tài liệu thực tế, rõ ràng Trong thời đại hiện nay Thời đại kinh tế thị trường mở cửa. Việc mở rộng quan hệ kinh tế giữa các nước trên thế giới và đặc biệt là các nước trong khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, nhằm mục đích thúc đẩy kinh tế phát triển đem lại lợi ích kinh tế cho các nước tham gia trao đổi quan hệ kinh tế với nhau. Do có sự trao đổi, hợp tác kinh tế giữa các nước nên ngành giao thông vận tải, dịch vụ Cảng biển , Cảng hàng không phát triển mạnh nhằm phục vụ cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa giữa trong nước với ngoài nước. Việc xuất nhập khẩu giữa các khách hàng ở các nước với nhau đòi hỏi cần có sự giúp đỡ của các đại lý giao nhận để việc xuất nhập khẩu diễn ra một cách nhanh chóng và thuận lợi. Với tiêu chí này Công ty Cổ phần tiếp vận PL đã ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Công ty Cổ phần tiếp vận PL là công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực Giao nhận. Hiện tại Công ty đẩy mạnh các loại hình kinh doanh dịch vụ hỗ trợ như phát triển hệ thống đại lý vận tải quốc tế, tìm thêm đối tác khách hàng, dịch vụ khai thuê hải quan, XNK ủy thác. Các công việc này đòi hỏi phải dựa theo 1 quy trình sẵn có và hợp lý, như vậy sự phục vụ của công ty sẽ đem lại cho khách hàng kết quả tốt nhất và hài lòng nhất. Qua đây xin giới thiệu “Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại CN Công ty Cổ phần tiếp vận PL” Vì thời gian hạn hẹp nên bài báo cáo không tránh khỏi những khuyết điểm và thiếu sót, mong quý Thầy (Cô) góp ý để bài báo cáo được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn Cô Ngụy Thị Sao Chi và anh Đỗ Mạnh Duy (ở Công ty Cổ phần tiếp vận PL ) đã giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này
BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: NGỤY THỊ SAO CHI LỜI MỞ ĐẦU Trong thời đại hiện nay - Thời đại kinh tế thị trường mở cửa. Việc mở rộng quan hệ kinh tế giữa các nước trên thế giới và đặc biệt là các nước trong khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, nhằm mục đích thúc đẩy kinh tế phát triển đem lại lợi ích kinh tế cho các nước tham gia trao đổi quan hệ kinh tế với nhau. Do có sự trao đổi, hợp tác kinh tế giữa các nước nên ngành giao thông vận tải, dịch vụ Cảng biển , Cảng hàng không phát triển mạnh nhằm phục vụ cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa giữa trong nước với ngoài nước. Việc xuất nhập khẩu giữa các khách hàng ở các nước với nhau đòi hỏi cần có sự giúp đỡ của các đại lý giao nhận để việc xuất nhập khẩu diễn ra một cách nhanh chóng và thuận lợi. Với tiêu chí này Công ty Cổ phần tiếp vận PL đã ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Công ty Cổ phần tiếp vận PL là công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực Giao nhận. Hiện tại Công ty đẩy mạnh các loại hình kinh doanh dịch vụ hỗ trợ như phát triển hệ thống đại lý vận tải quốc tế, tìm thêm đối tác khách hàng, dịch vụ khai thuê hải quan, XNK ủy thác. Các công việc này đòi hỏi phải dựa theo 1 quy trình sẵn có và hợp lý, như vậy sự phục vụ của công ty sẽ đem lại cho khách hàng kết quả tốt nhất và hài lòng nhất. Qua đây xin giới thiệu “Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại CN Công ty Cổ phần tiếp vận PL” Vì thời gian hạn hẹp nên bài báo cáo