Đồng thời bổ sung thêm một đối tượng mới là người tiếp nhận quảng cáo và quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ như: được yêu cầu người quảng cáo hoặc người phát hành quảng cáo bồi thường
Trang 1I. Đánh giá thời cơ thị trường
I.1. Đánh giá môi trường tác nghiệp
I.1.1. Pháp luật
Trong những năm trở lại đây pháp luật Việt Nam ngày càng được hoàn thiện
và thiết thực hơn, bám sát hơn với thực tế để phù hợp với điều kiện đổi mới Đó là việc ban hành, bổ sung những bộ luật, điều luật mà còn thiếu sót, phi lý, chưa sát thực tế Vì vậy các doanh nghiệp trong nước, nước ngoài cần nghiên cứu và xem xét kỹ lưỡng Trong đó có luật quảng cáo được nhiều doanh nghiệp đặc biệt quan
tâm Luật Quảng cáo với những quy định mới đã kịp thời thay thế Luật quảng
cáo 2001 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2013.
Điểm qua một số điểm mới của Luật Quảng cáo Trước nhất phải kể đến là quản lý Nhà nước về hoạt động quảng cáo, ngoài việc luật quy định cụ thể những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo bao gồm: thuốc lá, rượu có nồng độ cồn từ 15 độ, sữa dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, bình vú, vú ngậm nhân tạo; thuốc kê đơn, thuốc được cơ quan Nhà nước khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc; sản phẩm hàng hóa có tính chất kích dục, kích động bạo lực; súng săn, đạn súng săn, vũ khí thể thao Đối với hành vi cấm quảng cáo còn bổ sung thêm một số nội dung như: quảng cáo thiếu thẩm mỹ, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến giới, về người khuyết tật, quảng cáo sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp, quảng cáo có sử dụng các từ “nhất”, duy nhất, tốt nhất, số một hoặc các từ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh, vi phạm sở hữu trí tuệ, quảng cáo làm ảnh hưởng đến trẻ em…
Kế đến, luật đã tách các đối tượng tham gia hoạt động quảng cáo để quy định
cụ thể quyền và nghĩa vụ, bao gồm: quyền, nghĩa vụ của người quảng cáo; người kinh doanh dịch vụ quảng cáo; người phát hành quảng cáo; người cho thuê địa điểm, phương tiện quảng cáo và người tiếp nhận quảng cáo Đồng thời bổ sung thêm một đối tượng mới là người tiếp nhận quảng cáo và quy định cụ thể các quyền
và nghĩa vụ như: được yêu cầu người quảng cáo hoặc người phát hành quảng cáo bồi thường thiệt hại khi quảng cáo không đúng với chất lượng, giá cả… và được tố cáo khởi kiện dân sự theo quy định của pháp luật…
Luật Quảng cáo cũng đã bãi bỏ giấy phép thực hiện quảng cáo trên bảng, băng-rôn thay bằng thủ tục thông báo sản phẩm quảng cáo đến cơ quan quản lý Nhà nước về quảng cáo trước khi thực hiện quảng cáo; bãi bỏ giấy phép ra phụ trương quảng cáo thay bằng thủ tục thông báo cho cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí; bãi bỏ giấy tiếp nhận hồ sơ quảng cáo (hoặc thủ tục đăng ký nội dung quảng cáo) đối với hàng hóa, dịch vụ trong lĩnh vực y tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn thay bằng quy định điều kiện phải thực hiện theo điều 20 Luật Quảng cáo và các nội dung bắt buộc quy định tại Nghị định của Chính phủ
Trang 2Những nội dung trên và nhiều quy định khác của Luật Quảng cáo khi đi vào thực tế cuộc sống sẽ thúc đẩy các hoạt động quảng cáo vừa phát triển, vừa được quản lý một cách khoa học, đúng quy định nhằm hướng tới mục tiêu bảo vệ người tiêu dùng.
