Căn cứ thông tư số 262012TTBGDĐT ngày 10 tháng 07 năm 2012 của Bộ trường Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, trung học cơ sở, phổ thông và giáo dục thường xuyên Căn cứ kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên về việc Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, trung học cơ sở, phổ thông và giáo dục thường xuyên năm học 2014 2015. Căn cứ kế hoạch của Phòng Giáo dục và Đào tạo Phù Cừ về việc bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, trung học cơ sở, phổ thông và giáo dục thường xuyên năm học 2014 2015. Căn cứ kế hoạch của Trung tâm GDTX Phù Cừ về việc bồi dưỡng thường xuyên giáo viên năm học 2014 2015.
PHÒNG GD&ĐT PHÙ CỪ TRUNG TÂM GDTX PHÙ CỪ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN NĂM HỌC 2014 – 2015 Họ và tên giáo viên: Nguyễn Thị Thảo Sinh ngày: 28/10/1984 Tổ chuyên môn: Nghề - Chuyên đề Năm vào ngành giáo dục: 2009 Nhiệm vụ được giao trong năm học: Dạy nghề nông nghiệp, tổ phó tổ dạy nghề chuyên đề, ban chấp hành công đoàn. PHẦN I: CÁC CĂN CỨ HOÀN THÀNH BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN - Căn cứ thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 07 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, trung học cơ sở, phổ thông và giáo dục thường xuyên - Căn cứ kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi về việc Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, trung học cơ sở, phổ thông và giáo dục thường xuyên năm học 2014 - 2015. - Căn cứ kế hoạch của Phòng Giáo dục và Đào tạo Sơn Tịnh về việc bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, trung học cơ sở, phổ thông và giáo dục thường xuyên năm học 2014 - 2015. - Căn cứ kế hoạch của Trung tâm GDTX Phù Cừ về việc bồi dưỡng thường xuyên giáo viên năm học 2014 - 2015. - Căn cứ kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của bản thân năm học 2014-2015, tôi xin báo cáo kết quả bồi dưỡng thường xuyên như sau: PHẦN II: KẾT QUẢ BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN: MODULE GDTX 3 : ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN Qua thời gian tự học tôi đã nắm được những vấn đề sau: 1. Các loại chương trình của GDTX hiện nay: * Hiện nay, các chương trình sau đây đang đuợc thực hiện ở giáo dục thường xuyén: - Chương trình xoá mù chữ, sau xoá mù chữ. - Chương trình giáo dục thường xuyên cấp tiểu học. - Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THCS (bổ túc THCS). - Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT (bổ túc THPT). - Chương trình vừa học vùa làm trình độ trung học chuyên nghiệp, trung học nghề, cao đẳng, đại học. - Chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ. - Chương trình bồi dưỡng tin học ứng dụng. - Các chương trình đào tạo bổ sung, tu nghiệp định kì, bồi dưỡng và nâng cao trình độ, cập nhât kiến thức, kĩ năng, chuẩn hóa các loại trình độ. - Các chương trình giáo dục đáp ứng nhu cầu người học. Trong các chương trình trên thì đa số các cơ sở giáo dục thường xuyên đều thực hiện, đó là các chương trình bổ túc THPT (chiếm tỉ lệ hơn 92%), chương trình bồi dưỡng ngoại ngũ (hơn 60%), chương trình bồi dương tin học ứng dụng (gần 70%). Một số cơ sở giáo dục thường xuyên còn mở các lớp chuyên đề giúp người dân nâng cao thu nhâp, cải thiện chất lượng cuộc sống gần 37%); các lớp bồi dưỡng cập nhât kiến thúc về quản lí, pháp luật, kinh tế và xã hội cho cán bộ quận/huyện, xã/phường (28,9%); các khoá đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, quản lí, lí luận chính trị, tin học, ngoại ngữ cho cán bộ, GV, công chức, viên chức trong các cơ quan Nhà nuỏc (gần 41%); các lớp dạy nghề (gần 40%). 