không tránh khỏi những khuyết điểm và thiếu sót, mong quý Thầy (Cô) góp ý để bài báo cáo được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn Cô Ngụy Thị Sao Chi và anh Đỗ Mạnh Duy (ở Công ty Cổ phần tiếp vận PL ) đã giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này! SVTH: NGUYỄN NGỌC CẨM 1 MSSV: 1215201007 – LỚP: C12E2A BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: NGỤY THỊ SAO CHI CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu, trong chương này, sẽ trình bày những lý thuyết liên quan như khái niệm về giao nhận; vai trò và nhiệm vụ của người giao nhận; phân loại dịch vụ giao nhận; quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động giao nhận. 1.1 Khái niệm về giao nhận: Giao nhận vận tải (freight forwarding) là dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ người gửi hàng đến nơi nhận, trong đó người giao nhận (freight forwarder) ký hợp đồng vận chuyển với chủ hàng, đồng thời cũng ký hợp đồng tương ứng với người vận tải để thực hiện dịch vụ. Theo quy tắc của Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận (FIATA) về dịch vụ giao nhận được định nghĩa như là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như dịch vụ tư vấn, hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề Hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa. Theo Luật thương mại Việt Nam, giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức việc vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải, hoặc của người làm dịch vụ giao nhận khác (gọi chung là khách hàng). Người làm dịch vụ giao nhận khi nhận việc vận chuyển hàng hoá thì phải tuân theo quy định của pháp luật chuyên ngành về vận tải. Trước kia, việc giao nhận có thể do người gửi hàng( nhà xuất khẩu) người nhận hàng (nhà nhập khẩu ) hay do người chuyên chở đảm nhiệm và tiến hành. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của buôn bán quốc tế phân công lao động quốc tế với mức độ và qui mô chuyên môn hoá ngày càng cao, giao nhận cũng dần dần được chuyên môn hóa, do các tổ chức, các ngiệp đoàn giao nhận chuyên nghiệp tiến hành và giao nhận đã chính thức trở thành một Nghề. Nghề giao nhận trên thế giới đã ra đời cách đây khoảng 500 năm. Năm 1552, hãng VANSAI đã ra đời ở BADILAY, Thuỵ Sĩ làm công việc giao nhận và kiêm cả việc vận tải hàng hoá. Như vậy, nói một cách ngắn gọn: Dịch vụ giao nhận là một dịch vụ liên quan đến quá trình vận tải nhằm tổ chức việc vận chuyển hàng hoá từ nơi nhận hàng đến nơi giao hàng. SVTH: NGUYỄN NGỌC CẨM 2 MSSV: 1215201007 – LỚP: C12E2A BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: NGỤY THỊ SAO CHI 1.2 Vai trò và nhiệm vụ của giao nhận bằng đường biển: 1.2.1 Vai trò của giao nhận đối với sự phát triển của Thương mại quốc tế : Chiếm 2/3 tổng diện tích trái đất, biển tạo ra hệ thống tuyến đường vận tải hàng hải quốc tế nối liền các quốc gia với nhau. Hiện tại, vận tải biển đảm nhận khoảng 85% khối lượng vận chuyển hàng hóa ngoại thương giữa các nước. Vận tải biển rất thích hợp với việc chuyên chở hàng hóa có khối lượng lớn, cự ly vận chuyển trung bình và dài. Do nó có lợi thế về chi phí vận tải thấp so với các phương thức vận tải khác. Và ngày nay, vận tải biển hiện là phương thức vận tải mạnh nhất và là ngành vận tải hiện đại trong hệ thông vận tải quốc