=> Như vậy Luật quảng cáo 2013 đảm bảo tính công bằng ,cạnh tranh đối với các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và các doanh nghiệp trong nước Đặc biệt chính sách nhà nước:
+Tạo điều kiện để các tổ chức cá nhân phát triển các loại hình quảng cáo, nâng cao chất lượng quảng cáo
+Khuyến khích các tổ chức, cá nhân nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại vào việc thiết kế, xây dựng quảng cáo, đầu tư có hiệu quả vào quảng cáo
+Tạo điều kiện và khuyến khích phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động quảng cáo
I.1.2. Kinh tế
Với sự mở cửa nền kinh tế khu vực và thế giới, Việt Nam chủ trương tham gia tích cực và chủ động vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế ngày cang được mở rộng Mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2010 là 6,78% tăng 1,46% so với năm 2009
Từ 2011- 2013, GDP của Việt Nam tăng trung bình năm là 5,5-6% Từ 2008 đến
2013 thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tăng từ 1,024 USD/người/năm lên 1,960 USD/người/năm Trong những năm qua, thành tựu kinh tế của Việt Nam
đã được sử dụng hiệu quả vào các mục tiêu phát triển xã hội như: gắn kết tăng trưởng kinh tế với nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển y tế, giáo dục, nâng cao chỉ số phát triển con người HDI (tăng 41% trong 2 thập kỷ qua) Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ trên 70% đầu những năm 1980 xuống còn 9,6% năm 2012 Việt Nam đã hoàn thành trước nhiều mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGS) của liên hợp quốc, trong đó có mục tiêu xóa đói giảm nghèo và phát triển con người Chính vì vậy mà đời sống của người dân ngày càng được nâng cao Ngày càng nhiều gia đình cá nhân sở hữu các phương tiện truyền thông Hầu hết các hộ gia đình ở Việt Nam đều có TV, tỷ lệ xem trên 90% Sở hữu và sử dụng các phương tiện nghe nhìn khác như đầu video, đầu kỹ thuật số, điện thoại di động, radio cũng trở nên rất phổ biến Mọi người thoải mái hơn trong việc chi tiêu và gải trí
=>Chính việc phát triển kinh tế trên giúp cho việc quảng cáo dễ dàng hơn, hiệu quả hơn, khi quảng cáo tiếp cận tới nhiều khách hàng hơn thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và tại những nơi có đông người.
Trang 31.1.3 Văn hóa–xã hội
• Văn Hóa
Trải qua 3 nghìn năm văn hiến lịch sử, những giá trị văn hóa cốt lõi của Việt Nam vẫn được duy trì và phát triển.Tuy trong thời buổi hội nhập có nhiều luồn văn hóa ngoại lai xâm nhập vào Việt Nam nhưng những Văn Hóa cốt lõi ấy vẫn không
bị phai mờ mà ngày càng được trau truốt hơn Người Việt Nam vẫn luôn giữ được những đạo lý tốt đẹp như trung lễ hiếu vẫn luôn giữ được bản sắc cho riêng mình Bên cạnh đó Việt Nam cũng học hỏi những nền văn hóa khác như các nước phương Tây hay Nhật Bản, Hàn Quốc Chính vì vậy mà tạo ra một Việt Nam muôn màu
muôn vẻ hơn Tuy nhiên văn hóa muôn màu muôn vẻ ấy lại là thách thức cho
những người làm quảng cáo Để truyền đạt được nội dung quảng cáo trọn vẹn, ghi dấu ấn tốt đẹp trong lòng người tiêu dùng đòi hỏi người làm quảng cáo phải nghiên cứu thật kĩ trước khi trước khi triển khai
Một số quảng cáo đánh vào tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tình thương yêu trong gia đình… luôn nhận được cái đồng tình và thiện cảm từ người tiêu dùng Song bên cạnh đó những clip quảng cáo thô tục, trái đạo lý, trái thuần phong mỹ tục luôn nhận được cái lắc đầu ngao ngán, mạnh mẽ hơn là sự phẫn nộ từ người tiêu dùng Đó là những bài học cho các doanh nghiệp khi muốn quảng cáo đạt hiệu quả, gây ấn tượng với người tiêu dùng trước hết phải chắc chắn rằng quảng cáo đó phải phù hợp với văn hóa của Việt Nam
- Ngôn ngữ: Ngôn ngữ là vấn đề rất đáng quan tâm khi tiền hành quảng cáo quốc tế Ngôn ngữ Viêt Nam phong phú đa dạng, mang hàm nghĩa Điều này ảnh hưởng tới thông điệp quảng cáo được lựa chọn của doanh nghiệp Không chỉ riêng Cocacola, những doanh nghiệp kinh doanh quốc tế đã vấp phải trở ngại về Ngôn ngữ trong việc xác định thông điệp quảng cáo
- Màu sắc: Người Việt Nam quan niệm màu đỏ là màu của may mắn, màu vàng là màu của sự giàu có, thịnh vượng Vì vậy những quảng cáo của Cocacola luôn chú trọng vào hai màu này là màu sắc chủ đạo trong quảng cáo Ví dụ quảng cáo tết năm 2014, hình ảnh những cánh én vàng trên nền đỏ của Cocacola tạo ấn tượng mạnh mẽ với người tiêu dùng
• Xã hội
- Dân số Việt Nam là dân số trẻ Thu nhập của người dân Việt Nam tăng trong những năm gần đây Xét về một chừng mực nào đó, vấn đề này ảnh hưởng tới quảng cáo
Trang 4- Giới trẻ Việt Nam ưa thích sự mới lạ, sáng tạo, thích thay đổi, thích thể hiện bản thân Lợi dụng điểu này, Cocacola đã đưa ra những chiến lược quảng cáo mang tính cá nhân hóa như: In tên người dùng lên vỏ lon Kích thích mong muốn thể hiện bản thân, tạo nên trào lưu; hoặc quảng cáo đề cao sự sáng tạo.