2. Xác định các nhóm đối tượng học viên tương ứng với các chương trình GDTX. Kết quả điều tra thực tế cho thấy đổi tượng của giáo dục thường xuyên thường là: - Những người chưa bao giờ đi học ở các nhà trường chính quy. - Những người phải bỏ học dở chừng ở các bậc học khác nhau. - Đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ chí Minh, đối tượng tham gia học tập còn là thanh thiếu niên nhập cư, không có hộ khẩu nên phải học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên. - Những người đã và đang công tác muốn học thêm đề hoàn thiện kiến thức, chuẩn hóa, và nâng cao năng lực đề làm tốt hơn công việc hoặc học nghề đề tìm kiếm việc làm có thu nhập cao hơn. Từ 2000 đến nay, số học viên theo học các chuơng trình giáo dục thường xuyên khác nhau tăng lên một cách đáng kể, đặc biệt khi mạng lưới các trung tâm học tập cộng đồng xã/phường/thị trấn phát triển rộng khắp trong cả nước. Đặc biệt từ 2000 đến nay, hằng năm giáo dục thường xuyên đã mở nhiều lớp bổ túc THCS cho khoảng 150.000- 200.000 học viên và đã góp phần tích cực trong việc phổ cập giáo dục THCS. Học viên bổ túc THCS tăng từ năm 2000 đến năm 2005, sau đó bất đầu có xu thế giảm. Ngược lai, học viên bổ túc THPT có xu thế tăng trong những năm cuối và sẽ tăng mạnh hơn sau 2010 để góp phần phổ cập giáo dục bậc THPT. Cùng với sụ phát triển nhanh chóng và rộng khắp mô hình trung tâm học tập cộng đồng cấp xã/phường/thị trấn, giáo dục thường xuyên đã tạo cơ hội cho đông đảo người lao động được tiếp tục học tập, đào tạo lại, được bồi dưỡng ngắn hạn, định kì và thường xuyên theo các chương trình giáo dục, các chương trình kĩ năng nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu nâng cao năng suất lao động, nâng thu nhập và chuyển đổi nghề nghiệp, sổ lượt người đuợc học các chuyên đề ờ các trung tâm học lập cộng đồng tăng đột biến, tù 200.000 lượt người (năm học 2000- 2001) lên tới 12.780.540 lượt người (năm học 2003 - 2000), tăng hơn 60 lần. Ngoài ra, hằng năm, giáo dục thường xuyên đã tổ chức cho hàng triệu lượt học viên theo học các lớp ngoại ngữ, tin học ứng dụng và số luợng học viên năm học 2007- 2003 tăng hơn 4 lần so với năm học 2000- 2001. Với sổ liệu thống kê kể trên, cho thấy xu hướng chung là quy mô giáo dục thường xuyên ở các tỉnh ngày càng phát triển. Giáo dục thường xuyên đã tạo cơ hội cho nhiều người dân được học tập thường xuyên, học tập suốt đời, bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, theo các nội dung khác nhau để nâng cao dân trí, góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ và lực lượng lao động có văn hoá, có chuyên môn, tham gia đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Kết quả phiếu xin ý kiến cho thấy có 82,4% sổ cán bộ quản lí giáo dục và GV nhận định hiện tại, trong 2 loại đối tượng của giáo dục thường xuyên là thanh thiếu niên và người lớn tuổi (những người lao động, cán bộ, công nhân, ) thì tỉ lệ thanh thiếu niên là cao hơn, chiếm khoảng 79%, nhưng sau năm 2010 đến 2020 đổi tượng chủ yếu của giáo dục thường xuyên sẽ là người lớn tuổi, chiếm tỉ lệ cao hơn khoảng 69%. Họ cho rằng đến năm 2020, do hoàn thành phổ cập giáo dục THPT nên đối tượng thanh thiếu niên sẽ giảm dần và do việc phát triển ngày càng nhiều các loại hình trường THPT (ngoài công lập) sẽ thu hút nhiều thanh thiếu niên theo học. 3. Đặc điểm, động cơ học tập của các nhóm đối tượng học các chương trình GDTX: 3.1. Phân tích động cơ, nhu cầu học tập, điều kiện học tập của các nhóm đối tượng học các chương trình giáo dục thường xuyên. - Học viên tham gia học chương trình xóa mù chữ và giáo dục sau biết chữ để biết đọc, biết viết, để có thể thực hiện những kĩ năng sống tốt hơn như dạy con cái học hành, đọc các đơn thuốc chữa bệnh, hay thuốc bảo vệ thực vật, nuôi cây trồng hoặc tham gia các lớp chuyển giao khoa học, kĩ thuật, nâng cao năng suất vật nuôi, cây trồng. Nói chung