể chúng ta đều có khả năng truyền tải thông tin
Trang 6Trong giới hạn bài niên luận này, chúng tôi chỉ đi vào tìm hiểu giá trị
thông báo của cử chỉ tay và nét mặt
1.2 Cơ sở chung về ngôn ngữ cử chỉ
Vào thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX, “Thuyết ngôn ngữ cử chỉ” trở nên thịnh
hành Những người chủ trương thuyết này cho rằng ban đầu con người chưa có
ngôn ngữ thành tiếng, để giao tiếp với nhau, người ta dùng tư thế của thân thể và
của tay Vuntơ (thế kỉ XIX) cho rằng điệu bộ về nguyên tắc cũng giống như âm
thanh, dù là điệu bộ tay hay âm thanh cũng là động tác biểu hiện Marr (Đầu thế
kỉ XX) khẳng định ngôn ngữ cử chỉ tồn tại cách đây 1 triệu đến 1 triệu rưỡi năm
còn ngôn ngữ âm thanh chỉ tồn tại cách đây 5 vạn đến 50 vạn năm Theo ông,
ngôn ngữ cử chỉ có thể biểu thị tư tưởng, khái niệm hình tượng hoá, có thể dùng
làm công cụ giao tiếp giữa các thành viên trong cùng một bộ lạc, với các bộ lạc
khác, có thể dùng làm công cụ phát triển khái nịêm của mình
Phải đến thế kỉ XX giao tiếp phi ngôn ngữ mới được quan tâm một cách
thực sự Giao tiếp phi ngôn ngữ là giao tiếp thông qua các cử chỉ hoạt động của
cơ thể như nét mặt, cách nhìn, điệu bộ và khoảng cách giao tiếp Có rất nhiều
học thuyết nghiên cứu về loại hình giao tiếp này nhưng nổi bật nhất vẫn là “Học
thuyết tâm lý tinh thần” và “Học thuyết hành vi cư xử”
Trong “Học thuyết tâm lý tinh thần”, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng
con người dù ở bất cứ một nền văn hoá nào cũng đều có sáu trạng thái tâm lý (
hạnh phúc, buồn khổ, giận giữ, sợ hãi, ghét, ngạc nhiên ) và tất cả các trạng thái
tâm lý đó do sự chi phối của não tạo ra những thay đổi trên mặt nhưng theo hai
dạng là tự nhiên và xã giao có mục đích Trong một thử nghiệm về ảnh hưởng
của não đến các nét mặt của con người, thực nghiệm đã cho thấy khi các nét mặt
bị tê liệt, người ta không thể cười có mục đích (như để tạo ra sự thân mật )
nhưng vẫn có thể cười một cách tự nhiên khi có điều làm họ bất ngờ Và ngược
lại cũng có trường hợp, một người có thể cười một cách xã giao nhưng lại không
thể cười một cách thoải mái được Tuy nhiên, học thuyết này lại lại nêu ra nhiều
điều tranh cãi Ngôn ngữ cử chỉ là những từ ngữ được quy ước để chỉ các trạng
thái tâm lý, bản thân các trạng thái tâm lý này lại không được định nghĩa một
Trang 7cách rõ ràng, chính thức thông qua bất cứ loại hình sách vở nào
Trong “Học thuyết hành vi cư xử”, các nhà khoa học lại cho thấy không
có mối cảm xúc cơ bản cũng như không có biểu hiện cơ bản mà đơn giản chỉ là
các hành vi cư xử mang mục đích xã hội Nét mặt chính là biểu hiện của những
việc chúng ta muốn làm hay có ý định làm Có thể lấy ví dụ trạng thái tức giận
(như Học thuyết tâm lý tinh thần đã nêu ) chính là sự mô tả về hành vi sẵn sàng
để tấn công đối thủ Nhưng nói một cách khác, không phải lúc nào cử chỉ của
con người cúng mang thông điệp hay chủ đích như vậy Giả sử như chúng ta
ngáp, điều này lại khiến cho ban tổ chức nghĩ rằng chúng ta cảm thấy chán,
buồn ngủ với nội dung chương trình
Có rất nhiều ý kiến cho rằng ngôn ngữ cơ thể bắt nguồn từ giao tiếp động
vật Mối liên quan giữa ngôn ngữ cơ thể và sự giao tiếp của động vật đã được
bàn đến từ lâu Ngôn ngữ cơ thể là sản phẩm của cả gen (Những đứa trẻ mù
cũng mỉm cười và cười to ngay cả khi chúng không bao giờ biết đến nụ cười )
và ảnh hưởng của môi trường Nhà phong tục học người Iran, Eibl-Eibesfeldt
