1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn khoa kế toán Nâng cao hiệu quả quản lý khoản phải thu ngắn hạn tại Công ty CPTM Minh Dân

49 461 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 817 KB

Nội dung

Quản lý khoản phải thu nói chung và quản lý quảnphải thu ngắn hạn nói riêng là những yêu cầu bắt buộc mà tất cả các doanh nghiệp cầnphải thực hiện để đảm bảo an toàn nguồn vốn của mình v

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Thương Mại, em đãđược thầy cô tận tình giảng dạy và truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức để sau khi ratrường tự tin thực hiện tốt công việc của mình

Em xin chân thành cảm ơn thầy cô trong khoa Tài chính- Ngân hàng trường Đạihọc Thương Mại đã tận tình chỉ dạy và hướng dẫn cho em trong suốt thời gian qua

Em xin chân thành cảm ơn thầy ThS Nguyễn Hữu Thao đã tận tình hướng dẫn,chỉ bảo, cung cấp tài liệu để em hoàn thành tốt nhất bài khóa luận tốt nghiệp này.Sau cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn ở bên cạnh giúp đỡ, cổ vũ tinhthần để em có thể thực hiện tốt bài khóa luận tốt nghiệp này

Hà Nội, Ngày… tháng… năm 2015

Sinh viên thực hiện

Bùi Thị Thu Phương

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

8 Bảng 1.1 Phân lọai nhóm nợ các KPT ngắn hạn 11

9 Bảng 2.1 Bảng cân đối kế toán rút gọn của Công ty CPTM Minh

Dân giai đoạn 2012 -2014

20

10 Bảng 2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

CPTM Minh Dân giai đoạn 2012-2014

22

11 Bảng 2.3 Một số chỉ tiêu tài chính của công ty CPTM Minh Dân

giai đoạn 2012 -2014

12 Bảng 2.4 Chỉ tiêu về các KPT khách hàng ngắn hạn của Công ty

CPTM Minh Dân giai đoạn 2012- 2014

29

13 Bảng 2.5 Độ tuổi của các KPT khách hàng ngắn hạn của Công ty

CPTM Minh Dân giai đoạn 2012- 2014

31

14 Bảng 2.6 Giá trị khoản trả trước cho người bán của Công ty CPTM

Minh Dân giai đoạn 2012 -2014

33

15 Bảng 2.7 Giá trị KPT ngắn hạn của Công ty CPTM Minh Dân giai

đoạn 2012 – 2014

35

16 Bảng 2.8 Công tác quản lý các KPT ngắn hạn của Công ty CPTM

Minh Dân giai đoạn 2012 – 2014

36

17 Sơ đồ 2.1 Bộ máy quản lý của Công ty CPTM Minh Dân 18

18 Biểu đồ 2.1 Biểu đồ thể hiện giá trị các KPT khách hàng ngắn hạn

của Công ty CPTM Minh Dân giai đoạn 2012- 2014

30

19 Biểu đồ 2.2 Cơ cấu độ tuổi các KPT ngắn hạn của Công ty CPTM

Minh Dân giai đoạn 2012- 2014

32

20 Biểu đồ 2.3 Biểu đồ thể hiện giá trị các khoản trả trước cho người bán

của Công ty CPTM Minh Dân giai đoạn 2012 – 2014

34

Trang 5

Việc cấp tín dụng cho khách hàng tiềm ẩn hàng loạt các rủi ro trong quá trình thuhồi nợ, nhưng bên cạnh đó nó lại là một biện pháp nhằm tăng uy tín, sức ảnh hưởngcủa doanh nghiệp với các đối tác Quản lý khoản phải thu nói chung và quản lý quảnphải thu ngắn hạn nói riêng là những yêu cầu bắt buộc mà tất cả các doanh nghiệp cầnphải thực hiện để đảm bảo an toàn nguồn vốn của mình và thực hiện những chiến lượcmới trong thời gian tiếp theo

 Dưới góc độ thực tiễn

Công ty CPTM Minh Dân cũng không nằm ngoài vòng quay đó, các khoản phảithu hàng năm của công ty chủ yếu là các khoản thu ngắn hạn, việc để cho khách hàngchiếm dụng nguồn vốn này chứa đựng nhiều rủi ro không thể lường trước được Trongthời gian từ năm 2012 đến 2014 khoản phải thu ngắn hạn của công ty có sự biến độngmạnh mẽ, năm 2012 số khoản phải thu ngắn hạn là 63.160.955.400 VNĐ , sang năm

