LỜI MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Ở Việt Nam hiện nay ,vấn đề vốn đang là đòi hỏi cấp bách trong sự nghiệpcông nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước .Nó đóng vai trò quyết định đến sự tăngtrưởng
Trang 1LỜI CÁM ƠN
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo của Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Kim Sơn, các anh chịphòng tín dụng cũng như các phòng ban khác trong chi nhánh huyện Kim Sơn đãtạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em trong quá trình thực tập vừa qua Đồng thời emxin chân thành cảm ơn Ths.Lê Hà Trang, Bộ môn Tài chính doanh nghiệp, KhoaTài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Thương Mại đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ
em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình
Mặc dù đã hết sức cố gắng tìn hiểu, nghiên cứu trong quá trình thực tập và quátrình nghiên cứu đề tài này, nhưng do hạn chế về mặt thời gian, kiến thức và kinhnghiệm thực tiễn nên khóa luận của em sẽ không thể tránh khỏi thiếu sót, hạn chế.Chính vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo
để báo cáo của em có thể hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên: Phan Văn Thế
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
LỜI MỞ ĐẦU 1
1.Lý do chọn đề tài 1
2.Mục đích nghiên cứu 1
3.Đối tượng phạm vi nghiên cứu 2
4.Phương pháp nghiên cứu 2
5.Kết cấu khóa luận 2
CHƯƠNG I :MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO HỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1 Ngân hàng và hoạt động của ngân hàng thương mại 3
1.1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại 3
1.1.2 Các hoạt động của ngân hàng thương mại 11
1.2 Một số vấn đề về huy động vốn cá nhân của NHTM 13
1.2.1 Khái niệm và sự cần thiết phải huy động vốn cá nhân của NHTM 13
1.2.2 Các hình thức huy động vốn cá nhân 14
1.3 Hiệu quả hoạt động huy động vốn cá nhân 16
1.3.1 Hiệu quả hoạt động huy động vốn 16
1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn cá nhân 17
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn cá nhân của NHTM .19 1.4.1 Nhân tố bên trong 19
1.4.2 Nhân tố bên ngoài 21
CHƯƠNG II :THỰC TRANG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN KIM SƠN 23
2.1 Khái quát hoạt động của NHNNo&PTNTVN chi nhánh huyện Kim Sơn 23
Trang 32.1.1 Quá trính hình thành và phát triển của NHNNo&-PTNTVN chi nhánh
huyện Kim Sơn 23
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của NHNNo&-PTNTVN chi nhánh huyện Kim Sơn 25
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNNo&-PTNTVN chi nhánh huyên Kim Sơn giai đoạn 2012-2014 27
2.2 Phương pháp thu thập và sử lý số liệu 30
2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 30
2.2.2 Phương pháp sử lý dữ liệu 31
2.3 Đánh giá hiệu quả huy động vốn tiền gửi cá nhân tại NHNNo&-PTNTVN chi nhánh huyện Kim Sơn 32
2.3.1 Qua dữ liệu sơ cấp 32
2.3.2 Qua dữ liệu thứ cấp 36
2.4 Những kết luận và phát hiện qua nghiên cứu thực trạng huy động vốn cá nhân tại NHNNo&-PTNTVN chi nhánh huyện Kim Sơn 42
2.4.1 Kết quả đạt được 42
2.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân 43
CHƯƠNG III :ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ 46
HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN KIM SƠN 46
3.1 Định hướng nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi cá nhân tại NHNNo&-PTNTVN chi nhánh huyện Kim Sơn 46
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi cá nhân tại NHNNo&-PTNTVN chi nhánh huyện Kim Sơn 49
3.2.1 Tiếp tục đa dạng hóa các hình thức huy động vốn cá nhân 49
3.2.2 Sử dụng chính sách linh hoạt lãi suất 50
3.2.3 Phát triển bộ phận marketing trong chi nhánh 51
3.2.4 Tăng cường và nâng cao hiệu lực các chiến lược cạnh tranh mới 52
3.2.5 Tăng cường huy động vốn trung và dài hạn 53
Trang 43.2.6 Cải thiện quy trình thanh toán 53 3.2.7 Đào tạo đội ngũ cán bộ nhiệt tình ,có trình độ chuyên môn cao ,hết lòng phục vụ khách hàng 54
KẾT LUẬN 56 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thu gọn giai đoạn 2012-2014 28Bảng 2: Kết quả điều tra khách hàng về chất lượng sản phẩm tiền gửi tạiNHNNo&-PTNTVN chi nhánh huyện Kim Sơn 32Bảng 3: Tổng hợp đánh giá của khách hàng về chất lượng sản phẩm tiền gửi cánhân tại NHNNo&-PTNTVN chi nhánh huyện Kim Sơn 35Bảng 4:Cơ cấu nguồn vốn huy động được giai đoạn 2012-2104 36Bảng 5: Cơ cấu và biến động của các hình thức huy động vốn tiền gửi cá nhân phântheo kỳ hạn gửi tiền 38Bảng 6: Cơ cấu và biến động của các hình thức huy động tiền gửi cá nhân phân theoloại tiền 39Bảng 7: Chi phí huy động vốn tiền gửi cá nhân 41Biểu đồ 1: Phản ánh quy mô của tiền gửi cá nhân theo loại tiền giai đoạn 2012 –2014 40
Trang 6DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
-NHNNo&-PTNTVN :Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam -NHNN :Ngân hàng Nhà nước
-TCTD :Tổ chức tín dụng
-NHTM :Ngân hàng thương mại
-VNĐ :Tiền Việt Nam đồng
-USD :Tiền Dô la Mỹ
-TGTK :Tiền gửi tiết kiệm
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài
Ở Việt Nam hiện nay ,vấn đề vốn đang là đòi hỏi cấp bách trong sự nghiệpcông nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Nó đóng vai trò quyết định đến sự tăngtrưởng và phát triển kinh tế đất nước Để đáp ứng nhu cầu vốn cho nến kinh
tế ,nước ta cần có những biện pháp chính sách nhằm huy động tối đa nguồn vốnnhàn rỗi trong nền kinh tế Ở nước ta ,thị trường chứng khoán chưa phát triển mạnh
và ổn định do đó nguồn vốn huy động được bằng con đường tài chính trực tiếpthông qua phát hành cổ phiếu ,trái phiếu và các giấy tờ có giá khác còn rất nhỏ sovới nhu cầu vốn của nền kinh tế Do vậy quá trình nhận và truyển vốn tiền gửi trênthị trường chủ yếu thực hiện qua ngân hàng thương mại và thị trường tín dụng Cóthể nói ở Việt Nam hơn 80% lượng vốn trong nền kinh tế do hệ thống ngân hàngcung cấp Do đó ,vai trò của ngân hàng trong hoạt động huy động vốn trong nềnkinh tế là cực kỳ quan trọng
Như vậy ,công tác huy động vốn của ngân hàng đóng vai trò quan trọng trongnền kinh tế nói chung và trong hoạt động ngân hàng nói riêng Trong thời gian họctập tại trường Đại học Thương Mại và thực tập tại Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriền Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Kim Sơn em đã cố gắng nghiên cứu vàtìm hiểu kỹ về công tác huy động vốn tiền gửi cá nhân và chọn đề tài khóa luận tốt
nghiệp“Nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triền Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Kim Sơn “
2.Mục đích nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, khóa luận tập trung hệ thống hóa một số vấn đề lýluận cơ bản về hiệu quả huy động tiền gửi cá nhân của ngân hàng thương mại, thuthập, phân tích thông tin, dữ liệu và tìm hiểu các vấn đề liên quan tới hoạt động huyđộng tiền gửi cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thông ViệtNam chi nhánh huyện Kim Sơn Trên cơ sở khảo sát và phân tích thực trạng cũngnhư những mặt còn hạn chế của hiệu quả huy động tiền gửi cá nhân tại chi nhánhKim Sơn, thấy được những hiệu quả mà chi nhánh đã đạt được, từ đó đưa ra một sốgiải pháp, đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi cá nhântại chi nhánh