khẳng định rằng một trong số yếu tố cơ bản của loại ngôn ngữ này là đặc điểm
chung của nền văn hoá và vì thế gắn với những hành động bản năng Một số
dạng ngôn ngữ cơ thể người có tính kế thừa từ cử chỉ giao tiếp của các loài linh
trưởng khác, mặc dù thường mang những thay đổi về ý nghĩa Nhiều cử chỉ tinh
tế hơn thay đổi theo các nền văn hoá (chẳng hạn điệu bộ diễn tả “Có” hoặc
“Không” ) bắt buộc phải được học hoặc thay đổi trong quá trình học hỏi, thường
do quan sát vô thức từ môi trường
2 Hệ thống cử chỉ, điệu bộ của tay và nét mặt trong giao tiếp ở người Việt
2.1 Phân loại
Trong giao tiếp, do bị chi phối bởi các yếu tố tâm lý, dân tộc, xã hội nên
những biểu hiện cụ thể của cử chỉ, điệu bộ rất phong phú đa dạng Tuy nhiên có
thể quy lại và phân thành 4 loại chính:
1 Cử chỉ mô phỏng
2 Cử chỉ tượng trưng
3 Cử chỉ thuyết minh
Trang 84 Cử chỉ hàm chỉ
Đối tượng nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ chỉ là cử chỉ thuyết minh và
cử chỉ hàm chỉ
2.1.1 Cử chỉ thuyết minh
Là cử chỉ đi kèm với các hành vi lời nói biểu thị sự khẳng định, phủ định,
ngạc nhiên, nghi ngờ, giễu cợt… Loại cử chỉ này làm nên sức biểu hiện của nội
dung được thông báo bằng lời Tuy vậy, khi viết trên văn bản, nếu loại ra các
yếu tố cử chỉ, điệu bộ thuyết minh thì nội dung từng lời nói vẫn được đảm bảo,
sự nối kết vẫn được duy trì Như vậy, loại cử chỉ thuyết minh này không có giá
trị liên kết lời nói mà chỉ có giá trị bổ sung, làm rõ ý nghĩa và sắc thái cho ngôn
từ
VD: - (Xua tay) Không phải nói nữa, tôi biết hết rồi!
- (Bẻ đốt ngón tay) Em… em không biết ạ
- …
Là cử chỉ có khả năng tồn tại độc lập trong giao tiếp và có giá trị tương
đương với một hành vi bằng lời
Cử chỉ hàm chỉ bắt đầu từ cử chỉ kèm lời Sau đó dẫn đến thiết lập một
mối quan hệ ổn định giữa hành vi lời nói và các kiểu cử chỉ đi kèm Đến một lúc
nào đó, trong những tình huống cụ thể, người này chỉ cần thể hiện cử chỉ, điệu
bộ tương ứng đó là người kia hiểu được giá trị bằng lời
Trên cơ sở chức năng và hoạt động của loại cử chỉ này có thể chia làm ba
loại:
a, Loại cử chỉ biểu thị hành vi tiếp nhận giao tiếp
VD: Trong giờ học, An gọi Bình:
- Này Bình
Bình ngồi bàn trên, quay đầu lại
An thì thầm:
Trang 9- Chiều nay học xong đi đá bóng nhé!
Cô giáo nhắc:
- An!
An ngẩng đầu lên
…
Ở các trường hợp loại trên, cử chỉ: quay đầu lại, ngẩng đầu lên, dừng
thể hiện rằng người nghe đã chuẩn bị một thế giao tiếp mới, sẵn sàng đón nhận
thông tin mới Có thể thể hiện hiển ngôn hoá các cử chỉ trên bằng các phát ngôn:
“ gì thế ? ’’ , “ có chuyện gì đấy ? ’’, … Người phát tin hiểu được ý nghĩa của
các cử chỉ của người kia sẽ tiếp tục thực hiện hành vi nói của họ
b Loại cử chỉ tương ứng với một hàm ý
Trong giao tiếp, hàm ý là một hiện tượng thường gặp Ở một số trường
hợp, cùng với tiền giả định, nó trở thành phương tiện liên kết hàm ngôn giữa các
lời nói Tuy nhiên, do là phương tiện hàm ngôn nên nội dung của nó không phải
lúc nào cũng được hiển ngôn một cách đúng đắn, chính xác
VD1 : A – Tối nay đi chơi nhé ?
B- Sáng mai tớ phải nộp bài tiểu luận rồi
Lời nói của B chứa hàm ý, muốn hiểu được A phải suy luận:
Sáng mai B phải nộp bài tiểu luận B vẫn chưa làm xong B không có
thời gian B không thể đi chơi vào chiều nay được
Tuy nhiên, nếu đi kèm với lời nói của B một cử chỉ thì quá trình lý giải sẽ
đơn giản hơn:
A: Tối nay đi chơi nhé ?