2013 khoản phải thu ngắn hạn giảm xuống còn 55.062.779.416 VNĐ, giảm8.098.175.984 VNĐ Năm 2014 giá trị khoản phải thu ngắn hạn là 57.235.204.441VNĐ, tăng 2.172.425.025 VNĐ, tương ứng 3,95% so với cùng kỳ năm trước Vì vậy,trong thời gian thực tập tại phòng kế toán- tài chính để tìm hiểu hoạt động của công ty,với sự giúp đỡ nhiệt tình của nhân viên trong phòng, em đã có một số kiến thức sâu sắc

về quản lý các khoản phải thu ngắn hạn của công ty Đây là lý do em lựa chọn đề tài

Nâng cao hiệu quả quản lý khoản phải thu ngắn hạn tại Công ty CPTM Minh Dân”

2 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu về công ty CPTM Minh Dân, tìm hiểu về quy trình quản lý các KPTngắn hạn của công ty, phân tích, đánh giá việc thực hiện quá trình quản lý đó Đồng

Trang 6

thời, xây dựng một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình quản lý các khoản phải thungắn hạn này.

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu:

- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng các KPT ngắn hạn của công ty CPTM Minh Dân

- Nghiên cứu chính sách quản lý các KPT ngắn hạn tại Công ty CPTM Minh Dân

 Phạm vi nghiên cứu: Công ty CPTM Minh Dân

4 Phương pháp nghiên cứu

Bài khóa luận sử dụng chọn lọc một số lý luận kinh tế, các văn bản pháp luật củanước Việt Nam

Phương pháp nghiên cứu: đi từ lý thuyết, thông qua phương pháp tổng hợp, sosánh, phân tích các số liệu thực tế Từ đó, đánh giá những mặt được, những tồn tại,phân tích nguyên nhân đồng thời đưa ra biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý cácKPT ngắn hạn

5 Kết cấu khóa luận.

Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo khóa luận được kết cấuthành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết cơ bản về các KPT ngắn hạn

Chương 2: Thực trạng quản lý các KPT ngắn hạn tại Công ty CPTM Minh Dân.Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các KPT ngắn hạn tại Công tyCPTM Minh Dân

Trang 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ CÁC KHOẢN PHẢI THU

NGẮN HẠN 1.1: Một số khái niệm liên quan tới khoản phải thu ngắn hạn

1.1.1 Khái niệm về khoản phải thu ngắn hạn.

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp thường phải bán chịuhàng hóa của mình trong một khoảng thời gian nhất định Trong khi chờ thu các khoảntiền này, doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục bán hàng và do đó sẽ lại xuất hiện các khoảnthu mới Đồng thời, doanh nghiệp cũng có các khoản mua chịu hàng hóa từ các doanhnghiệp khác Như vậy việc mua chịu, bán chịu là công việc thường xuyên phát sinhtrong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp

Các khoản phải thu bao gồm: các khoản phải thu ngắn hạn và các khoản phải thudài hạn Các khoản phải thu ngắn hạn là các khoản mà doanh nghiệp nhanh chóng thulại được tài sản bị chiếm dụng

“ Các khoản phải thu ngắn hạn là một loại tài sản của công ty tính dựa trên tất cảcác khoản nợ, các giao dịch chưa thanh toán hoặc bất cứ nghĩa vụ tiền tệ nào mà cáccon nợ hay khách hàng chưa thanh toán cho công ty có thời gian thu hồi dưới 12 tháng( hoặc trong một chu kỳ hoạt động kinh doanh).”