điều kiện học tập của học viên rất khó khăn. - Học viên tham gia học chương trình đào tạo bổ sung, tu nghiệp định kì, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhập kiến thức, kĩ năng đề làm tốt công việc đang làm, hoặc để nâng cao trình độ để tiếp tục học lên bậc cao hơn. Điều kiện học tập của họ nói chung không được thuận lợi, nhất là thời gian học tập. - Học viên tham gia chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu người học đề cập nhật, bổ sung kiến thức kĩ năng sống cần thiết, góp phần nâng cao hiểu biết, nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân, gia đình, cộng đồng và góp phần phát triển cộng đồng bền vững. Điều kiện học tập của họ không có khó khăn lắm. - Học viên tham gia chương trình giáo dục đề lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân theo hình thức vừa làm vừa học, học từ xa, tự học có hướng dẫn để nâng cao trình độ, để có thể tiếp tục học lên các cấp bậc học trên, hoặc cũng có thể tham gia lao động sản xuất và có bằng cấp để bằng bạn bè. Điều kiện học tập của học viên học các chương trình lấy văn bằng chứng chỉ cũng có nhiều khó khăn nhất là vừa làm vừa học. 3.2. Phân tích năng lực nhận thức của các nhóm đối tượng học giáo dục thường xuyên. Mục đích học tập của hai loại đối tượng ở các trung tâm giáo dục thường xuyên có khác nhau: - Đối với những thanh niên/thiếu niên, hầu hết đều có mục đích tìm kiếm cơ hội để tiếp tục học lên bậc cao hơn (mặc dù các điều kiện học tập không mấy thuận lợi), để xin đi học nghề kiếm việc làm, đề đi làm hoặc tham gia lao động sản xuất. - Đổi với những người lao động lớn tuổi, mục đích học tập chủ yếu là để làm tổt hơn công việc đang làm, để chuyển đổi công việc có thu nhâp cao hơn, đề đáp ứng yêu cầu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ và một sổ người có mục đích tạo cơ hội để tiếp tục học lên bậc học cao hơn bằng phuơng thức không chính quy (tại chức hoặc tự học, học từ xa ). Khảo sát về động cơ, nhu cầu học tập của các loại đổi tượng giáo dục thường xuyên, có 80,5% sổ cán bộ quản lí giáo dục và giáo viên cho rằng động cơ, nhu cầu của học viên khi đến giáo dục thường xuyên là có thay đổi trong tương lai. Đối với đối tượng là những thanh niên/thiếu niên, hầu hết đều có mục đích tìm kiếm cơ hội để tiếp tục học lên bậc cao hơn hoặc đề lấy bằng cấp, vì vậy tỉ lệ loại đối tượng này chiếm ưu thế hơn (70%) nhưng từ sau 2010 đến 2020, khi mà đối tượng chủ yếu của giáo dục thường xuyên là những người lao động lớn tuổi mục đích học tập chủ yếu của họ là để làm tổt hơn công việc đang làm, để chuyển đổi công việc có thu nhập cao hơn hoặc để bổ sung, hoàn thiện kiến thức chiếm đến 60%. Khi được hỏi các loại chương trình của giáo dục thường xuyên cần được cấp văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục chính quy hay hệ thống giáo dục thường xuyên thì hầu hết đều trả lời dùng bằng của giáo dục thường xuyén. Chương trình giáo dục tiểu học lấy chứng chỉ, chương trình giáo dục thường xuyên cấp THCS, cấp THPT lấy bằng tốt nghiệp giáo dục thường xuyên. Chỉ riêng có chương trình giáo dục đại học vừa làm vừa học thì yêu cầu lấy bằng tốt nghiệp chính quy. Đây là một thực tế đòi hỏi khi phải đi xin việc làm của người học và các cơ quan tuyển dụng lao động đòi phải có bằng tổt nghiệp đại học hệ chính quy. Nếu có thể thay đổi chính sách tuyển dụng lao động là loại văn bằng nào cũng chấp nhận thì người học cũng sẽ chấp nhận bằng giáo dục thường xuyên. Điều đó chứng tỏ học viên không đòi hỏi bằng chứng chỉ của giáo dục thường xuyên hay giáo dục chính quy miễn là văn bằng ấy phải được xã hội thừa nhận, phải đuợc bình đẳng trong công việc, trong tuyển dụng. Do đó, đối với giáo dục thường xuyên, vấn đề đặt ra lúc này là phải làm sao nâng cao đuợc chất