Trang 83.Đối tượng phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu: Do thời gian thực tập có hạn và do hạn chế về khảnăng, nên trong thời gian thực tập tại NHNNo&-PTNTVN chi nhánh huyện KimSơn, em chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề cần thiết liên quan đến hoạt độnghuy động tiền gửi cá nhân và hiệu quả huy động tiền gửi cá nhân của chi nhánh
Về không gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu và khảo sát tạiNHNNo&-PTNTVN chi nhánh huyện Kim Sơn
Về thời gian nghiên cứu: Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu trong giai đoạn 3 năm
từ năm 2012 đến năm 2014
4.Phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp nghiên cứu, khóa luận được nghiên cứu bằng cách liệt kê và
hệ thống hóa lại những vấn đề lý luận về hiệu quả huy động tiền gửi cá nhân , dựatrên việc thu thập những dữ liệu sơ cấp thông qua khảo sát, điều tra, sau đó là tổnghợp, phân tích, so sánh Qua đó có được những cái nhìn trực quan và xác thực hơn
về hoạt động huy động tiền gửi cá nhân tại NHNNo&-PTNTVN chi nhánh huyệnKim Sơn
5.Kết cấu khóa luận
Ngoài lời mở đầu, mục lục, các danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, từ viết tắt,kết luận, các tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận gồm 3 chương:
CHƯƠNG I : Một số vấn đề cơ bản về nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền
gửi cá nhân của ngân hàng thương mại
CHƯƠNG II : Thực trạng huy động vốn tiền gửi cá nhân của Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thông Việt Nam chi nhánh huyện Kim Sơn
CHƯƠNG III :Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền
gửi tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyệnKim Sơn
Trang 9CHƯƠNG I :MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO HỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Ngân hàng và hoạt động của ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại
Khái niệm về ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại đã hình thành, tồn tại và phát triển gắn liền với sựphát triển của kinh tế hàng hoá Sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại đã
có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá,ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao của nó – kinh tếthị trường – thì ngân hàng thương mại cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thànhnhững định chế tài chính không thể thiếu được
Luật các tổ chức tín dụng: NHTM là tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ
hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu
lợi nhuận theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định khác của
pháp luật (Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM)
Phân loại ngân hàng thương mại
a Dựa vào hình thức sở hữu :
-Ngân hàng thương mại Quốc doanh (State owned Commercial bank): Là
ngân hàng thương mại được thành lập bằng 100% vốn ngân sách nhà nước Trongtình hình hiện nay để tăng nguồn vốn và phù hợp với xu thế hội nhập tài chính vớithế giới các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam đang phát hành trái phiếu
để huy động vốn; đã và đang cổ phần hóa để tăng sức cạnh tranh với các chi nhánhngân hàng nước ngoài và các ngân hàng cổ phần hiện nay.Thuộc loại này gồm:
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Bank forAgriculture and Rural Development)
Ngân hàng công thương Việt nam (Industrial and commercial Bank of vietman – ICBV) gọi tắt là Vietinbank – đã cổ phần hoá)
Trang 10Ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Bank for Investement andDevelopment of Viet nam – BIDV) đã cổ phần hóa
Ngân hàng ngoại thương Việt nam (Bank for Foreign Trade of Viet nam –Vietcombank) đã cổ phần hoá
Ngân hàng phát triền nhà đồng bằng sông cửu long (Housing Bank ofMekong Delta) đã cổ phần hóa
- Ngân hàng thương mại cổ phần (joint Stock Commercial bank): Là ngân
hàng thương mại được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần Trong đó một cánhân hay pháp nhân chỉ được sở hữu một số cổ phần nhất định theo qui định củangân hàng nhà nước Việt nam
- Ngân hàng liên doanh (thuộc loại hình tổ chức tín dụng liên doanh)
Là Ngân hàng được thành lập bằng vốn liên doanh giữa một bên là ngânhàng thương mại Việt nam và bên khác là ngân hàng thương mại nước ngoài có trụ
sở đặt tại Việt nam, hoạt động theo pháp luật ở Việt Nam
INDOVINA BANK LIMITTED
-Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: là ngân hàng được thành lập theo pháp
luật nước ngoài, được phép mở chi nhánh tại Việt Nam, hoạt động theo pháp luậtViệt Nam
CITY BANK
Trang 11BANGKOK BANK
SHINHAN BANK
DEUSTCH BANK
- NHTM 100% vốn nước ngoài: là NHTM được thành lập tại VN với 100%
vốn điều lệ thuộc sở hữu nước ngoài; trong đó phải có một NH nước ngoài sở hữutrên 50% vốn điều lệ (NH mẹ) NHTM 100% vốn nước ngoài được thành lập dướihình thức công ty TNHH một thành viên hoặc từ hai thành viên trở lên, là phápnhân VN, có trụ sở chính tại VN
b Dựa vào chiến lược kinh doanh
-Ngân hàng bán buôn: là loại NH chỉ giao dịch và cung ứng dịch vụ cho đối
tượng khách hàng doanh nghiệp chứ không giao dịch với khách hàng cá nhân
-Ngân hàng bán lẻ: là loại NH giao dịch và cung ứng dịch vụ cho đối tượng
khách hàng cá nhân
-Ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ: là loại NH giao dịch và cung ứng dịch
vụ cho cả khách hàng doanh nghiệp lẫn khách hàng cá nhân
c.Dựa vào tính chất hoạt động
-Ngân hàng chuyên doanh: là loại NH chỉ hoạt động chuyên môn trong một
lĩnh vực như nông nghiệp, xuất nhập khẩu, đầu tư…
-Ngân hàng kinh doanh tổng hợp: là loại NH hoạt động ở mọi lĩnh vực
kinh tế và thực hiện hầu như tất cả các nghiệp vụ mà một NH có thể được phépthực hiện
Chức năng của ngân hàng thương mại
-Trung gian tín dụng
Trang 12Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đóng vaitrò là "cầu nối" giữa người dư thừa vốn và người có nhu cầu về vốn
Gửi tiền Cho vay
Ủy thác đầu tư Đầu tư
Thông qua việc huy động các khoản vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nềnkinh tế, ngân hàng thương mại hình thành nên quỹ cho vay để cung cấp tín dụngcho nền kinh tế Với chức năng này, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò làngười đi vay vừa đóng vai trò là người cho vay
Với chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đã góp phần tạo lợiích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền, ngân hàng và người đi vay, đồngthời thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế
- Đối với người gửi tiền, họ thu được lợi từ khoản vốn tạm thời nhàn rỗi củamình dưới hình thức lãi tiền gửi mà ngân hàng trả cho họ Hơn nữa, ngân hàng cònđảm bảo cho họ sự an toàn về khoản tiền gửi và cung cấp các dịch vụ thanh toántiện lợi
-Đối với người đi vay, họ sẽ thoả mãn được nhu cầu vốn để kinh doanh, chitiêu, thanh toán mà không phải chi phí nhiều về sức lực, thời gian cho việc tìm kiếmnơi cung ứng vốn tiện lợi, chắc chắn và hợp pháp
- Đối với ngân hàng thương mại, họ sẽ tìm kiếm được lợi nhuận cho bản thânmình từ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi hoặc hoa hồng môi giới.Lợi nhuận này chính là cơ sở để tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại
- Đối với nền kinh tế, chức năng này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩytăng trưởng kinh tế vì nó đáp ứng nhu cầu vốn để đảm bảo quá trình tái sản xuấtđược thực hiện liên tục và để mở rộng quy mô sản xuất Với chức năng này, ngânhàng thương mại đã biến vốn nhàn rỗi không hoạt động thành vốn hoạt động, kíchthích quá trình luân chuyển vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển
Người cầnvốn
Người có
vốn
Ngân hàngthương mại
Trang 13Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất củangân hàng thương mại vì nó phản ánh bản chất của ngân hàng thương mại là đi vay
để cho vay, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng Đồng thời nó cũng
là cơ sở để thực hiện các chức năng khác
-Trung gian thanh toán
Ngân hàng thương mại làm trung gian thanh toán khi nó thực hiện thanh toántheo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanhtoán tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiềnthu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ Ở đây ngân hàng thương mạiđóng vai trò là người "thủ quỹ" cho các doanh nghiệp và cá nhân bởi ngân hàng làngười giữ tài khoản của họ
Ngân hàng thương mại thực hiện chức năng trung gian thanh toán trên cơ sởthực hiện chức năng trung gian tín dụng vì tiền đề để khách hàng thực hiện thanhtoán qua ngân hàng chính là một phần tiền gửi trước đó Việc các ngân hàng thươngmại thực hiện chức năng trung gian thanh toán có ý nghĩa rất to lớn đối với toàn bộnền kinh tế Với chức năng này, các ngân hàng thương mại cung cấp cho kháchhàng nhiều phương tiện thanh toán thuận lợi Nhờ đó, các chủ thể kinh tế sẽ tiếtkiệm được rất nhiều chi phí, thời gian đi tới gặp chủ nợ, người phải thanh toán vàlại đảm bảo được việc thanh toán an toàn Qua đó, chức năng này thúc đẩy lưuthông hàng hoá, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó gópphần phát triển kinh tế Đồng thời, việc thanh toán không dùng tiền mặt qua ngânhàng đã giảm được lượng tiền mặt trong lưu thông, dẫn đến tiết kiệm chi phí lưuthông tiền mặt như chi phí in ấn, đếm nhận, bảo quản tiền
Đối với ngân hàng thương mại, chức năng này góp phần tăng thêm lợi nhuậncho ngân hàng thông qua việc thu lệ phí thanh toán Thêm nữa, nó lại làm tăngnguồn vốn cho vay của ngân hàng thể hiện trên số dư có trong tài khoản tiền gửi củakhách hàng Chức năng này cũng chính là cơ sở hình thành chức năng tạo tiền củangân hàng thương mại
Trang 14-Chức năng “tạo tiền”
Khi có sự phân hoá trong hệ thống ngân hàng, hình thành nên ngân hàng pháthành và các ngân hàng trung gian thì ngân hàng trung gian không còn thực hiệnchức năng phát hành giấy bạc ngân hàng nữa Nhưng với chức năng trung gian tíndụng và trung gian thanh toán, ngân hàng thương mại có khả năng tạo ra tiền tíndụng (hay tiền ghi sổ) thể hiện trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tạingân hàng thương mại Đây chính là một bộ phận của lượng tiền được sử dụngtrong các giao dịch
Ban đầu từ những khoản tiền dự trữ tăng lên, ngân hàng thương mại sử dụng
để cho vay bằng chuyển khoản, sau đó những khoản tiền này sẽ được quay lại ngânhàng thương mại một phần khi những người sử dụng tiền gửi vào dưới dạng tiền gửikhông kỳ hạn Quá trình này tiễp diễn trong hệ thống ngân hàng và tạo nên mộtlượng tiền gửi (tức tiền tín dụng) gấp nhiều lần số dự trữ tăng thêm ban đầu Mức
mở rộng tiền gửi phụ thuộc vào hệ số mở rộng tiền gửi Hệ số này, đến lượt nó chịutác động bởi các yếu tố: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ vượt mức và tỷ lệ giữ tiềnmặt so với tiền gửi thanh toán của công chúng
Với chức năng "tạo tiền", hệ thống ngân hàng thương mại đã làm tăngphương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xãhội Rõ ràng khái niệm về tiền hay tiền giao dịch không chỉ là tiền giấy do ngânhàng trung ương phát hành ra mà còn bao gồm một bộ phận quan trọng là lượng tiềnghi sổ do các ngân hàng thương mại tạo ra
Chức năng này cũng chỉ ra mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và lưu thôngtiền tệ Một khối lượng tín dụng mà ngân hàng thương mại cho vay ra làm tăng khảnăng tạo tiền của ngân hàng thương mại, từ đó làm tăng lượng tiền cung ứng
Các chức năng của ngân hàng thương mại có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung,
hỗ trợ cho nhau, trong đó chức năng trung gian tín dụng là chức năng cơ bản nhất,tạo cơ sở cho việc thực hiện các chức năng sau Đồng thời khi ngân hàng thực hiệntốt chức năng trung gian thanh toán và chức năng tạo tiền lại góp phần làm tăngnguồn vốn tín dụng, mở rộng hoạt động tín dụng
Trang 15 Vai trò của ngân hàng thương mại
Trong giai đoạn khởi đầu của quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa nước ta,Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, nền kinh tế còn nghèo nàn lạc hậu Cácđơn vị kinh tế cần có vốn để đổi mới trang thiết bị, đào tạo nhân lực cải tiến chấtlượng hàng hóa và dịch vụ, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và sản xuất…Điều đóphải đòi hỏi một lượng vốn đủ lớn để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển, đủ khả năngtài trợ cho các dự án có quy mô lớn và thời gian đầu tư dài Để đạt tới mục tiêu trởthành một nước công nghiệp vào năm 2020, việc tăng cường tìm kiếm nguồn vốn từcác nguồn khác nhau phục vụ cho sự nghiệp CNH- HĐH là một tất yếu
Trong điều kiện nước ta hiện nay, nguồn thu ngân sách còn hạn chế nên khôngthể hoàn toàn trông chờ vào vốn ngân sách Đối với thị trường tài chính trực tiếp, dothị trường chứng khoán nước ta mới hình thành, hàng hóa cũng khan hiếm, hiệu quảhoạt động chưa cao, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vốn đầu tư cho nền kinh tế Vìvậy trong thời gian tới việc huy động vốn phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tếchủ yếu được thực hiện qua các trung gian tài chính mà đặc biệt là các NHTM Vìvậy hoạt động ngân hàng là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế
Ta có thể kể đến một số vai trò quan trọng của ngân hàng thương mại như sau
Thứ nhất: NHTM với hoạt động huy động vốn và cho vay đã giải quyết sự
thiếu vốn tạm thời của nền kinh tế, giúp các doanh nhiệp có điều kiện sản xuấtkinh doanh
NHTM đóng một vai trò to lớn trong việc thu hút, huy động, tích tụ và tậptrung các nguồn tài chính nhàn rỗi trong nền kinh tế góp phần quan trọng tài trợ chonhu cầu về vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh Ngân hàng có khả năng chuyểnhóa các khoản tiền gửi nhỏ lẻ và có thời hạn ngắn thành khoản tín dụng lớn có thờihạn dài hơn, tài trợ kịp thời cho nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế xã hội
Thứ hai: Hoạt động của các NHTM góp phần tăng cường hiệu quả kinh doanh
của các doanh nghiệp qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế
Với chức năng trung gian thanh toán, NHTM đã rút ngắn tốc độ lưu thônghàng hóa tiền tệ trong nền kinh tế Với hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt củangân hàng đã làm giảm cả thời gian và chi phí thanh toán nâng cao hiệu quả sảnxuất kinh doanh góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế
Trang 16Bên cạnh đó, hoạt động tín dụng của ngân hàng là sự vận dụng trên cơ sởhoàn trả và có lợi tức Qua lãi suất tín dụng ngân hàng thì các doanh nghiệp phảităng cường công tác hạch toán, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí tăngkhả năng sinh lời…để có thể hoàn trả lãi vay và hoàn vốn cho ngân hàng mà vẫnthu được lợi nhuận.