tế. Trong xu thế quốc tế hoá đời sống xã hội hiện nay, cũng như là sự mở rộng giao lưu hợp tác thương mại giữa các nước, đã khiến cho giao nhận ngày càng có vai trò quan trọng. Điều này được thể hiện ở : + Giao nhận tạo điều kiện cho hàng hoá lưu thông nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm mà không có sự tham gia hiện diện của người gửi cũng như người nhận vào tác ngiệp. + Giao nhận giúp cho người chuyên chở đẩy nhanh tốc độ quay vòng của các phương tiện vận tải, tận dụng được một cách tối đa và có hiệu quả dung tích và tải trọng của các phương tiện vận tải, các công cụ vận tải, cũng như các phương tiện hỗ trợ khác. + Giao nhận làm giảm giá thành hàng hoá xuất nhập khẩu. + Bên cạnh đó, giao nhận cũng giúp các nhà xuất nhập khẩu giảm bớt các chi phí không cần thiết như chi phí xây dựng kho tàng bến bãi của người giao nhận hay do người giao nhận thuê, giảm chi phí đào tạo nhân công. 1.2.2 Nhiệm vụ: − Người giao nhận hoạt động theo hợp đồng uỷ thác ký với chủ hàng bảo vệ lợi ích của người chủ hàng. Phải thực hiện tất cả những điều khoản trong cảm kết của mình tương ứng với khả năng và quyền hạn của mình. − Người giao nhận lo liệu vận tải nhưng không phảI là người chuyên chở. Anh ta cũng có thể có phương tiện vận tải, có thể tham gia chuyên chở nhưng đối với với hàng hoá, anh ta chỉ là người giao nhận ký hợp đồng uỷ thác giao nhận, không phải là người chuyên chở. − Cùng với việc tổ chức vận tải người giao nhận còn làm nhiều việc khác trong phạm vi uỷ thác của chủ hàng để đưa hàng từ nơi này đến nơi khác theo những điều khoản đã cam kết. − Phải tuân thủ tới mức cao nhất những hướng dẫn của người ủy thác. Trường hợp người ủy thác không kịp hoặc không hướng dẫn cụ thể hoặc không có tập quán thông lệ thì người giao nhận sẽ tự hoạt động miễn không vi phạm nhứng điều kiện cam kết. SVTH: NGUYỄN NGỌC CẨM 3 MSSV: 1215201007 – LỚP: C12E2A BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: NGỤY THỊ SAO CHI − Phải trả những khoản tiền mà người giao nhận đã nhận thay cho người ủy thác, không được kinh doanh trên số tiền đã nhận. − Phải luôn sẵn sàng về khả năng tài chính để đáp ứng với từng công việc của Hợp đồng đã ký và chuẩn bị tài liệuliên quan đến chính sách chủ trương của người ủy thác khi cần. Ngoài ra, khi người giao nhận đóng vai trò đại lý, nhiệm vụ của anh ta chủ yếu là do khách hàng qui định. Những nhiệm vụ này thường được quy định trong luật tập tục về đại lý hoặc lật dân sự về uỷ quyền tuy nhiên, những quy định này không còn nhấn mạnh vào vấn đề dao nhận nữa và đIều kiện hoàn cảnh cũng khác nhau. Quyền hạn của người của người dao nhận khi đóng vai trò là đại lý theo đIều kiện kinh doanh tiêu chuẩn quy ước chung của FIATA, người giao nhận có quyền : + Tự do lựa chọn người ký hợp đồng phụ và tuỳ ý quyết định sử dụng những phương tiện và tuyến đường vận tải thông thường. + Cần giữ hàng hoá để đảm bảo được thanh toán những khoản tiền khách hàng nợ. Mặc dù người dao nhận có các quyền của người đại lý đối với chủ của mình, những quyền này không thực sự đủ để bảo vệ cho họ trong thực tế giao nhận hiện đại ngày nay. Vì lý do đó tốt hơn hết là người giao nhận nên giao dịch theo những đIều kiện và điều khoản đã biết và những điều kiện kinh doanh tiêu chẩu của các hiệp hội giao nhận quốc gia