lượng giáo dục theo yêu cầu của xã hội. Modul 15: Khai thác xử lí thông tin phục vụ bài giảng. Khai thác, xử lí thông tin phục vụ bài giảng là một công việc thường xuyên, cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả dạy học của các cán bộ, giáo viên (GV) và học viên trong các trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX). Thế giới đang trong quá trình toàn cầu hoá, giáo dục nói chung và GDTX nói riêng đứng trước những cơ hội và thách thức to lớn. Người GV thời kì toàn cầu hoá không còn giữ vị trí độc tôn cung cấp kiến thức và thông tin. Người GV chủ yếu làm nhiệm vụ hướng dẫn người học biết cách khai thác, xử lí, lưu trữ thông tin, từ đó đưa ra những quyết định chính xác. Sự phát triển vũ bão của mạng Internet đang làm thay đổi mạnh mẽ thế giới của chúng ta, làm thay đổi cách dạy, cách học, cách làm việc và vui chơi giải trí. Mạng Internet cũng xoá nhòa ranh giới giữa đô thị và nông thôn, giữa miền núi và đồng bằng, thúc đẩy người dân học tập, hoàn thiện bản thân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần suổt đời. Chính vì vậy, khai thác, xử lí thông tin phục vụ bài giảng trở thành một yêu cầu bắt buộc với tất cả GV của các trung tâm GDTX nhằm thay đổi phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng tiếp cận năng lực, đáp ứng nhu cầu mở mang dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài của giáo dục. Nội dung 1: Tìm hiểu một số vấn đề chung về công tác khai thác,xử lí thông tin phục vụ bài giảng đối với trung tâm GDTX. * Trung tâm gdtx là cơ sở giáo dục thực hiện các nhiệm vụ sau: + Tổ chức thực hiện các chương trình gdtx như: xóa mù chữ, Giáo dục tiếp sau khi biết chữ, cập nhật kiến thức, kĩ năng, chuyển giao khoa học công nghệ, bồi dưỡng kĩ năng tin học, ngoại ngữ…. + Tổ chức các lớp học theo ct gdtx cấp THCS và THPT +Tổ chức dạy và thực hành kĩ thuật nghề nghiệp, các hoạt động khác phục vụ học tập. * Các chương trình giáo dục trong TT GDTX được chia thành các nhóm như sau: + Nhóm chương trình giáo dục để cấp văn bằng chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân:vd chương trình GDTX cấp THCS, cấp THPT. + Nhóm chương trình học tập không dẫn tới cấp bằng, chứng chỉ: Xóa mù chữ, các chương trình chuyển giao khoa học kĩ thuật, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ … * Tính đặc thù của chương trình giáo dục: Các chương trình đều được thực hiện trên phương châm nâng cao tính thực hành trên cơ sở khai thác kinh nghiệm thực tiễn của người học.Vì vậy công tác khai thác thông tin trên internet phục vụ bài giảng là một trong các nội dung công tác của giáo viên tt gdtx nhằm quản lí, cố vấn, giúp đỡ các lớp học tổ chức các hoạt động học tập, rèn luyên. * Các hình thức học tập tại trung tâm gdtx gồm: Vừa học vừa làm, học từ xa, tự học có hướng dẫn.Vì vậy việc khai thác xử lí thông tin phục vụ bài giảng ở trung tâm gdtx là rất quan trọng và cần thiết. Nội dung 2: Một số nội dung cơ bản , cần thiết trong công tác khai thác, xử lí thông tin phục vụ bài giảng đối với trung tâm GDTX. - Trong quá trình dạy học bao gồm nhiều nội dung ta có thể khai thác, xử lí thông tin theo từng nội dung cụ thể ví dụ như: Trong một bài giảng giới thiêu về nghề làm vườn chúng ta có thể khai thác thông tin qua các nội dung sau: + Mục tiêu bài giảng + Phương pháp dạy + Phương tiện dạy học + Các hoạt động diễn ra trong bài giảng + Kiểm tra đánh giá. + Ngoài ra chúng ta còn có thế khai thác các ví dụ các mô hình vượn trên thực tế, các hình ảnh sinh động phục vụ bài giảng Lưu ý: Với mỗi bài giảng phần nội dung khai thác là rất phong phú và đa dạng tuy nhiên chúng ta phải tìm được nguồn thông tin đáng tin cậy.Kết hợp với trình độ hiểu biết và các kinh nghiệm thực tiễn của người dạy để giáo viên khai thác