Ngoài ra, công tác thẩm định chỉ cho vay hoặc đầu tư với những dự án có hiệuquả của ngân hàng đã buộc các doanh nghiệp phải tìm kiếm phương án sản xuất tối
ưu, bố trí sản xuất hợp lý, hiệu quả để có cơ hội vay vốn ngân hàng và đây là điềukiện để các doanh nghiệp sử dụng vốn vay một cách tối ưu
Thứ ba: NHTM phân bổ vốn giữa các vùng khác nhau trong một quốc gia.
Trong điều kiện Việt Nam, do sự khác nhau về điều kiện địa lý, tự nhiên vàcon người mà có sự chênh lệch về sự phát triển kinh tế-xã hội giữa các tỉnh, thànhphố; giữa miền xuôi và miền ngược; giữa khu vực nông thôn và thành thị Nhờ hoạtđộng của mình và thông qua mạng lưới các chi nhánh, NHTM sẽ đứng ra điều hòavốn, thu hút những nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế rồi đầu tư và cho vay ởnhững nơi thiếu vốn, từ đó góp phần rút ngắn sự chênh lệch về phát triển kinh tếgiữa các vùng
Thứ tư: NHTM hoạt động có hiệu quả góp phần thực hiện các mục tiêu của
chính sách tiền tệ quốc gia như: ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát, tạo công ăn việclàm và tăng trưởng kinh tế
Việc hoạch định các chính sách tiền tệ thuộc về NHTW nhưng để thực hiệnđược tốt các chính sách tiền tệ đó thì cần phải thông qua hệ thống các NHTM và cácđịnh chế tài chính trung gian khác Các NHTM đóng vai trò các trung gian tài chínhtrong nền kinh tế Vì vậy hoạt động của chúng có ảnh hưởng to lớn tới các chínhsách kinh tế cũng như hoạt động của nền kinh tế
Thứ năm: NHTM là cầu nối giữa các nước, tạo môi trường quyết định phát
triển ngoại thương, công nghiệp các ngành liên quan
Để phù hợp với xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, hoạt động của NHTMcần được mở rộng, nhằm thúc đẩy cho việc mở rộng hoạt động kinh tế trong nước,tạo điều kiện hòa nhập nền kinh tế trong nước với nền kinh tế trong khu vực và nềnkinh tế toàn cầu
Trang 17Với hoạt động rộng khắp của mình, các NHTM có khả năng huy động vốn từcác cá nhân và tổ chức nước ngoài góp phần bảo đảm nguồn vốn cho sự nghiệpcông nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước Đồng thời giúp các doanh nghiệp xâm nhậpthị trường quốc tế một cách thuận tiện hơn, hiệu quả hơn và có khả năng cao nhờhoạt động thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tài trợ xuất nhập khẩu.
1.1.2 Các hoạt động của ngân hàng thương mại
Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà , cung cấp vốn cho nềnkinh tế Với sự phát triển kinh tế và công nghệ hiện nay,hoạt động ngân hàng đã cónhững bước tiến rất nhanh , đa dạng và phong phú hơn song ngân hàng vẫn duy trìcác nghiệp vụ cơ bản sau :
-Nghiệp vụ huy động vốn
Huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất củaNHTM Hoạt động này mang lại nguồn vốn để ngân hàng có thể thực hiện các hoạtđộng khác như cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng khách cho kháchhàng Nhìn vào bảng cân đối tài sản của NHTM chúng ta thấy rằng nghiệp cụ huyđộng vốn được phản ánh vào tài sản bên nợ Do đó ,huy động vốn còn được gọi lànghiệp vụ tài sản nợ Theo quy định của pháp luật thì NHTM được huy động vốndưới các hình thức :
Nhận tiền gửi từ các tổ chức cá nhân các tổ chức tín dụng khác dưới cáchình thức tiền gửi không kỳ hạn ,tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi khác
Phát hình chứng chỉ tiền gửi ,trái phiếu và các loại giấy tờ có giá khác đểhuy động vốn của các tổ chức ,cá nhân trong và ngoài nước khi được thống đốcNHNN cho phép
Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác trong và ngoài nước
Vay vốn ngắn hạn của NHNN theo quy định của luật NH Việt Nam
Nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng ngày càng mở rộng ,tạo uy tín chongân hàng ngày càng cao ,các ngân hàng chủ động trong hoạt động kinh doanh ,mởrộng hoạt động tín dụng với các tổ chức ,cá nhân cũng như các thành phần kinh tếmang lại lợi nhuận cho ngân hàng Do đó ,các NHTM phải căn cứ vào chiến
Trang 18lược ,mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước ,của địa phương để từ đó đưa ra cáchình thức huy động vốn phù hợp nhất là các nguồn vốn trung và dài hạn nhằm đápúng nhu cầu vốn cho công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
-Nghiệp vụ sử dụng vốn
Đây là nghiệp vụ phản ánh quá trình sử dụng vốn của NHTM vào các hoạtđộng ,mục đích khác nhau nhằm đảm bảo sự an toàn cũng như tìm kiếm lợinhuận .Nghiệp vụ này quyết định đến khả năng tồn tại và phát triển củaNHTM Trong đó bao gồm các nghiệp vụ :ngân quỹ ,cho vay và đầu tư
Nghiệp vụ ngân quỹ : nghiệp vụ này phản ánh khoản vốn của NHTM đượcdùng với mục đích nhằm đảm bảo khả năng thanh toán hiện thời cũng như thanhtoán nhanh của NHTM và thực hiện quy định về dự trữ bắt buộc do Ngân hàng Nhànước quy định
Nghiệp vụ cho vay :cho vay là hoạt động quan trọng nhất củaNHTM ,NHTM đi vay để cho vay Nghiệp vụ cho vay có thể phân loại thành nhiềucách :theo thời gian có cho vay ngắn hạn ,cho vay trung hạn và cho vay dàihạn ,theo hình thức có đảm bảo gồm cho vay có đảm bảo và cho vau không có đảmbảo ,theo mục đích gồm cho vay bất động sản ,cho vay thương mại ,cho vay cá nhân
…
Nghiệp vụ đầu tư : Bên cạnh nghiệp vụ tín dụng các NHTM còn dùngnguồn vốn huy động được từ khu đân cư ,các tổ chức kinh tế -xã hội để đầu tư vàonền kinh tế dưới các hình thức như :đầu tư trang thiết bị phục vụ hoạt động kinhdoanh của NHTM Đầu tư góp vốn kinh doanh chứng khoán …và trực tiếp thu lợinhuận từ các khoản đầu tư đó
-Nghiệp vụ khác
Ngoài hai nghiệp vụ cơ bản trên NHTM còn một số nghiệp vụ khác như :
Hoạt động thanh toán :có thể nói ngân hàng là thủ quỹ của nền kinh tế Cácdoanh nghiệp ,các tổ chức kinh tế sẽ không phải mất thời gian sau khi mua hoặc báncác hàng hóa dịch vụ bởi việc thanh toán sẽ được ngân hàng thực hiện một cáchnhanh chóng và chính xác Bên cạch đó dịch vụ này còn mang tính an toàn ,tiết