- Người dân Việt Nam bắt đầu quan tâm tới yếu tố sức khỏe Ngoài yếu tố ngon, họ còn chú ý tới vấn đề có lợi cho sức khỏe hay không Nắm được sự thay đổi này và rút kinh nghiệm từ vụ việc Cocacola gây béo phì và hại thận khi uống 1 thời gian dài tại thị trường Mỹ, Cocacola nên cân nhắc các chiến dịch quảng cáo tập trung vào vấn đề sức khỏe
- Người dân Việt Nam đang bắt đầu quan tâm tới vấn đề bảo vệ môi trường
Vì vậy những quảng cáo có yếu tố bảo vệ môi trường sống được đánh giá cao
1.1.4 Công nghệ thông tin.
Cùng với sự phát triển tới chóng mặt về công nghệ trên thế giới, lĩnh vực công nghệ thông tin ở Việt Nam được đánh giá là phát triển và bắt kịp với xu thế chung của thế giới Một số kết quả đáng nghi nhận đó là: Tổng số thuê bao điện thoại đạt 105 triệu thuê bao, trong đó di động chiếm 93%; hơn 31 triệu người sử dụng Internet; tổng số thuê bao Internet băng rộng (xDSL) đạt hơn 5,17 triệu thuê bao; tổng băng thông kết nối Internet trong nước đạt 613,8Gb/s và tổng băng thông kết nối Internet quốc tế đạt 549Gb/s; hơn 263.000 tên miền “.vn” đã đăng ký và Việt Nam tiếp tục giữ vị trí số 1 Đông Nam Á về số lượng sử dụng tên miền cấp cao mã quốc gia, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 172% năm; tổng số tên miền tiếng Việt đã đăng ký đạt gần 950.000; tổng số địa chỉ IPv4 đã cấp đạt trên 15,5 triệu địa chỉ Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin ngày được đầu tư và phát triển Điều này mở ra thời kì đổi mới trong hoạt động quảng cáo tại Việt Nam
=>Thông qua di động, các ứng dụng trên di động, mạng xã hội, các ứng dụng trên mạng xã hội, youtube, facebook, website của doanh nghiệp… Doanh nghiệp có thể phân loại khác hàng mục tiêu từ đó quảng cáo trực tiếp đến khác hàng mục tiêu của mình, tần suất quảng cáo cũng tăng lên, thời lượng quảng cáo được kéo dài ra với chi phí thấp hơn Điều mà các phương thức quảng cáo truyền thống không làm được.
Trang 5Nước tăng lực Tân hiệp phát, Coca cola,
Pepsi
Number 1, Samurai, Sting
Trà xanh đóng chai Tân hiệp phát, URC, Tân
Quang Minh
Trà xanh không độ, C2, Dortor Thanh, A nuta green tea
Café đóng chai Ajnomoto, Vinamilk,
Nestle…
Café sữa, café đen uống liền
Nước hoa quả Vinamilk, Tân hiệp phát Nước ép Vfresh, nước ép
trái cây Number 1Nước giải khác có gas Coca cola, Pepsi Coca cola, Panta, 7 up,
Sprite, PepsiNước khoáng đóng chai Pepsi, Nestle, Coca
cola…
Aquafina, Lavie, Dasani
Nguồn Euromonitor
Theo độ tuổi:
Dưới 25 tuổi Coca cola, Pepsi, Tân
hiệp phát,…
Coca-cola, Pepsi, Fanta, Sprite, 7-up, Soda, Samurai, Sting, Mumber
1, các loại nước ép trái cây
Từ 25- 50 tuổi Vinamilk, Tân hiệp phát,
URC, Tân Quang Minh, Coca cola, Pepsi, Nestle
Coca-cola, Pepsi, nước khoáng, nước tinh khiết, các loại thức uống hoa quả và nước dinh dưỡng như trà xanh, C2, dortor thanh, trà bí đao, yến ngân nhĩ
Theo giới tính:
Giới tính nam và nữ có xu hướng sử dụng nước ngọt nhiều như nhau.Tuy nhiên, các loại sản phẩm họ tiêu dung có phần khác nhau Nếu như các loại có ga như Pepsi hay coca và trà xanh các loại được tiêu dùng ở cả hai gới thì giới tính nam còn có sở thích uống các loại nước tăng lực như Sting hay Samurai Trong khi
Trang 6gới nữ tiêu dùng các loại nước hoa quả trái cây, cà phê đóng sẵn và các loại dinh dưỡng khác.