xử lí thông tin cho phù hợp đối tượng học viên. VD: Trên mạng internet có rất nhiều thông tin về các mô hình vườn cho hiệu quả kinh tế cao nhưng trên thực tế địa phương chí nên khai thác các mô hình vườn có diện tích nhỏ, kết hợp giữa trồng vườn và chăn nuôi gia cầm…. Nội dung 3: Tìm hiểu về vai trò của mạng internet trong việc khai thác, xử lí thông tin phục vụ bài giảng ở trung tâm gdtx. Hiện nay việc tìm kiếm các thông tin phục vụ bài giảng trên mạng internet đang là xu hướng rất phổ biến và được ưu chuộng vì trên mạng internet các thông tin phục vụ bài giảng rất phong phú và đa dạng, người dạy chỉ việc tìm kiếm các thông tin đáng tin cậy phục vụ cho bài giảng của mình sau đó xử lí thông tin áp dụng một cách hợp lí vào bài giảng của mình. Hiện nay trên mạng internet có rất nhiều công cụ để tìm kiếm thông tin đang được sử dụng trong đó phổ biến nhất là google, youtube…. VD1: Khi dạy bài kĩ thuật ghép mắt chúng ta có thể sử dung google để tìm hiểu thêm các thông tin về phương pháp ghép mắt, các hình thức ghép mắt đang được sử dụng phổ biến hiện nay, các nỗi hay mắc phải khi ghép mắt, các ưu , khuyết điểm của phương pháp nhân giống này. Bên cạnh các thông tin trên chúng ta còn có các hình ảnh sinh động mô tả về phương pháp ghép mắt giúp học viên có hình ảnh trực quan để có thể tiếp thu bài giảng nhanh chóng. Chúng ta cũng có thể sử dụng youtube để tìm kiếm các video liên quan đến phương pháp ghép , các video về các vườn nhân giống bằng phương pháp ghép. Với các thông tin về bài giảng được giáo viên khai thác một cách sinh động như vậy sẽ làm cho bài giảng không còn nhàm chán như trước kia giúp học viêc dễ tiếp thu và ứng dụng chúng vào thực tiễn đặc biệt là với đối tượng học viên là lao động nông thôn. Ngoài các công cụ tìm kiếm thông tin chúng ta còn có thể sử dụng các công cụ lưu trữ và chia xẻ thông tin một cách nhanh chóng như gmail, email, usb, ổ đĩa…. VD2: Khi dạy học bài vai trò của nghề làm vườn ban đầu giáo viên đưa ra các video có nội dung liên quan đến nghề làm vườn được giáo viên thu thập và chuẩn bị từ trước như: video vế các vườn tạp ở miền bắc với hình thức tổ chức vườn vừa trồng cây ăn quả vừa chăn gà, vịt… mô hình vườn cây ăn quả ở miền nam, mô hình vườn chè ở đồi núi…. Từ các mô hình trên giáo viên cho học viên thảo luận để tìm hiếu về các sản phẩm tạo ra tự vườn từ đó học viên có thể nói lên vai trò của vườn và hạch toán được nguồn thu từ nghề làm vườn… Bên cạnh đó giáo viên khai thác các số liệu về giá trị kinh tế của vườn tạp và vượn đã được cải tạo để học viên tiện so sánh và đánh giá vai trò của nghề làm vườn… Cung cấp cho học viên thông tin về các địa phương có nghề làm vườn phổ biến hiện nay… Từ các thông tin được giáo viên khai thác, qua xử lí có thể trở thành phương tiện dạy học tích cực giúp học viên tiếp thu bài giảng dễ dàng và khả năng ghi nhớ lâu hơn. 4. Nội dung 4: Phương pháp tổ chức các hoạt động dạy học có ứng dụng khai thác, xử lí thông tin phục vụ bài giảng phù hợp với từng đối tượng, điều kiện học tập trong trung tâm GDTX. - Đối với trung tâm GDTX giáo viên cần nắm chắc khả năng nhận thức của học sinh .Từ đó xây dựng chương trình và nội dung học cho phù hợp. - Với đối tượng học sinh GDTX học sinh nhận thức chậm. vì vậy khi xây dựng các bài giảng cho đối tượng này giáo viên cần chọn lọc nội dung kiến thức đơn giản, cơ bản để học sinh nắm được nội dung bài.Tránh tham kiến thức để học sinh rối. - Khi thiết kế các bài giảng điện tử giáo viên không nên đưa các nội dung phức tạp, bên cạnh nội dung của bài giáo viên kết hợp các kiến thức thực tế mà giáo viên khai thác được trên mạng internet giúp học sinh dễ hiểu bài và hiểu bài dễ hơn. 5. Nội dung 5: Phương pháp đánh giá và sử dụng kết quả của công tác khai thác