Trang 19kiệm chi phí NHTM đưa ra một số hình thức thanh toán như thanh toán bằngséc ,nhờ thu ,ủy nhiệm chi ,và các loại thẻ khác …cung cấp mạng lưới thanh toánđiện tử ,kết nối các NHTM khác ,quỹ khác và cung cấp tiền giấy khi khách hàngcần
Dịch vụ môi giới ,tư vấn :NHTM đứng ra làm trung gian môi giới chứngkhoán ,tư vấn cho nhà đầu tư mua bán chứng khoán ,bất động sản
Các dịch vụ khác :NHTM đứng ra quản lý hộ tài sản ,giữ hộ vàng ,tiền … Như vậy ,những nghiệp vụ nêu trên nếu thực hiện tốt sẽ đảm bảo cho ngânhàng tồn tại và phát triển vững mạnh trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắthiện nay Nguồn vốn huy động ảnh hưởng đến quyết định sử dụng vốn ,ngược lạinhu cầu sử dụng vốn ảnh hưởng đến quy mô ,cơ cấu nguồn vốn huy động Cácnghiệp vụ trung gian tạo thêm thu nhập cho ngân hàng qua đó thu hút kháchhàng ,tạo điều kiện cho huy động và sử dụng vốn có hiệu quả
1.2 Một số vấn đề về huy động vốn cá nhân của NHTM
1.2.1 Khái niệm và sự cần thiết phải huy động vốn cá nhân của NHTM
a.Khái niệm về huy động vốn cá nhân của NHTM
Huy động vốn khác nhau trong xã hội là mục tiêu quan trọng nhất của cácNHTM NHTM phải cạnh tranh với các ngân hàng khác ,các tổ chức tài chính ,vớinghiệp vụ thị trường trực tiếp để thu hút vốn phục vụ cho các hoạt động của mình Vốn của ngân hàng là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản của NHđược hình thành từ nhiều nguồn khác nhau ,có thể là vốn tự có hoặc huy động đượcdùng để cho vay ,đầu tư hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh khác
Huy động vốn từ khách hàng cá nhân là huy động tất cả các khoản tiền gửi
mà cá nhân gửi vào ngân hàng hoặc phát hành các giấy tờ có giá Bản chất của tàikhoản tiền gửi cá nhân là tài sản thuộc quyền sở hữu của khách hàng cá nhân ,ngânhàng chỉ có quyền sử dụng nó cho các hoạt động cho vay ,chiết khấu,thanh toán…nhưng không có quyền sở hữu ,ngân hàng có trách nhiệm phải hoàn trả cá gốc lẫnlãi hoặc khi khách hàng có nhu cầu rút tiền để sử dụng Tiền gửi khách hàng cánhân chiếm một tỷ trọng đáng kể trong nguồn vốn huy động của các Ngân hàngthương mại
Trang 20b.Sự cần thiết của của vốn cá nhân của NHTM
Đới với nền kinh tế
Chức năng huy động vốn tiền gửi cá nhân có vai trò quan trọng trong việcthúc đẩy tăng trưởng kinh tế nó đáp ứng nhu cầu vốn để đảm bảo cho quá trình táisản xuất được thực hiện liên tục và mở rộng quy mô sản xuất Nhờ đó ,ngân hàng đãbiến nguồn vốn nhàn rỗi thành vốn hoạt động ,kích thích quá trình luân chuyển vốnthúc đẩy sản xuất kinh doanh ,thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Đối với ngân hàng
Nguồn vốn tiền gửi cá nhân là nguồn vốn quan trọng để thực hiện nghiệp vụsinh lời của ngân hàng như cho vay ,đầu tư cung cấp dịch vụ thanh toán …
Quy mô nguồn vốn tiền gửi cá nhân thể hiện năng lực tài chính và uy tín củangân hàng Nguồn vốn huy động càng lớn thể hiện năng lực tài chính mạnh mẽ và
sự tin tưởng của khách hàng vào ngân hàng ,góp phần củng cố vị thế của ngân hàngtrên thị trường
Đối với khách hàng
Khi gửi tiền vào ngân hàng ,ngoài tính chất an toàn ,khách hàng còn đượchưởng những dịch vụ thanh toán an toàn ,nhanh chóng tiện lợi như thanh toánSéc ,ủy nhiệm chi ,thanh toán qua hệ thống ATM …
Đối với người gửi tiết kiệm và gửi có kỳ hạn ,khách hàng còn được hưởng lãi
và có thể tích lũy tiền để có thể sử dụng vào mục đích trong tương lai Không nhữngthế ,khách hàng gặp khó khăn về mặt tài chính ,ngân hàng có thể tài trợ cho kháchhàng bằng hình thức cầm cố ,chiết khấu tiết kiệm ,cho vay ,bảo lãnh …
1.2.2 Các hình thức huy động vốn cá nhân
Tiền gửi tiết kiệm
-Đây là hình thức huy động vốn truyền thống của ngân hàng Trong hình thứchuy động này ,người gửi tiết kiệm được cấp một sổ tiết kiệm sổ này được coi là mộtgiấy chứng nhận có gửi tiền vào quỹ tiết kiệm của ngân hàng Tiền gửi tiết kiệm của
cá nhân được chia thành 2 loại :
Trang 21+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn : là loại tiền có sự thỏa thuận về thời gian rúttiền .Về nguyên tắc ,khách hàng chỉ có thể rút tiền theo thời gian đã thỏathuận ,nhưng trên thực tế ,để thu hút loại tiền gửi này với kỳ hạn dài ,các ngân hàngthường cho phép khách hàng rút trước thời hạn nhưng khách hàng chỉ được hưởnglãi suất không kỳ hạn hoặc hưởng mức lãi suất tương ứng theo loại kỳ hạn nhất định
do ngân hàng quy định
+Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn : là loại tiền mà khách hàng có thể rút rabất kỳ lúc nào mà ngân hàng luôn có nghĩa vụ thỏa mãn các nhu cầu đó Loại tiềngửi này có mục đích chính là thanh toán Đối với tiền gửi không kỳ hạn ,mặc dùviệc gửi và rút tiền có thể thực hiện bất kỳ lúc nào ,ngân hàng khó xác địnhđược ,nhưng trên thực tế ,nhưng luôn có sự chênh lệch giữa thời gian và số lượnggiữa việc gửi và rút tiền , cho nên tại mỗi ngân hàng luôn có tồn tại một số dư tiềngửi không kỳ hạn và ngân hàng có thể sử dụng và cho vay Lãi suất của loại tiền gửinày là rất thấp ,thậm trí có nhiều khoản tiền gửi mà ngân hàng không phải trảlãi Cho nên nguồn vốn này giúp ngân hàng hạ thấp giá mua vốn ,nâng cao khả năngcạnh tranh trong cho vay và đầu tư
Tiền gửi thanh toán
-Là khoản ký gửi của cá nhân không nhằm mục đích kiếm thêm thu nhập mà
để hưởng các dịch vụ thanh toán của ngân hàng ,thông thường các khoản tiền giửthanh toán có số lượng lớn Các khoản tiền gửi này ngân hàng phải chịu chi phí thấp,phải quản lý chính xác khâu dự trữ nhưng lại được sử dụng một khoản tiền lớn đểphục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình
-Các khoản tiền gửi thanh toán một mặt làm phát triển hệ thống thanh toánkhông dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng ,tiết kiệm chi phí trong lưu thông ,mặtkhác kiểm soát được hoạt động của khách hàng Khi ngân hàng thực hiện chức năngtrung gian trong nền kinh tế ,ngân hàng tạo được một nguồn vốn từ hoạt động thanhtoán :tài khoản tiền gửi chờ thanh toán ,vốn trên tài khoản mở thư tín dụng …Cáckhoản tiền tạm thời đang nằm trong tài khoản của ngân hàng chờ sử dụng nên đượccoi là nhàn rỗi Ngân hàng thương mại cũng thu hút một lượng vốn đáng kể trong