B: ( Lắc đầu ) Sáng mai tớ phải nộp bài tiểu luận rồi
Ở ví dụ trên, cử chỉ của B mang thông tin chính trả lời trực tiếp cho lời đề
nghị của A, còn lời nói thêm của B mang tính chất giải thích
VD2: A : Dạo này cậu vẫn ăn cơm ở quán, không tự nấu à ?
B : ( Gật đầu ) Nhưng dạo này giá cơm tăng cao lắm, không như trước
đâu
Trang 10Trong lời B, từ nối “ nhưng ’’ biểu đạt một quan hệ ngữ nghĩa hoặc với
một phát ngôn nào đó trước nó hoặc với một bộ phận trong cùng nột phát ngôn
nhưng bị tỉnh lược đi theo cấu trúc : “ Tuy … nhưng …” Vế trước trong lời nói
của B không được hiển ngôn mà được thay thế bằng một cử chỉ có ý nghĩa
tương ứng ( “ gật đầu ” = “ ừ ” )
Hiển ngôn cử chỉ câu trả lời của B sẽ là: “ Ừ.Nhưng dạo này giá cơm tăng
cao lắm, không như trước đâu ”
Cử chỉ lúc này đóng vai trò quan trọng, đảm bảo sự tồn tại lời nói của B,
làm lời nói của B tương ứng với câu hỏi của A Nếu bỏ các cử chỉ đi kèm thì
mối quan hệ giữa các lời nói sẽ trở nên rời rạc
c Loại cử chỉ tương ứng với một hành vi giao tiếp độc lập
Các cử chỉ này tồn tại độc lập, hoàn toàn giữ vai trò là một phản ứng,
không cần phải kèm thêm lời nói Loại cử chỉ này được thể hiện cả trong hoàn
cảnh giao tiếp đặc biệt cả trong hoàn cảnh giao tiếp bình thường Chúng thường
không có chức năng lên kết, ví dụ :
- Nó về chưa?
- (Lắc đầu)
Trong một số trường hợp, các cử chỉ điệu bộ này vừa tương ứng với một
hành vi giao tiếp độc lập vừa tồn tại như một yếu tố nối kết giữa hai lời nói của
cùng một chủ thể, ví dụ:
- Mày đi thăm lăng Bác chưa? Tao tưởng lên đây chúng mày phải đến đó
rồi chứ?
Lời nói thứ nhất là câu hỏi khi chưa biết người được hỏi đã đi thăm lăng
Bác chưa Lời nói thứ hai “Tưởng A” với tiền giả định: A không đúng nên có
nghĩa là : “Bọn mày chưa đi lăng Bác”
Nếu tình huống này tồn tại cử chỉ điệu bộ (Lắc đầu) của người đối thoai
thay cho hành vi trả lời thì sự tồn tại của hai phát ngôn này phi logic
Ngoài ra người ta còn có thể phân chia thành hai loại:
* Cử chỉ tán đồng: gật đầu, cười, vỗ tay, vỗ vai…
*Cử chỉ không tán đồng: lắc đầu, bĩu môi, lè lưỡi…
Trang 11Tuy nhiên, cách phân chia này tỏ ra hạn chế trong những trường hợp mà
cùng một cử chỉ nhưng laị biểu lộ hai ý nghĩa trái ngược
2.2 Bảng giá trị thông báo của tay và nét mặt
Cho đến nay các nhà ngôn ngữ học chưa thống kê hết xem có bao nhiêu
cử chỉ ngôn ngữ trên thế giới cũng như chưa phân biệt được hết các ý nghĩa của
chúng, bởi lẽ, mỗi dân tộc, mỗi tộc người đều có một hệ thống ngôn ngữ cử chỉ
cùng ý nghĩa riêng của họ Và ở Việt Nam cũng vậy, ngôn ngữ cử chỉ cũng rất
phong phú và đa dạng Dưới đây, chúng tôi xin trình bày kết quả thống kê những
cử chỉ thường gặp ở tay và nét mặt trong giao tiếp của người Việt
2.2.1 Giá trị thông báo của tay
đáng để ý hoặc buộc phải đồng ý
2 Vẫy tay (các ngón hướng về
phía người nói)
tay hướng ra ngoài hất hất)
Thể hiện phá bỏ ý kiến của người khác, tất cả vẫn như trước, bày tỏ sức mạnh và sự kiên quyết