Nghĩa vụ của người dao nhận với tư cách là đại lý. Theo điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn quy ước trung của FIATA, người dao nhận phải: + Thực hiện sự uỷ thác của khách hàng với một sự quan tâm hợp lý nhằm bảo vệ lợi ích của khách hàng. + Tổ chức và lo liệu vận chuyển hàng hoá được uỷ thác theo sự chỉ dẫn của khách hàng. Song người vận tải cũng có trách nhiệm với tư cách là người đại lý. Là đại lý người giao nhận chỉ chịu trách nhiệm đối với những lỗi của bản thân mình hoặc người làm công cho mình. Trách nhiệm đối với khách hàng như sau: + Người giao nhận phải chịu trách nhiệm đối với khách hàng về những mất mát hoặc hư hỏng vật chất về hàng hoá nếu mất mát hoặc hư hỏng là do lỗi của anh ta hoặc người làm người làm công của anh ta. Mặc dù theo những điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn, người dao nhận không phải chịu chách nhiệm về những tổn thất hoặc hậu quả gián tiếp nhưng ngươì giao nhận nên bảo hiểm cả những rui ro đó vì khách hàng vẫn có thể khiếu nại. + Người giao nhận phải chịu chách nhiệm đối với khách hàng về những lỗi lầm về nghiệp vụ: người dao nhận hoặc người làm công của anh ta có thể có lỗi lầm hoặc sơ suất không phải do cố ý nhưng gây thiệt hại về tài chính cho khách hàng của mình. SVTH: NGUYỄN NGỌC CẨM 4 MSSV: 1215201007 – LỚP: C12E2A BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: NGỤY THỊ SAO CHI 1.3 Phân loại và phạm vi của dịch vụ giao nhận: 1.3.1 Phân loại: Trên thị trường quốc tế, tồn tại nhiều phương thức giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu với nhiều tên gọi khác nhau. Có thể phân loại giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu theo một số căn cứ dưới đây: Căn cứ vào phương thức vận tải, bao gồm: + Giao nhận bằng đường biển: Sử dụng tàu biển để vận chuyển hàng hóa, là phương thức vận tải phổ biến nhất hiện nay trong thương mại quốc tế. + Giao nhận bằng đường hàng không: Là phương thức giao hàng xuất khẩu sử dụng phương tiện vận tải là máy bay. Thường được sử dụng cho hàng hóa có giá trị lớn, khối lượng nhỏ, thời gian sử dụng ngắn hoặc yêu cầu bảo quản đặc biệt. + Giao nhận bằng đường bộ - đường sắt: Là hình thức sử dụng các phương tiện vận tải trên mặt đất vận chuyển hàng hóa sang biên giới trên đất liền của 2 nước. + Giao nhận vận tải liên hợp (vận tải đa phương thức): Là phương thức vận tải kết hợp nhiều phương tiện vận tải khác nhau, mục đích là tối ưu hóa chi phí và thời gian vận chuyển. + Giao nhận đường ống: Là phương thức sử dụng phương tiện vận tải là đường ống. Thường được dùng để vận chuyển các hàng hóa là chất lỏng như khí gas, dầu khí, v.v Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh, bao gồm: + Giao nhận thuần túy: Là việc giao nhận chỉ bao gồm thuần túy việc gửi hàng đi hoặc nhận hàng đến. + Giao nhận tổng hợp: Là hoạt động giao nhận hàng hóa bao gồm cả hoạt động thuần túy và các hoạt động như xếp dỡ, bảo quản, vận chuyển, v.v Từ tiêu thức phân loại giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu ở trên có thể rút ra khái niệm về giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu qua đường biển: là hoạt động giao nhận trong đó hàng hóa từ một hay nhiều quốc gia này sẽ được vận chuyển thông qua phương thức vận tải là đường biển đến một hay nhiều quốc gia khác