Trang 22quá trình thu hộ hoặc chi hộ cho khách hàng ,làm đại lý cho các tổ chức tín dụngkhác ,nhận vốn ủy thác của các tổ chức trong và ngoài nước …Do tiền được giảingân theo tiến độ công việc nên ngân hàng có thể sử dụng tạm thời các khoản tiền
đó vào kinh doanh
Cung cấp các dịch vụ ủy thác
Từ nhiều năm nay ,các ngân hàng đã thực hiện quản lý tài sản và quản lý cáchoạt động tài chính cho cá nhân và doanh nghiệp thương mại và thu phí trên cơ sởgiá trị tài sản hay quy mô vốn họ quản lý Dịch vụ này được gọi là dịch vụ ủythác Hiện nay ngân hàng đang cung cấp 2 loại dịch vụ ủy thác :ủy thác thôngthường cho cá nhân , hộ gia đình và dịch vụ ủy thác thương mại cho các doanhnghiệp
1.3 Hiệu quả hoạt động huy động vốn cá nhân
1.3.1 Hiệu quả hoạt động huy động vốn
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay ,ngân hàng cũng như các tổ chức tíndụng khác cũng đang phải đối mặt với các cuộc cạnh tranh khốc liệt Bất kỳ biếnđộng nào dù nhỏ hay lớn đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàngnói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng Vì vậy hiệu quả trong hoạt độnghuy động vốn không chỉ đánh giá chính xác đúng đắn hoạt động huy động vốn nóiriêng mà còn phản ảnh khả năng thích nghi và khẳng định sử phát triển trên thịtrường ngân hàng
Hiệu quả là sự so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra Khi so sánhgiữa kết quả và chi phí cần phải so sánh dưới dạng thương số hoặc kết quả/chi phíhoặc chi phí/kết quả Mối cách so sánh đó đều cung cấp các thông tin có ý nghĩa
Trang 23khác nhau Đặc biệt không thể tính kết quả bằng cách lấy kết quả-chi phí vì vậy chỉcho ra một chỉ tiêu kết quả chứ không cho ra kết quả
Khái niệm hiệu quả như trên cho thấy rằng chỉ khi nào đạt được hiệu quả caonhất trong điều kiện chi phí thấp nhất mới được coi là hiệu quả Tuy nhiên ,trênthực tế việc xác định kết quả nào là cao nhất với chi phí thấp nhất là rất khó
Như vậy ,hiểu quả huy động vốn được thể hiện ở khả năng đáp ứng cao nhất nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng Đó chính là sự đáp ứng đầy đủ ,kịp thời nhu cầu sử dụng vốn với chi phí hợp lý
Các công thức đánh giá hiệu quả huy động vốn cá nhân
Chi phí huy động vốn tiền gửi cá nhân =Chi phí trả lãi+chi phí huy động Nguồnhuy động trảlãi
Chỉ tiêu này cho chúng ta biết muốn huy động được một đồng tiền vốn thìphải bỏ ra bao nhiêu đồng tiền lãi Chỉ tiêu này giúp ngân hàng đánh giá được chiphí huy động vốn để qua đó có những chính sách phù hợp
Hiệu quả huy động vốn =Chi lãi cho hoạt động huy động vốn Thu lãi từ hoạt động cho vayChỉ tiêu này giúp ngân hàng biết được muốn thu được một đồng tiền lãi thìphải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí Từ chỉ tiêu trên giúp ngân hàng có những chínhsách cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn để đảm bảo nguồn thu nhập chongân hàng
1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn cá nhân
Chỉ tiêu định tính
-Quy trình nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng
Chỉ tiêu này cho biết các khâu trong quá trình huy động vốn cá nhân củangân hàng được tiến hành như thế nào, có nhanh gọn hay không Nếu ngân hàng cómột quy trình nghiệp vụ tốt thì sẽ giảm được chi phí huy động vốn cá nhân , từ đónâng cao hiệu quả huy động cá nhân
-Thái độ phục vụ của nhân viên huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng
cá nhân
Trang 24Tiêu chí này đánh giá về mặt quan hệ với khách hàng gửi tiền của ngân hàng.Nếu ngân hàng có một đội ngũ cán bộ, nhân viên huy động vốn tiền gửi có thái độphục vụ tận tình, chu đáo với khách hàng sẽ giúp cho ngân hàng có được hình ảnhtốt trong mắt khách hàng Khi khách hàng đã có cảm nhận tốt về ngân hàng nào thì
họ sẽ ưu tiên gửi tiền ở ngân hàng đó hơn, không những thế họ còn trở thành nhữngtuyên truyền viên cho ngân hàng, giới thiệu ngân hàng cho người thân quen của họ.Qua đó, lượng khách hàng của ngân hàng sẽ tăng lên, đồng nghĩa với việc nguồnvốn huy động được cũng tăng lên
Các chỉ tiêu định lượng
-Quy mô của nguồn tiền gửi cá nhân
Đây là chỉ tiêu đánh giá về quy mô tăng trưởng của nguồn tiền gửi cá nhântrong mỗi ngân hàng Hàng năm thì ngân hàng thường đưa ra những chỉ tiêu kinhdoanh để thực hiện Trong đó chỉ tiêu tăng trưởng quy mô huy động vốn nói chung
và huy động tiền gửi cá nhân nói riêng được quan tâm hàng đầu bởi có tăng trưởngnguồn vốn huy động thì ngân hàng mới tăng trưởng được hoạt động cho vay, từ đóđạt được tăng trưởng về lợi nhuận
-Chi phí bình quân huy động vốn tiền gửi cá nhân / Tổng huy động vốn tiềngửi cá nhân
Chi phí huy động vốn bằng tiền gửi cá nhân chính là chi phí trả lãi cho khoảntiền gửi của khách hàng cá nhân Chỉ tiêu này sẽ phản ánh ngân hàng phải bỏ rabao nhiêu đồng để có thế sử dụng 1 đồng vốn tiền gửi cá nhân huy động được Tấtnhiên chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả huy động của ngân hàng càng cao -Chi phí huy động vốn tiền gửi cá nhân / Tổng chi phí huy động vốn
Chỉ tiêu này cho ta biết được trong tổng chi phí huy động vốn của ngân hàngthì chi phí dành cho huy động tiền gửi cá nhân chiếm tỷ trọng là bao nhiêu Chỉ tiêunày còn phụ thuộc vào tỷ lệ Nguồn vốn huy động tiền gửi cá nhân/ Tổng nguồn vốnhuy động, bởi rõ ràng nếu tỷ lệ Nguồn vốn huy động tiền gửi cá nhân/ Tổng nguồnvốn huy động mà thấp, ngược lại Chi phí huy động tiền gửi cá nhân/ Tổng chi phíhuy động vốn mà cao thì hiệu quả huy động tiền gửi cá nhân sẽ thấp
Trang 261.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn cá nhân của NHTM
1.4.1 Nhân tố bên trong
Quy trình nghiệp vụ huy động tiền gửi cá nhân của ngân hàng