1.2.2 Đặc điểm nhu cầu
1.2.2.1 Xu hướng thị trường
Một trong những xu thế tiêu dùng đồ uống trong tương lai đó là thành phần
tự nhiên ngày càng được coi trọng Khác với thời “có gì uống nấy”, bây giờ người tiêu dùng Việt rõ ràng đã “kén cá chọn canh”, tư duy mua sắm của họ cũng đã khác Ngoài vấn đề chất lượng, vệ sinh an toàn luôn được người tiêu dùng hiện đại đề cao thì những sản phẩm sản xuất theo công nghệ hiện đại đáp ứng tiêu chuẩn chất
lượng, an toàn vệ sinh, thêm vào đó nguồn nguyên liệu tự nhiên, tốt cho sức khỏe
là ưu tiên lựa chọn của người tiêu dùng
Về nước ép hoa quả, tận dụng các loại trái cây tự nhiên, chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể người, không gluten lẫn các chất gây dị ứng là hướng phát triển mới trong tương lai Hay như trà, với những lợi ích đã được chứng minh từ lâu như ngăn ngừa chứng tắc động mạch vành, kháng ung thư, giảm đột quỵ, làm chậm quá trình lão hóa… cho thấy mặt hàng này sẽ không bị lu mờ trong tương lai Hiện nay, trên thị trường, dòng sản phẩm Trà xanh Không độ hay trà thảo mộc Dr Thanh là những mặt hàng đang được tiêu thụ mạnh Cuộc sống hiện đại, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh khiến con người rất cần các loại thực phẩm, thức uống có nguồn gốc từ thiên nhiên để bồi bổ cơ thể, giải độc, làm chậm quá trình lão hóa, xua tan căng thẳng, mệt mỏi giúp tinh thần luôn thoải mái để làm việc và lao động Trong lá trà xanh và thảo mộc đều ẩn chứa những công dụng dược liệu quý giá, do đó sử dụng thức uống này hằng ngày không chỉ giải tỏa được cơn khát tức thời mà còn giúp phòng những tác hại đến từ cuộc sống công nghiệp Chính nhờ công dụng có lợi cho sức khỏe, thân thiện với môi trường, những thức uống có thành phần tự nhiên này ngày càng được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn
Bên cạnh đó, người tiêu dùng còn có xu hướng chọn các loại nước giải khát không chỉ để giải khát mà còn phải tốt cho sức khỏe Các loại nước giải khát chứa ít calo,
ít đường hoặc thậm chí không đường được quan tâm nhiều hơn vì chúng không gây
ra các phản ứng phụ với cơ thể, không chứa chất phụ gia và chất bảo quản Ngày nay, người ta nhận ra rằng, chế độ ăn uống hằng ngày chưa cung cấp đủ lượng vitamin, khoáng chất và các chất cần thiết cho cơ thể để đáp ứng quá trình làm việc lâu dài, chưa kể đến năng lượng bị mất đi do quá trình vận động Do đó, người tiêu dùng bắt đầu quan tâm đến những thức uống bổ sung thêm dưỡng chất cho cơ thể Number 1 Vitamin, nước uống vận động Number 1 Active, nước tăng lực Number
1 là những sản phẩm đại diện cho dòng thức uống đáp ứng nhu cầu này của người tiêu dùng Không chỉ cung cấp vitamin, taurine inositol là những chất sống cần thiết cho cơ thể mà các thức uống trên còn cung cấp những khoáng chất, đáp ứng
Trang 7nhu cầu bù đắp lượng khoáng chất mất đi trong quá trình vận động, giúp phục hồi sức khoẻ và sự vận động dẻo dai của cơ thể.
Những loại nước giải khát đã hội tụ đủ các yếu tố như dinh dưỡng, có lợi cho sức khoẻ, thành phần tự nhiên thì không thể thiếu bước đột phá về hương vị Các hương vị chủ yếu được dùng là hoa nhài, hoa sen, hoa hồng và hoa cúc, hương trái cây hay những mùi hương truyền thống khác Ngày nay, tuỳ thuộc sự đa dạng sinh học của từng vùng, miền mà mùi hương được lựa chọn một cách phong phú Các mùi hương thực vật không chỉ được pha trộn vào đồ uồng mà còn cả nước hoa, tạo
ra sự đặc trưng thu hút giới trẻ Trong tương lai, khi đã chán với hương vị trái cây, biết đâu người ta lại tìm đến thảo dược Điều này không phải là không thể
=>Tóm lại, xu hướng sử dụng đồ uống có nguồn gốc thiên nhiên, giàu chất dinh dưỡng và có lợi cho sức khoẻ sẽ mở ra một tương lai tươi sáng cho ngành công nghiệp đồ uống nước nhà trong những thập kỷ tới.