dưới hình thức xuất khẩu – nhập khẩu. 1.3.2 Phạm vi của dịch vụ giao nhận hàng hóa: Đại diện cho nhà xuất khẩu: Người giao nhận với những thoả thuận cụ thể sẽ giúp khách hàng của mình (nhài xuất khẩu) những công việc sau: - Lựa chọn truyến đường vận tải. - Ðặt/ thuê địa điểm để đóng hàng theo yêu cầu của người vận tải. SVTH: NGUYỄN NGỌC CẨM 5 MSSV: 1215201007 – LỚP: C12E2A BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: NGỤY THỊ SAO CHI - Giao hàng hoá và cấp các chứng từ liên quan (như: biên lai nhận hàng - the Forwarder Certificate of Receipt hay chứng từ vận tải - the Forwarder Certificate of Transport). - Nghiên cứu các điều kiện của thư tín dụng (L/C) và các văn bản luật pháp của chính phủ liên quan đến vận chuyển hàng hoá của nước xuất khẩu, nước nhập khẩu, kể cả các quốc gia chuyển tải (transit) hàng hoá, cũng như chuẩn bị các chứng từ cần thiết. - Ðóng gói hàng hoá (trừ khi hàng hoá đã đóng gói trước khi giao cho người giao nhận). - Tư vấn cho người xuất khẩu về tầm quan trọng của bảo hiểm hàng hoá (nếu được yêu cầu). - Chuẩn bị kho bao quản hàng hoá, cân đo hàng hoá (nếu cần). - Vận chuyển hàng hoá đến cảng, thực hiện các thủ tục về lệ phí ở khu vực giám sát hải quan, cảng vụ, và giao hàng hoá cho người vận tải. - Nhận B/L từ người vận tải, sau đó giao cho nhà xuất khẩu. - Theo dõi quá trình vận chuyển hàng hoá đến cảng đích bằng cách liện hệ với người vận tải hoặc đại lý của người giao nhận ở nước ngoài. - Ghi chú về những mất mát, tổn thất đối với hàng hoá (nếu có). - Giúp nhà xuất khẩu trong việc khiếu nại đối với những hư hỏng, mất mát hay tổn thất của hàng hoá. Đại diện cho nhà nhập khẩu: Người giao nhận với những thoả thuận cụ thể sẽ giúp khách hàng của mình (nhà nhập khẩu) những công việc sau: - Theo dõi quá trình vận chuyển hàng hoá trong trường hợp người nhập khẩu chịu trách nhiệm về chi phí vận chuyển. - Nhận và kiểm tra tất cả các chứng từ liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hoá. - Nhận hàng từ người vận tải. - Chuẩn bị các chứng từ và nộp các lệ phí giám sát hải quan, cũng như các lệ phí khác liên quan. - Chuẩn bị kho hàng chuyển tải (nếu cần thiết). - Giao hàng hoá cho nhà nhập khẩu. - Giúp nhà nhập khẩu trong việc khiếu nại đối với những tổn thất, mất mát của hàng hoá. Các dịch vụ khác: Ngoài các dịch vụ kể trên, người giao nhận còn cung cấp các dịch vụ khác theo yêu cầu của khách hàng như dịch vụ gom hàng, tư vấn cho khách hàng về thị trường mới, tình huống cạnh tranh, chiến lược xuất khẩu, các điều kiện giao hàng phù hợp, v.v 1.4 Quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động giao nhận: Tại Việt Nam cũng như trên thế giới, lĩnh vực giao nhận vận tải phát triển khá mạnh, vì thế các luật định về giao nhận vận tải cũng rất đa dạng và chặc chẽ. Cụ thể có các văn bản như sau: SVTH: NGUYỄN NGỌC CẨM 6 MSSV: 1215201007 – LỚP: C12E2A BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: NGỤY THỊ SAO CHI - Quy định tại bộ Luật Thương Mại năm 2005, từ điều 233 đến điều 253 quy định chi tiết về dịch vụ Logistics; quá cảng hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam và dịch vụ quá cảng hàng hóa. - Tại Nghị định số 140/NĐ-CP/2007 ngày 05/09/2007 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. - Tại Nghị định số 10/2001/NĐ-CP của