7
Chặt tay (bàn tay để thẳng, các
ngón tay khép chặt với nhau
như một chiếc búa đang chém
Trang 12xuống dưới, ngón tay cái xoè
ra, các ngón còn lại hơi cong
cong)
cần kiềm chế tình cảm nhằm mục đích khống chế cuộc nói chuyện
-Tư thế phủ nhận, phản đối …
9
Ngửa tay (lòng bàn tay hướng
lên trên, ngón tay cái xoè ra,
các ngón còn lại hơi cong
10 Nắm tay (năm ngón khép chăt,
bàn tay nắm chắc)
-Thể hiện tình cảm bị kích động, uy quyền, báo thù
-Thể hiện thái độ kiên quyết, nguyện vọng muốn thực hiện điều gì đó …
12 Hai tay đan vào nhau
-Thể hiện tinh thần lo lắng, sốt ruột
-Thể hiện sự trịnh trọng hoặc muốn điều khiển cuộc đàm phán
13 Các ngón tay chạm vào nhau
thành hình tháp
Thể hiện sự tự tin
14 Khoanh tay
-Thể hiện sự chào hỏi, thưa gửi (ở trẻ
em, nhất là ngày xưa) -Trạng thái trầm tư, suy nghĩ -Tư thế chờ đợi trong sự nhàn rỗi, sốt ruột, bất lực
-Tư thế cô lập, phòng ngự, không hoà nhập hoặc không đồng tình -Thách thức, đương đầu
Trang 1315 Bàn tay xoè năm ngón -Người nói cảm thấy hồ nghi
-Thể hiện sự thẳng thắn, chân thành
16 Tay bắt chéo lên ngực Phản ánh sự tự vệ
18 Lấy tay che miệng Ngượng ngùng e thẹn thiếu tự tin
pháp hoặc không có ý kiến
26 Vò nát hoặc xé nhỏ cái gì đó
27
Đưa ngón tay trỏ thẳngn lên
môi (thường kèm tiếng
Trang 14vấn đề nào đó
34 Đứng chống tay vào hông Đã sẵn sàng, thể hiện sự hung hăng
-Thể hiện sự chán ngán
36 Sờ hoặc xoa nhẹ tay lên mũi
-Phản đối, nghi ngại, nối dối -Không muốn đề cập đến chủ đề đó nữa
37 Đấm vào lòng bàn tay Biểu kộ cảm xúc vui, mừng rỡ khi
hoàn thành một công việc nào đó
38 Xoa tay vào nhau
- Chuẩn bị làm việc gì đó -Chứng tỏ biết cách giải quyết việc
gì đó
39 Hai tay quàng sau gáy(Hoặc
hai tay vòng ra sau đầu)
-Tự tạo cảm giác thoải mái khi mệt mỏi
-Tư thế suy nghĩ một điều gì đó
-Phản ứng lại vấn đề đang bàn tới
41 Tay gõ gõ thành nhịp (trên mặt
42 Tay cầm điếu thuốc run run Căng thẳng, hưng phấn
43 Vung tay (động tác mạnh) Sự dứt khoát không chấp nhận,
45 Vô tình phủi bụi trên quần áo
46 Cử chỉ đưa tay vẽ một mặt Dấu hiệu thẻ hiện sự kiên quyết, chắc
Trang 15phẳng nằm ngang chắn, tập trung
tay múa chân)
48 Cánh tay gập căng lại (ở mức
ngang vai), bàn tay nắm chặt
Cử chỉ khen ngợi, bày tỏ sự ủng hộ, đoàn kết, tán thưởng
49 Siết chặt tay người khác (tay
cao quá đầu)
Bày tỏ niềm tin, tình đoàn kết
50 Bàn tay nắm lấy một bàn tay
-Niềm tin tưởng vào đối phương, tình bạn
-Tìng cảm thương yêu, trìu mến, cảm thông, chia sẻ, an ủi, khích lệ…
51 Tay vuốt râu
-Thể hiện sự đắc chí, lão luyện, kinh nghiệm
-Thư thái, thoải mái
52 Giơ một ngón tay cái lên Khen ngợi, tin tưởng
53 Giơ ngón trỏ và ngón giữa lên
hình chữ V
Thể hiện sự chiến thắng
54 Đưa ngón tay cái chống dưới
cằm
Biểu lộ thái độ chỉ trích, tiêu cực
56 Vỗ tay
-Tán đồng, tâm đắc một ý kiến, một hành vi nào đó
-Khen ngợi, khích lệ
59 Đặt lòng bàn tay lên ngực Biểu thị cảm xúc thật thà, chân thật
không cần tiếp tục nói nữa