1.2.2.2 Tăng trưởng thị trường
Thống kê của Nielsen trong năm 2011 cho thấy doanh thu của ngành hàng nước giải khát cao hơn 5% về doanh số và 17% về doanh thu so với năm 2010 Mức tăng trưởng này không làm hài lòng các nhà sản xuất vì họ đặt kỳ vọng khá cao ở nghành hàng khi nhìn vào tốc độ tăng trưởng hơn 20% trong năm trước đó
Tuy nhiên có sự hồi phục mạnh mẽ của thị trường từ năm 2013 đến nay, nhiều nhóm hàng trong ngành nước giải khát không ga có doanh số tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2013 Đặc biệt, hai ngành hàng nước tăng lực và nước uống đống chai đã tăng lần lượt 27% và 23%
Con số thống kê tại hệ thống siêu thị big C về nghành hàng nước giải khát không ga còn cao hơn nhiều Tại 19 siêu thị bigC trên toàn quốc doanh thu của nghành nước giải khát không ga hiện đã tăng 30% so với năm 2012
Bị nhóm trà xanh và các sản phẩm mới nổi thay thế, tỉ trọng nước ngọt có ga trong ngành nước giải khát không cồn đang bị thu hẹp lại dần Tốc độ tăng trưởng doanh thu tính theo lít của nhóm hàng này giảm từ 8,75% năm 2010 xuống còn 8.16% năm 2013 và tiếp tục được dự báo giảm xuống còn 7% năm 2017 theo BMI
1.3 Rào cản tại thị trường Việt Nam
1.3.1 Rào cản văn hóa-Xã hội
- Rào cản do thói quen tiêu dùng
Trang 8Coca cola xâm nhập vào thị trường Việt Nam từ khá sớm Khi đó đại bộ phận người Việt chưa quen với các thức uống có ga Phần lớn người tiêu dùng uống các sản phẩm từ trà, gối, trè đã quen thuộc từ lâu, phù hợp với văn hóa xưa nay của người Việt Ở Việt Nam, có thể nói trà có mặt trong mọi hoạt động của xã hội, từ trong gia đình ra ngoài phố, từ nhà hàng, quán chợ cho đến những nơi tiếp khách sang trọng Từ tế lễ, cưới hỏi, sinh nhật, ma chay, cúng giỗ…
Nếu trà dùng khi uống trà một mình là lúc người đó đang nhâm nhi lẩm nhẩm thi thơ ôn luyện, nếu hai người uống trà thì cùng cởi mở văn bài tiêu dao, thậm chí hưng phấn cùng cầm kỳ thi họa và cùng nhau thưởng thức tiếng oanh nỉ non ngoài vườn Trà cũng như người bạn tâm giao của con người khi có tâm sự, giúp cho người ta nhớ đến tri ân, tri kỷ hoặc suy ngẫm về người, về mình, về nhân tình thế thái những năm tháng qua Như vậy có thể thấy trà là thức uống đã đi vào cuộc sống hàng ngày của người Việt theo từng năm tháng Vì vậy để thay đổi được thói quen đó đòi hỏi Coca cola hay những công ty cung cấp đồ uống có ga phải thay đổi nhận thức của người tiêu dùng thay đổi thói quen của người tiêu dùng Đưa các sản phẩm thức uống có ga của mình vào đời sống của người Việt
-Khẩu vị của người Việt: Phải đề cập tới khẩu vị của người Việt Nam và sự khác nhau trong khẩu vị của 2 miền Nam Bắc, người dân miền Nam có thói quen
ăn ngọt hơn miền Bắc, do vậy vị nhạt của Cocacola phù hợp với khẩu vị người miền Bắc hơn Ở miền Nam, người ta thích vị ngọt đậm đà của Pepsi Điều này cũng là một rào cản lớn của doanh nghiệp
- Rào cản về Ngôn ngữ: Ngôn ngữ Việt Nam phức tạp, mang nhiều hàm nghĩa Đây là một rào cản trong việc lựa chọn thông điệp quảng cáo tại Việt Nam
1.3.2 Rào cản về khoa học công nghệ
Xâm nhập vào thị trường Việt Nam rất sớm – khi nền kinh tế Việt Nam còn yếu kém, trình độ khoa học công nghệ còn thấp Xong dường như công nghệ không phải là rào cản chính của Coca cola.Với sự phát triển về công nghệ ở công ty mẹ Coca cola đã nhập khẩu các máy móc thiết bị về Việt Nam.Tuy nhiên trình độ công nghệ của nhân lực của Việt Nam lại yếu kém đây chính là rào cản không nhỏ Vì vậy Coca cola phải mời các chuyên gia từ nước ngoài về để đạo tạo cho đội ngũ trong nước Điều này gây nên những chi phí không hề nhỏ cho Coca cola