Quy trình nghiệp vụ huy động tiền gửi cá nhân ảnh hưởng không nhỏ tới hiệuquả huy động tiền gửi cá nhân Các NHTM hiện nay đang tiến tới xây dựng mộtquy trình nghiệp vụ huy động vốn nói chung và tiền gửi cá nhân nói riêng theohướng gọn nhẹ và nhanh chóng Những ngân hàng xây dựng được quy trình huyđộng vốn hiệu quả sẽ giảm thiểu chi phí phát sinh trong công tác huy động vốn,nâng cao hiệu quả kinh doanh
Các hình thức huy động tiền gửi cá nhân
Đây cũng là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến hoạt động huyđộng tiền gửi cá nhân của ngân hàng Hình thức huy động tiền gửi cá nhân của ngânhàng càng đa dạng, phong phú bao nhiêu thì khả năng thu hút vốn từ nền kinh tế sẽcàng lớn bấy nhiêu Điều này xuất phát từ sự khác nhau trong nhu cầu tâm lý củacác tầng lớp dân cư Mức độ đa dạng các hình thức càng cao thì càng dễ dàng đápứng một cách tối đa nhu cầu của dân cư, vì họ đều tìm thấy cho mình mộ hình thứcgửi tiết kiệm mà lại an toàn Do vậy các NHTM thường cân nhắc rất kỹ trước khiđưa vào áp dụng một hình thức huy động mới
Trình độ cán bộ công nhân viên
Nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp tới hình ảnh của ngân hàng trong mắt ngườigửi tiền Khi nhân viên có trình độ chuyên môn cao cùng với thái độ phục vụ chuđáo thì sẽ làm cho khách hàng cảm thấy yêu mến ngân hàng hơn, qua đó sẵn sanggửi tiền tại ngân hàng
Chính sách huy động vốn và sử dụng vốn của ngân hàng
Một chiến lược huy động vốn đúng đắn phù hợp với kế hoạch sử dụng vốntrong từng thời kỳ sẽ tạo điều kiện cho các NHTM đạt được mục tiêu lợi nhuận tối
đa và tăng trưởng nguồn vốn kinh doanh Sự hài hòa giữa huy động vốn và sử dụngvốn chính là công tác cân đối vốn của ngân hàng Công tác cân đối vốn là hết sức
Trang 27quan trọng và cần thiết đối với hoạt động của bất kỳ ngân hàng nào Đó là một biệnpháp nghiệp vụ, là một công cụ quản lý của các nhà lãnh đạo ngân hàng, thông quabảng cân đối vốn đã lập, các cán bộ ngân hàng xem xét, phân tích cơ cấu, tỷ trọngcác nguồn vốn và từng khoản sử dụng để dự đoán nhu cầu vốn biến động trongtương lai, từ đó có chính sách huy động vốn thích hợp.
Chính sách của ngân hàng
-Chính sách lãi suất cạnh tranh
Chính sách lãi suất cạnh tranh (bao gồm lãi suất cạnh tranh huy động và lãisuất cạnh tranh cho vay) là một chính sách quan trọng của ngân hàng Viêc duy trìlãi suất cạnh tranh huy động đặc biệt cần thiết khi lãi suất thị trường đã ở mứctương đối cao Các NHTM không chỉ cạnh tranh giành vốn với nhau mà còn với các
tổ chức tiết kiệm và người phát hành các công cụ khác nhau của thị trường vốn Đặcbiệt trong giai đoạn khan hiếm tiền tệ, dù cho những khác biệt tương đối nhỏ về lãisuất cũng thúc đẩy người gửi tiết kiệm và nhà đầu tư chuyển vốn từ một công cụ mà
họ đang có sang tiết kiệm hoặc đầu tư hay từ một tổ chức tiết kiệm này sang một tổchức hay một công ty khác
-Các dịch vụ phụ trợ do ngân hàng cung ứng
Một ngân hàng có dịch vụ tốt, đa dạng hiển nhiên có nhiều lợi thế hơn cácngân hàng có các dịch vụ hạn chế Trong điều kiện thành phố thiếu bãi đậu xe, ngânhàng có bãi đậu xe rộng rãi cũng là một lợi thế, hoặc ngân hàng có quầy giao dịchmặt đường trên các phố chính, có hệ thống rút tiền tự động làm việc ngày đêm…cócán bộ giao dịch niềm nở, có trách nhiệm tạo được niềm tin đối với khách hàngcũng là những lợi thế đáng quan tâm của các NHTM Khác với cạnh tranh về lãisuất, cạnh tranh về dịch vụ ngân hàng không có giới hạn, do vậy đây là điểm mạnh
để các ngân hàng thắng thế trong cạnh tranh
Trang 281.4.2 Nhân tố bên ngoài
Chính sách pháp lý của nhà nước
Trong hoạt động của ngân hàng đòi hỏi phải có hệ thống luật điều chỉnh thìhoạt động kinh doanh mới có thể an toàn, đồng thời các NHTM tuân thủ nghiêmchỉnh luật pháp cũng là một hình thức tạo niềm tin đối với khách hàng của mình, cóvậy xã hội mới đi vào trật tự kỷ cương Hoạt động huy động vốn của ngân hàngcũng phải tuân theo sự điều hành của các chính sách tiền tệ do Chính phủ và NHNNban hành
Môi trường kinh tế
- Khi lãi suất huy động tiền gửi trên thị trường biến động thì ngay lập tức nótác động đến chính sách lãi suất huy động của ngân hàng, qua đó tác động đến chiphí và hiệu quả huy động tiền gửi cá nhân
- Khi nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát cao thì người gửi tiền đòi hỏimức lãi suất cao hơn Điều này làm chi phí huy động tiền gửi cá nhân của ngânhàng tăng lên Trong khi đó lãi suất cho vay không thể tăng tương ứng sẽ làm cholợi nhuận của ngân hàng giảm xuống Như vậy thì hiệu quả huy động tiền gửi cánhân của ngân hàng cũng giảm
Thói quen ,phong tục tiết kiệm của dân cư
- Xu hướng hiện nay của các NHTM ở các nước phát triển là đẩy mạnh công táchuy động vốn trong khu vực dân cư, nơi mà tầng lớp trung lưu đang tăng lên nhanhchóng, có nhiều tiền nhàn rỗi và tỷ lệ tiền gửi cá nhân ở các nước này chiếm một tỷtrọng khá cao trong vốn huy động (thường là 80%) Đây là lượng tiền tạm thời nhànrỗi có được trong dân cư và ngân hàng có thể dùng cho vay Thực tế đã chứng minhquốc gia nào có tỷ lệ tiết kiệm cao thì quy mô và chất lượng công tác huy động vốncủa ngân hàng sẽ tăng lên và do đó công tác tín dụng cũng rất phát triển
-Khả năng huy động vốn của ngân hàng tỷ lệ thuận với thu nhập của dân cư,
có nghĩa là thu nhập của dân cư càng cao thì tiền gửi tiết kiệm càng tăng lên Tuynhiên khối lượng tiền trong dân cư không thể xác định một cách dễ dàng Do vậymuốn dân chúng gửi tiền vào ngân hàng thì phải có chính sách lãi suất thích hợpcùng với sự hấp dẫn về các dịch vụ ngân hàng
Trang 29-Thời vụ tiêu dùng cũng có ảnh hưởng lớn đến tình hình huy động tiền gửi tiếtkiệm của một NHTM trong một thời gian nhất định Vào thời vụ tiêu dùng thì tiềngửi tiết kiệm có xu hướng giảm xuống Ví dụ vào dịp Tết nguyên đán chẳng nhữngtiền gửi tiết kiệm không tăng mà còn có thể giảm do dân chúng rút tiền để sắm Tết.