Trang 1662 Tay nghịch tóc (vuốt tóc) -Biểu thị sự bối rối, suy nghĩ vẩn vơ
-Sự làm dáng (thường ở nữ giới)
2.2.2 Giá trị thông báo của mặt
-Sự cảm thông, thương cảm trước một tình cảnh mà mình đành chịu bất lực, không biết làm gì
-Tâm trạng buồn chán, thất vọng, bi quan
3 Xoa đầu Hành vi thân thiện, biểu thị thái độ bề
trên với dưới
Trang 1711 Mặt đỏ lựng Xấu hổ, ngại ngùng, nhút nhát
13 Ngẩng đầu Sẵn sàng lắng nghe, tiếp nhận điêu gì
đó
cao
tiếp nhận hành vi và gián tiếp thể hiện tính bề trên của người phát ngôn
-Nhắc nhở phải giữ kín điều gì đó
-Lúng túng, xấu hổ -Không đồng ý hẳn -Ngạc nhiên, thán phục, kinh sợ
-Tự kiểm điểm, chế giễu, trách móc bản thân
người khác biết hoặc khi nói dối điều gì hay trong lòng có sự dao động
22 Phát ra tiếng “xì”ở mũi -Coi thường người khác
Trang 1825 Lỗ mũi hướng về đối
phương
Thể hiện sự coi thường
26 Một bên lông mày dương
lên
Sự không hiểu hoặc nghi ngờ
27 Hai lông mày nhướn lên
(dương mày)
-Hứng thú, vui vẻ, phấn khởi, ngạc nhiên
-Cố nhìn rõ mọi vật xung quanh khi nguy cơ đe doạ giảm xuống
dương lên rồi ngừng một
lát sau đố hạ xuống)
-Ngạc nhiên -Buồn phiền
29 Lông mày giữ thẳng Biểu lộ thái độ nghiêm túc, thận trọng
hoặc bàng quan
30 Nhíu mày (chau mày) Sốt ruột, khó chịu, tức giận, băn khoăn,
suy nghĩ, không đồng tình, hoài nghi
31 Lông mày dựng nghiêng
(một bên hạ xuống, một
bên dương lên)
-Tâm lý nghi ngờ -Sự phấn khích, nỗi lo sợ
(dương lên rồi nhanh
chóng hạ xuống)
-Bày tỏ sự chào đón thân thiện -Nhấn mạnh giọng điệu
35 Đồng tử mắt mở to Thái độ yêu quý, chăm chú
36 Đồng tử mắt thu nhỏ Tức giận, chán ghét, lạnh nhạt
37 Mắt nhìn ngó lung tung,
không nhìn trực diện vào
người đối diện
-Sốt ruột -Suy nghĩ phức tạp
-Sự lừa dối -Lúng túng, băn khoăn
Trang 19-Không quan tâm -Nhút nhát, khép kín
38 Mắt nhìn ngang ngửa khi
nói
Nóng ruột, bất an, không tập trung
39 Mắt chăm chăm nhìn xa Không chú ý tới lời người khác nói,
trong lòng đang tính toán việc khác
40 Mắt nhìn chằm chằm Tập trung chú ý, hứng thú
41 Chớp chớp mắt Dồn nén tình cảm, lúng túng, bối rối
-Vui sướng, cảm động
-Ra hiệu cho người khác đồng ý với mình,đứng về phía mình để cùng thực hiện một điều gì đó
-Ra hiệu (thường kèm cử chỉ hất hàm)
để chỉ cho một người về ai đó
47 Mắt long sòng sọc Hăm doạ, tức giận, hung hãn
Trang 2053 Đôi mắt vẩn đục, buông
thả
Người có ý định xấu
54 Ánh mắt ngời sáng Người có tấm lòng ngay thẳng
55 Ánh mắt trìu mến Tình cảm thân thiết, gần gũi
56 Ánh mắt tinh nghịch Người vui tươi, nhí nhảnh
57 Ánh mắt thiết tha Tình cảm chan chứa, cháy bỏng
58 Ánh mắt tập trung, không
chuyển dời
Sự kiên định, quan tâm tới vấn đề đang được đề cập tới, hoặc quan tâm tới người đối diện
60 Mắt lơ đãng, nhìn chỗ
khác
-Chán ngán -Bối rối -Sợ sệt
mạnh hoặc ánh sáng quá yếu
65 Một mắt nhắm chặt, một
mắt mở
Tập trung nhìn
67 Giọng hơi dài, nũng nịu Sự vòi vĩnh, yêu chiều
-Nhắc nhở, động viên, an ủi ai -Mong muốn, yêu cầu ai làm điêù gì đó…