1.3.3 Mức độ trung thành với thương hiệu
Người Việt Nam thường ít trung thành với một nhãn hiệu nào đó mà thường quan tâm đến giá cả hơn Chính vì vậy mà Coca cola đã tìm mọi biện pháp để giảm giá thành của sản phẩm Bên cạnh đó Coca cola quảng cáo trên tivi với cường độ cao mở hàng loạt đợt khuyến mãi hạ giá, dùng thử miễn phí khi mới vào Việt Nam
Trang 9Khi đã có chỗ đứng nhất định Coca cola đã giảm tần suất quảng cáo trên tivi và đẩy mạnh việc nhận thức thương hiệu với khách hàng ngay từ nhỏ thông hoạt động như
vẽ tranh về Coca cola, đón trăng rằm cùng các em nhỏ cả nước Từ đó Coca đã gây được ấn tượng sâu sắc đến người tiêu dùng Việt Cái tên Coca cola luôn được người tiêu dùng Việt biết đến khi nói về đồ uống có ga Đây chính là lợi thế của Coca cola so với các đối thủ khác
1.3.4 Rào cản về pháp luật
Coca Cola bắt đầu biết đến tại Việt Nam từ năm 1960, tuy nhiên phải 30 năm sau, năm 1994 mới bắt đầu chính thức kinh doanh do trong thời gian đấy luật pháp Việt Nam không cho phép công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trên thị trường, đặc biệt là công ty Mĩ (do lúc đó Mĩ và Việt Nam đang xảy ra chiến tranh) Tới năm 1995, để thâm nhập vào thị trường này, cocacola đã bắt đầu liên doanh liên kết với các công ty trong nước để có thể hoạt động trên thị trường Tháng 10/1998, Chính Phủ Việt Nam đã cho phép các công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài hoạt động,thì các liên doanh của Coca-Cola tại Việt Nam lần lượt thuộc về quyền sở hữu hoàn toàn của Coca-Cola Đông Dương và tới bây giờ, cocacola được biết đến là công ty 100% vốn nước ngoài
1.3.5 Rào cản về vốn
Với bất kì một công ty nào khi xâm nhập vào một thị trường, chi phí bỏ ra là không hề nhỏ Khi Coca cola vào thị trường Việt Nam hình thức ban đầu là xuất khẩu nên chi phí bỏ ra cũng không đáng kể Sau đó Coca cola đã phải chi một khoản tiền không hề nhỏ cho các hoạt động liên doanh liên kết, thúc đẩy thị
trường…Dưới đây là tỷ lệ góp vốn của Coca cola với đối tác Việt Nam khi xâm nhập
Công ty liên doanh Tỷ lệ góp vốn
Liên doanh giữa Coca-cola Đông
Dương Vinafimex
70%-30%
Liên doanh giữa Coca-cola Đông
Dương và công ty nước giải khát
Chương Dương
60%-40%
Liên doanh giữa Coca-cola Đông
Dương và công ty nước giải khát Đà
Nẵng
70%-30%
1.4 Đối thủ cạnh tranh
Trang 10• PepsiCo
Thị phần của Pepsi tại Việt Nam:
Hiện nay, PepsiCo Việt Nam đã trở thành doanh nghiệp đi đầu trong ngành công nghiệp nước giải khát tại thị trường Việt Nam với tổng quy mô đầu tư lên đến
500 triệu USD, sở hữu 54 đơn vị sản phẩm, 5 nhà máy sản xuất và chi nhánh bán hàng trên toàn quốc, tạo việc làm cho hơn 2.300 lao động chính thức và hàng chục ngàn lao động gián tiếp trong đó hầu hết là lao động bản địa nắm giữ nhiều vị trí chủ chốt trong công ty Đặc biệt, công ty có hơn 500 cán bộ nhân viên đã gắn bó trên 10, 15 và 20 năm
Hình thức quảng cáo của Pepsico:
Quảng cáo chính là một trong những động lực chủ yếu thúc đẩy sức tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ và tạo điều kiện cho sự phát triển của doanh nghiệp Pepsi-co Các quảng cáo truyền hình của Pepsi sẽ nhằm vào mục tiêu xây dựng mối quan hệ gắn kết với người tiêu dùng và nhắc nhở họ nghĩ đến những “cảm xúc, hình ảnh và biểu tượng Pepsi” Pepsi đã trở thành một trong những thương hiệu gắn kết nhiều nhất với những ngôi sao của thời đại Tuy nhiên ở Việt Nam Pepsi lại dùng hình ảnh giới trẻ năng động, hoạt bát, sống hết mình Quảng cáo của pepsi là nhằm vào giới trẻ Pepsi là một trong những thương hiệu đầu tiên đã chuyến hóa từ việc bán một sản phẩm sang bán một phong cách sống toàn vẹn cùng với sự ra đời của “Thế hệ Pepsi”