chính phủ ngày 19/3/2001 về điều kiện kinh doanh dịch vụ hàng hải. - Tại Nghị định số 125/2003/NĐ-CP của chính phủ ngày 29/10/2003 về vận tải đa phương thức quốc tế. - Quy định của bộ Luật Hàng Hải tại Chương V: “Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển” (từ điều 70-97 và từ điều 119-122). - Và được các quy định pháp luật liên quan đến việc điều chỉnh dịch vụ logistics: + Bộ Luật dân sự 2005 + Luật Doanh nghiệp 2005 + Luật Hải quan 2014 + Luật Giao thông đường bộ 2008 + Luật Đường sắt 2005 + Luật Dường thủy nội địa 2004 + Luật Hàng không dân dụng 2014 và các văn bản pháp luật khác. CHƯƠNG II: QUUY TRÌNH NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾP VẬN PL CHI NHÁNH TP.HCM SVTH: NGUYỄN NGỌC CẨM 7 MSSV: 1215201007 – LỚP: C12E2A BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: NGỤY THỊ SAO CHI 2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty: 2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển: CN công ty Cổ phần tiếp vận PL tại Tp.HCM là một chi nhánh của công ty Cổ phần tiếp vận PL. Vì vậy lịch sử hình thành của công ty gắn liền với lịch sử hình thành của tổng công ty. 2.1.1.1 Lịch sử hình thành: Kinh tế Việt Nam ngày cành phát triển, lượng hàng xuất nhập khẩu ngày càng tăng, do đó nhu cầu vận chuyển hàng hóa cũng tăng theo, đặc biệt là vận chuyển hàng hóa bằng đường biển vốn có nhiều ưu điểm như: giá rẻ, khối lượng vận chuyển lớn, thích hợp vận chuyển các loại hàng siêu trường, siêu trọng… Trong bối cảnh nước ta mở cửa thị trường, hội nhập quốc tế, các công ty nước ngoài, các văn phòng đại diện, công ty liên doanh…ồ ạt đẩy mạnh đầu tư vào thị trường Việt Nam vốn rất tiềm năng. Các công ty, doanh nghiệp chuyên về đại lý hãng tàu, giao nhận vận tải đường biển, dịch vụ hàng hải,…cũng nối tiếp nhau ra đời dần dần phá vỡ thế độc quyền của các công ty vận tải nhà nước vốn đựơc coi là nòng cốt trong ngành vận tải biển của Việt Nam, tạo ra một sân chơi bình đẳng cạnh tranh lẫn nhau trong ngành vận tải. SVTH: NGUYỄN NGỌC CẨM 8 MSSV: 1215201007 – LỚP: C12E2A BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: NGỤY THỊ SAO CHI Trong bối cảnh thị trường như vậy, ông Vũ Đình Lân và một số cổ đông đã tìm hiểu thị trường và quyết định thành lập công ty Cổ phần tiếp vận PL để phần nào đáp ứng nhu cầu của thị trường nói chung và của khách hàng nói riêng. − Tên tiếng việt: Công ty Cổ phần tiếp vận PL − Tên tiếng anh: PL LOGISTICS CORPORATION − Tên viết tắt: PL LOGISTICS CORP − Loại hình: Công ty cổ phần − Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0103024306 − Mã số thuế: 0102741399-001 − Ngày thành lập: 08/05/2008 − Vốn đăng ký: 200.000.000 VND − Địa chỉ trụ sở chính: Tầng 1, số 36 phố Trung Liệt, Phường Trung Liệt,Quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam. − Email: steven@pl-logistics.com.vn Sales@pl-logistics.com.vn − Website: www.pl-logistics.com.vn − Người đại diện: VŨ ĐÌNH LÂN − Tỷ lệ góp vốn của các cổ đông: • Ông Vũ Đình Lân: 45% • Ông Vũ Quý Phương: 25% • Ông Trần Văn Tuấn: 20% • Ông Vũ Ngọc Hà: 10% Các văn phòng đại diện của công ty: + Văn phòng tại Hà Nội: Địa chỉ: Tầng 1, số 36 phố Trung Liệt, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam. Số điện thoại: 0435 133 328/29/30 Fax: 0435 133 327 SVTH: NGUYỄN NGỌC CẨM 9 MSSV: 1215201007 – LỚP: C12E2A BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: NGỤY THỊ SAO CHI + Văn phòng tại Hải Phòng: Địa chỉ: Rm508, Xây dựng Sơn Hải, 452 Lê Thánh Tôn, Ngô Quyền, Hải Phòng Điện thoại: 0313 555 566 Fax: 0313 555 309 + Văn phòng tại Tp. Hồ Chí Minh: Địa chỉ: Tầng 1, Tòa nhà Nam Phương, 55 Lê Quốc Hưng,Phường 12, Quận 4, TP Hồ Chí Minh Điện thoại: 0862 618 242/43 Fax: 0862 618 241 Công ty có mối quan hệ với các hãng : APL, MOSK MAERSK, NYK, KLINE, OOCL, P&O NEDLLOYD, HUYNDAI, CMA, MSC, VERGREEN, HAPAGLLOYD, NORASIA, CSCL, WANHAI, HANJIN, ZIM, SAMUDERA, YANGMING and COSCO. 2.1.1.2 Quá trình phát triển: Công ty Cổ phần tiếp vận PL được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ cuối năm 2008. Công ty là một trong những nhà giao nhận vận chuyển hàng hóa hạng quốc tế, với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và chuyên nghiệp công ty cung cấp cho khách hàng dịch vụ tốt nhất, công ty đã trở thành một trong những công ty có uy tín và đáng tin cậy trên thị trường. Mỗi thành viên của công ty đều có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đại lý giao nhận và có thể cung cấp giải pháp tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của công ty. Mỗi nhân viên được đào tạo để đảm bảo mỗi lô hàng được xử lý một cách nhanh nhất an toàn nhất và hiệu quả nhất. Sau hơn 2 năm thành lập công ty đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. Hiện nay công ty được rất nhiều các doanh nghiệp trong và ngoài nước biết đến. Và có mối quan hệ tốt với nhiều công ty lớn trên thị trường như: APL, MOSK MAERSK, NYK, K-LINE, OOCL, P&O NEDLLOYD, HUYNDAI… SVTH: NGUYỄN NGỌC CẨM 10 MSSV: 1215201007 – LỚP: C12E2A [...]... BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: NGỤY THỊ SAO CHI (5) Làm thủ tục hải quan tại Cảng (6) Xin rút ruột và nhập kho (7) Kiểm hóa (8) Xuất kho và thanh lý hải quan (9) Giao hàng và bàn giao (10) Quy t toán với khách hàng Đối với Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu đối với hàng lẻ (LCL), cũng tương tự như quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu đối với hàng nguyên container (FCL)... theo ủy quy n của doanh nghiệp: Công ty Cổ phần tiếp vận PL Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh vận tải biển Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ôtô, đường thủy nội địa Kinh doanh dịch vụ logistics (trừ kinh doanh dịch vụ hàng không) Đại lý vận tải đa phương thức Dịch vụ giao nhận hàng hóa, kê khai hải quan Dịch vụ vận chuyển hàng hóa quá cảnh bằng đường bộ, đường sắt Đại lý vận tải hàng không Mua bán: hàng. .. hàng và chuyển cho bộ phận kế toán, bộ phận kế toán sẽ có trách nhiệm thu tiền khách hàng 2.2.1.11 Quy t toán với khách hàng: Khi hàng đã về kho riêng của doanh nghiệp nhập khẩu, lúc này nhân viên giao nhận sẽ kết hàng Đây là quá trình kết toán chi phí làm hàng của một lô hàng Các chi phí chi hộ khách hàng phải có hóa đơn cụ thể Nhân viên giao nhận kẹp các hóa đơn và tờ khai bản gốc vào phiếu kết hàng. .. xanh: hàng hóa được miễn kiểm tra chứng từ thực tế Có thể kiểm tra xác suất theo tỷ lệ không quá 5% tổng số tài khoản hải quan + Luồng vàng: hàng hóa được kiểm tra 100% bằng máy soi Có thể kiểm tra xác suất theo tỷ lệ không quá 5% tổng số tài khoản hải quan + Luồng đỏ: hàng hóa luồng