Các khoản phải thu ngắn hạn là một phần tài sản của công ty vì chúng phản ánhcác khoản tiền sẽ được thanh toán trong tương lai

1.1.2 Quản trị khoản phải thu

Cùng với quản trị tiền mặt và hàng tồn kho, quản trị khoản phải thu ngắn hạncũng liên quan đến quyết định về tài sản của Giám đốc tài chính Quyết định quản trịkhoản phải thu ngắn hạn gắn liền đánh đổi chi phí khoản phải thu và doanh thu tăngthêm do bán chịu hàng hóa

Khi thực hiện việc quản trị các khoản phải thu ngắn hạn, nhà quản trị cần phảixác định được câu trả lời như sau:

- Điều kiện doanh nghiệp áp dụng để bán hàng hóa hay dịch vụ của mình Thờigian khách hàng phải thanh toán giá trị hàng hóa Doanh nghiệp chuẩn bị giảm giá nhưthế nào khi khách hàng thanh toán nhanh

- Doanh nghiệp cần đảm bảo về số tiền khách hàng nợ như thế nào Khách hàngcần ký vào biên nhận hay buộc phải ký giấy nợ chính thức

Trang 8

- Phân loại khách hàng: loại khách hàng nào có thể trả tiền vay ngay Để tìmhiểu, doanh nghiệp có thể nghiên cứu hồ sơ quá khứ hay các báo cáo tài chính đã quacủa khách hàng hay doanh nghiệp dựa vào chứng nhận của ngân hàng.

- Doanh nghiệp chuẩn bị dành cho từng khách hàng với những hạn mức tíndụng như thế nào để tránh rủi ro? Doanh nghiệp có từ chối cấp tín dụng cho kháchhàng mà doanh nghiệp nghi ngờ? Hay doanh nghiệp chấp nhận rủi ro có một vài món

nợ khó đòi và điều này xem như là chi phí của việc xây dựng một nhóm khách hàngthường xuyên?

- Biện pháp nào mà doanh nghiệp áp dụng thu nợ đến hạn Doanh nghiệp thựchiện theo dõi thanh toán và làm gì với những khách hàng trả tiền miễn cưỡng hay kéodài thời gian trả nợ

1.2 Nội dung lý thuyết liên quan quản lý khoản phải thu ngắn hạn

1.2.1 Mục đích của quản lý khoản phải thu ngắn hạn

Mục đích lớn nhất của công tác quản lý khoản phải thu ngắn hạn là rút ngắn chu

kỳ quay vòng vốn bởi khi đánh giá tốc độ tăng trưởng của một công ty người tathường dựa vào chu kỳ quay vòng của vốn chu kỳ vòng quay vốn càng ngắn thì tốc độphát triển của công ty càng lớn

Ngoài ra, quản lý khoản phải thu ngắn hạn có hiệu quả giúp giảm bớt rủi rokhông thu hồi được tài sản của doanh nghiệp

1.2.2 Nội dung công tác quản lý các khoản phải thu

Để quản lý các khoản phải thu được hiệu quả, người ta chia các khoản phải thuthành những loại như sau:

Khoản phải thu từ khách hàng: là những khoản cần phải thu do doanh nghiệp bánchịu hàng hóa, thành phẩm hoặc do cung cấp dịch vụ cho khách hàng

Khoản ứng trước cho người bán là khoản tiền doanh nghiệp phải thu từ ngườibán, người cung cấp do doanh nghiệp trả trước tiền hàng cho người bán để mua hànghóa, thành phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp được giao

Khoản phải thu nội bộ là khoản thu phát sinh giữa đơn vị, doanh nghiệp hạchtoán kinh tế độc lập với các đơn vị trực thuộc có tổ chức kế toán riêng hoặc giữa các tổchức đơn vị với nhau

Trang 9

Khoản tạm ứng cho công nhân viên là những khoản tiền hoặc vật tư do doanhnghiệp được giao cho các cán bộ công nhân viên để thực hiện một nhiệm vụ được giaohoặc giải quyết một số công việc như mua hàng hóa, trả phí công tác…

Khoản phải thu khác như khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ khác…

Với công tác quản lý khoản phải thu, nhà quản trị có thể áp dụng một vài biệnpháp như sau:

a Chính sách tín dụng

 Nội dung chính sách tín dụng

Bán chịu hàng hóa là một hình thức DN cấp tín dụng của người bán dành chokhách hàng của mình và là nguyên nhân phát sinh các khoản phải thu Chính sách tíndụng của doanh nghiệp được thực hiện thông qua các thông số sau:

- Tiêu chuẩn tín dụng (tiêu chuẩn bán chịu):

Nguyên tắc: là phải xác định được tiêu chuẩn tín dụng, tức là sức mạnh tài chínhtối thiểu và uy tín hay vị thế có thể chấp nhận được của khách hàng mua chịu Nếukhách hàng có sức mạnh tài chính hay vị thế tín dụng thấp hơn những tiêu chuẩn đó thì

sẽ bị từ chối cấp tín dụng theo hình thức bán chịu hàng hóa để đảm bảo an toàn chohoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình

Tiêu chuẩn bán chịu nói riêng và chính sách tín dụng nói chung có ảnh hưởngđáng kể đến doanh thu của doanh nghiệp Nếu đối thủ cạnh tranh mở rộng chính sáchbán chịu, trong khi chúng ta không phản ứng lại được điều này, thì nỗ lực tiếp thị sẽ bịảnh hưởng nghiêm trọng bởi vì bán chịu là yếu tố ảnh hưởng rất lớn và có tác dụngkích thích nhu cầu

Việc thay đổi chính sách tín dụng có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển củadoanh nghiệp? Vấn đề đặt ra là khi nào thì doanh nghiệp nên nới lỏng tiêu chuẩn tíndụng? Chúng ta cùng xem xét một số mô hình quản trị các khoản phải thu

Trang 10

MH1: Mô hình nới lỏng chính sách bán chịu

Trang 11

MH3: Mô hình mở rộng thời hạn bán chịu

MH4: Mô hình rút ngắn thời hạn bán chịu

- Thay đổi tỷ lệ chiết khấu: Điều khoản chiết khấu liên quan đến hai vấn đề:thời hạn chiết khấu và tỷ lệ chiết khấu

- Thời hạn chiết khấu: là khoản thời gian mà nếu người mua thanh toán trướchoặc trong thời gian đó thì người mua sẽ được nhận tỷ lệ chiết khấu

- Tỷ lệ chiết khấu: là tỷ lệ phần trăm của doanh thu hoặc giá bán được khấu trừnếu người mua trả tiền trong thời hạn chiết khấu

Trang 12

MH5: Mô hình tăng tỷ lệ chiết khấu

MH6: Mô hình giảm tỷ lệ chiết khấu

Trang 13

 MH7: Mô hình tổng quát

 Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tín dụng

Điều kiện của doanh nghiệp: đặc điểm về sản phẩm, ngành nghề kinh doanh vàtiềm lực tài chính là những yếu tố tác động trực tiếp đến chính sách tín dụng

Điều kiện của khách hàng: dựa vào các phán đoán sau :

Vốn sức mạnh tài chính (capital): là thước đo về tình hình tài chính của doanh

nghiệp, ảnh hưởng đến rủi ro thanh toán

Khả năng thanh toán (capacity): đánh giá thông qua hệ số thanh toán chung, hệ

thống thanh toán nhanh… của khách hàng

Tư cách tín dụng (character): thái độ tự giác vói việc thanh toán nợ của khách

hàng Yếu tố này rất quan trọng

Vật thế chấp (collateral): tài sản khách hàng dùng đảm bảo cho món nợ của mình Điều kiện kinh tế (condition): sự phát triển của nền kinh tế nói chung và mức độ

phát triển từng vùng địa lý nói riêng ảnh hưởng đến việc thanh toán của khách hàngvới món nợ

Thông tin khách hàng có thể thu thập được thông qua việc điều tra trực tiếp nhưphân tích báo cáo tài chính khách hàng, phỏng vấn trực tiếp… đồng thời có thể thuthập thông tin từ các trung tâm xử lý dữ liệu về vị thế tín dụng của các doanh nghiệp.Kết quả điều tra là căn cứ quan trọng để xác định chính sách tín dụng với khách hàng.Lợi ích kinh tế đạt được khi thực hiện chính sách tín dung:

Trang 14

Để đánh giá lợi ích kinh tế đạt được khi thực hiện chính sách tín dụng, doanhnghiệp cần dự báo, tính toán các thông số sau:

Số lượng và giá bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dự kiến tiêu thụ.