• Tribeco
Là một trong những thương hiệu đầu tiên của ngành giải khát và cũng là của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, nhưng cuối cùng Tribeco đã phá sản và thương hiệu rơi vào tay nước ngoài
Tribeco là thương hiệu quen thuộc với nhiều người tiêu dùng nội địa Trong hơn 20 năm có mặt trên thị trường thì có đến 11 năm liền, Tribeco lọt vào danh sách Hàng Việt Nam chất lượng cao Thậm chí, sản phẩm sữa đậu nành và nước ngọt có gas của Tribeco còn được đề xuất chọn làm sản phẩm công nghiệp chủ lực của TP.HCM
Tuy nhiên, theo đánh giá thì do chiến lược kinh doanh cũng như chiến lược marketing sai lầm, Tribeco đã tự đẩy mình vào cảnh nợ nần và trượt dài
• Tân Hiệp Phát
Với những nỗ lực xây dựng và phát triển không ngừng, công ty Tân Hiệp Phát (THP) đã có những bước phát triển mạnh mẽ, hiện đang chiếm lĩnh phần lớn
Trang 11thị phần bia và nước giải khát của thị trường trong nước với các nhãn hiệu tiên phong như nước tăng lực Number 1, Trà xanh Không Độ, Trà thảo mộc Dr Thanh, Sữa đậu nành Number 1 Soya, nước ép trái cây Number 1 Juicie, Trà xanh có ga I-kun, nước uống vận động Number 1 Active, bia Bến Thành….tạo tiếng vang trên thị trường và có mặt trên khắp các tỉnh thành cả nước Sản phẩm của công ty đã được vinh danh Giải Thưởng Thương hiệu Quốc Gia 2010.
Áp dụng chính sách quảng cáo dày đặc trên tivi cũng như trên các thông tin đại chúng, Tân Hiệp Phát ngày 1 trở thành đối thủ đáng gớm với cocacola
1.5 Nguồn cung và phương thức di chuyển:
1.5.1 Nguồn cung:
Với các nguồn cung cấp là: Công ty Stepan đóng tại bang Illinois là nhà
nhập khẩu và chế biến lá côca để dùng cho sản xuất nước Coke
Các thành phần khác là: Bột Samurai DEFGH, bột Samurai 1A, bột chanh
sunfill lime và bột cam sunfill orange, lô bột cam sunfill orange Một số hóa chất là: tricalcium phosphate, xanthan gum, hóa chất mono calcium phosphate
Các công ty cung cấp nguyên vật liệu để tạo lên sản phẩm coca cola bao gồm:
Công ty trách nhiệm hữu hạn dynaplast packaging (Việt Nam) cung cấp vỏ chai chất lượng cao cho coca cola
Công ty chế biến stepan là công ty chuyên cung cấp lá coca cho công ty coca cola (công ty Stepan chuyên thu mua và chế biến lá coca dùng để sản xuất nước coca cola)
Công ty cổ phần Biên Hòa với thương hiệu sovi cung cấp các thùng carton hộp giấy cao cấp để bảo quản và tiêu thụ nội địa cho công ty nước giải khát coca cola Việt Nam
Các Nhà Máy Đóng Chai :
Các sản phẩm nước giải khát Coca-Cola được sản xuất tại ba nhà máy đóng chai đặt tại Thành Phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng Tháng 6 năm 2001, Chính Phủ Việt Nam đồng ý cho phép ba nhà máy đóng chai sáp nhập theo cơ cấu quản lý tập trung, trong đó, nhà máy đóng chai Coca-Cola Việt Nam ở Thành Phố
Hồ Chí Minh giữ vai trò quản lý Hai nhà máy đóng chai ở Hà Nội và Đà Nẵng hiện đang hoạt động như hai chi nhánh của Công ty Coca-Cola Việt Nam ở khu phía Bắc và miền Trung
Trang 12Chuỗi cung ứng của Cocacola:
1.5.2 Phương thức di chuyển
• Vận chuyển nội địa Việt Nam
Sản phẩm của coca cola được sản xuất tại ba nhà máy lớn đặt ở TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội Với ba nhà máy ở ba miền đã tạo thuận lợi cho công ty trong việc vận chuyển sản phẩm tới các đại lý phân phối ở ba miền, cung cấp đầy