này thực hiện kiểm tra thực tế 100% hàng hóa bằng biện pháp thủ công Hàng hóa phải được kiểm tra thực tế khi chủ hàng. .. load): Sơ đồ: Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu đối với hàng nguyên container (FCL): (1) Bộ phận chứng từ Bộ phận kinh doanh (4) Khách hàng (2) Bộ phận giao nhận (11) (10b) Bộ phận kế toán (9) (8) Cảng (7) (6b) Kiểm hóa (5) Hải quan (6a) (3) Hãng tàu (10a) Chú thích: (1) Nhận yêu cầu từ khách hàng SVTH: NGUYỄN NGỌC CẨM MSSV: 1215201007 – LỚP: C12E2A 19 BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD:... CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: NGỤY THỊ SAO CHI + Luồng đỏ: Doanh nghiệp xuất trình hồ sơ giấy và hàng hóa để cơ quan hải quan kiểm tra Bước 4: Doanh nghiệp in tờ khai trên hệ thống của mình để đi lấy hàng Lưu ý: - - Phân bổ phí vận tải và bảo hiểm: Khi người nhập khẩu có trách nhiệm vận tải và mua bảo hiểm quốc tế thì phải khai báo và phân bổ vào trị giá tính thuế hàng nhập khẩu bằng đồng Việt Nam... 2.2.1.2 Nhận bộ chứng từ và kiểm tra: Sau khi công ty dịch vụ giao nhận ký hợp đồng giao nhận với chủ hàng (là người nhập khẩu trong hợp đồng kinh tế), với nhiệm vụ là làm thủ tục thông quan nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa an toàn và giao cho người nhận hàng tại địa điểm mà người nhận hàng đã chỉ rõ trong hợp đồng kinh tế nêu trên Người nhận hàng sẽ cung cấp cho phòng giao nhận của công ty giao nhận... Đối với hàng lẻ (LCL – Less than Container Load): Sơ đồ: Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu đối với hàng lẻ (LCL) (1) Bộ phận chứng từ Bộ phận kinh doanh (4) Khách hàng (2) Bộ phận giao nhận (10) (9b) Bộ phận kế toán (9a) (8b) Cảng (7) (8a) Kiểm hóa (6b) (5) Kho CFS (6a) Hải quan (3) Hãng tàu Chú thích: (1) Nhận yêu cầu từ khách hàng: (2) Nhận BCT và kiểm tra (3) Lấy DO (4) Khai hải quan... lệ Trước khi thanh lý hàng tại hải quan bãi thì D/O phải còn giá trị hiệu lực 2 Trong tờ khai hàng nhập, nếu là hàng mới thì phải ghi rõ: hàng mới 100%” ở mục tên hàng trong tờ khai 3 Nếu là hàng không có C/O thì phải ghi:“không trình, không nợ C/O” ở góc dưới phía bên trái của tờ khai (xem minh họa tại phần chứng từ minh họa) 4 Hàng máy móc nhập khẩu đã qua sử dụng thì phải ghi: hàng đã qua sử dụng,... THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: NGỤY THỊ SAO CHI kiểm tra kỹ lô hàng có đầy đủ hay không Nếu đầy đủ thì nhân viên giao nhận và khách hàng cùng kiểm tra hàng hóa và ký vào biên bản, mỗi bên giữ 1 bản Cho xe chở hàng đến địa điểm giao hàng mà người nhận đã yêu cầu, trình trucking bill cho chủ hàng ký tên vào, lúc này có hai bản mà chủ xe đã giữ một bản gởi cho chủ hàng, một bản chủ xe giữ lại để trình lại cho . NGHIỆP GVHD: NGỤY THỊ SAO CHI 2.2 Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu: 2.2.1 Đối với hàng nguyên cont ( FCL- full container load): Sơ đồ: Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập. như vậy sự phục vụ của công ty sẽ đem lại cho khách hàng kết quả tốt nhất và hài lòng nhất. Qua đây xin giới thiệu Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại CN Công. doanh dịch vụ hàng không). Đại lý vận tải đa phương thức. Dịch vụ giao nhận hàng hóa, kê khai hải quan. Dịch vụ vận chuyển hàng hóa quá cảnh bằng đường bộ, đường sắt. Đại lý vận tải hàng không.