xử lí thông tin phục vụ bài giảng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đối với học viên trung tâm GDTX. - Qua các bài giảng có khai thác lí thông tin phục vụ bài giảng giáo viên cần có phương pháp kiểm tra đánh giá các nội dung đã học từ đó đánh giá được khả năng nhận thức của học viên từ đó điều chỉnh các nội dung kiến thức mà giáo viên cần cung cấp cho học viên trong các nội dung tiếp theo. MODUL 28: Nội dung và kỹ năng tư vấn cho trung tâm học tập cộng đồng. I. Nội dung 1: Tư vấn và các chức năng của trung tâm học tập cộng đồng, các hình thức tư vấn ở trung tâm học tập cộng đồng. 1. Thế nào là tư vấn cho trung tâm học tập cộng đồng. Là quá trình thông qua nhiều hình thức nhằm chia sẻ với các đối tượng cần tư vấn những hiểu biết , kiến thức, kĩ năng về GDTX, về TTHTCĐ và các kiến thức văn hóa, xã hội khác nhằm duy trì và phát triển bền vững TTHTCĐ. VD: Chia sẻ thông tin về vai trò và nhiệm vụ của TT GDTX là đội ngũ có chức năng tư vấn, giúp đỡ cho phòng giáo dục định hướng TThTCĐ tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên đề cho nhân dân trong các xã. 2. Các chức năng của tư vấn cho trung tâm HTCĐ. - Cung cấp thông tin: Cung cấp cho các đối tượng cần tư vấn các thông tin rõ ràng và chính xác để có thể làm thay đổi nhận thức của đối tượng cần tư vấn. - Hỗ trợ: Tất cả các đối tượng cần tư vấn đều cần sự hỗ trợ nên tư vấn còn thể hiện sự sãn sàng giúp đỡ và hỗ trợ đối tượng cần tư vấn mọi vấn đề mà người hỗ trợ có thể để làm hài lòng đối tượng cần tư vấn. - Giải quyết mâu thuẫn: Giúp các đối tượng cần tư vấn giải quyết các vấn đề mâu thuẫn của họ với người khác. - Giải quyết vấn đề: Giúp các đối tượng cần tư vấn tìm ra các hướng giải quyết các khó khăn mà họ gặp phải. Tìm ra hướng tối ưu nhất để giải quyết vấn đề. - Ra quyết định: Giúp các đối tượng cần tư vấn xác định phương án và đưa ra quyết định đúng đắn để giải quyết các vấn đề của họ. - Thay đổi hành vi: Trang bị cho đối tượng cần tư vấn các kĩ năng cần thiết để họ cá thể quyết định các thay đổi liên quan đến suy nghĩ, tình cảm, hành vi. 3. Một số hình thức tư vấn cho TTHTCĐ. - Tư vấn trực tiếp: Là hình thức người tư vấn trực tiếp trao đổi với đối tượng cần tư vấn. - Tư vấn qua điện thoại: Là hình thức người tư vấn trao đổi với đối tượng cần tư vấn gián tiếp qua điện thoại. - Tư vấn qua thư: Là hình thức người tư vấn trao đổi với đối tượng cần tư vấn gián tiếp qua thư. - Tư vấn qua hội thảo, thảo luận: là hình thức người tư vấn trao đổi với nhiều đối tượng cần tư vấn qua việc tổ chức hội thảo hay các buổi thảo luận về một vấn đề gì đó. - Tư vấn qua mạng: người tư vấn trao đổi với đối tượng cần tư vấn thông qua thư điện tử, chat… [...]... tác tư vấn cho trung tâm học tập cộng đồng - Thu thập và lên danh mục các loại tài liệu, thu thập các loại tài liệu về các vấn đề cần tư vấn cho trung tâm học tập cộng đồng - Tuyển chọn đội ngũ, cán bộ giáo viên tham gia tư vấn - Liên kết với các ban ngành đoàn thể phối hợp tổ chức tư vấn - Khảo sát tình hình địa phương xác định các vấn đề cần tư vấn - Xây dựng chương trình tư vấn IV Nội dung 4: Thực . Cừ về việc bồi dưỡng thường xuyên giáo viên năm học 2014 - 2015. - Căn cứ kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của bản thân năm học 2014-2 015, tôi xin báo cáo kết quả bồi dưỡng thường xuyên như sau: PHẦN. thông và giáo dục thường xuyên - Căn cứ kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi về việc Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, trung học cơ sở, phổ thông và giáo dục thường xuyên. trình của giáo dục thường xuyên cần được cấp văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục chính quy hay hệ thống giáo dục thường xuyên thì hầu hết đều trả lời dùng bằng của giáo dục thường xuyén.