đủ sản phẩm cho các đại lý ở các khu vực này một cách nhanh chóng và thuận tiện Tuy nhiên hệ thống cơ sở hạ tầng vận chuyển ở Việt Nam vẫn còn yếu kém Việc vận chuyển chính bằng đường bộ khiến các tuyến đường huyết mạnh xuống cấp nghiêm trọng, xuất hiện nhiều ổ gà, ổ vịt, hố tử thần Điều này khiến cho việc vận chuyển sản phẩm tại nội địa Việt Nam của Coca cola gặp những bất lợi nhất định Một số sản phẩm khi bị méo lon, bị mốc hỏng (chưa hết hạn sử dụng), bị xuất hiện pin do vỏ trai bị hở trong quá trình vận chuyển
• Vận chuyển từ nước ngoài về
Với sự phát triển về hệ thống giao thông, tại Mỹ có rất nhiều hãng tầu hãng hàng không nổi tiếng Đây là điều thuận lợi cho Coca cola sử dụng dịch vụ vận chuyển với chất lượng đảm bảo và chi phí phải chăng
1.6 Đánh giá phương thức xâm nhập.
Trang 13Thương hiệu Coca cola đại diện cho sản phẩm nước giải khát thành công
nhất trong lịch sử nước Mỹ Vốn nổi tiếng với biểu tượng sự tin cậy, độc đáo và sự sảng khoái vốn có, nhưng khi vào thị trường Việt Nam, coca cola vẫn biết cách thích nghi hài hòa với người tiêu dùng bản địa thông qua việc tôn trọng các giá trị truyền thống của người Việt Nam
Khi coca cola vào Việt Nam, đối thủ của coca cola là Pepsi đã có mặt ở thị trường Việt Nam vài năm trước và đã xây dựng cho mình một vị trí khá vững chắc
Vì vậy, vừa vào thị trường Việt Nam, Coca cola đã mở hàng loạt đợt khuyến mãi hạ giá, dùng thử miễn phí,… Chiến lược này có hai tác dụng: thứ nhất tạo tiếng vang cho công ty, đánh dấu sự có mặt của công ty trên thị trường, gây sự chú ý tới người tiêu dùng Thứ hai, nhằm loại bỏ những đối thủ cạnh tranh yếu kém, để dễ dàng hơn trong việc chiếm lĩnh thị trường Các hãng nước giải khát trong nước với qui
mô nhỏ lẻ kiểu tổ hợp, sản xuất, với số vốn ít ỏi không thể cạnh tranh tập đoàn hùng mạnh trên thế giới với sức mạnh khổng lồ về tài chính như Coca cola Ngay sau đó các đối thủ trên thị trường Việt Nam một số phải đóng cửa, một số chuyển hướng kinh doanh khác Và như vậy chỉ còn Coca và Pepsi cạnh tranh nhau trên thị trường nước giải khát có ga
Công ty Coca cola đã đóng góp lớn vào việc phát triển cộng đồng là công ty nước giải khát hàng đầu tại Việt Nam Sự có mặt của công ty ngày càng được
khẳng định thông qua các hoạt động quảng cáo và truyền thông cùng với việc phát triển mối quan hệ cộng đồng thông qua các hoạt động tài trợ cho các chương trình giáo dục, cải thiện đời sống người dân như: cứu trợ thiên tai, hỗ trợ việc làm cho phụ nữ,…
Coca-cola chiếm hơn 50% thị phần nước giải khát ở Việt Nam, với ba nhà máy đóng chai lớn tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hãng này trực tiếp sử dụng 1378 lao động, đồng thời tạo ra khoảng 16000 chỗ làm trong các ngành liên quan
1.7 Kết luận
Thông qua những phân tích trên ta có thể thấy Việt Nam là một thị trường tiềm năng để phát triển cho các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có Coca Cola Với hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện minh bạch và rõ ràng; mức độ pháp triển kinh tế luôn được duy trì ổn định, cơ sở hạ tầng công nghệ kĩ thuật bắt kịp xu thế chung của thế giới là những lợi thế cho hoạt động kinh doanh của công ty nói chung và hoạt động quảng cáo nói riêng
Tuy nhiên các doanh nghiệp nước Ngoài như Coca cola cũng phải đối mặt với những khó khăn nhất định trong hoạt động quảng cáo của mình tại thị trường