Nhân tố môi trường cạnh tranh
Các NHTM ngày càng phải cạnh tranh quyết liệt với các ngân hàng nướcngoài, đặc biệt là sau khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giớiWTO, cho phép mở của thị trường ngành ngân hàng, các ngân hàng nước ngoài cóthể thực hiện của các nghiệp vụ như đối với các ngân hàng Việt Nam Các ngânhàng nước ngoài có rất nhiều lợi thế kinh doanh trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ,lợi thế lớn nhất các ngân hàng nước ngoài là uy tín quốc tế lớn, nguồn vốn dồi dào
và chất lượng dịch vụ phục vụ hoàn hảo Không chỉ cạnh tranh với các ngân hàngtrong và ngoài nước, ngân hàng đang phải cạnh tranh với các tổ chức tài chính khácnhư công ty tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ hỗ trợ phát triển với các dịch vụ cungcấp tương tự ngân hàng
Trang 30CHƯƠNG II :THỰC TRANG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
CHI NHÁNH HUYỆN KIM SƠN 2.1 Khái quát hoạt động của NHNNo&PTNTVN chi nhánh huyện Kim Sơn
2.1.1 Quá trính hình thành và phát triển của NHNNo&-PTNTVN chi nhánh huyện Kim Sơn
Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo
Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là ChínhPhủ ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh ,trong đó có Ngân hàng Pháttriển Nông thôn Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ,nông thôn
Ngày 15/11/1996 ,được thủ tướng chính phủ ủy quyền ,Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Năm 2001 là năm đầu tiên NHNNo&-PTNTVN triển khai thực hiện đề án tái
cơ cấu với các nội dung chính sách là cơ cấu lại nợ, lành mạnh hoá tài chính, nângcao chất lượng tài sản có, chuyển đổi hệ thống kế toán hiện hành theo chuẩn mựcquốc tế đôi mới sắp xếp lại bộ máy tổ chức theo mô hình NHTM hiện đại tăngcường đào tạo và đào tạo lại cán bộ tập trung đổi mới công nghệ ngân hàng, xâydựng hệ thống thông tin quản lý hiện đại
Bên cạnh mở rộng kinh doanh trên thị trường trong nước, năm 2002,NHNNo&-PTNTVN tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế Đến cuối năm 2002,NHNNo&-PTNTVN là thành viên của APRACA, CICA và ABA, trong đó TổngGiám đốc NHNo là thành viên chính thức Ban điều hành của APRACA và CICA
Năm 2009, NHNNo&PTNTVN vinh dự được đón Tổng Bí thư Nông Đức
Mạnh tới thăm và làm việc vào đúng dịp kỷ niệm 21 năm ngày thành lập (26/3/1988
- 26/3/2009); vinh dự được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, ngành ngân hàng, nhiều tổchức uy tín trên thế giới trao tặng các bằng khen cùng nhiều phần thưởng cao quý:TOP 10 giải SAO VÀNG ĐẤT VIỆT, TOP 10 Thương hiệu Việt Nam uy tín nhất,danh hiệu “DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG” do Bộ Công thươngcông nhận, TOP 10 Doanh nghiệp Việt Nam theo xếp hạng của VNR500
Trang 31Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Việt Nam mới đây được chuyển đổi
mô hình tổ chức theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn,tài sản ,đội ngũ cán bộ nhân viên ,mạng lưới hoạt động và số lượng kháchhàng Tính đến ngày 31/12/2013 vị thế dẫn đầu của Ngân hàng Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn Việt Nam vẫn được khẳng định trên nhiều phương diện
- Nhân sự: gần 40.000 cán bộ, nhân viên
Trụ sơ chính :Số 18 Trần Hữu Dục ,Mỹ Đình ,Từ Liêm ,Hà Nội
Số điện thoại :04.38313717
Giới thiệu chung về NHNNo&-PTNTVN chi nhánh huyện Kim Sơn
Tên đơn vị : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chinhánh huyện Kim Sơn
Địa chỉ : Đường Năm Dân –TT Phát Diệm –huyện Kim Sơn- tỉnh Ninh BìnhNgày 28/3/1958 ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chinhánh huyện Kim Sơn tách ra từ Ngân Hàng Nhà Nước thành lập ngân hàng thươngmại quốc doanh ,trải qua một thời gian dài không ngừng nỗ lực xây dựng và phấnđấu NHNNo&PTNTVN chi nhánh huyện Kim Sơn đã thể hiện sự tăng trưởng lợinhuận không ngừng hàng năm,chất lượng sản phẩm dịch vụ ngày càng được nângcao cũng như sự định hình rõ nét thương hiệu AGRIBANK trong cộng đồng
Gia nhập WTO mở ra cơ hội cho các ngân hàng trong nước tăng cường họchỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ công nghệ và quản trị ngân hàng Với nhận thức
đó NHNNo&PTNTVN chi nhánh huyện Kim Sơn đang từng bước thực hiện đổimới công nghệ và hiện đại hóa ngân hàng Với phương châm “vì sự thịnh vượng và
Trang 32phát triển bền vững của khách hàng và ngân hàng “ ,cùng với khao khát vươn lêncủa tập thể NHNNo&PTNTVN chi nhánh huyện Kim Sơn ,chúng ta hoàn toàn cóthể tin tưởng vào sự lớn mạnh của NHNNo&PTNTVN chi nhánh huyện Kim Sơntrong tương lai
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của NHNNo&-PTNTVN chi nhánh huyện Kim Sơn
Mô hình tổ chức của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ViệtNam chi nhánh huyện Kim Sơn được mô tả theo sơ đồ sau :
(Nguồn :Phòng hành chính –ngân hàng NNo&PTNTVN chi nhánh huyện Kim Sơn )
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban như sau :
Ban giám đốc
Ban giám đốc bao gồm 01 giám đốc là bà Võ Xuân Loan và 03 phó giám đốc
là ông Đào Khánh Toàn ,ông Nguyễn Văn Phong và bà Trương Thị Thuận Chứcnăng nhiệm vụ của ban giam đốc là :
-Điều hành ,hướng dẫn,tổ chức nhân sự thực hiện các kế hoạch kinh doanh củachi nhánh
-Phổ biến thực hiện các kế hoạch từ trụ sở chính ,trực tiếp báo cáo với cấp trênnhững vấn đề phát sinh và việc thực hiện các kế hoạch kinh doanh của chi nhánh
Giám đốc
Phòng kế
toán Phòng tín dụng hành chính Phòng Phòng giao dịch Các phòng khác
Phó giám đốc