Các chi phí phát sinh do tăng các khoản nợ: chi phí quản lý khoản phải thu, chi

phí thu hồi nợ, chi phí rủi ro

So sánh lợi nhuận gộp do doanh số bán tăng lên với những chi phí tăng thêm do

sự thay đổi của chính sách tín dụng gây ra

Việc thiết lập chính sách tín dụng có ảnh hưởng rất lớn tới tình hình kinh doanhcủa doanh nghiệp Nếu các tiêu chuẩn tín dụng quá cao sẽ dẫn đến có thể loại bỏ nhiềukhách hàng tiềm năng, do đó làm giảm lợi nhuận Ngược lại, nếu tiêu chuẩn tín dụngquá thấp có thể làm tăng doanh số bán nhưng đồng thời cũng làm cho rủi ro tín dụngtăng, gia tăng các khoản nợ khó đòi, chi phí thu tiền cũng tăng lên

là khác nhau Chúng ta cần chú ý đến lượng hàng tiêu thụ để có thể đưa ra nhữngquyết định đúng đắn tránh gây tổn thất cho DN

c Theo dõi những khoản phải thu ngắn hạn

Để theo dõi tốt các khoản phải thu , người ta có thể phân loại theo các tiêu chí sau:

Trang 15

Sử dụng các biện pháp kiểm soát nợ thôngthường.

3 Nợ dưới

tiêu chuẩn C

Khách nợ là những DN cótình hình tài chính không ổnđịnh, hiện tại có khó khănnhưng có triển vọng pháttriển hoặc cải thiện

Theo dõi chăt chẽ để thu nợ, có giải pháp đặcbiệt phù hợp với từng món nợ

Áp dụng các biện pháp đặc biệt, theo dõi chặtchẽ, tận dụng cơ hội thu nợ

Nợ thuộc nhóm này phải xóa sổ, không làm phátsinh thêm chi phí kiểm soát nợ Xác định chi phítổn thất trong kinh doanh

Nguồn: Giáo trình Quản trị tài chính- Đại học Thương Mại

d Rủi ro của các khoản phải thu

 Rủi ro DN gặp phải

Việc nới lỏng các chính sách quản lý khoản phải thu sẽ gây cho doanh nghiệpnhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình Doanh nghiệp có thể mất vốn dokhách hàng trốn nợ hay không có kgar năng thanh toán Ngoài ra, Doanh nghiệp cònphải đối mặt với rủi ro về mặt tỷ giá, lãi suất… trên thị trường

 Phòng ngừa rủi ro

Trang 16

Để phòng ngừa thực tế phát sinh khoản phải thu khó đòi, ngoài việc phải tìm hiểu

kỹ khách hàng để xác định giới hạn tín dụng, căn cứ vào kết quả phân loại nợ phải thudoanh nghiệp cần phải lập dự phòng đối với khoản phải thu khó đòi Việc lập dựphòng có thể xác định theo những tỷ lệ % nhất định trên từng loại khoản phải thu,hoặc theo khách nợ đáng ngờ Cách thức này giúp doanh nghiệp có thể chủ động đốiphó khi rủi ro xảy ra

Đối với các rủi ro do tác động của tỷ giá, lãi suất có thể chọn các nghiệp vụ kinhdoanh trên thị trường ngoại hối và trường tiền tệ như : nghiệp vụ kỳ hạn, quyền chọn,hoán đổi tiền và lãi suất, lựa chọn loại tiền vay…

 Xử lý đối với các khoản thu khó đòi

Trên cơ sở phân loại các khoản nợ quá hạn, tìm nguyên nhân khách quan, chủquan của từng khoản nợ, doanh nghiệp phải có các giải pháp thích hợp để nhanh chóngthu hồi tiền vốn trong thanh toán theo nguyên tắc hiệu quả, linh hoạt và kiên quyết.Tùy từng trường hợp cụ thể, doanh nghiệp có thể lựa chọn hoặc sử dụng kết hợp một

- Khởi kiện trước pháp luật…

1.2.3 Công cụ theo dõi các khoản phải thu ngắn hạn

Để quản lý các khoản phải thu, nhà quản trị phải theo dõi các khoản phải thu,trên cơ sở đó thay đổi chính sách tín dụng thương mại kịp thời Người ta thường sửdụng một số chỉ tiêu, phương pháp và mô hình sau:

a Kỳ thu tiền bình quân:

Trang 17

Kỳ thu tiền bình quân là một tỷ số tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động củadoanh nghiệp, tỷ số này cho biết doanh nghiệp cần mất bình quân là bao nhiêu ngày đểthu hồi các khoản phải thu của mình Kỳ thu tiền ngắn chứng tỏ doanh nghiệp không

bị ứ đọng vốn trong khâu thanh toán Ngược lại nếu kỳ thu tiền dài chứng tỏ thời gianthu hồi khoản phải thu chậm

b Phân tích “tuổi” các khoản phải thu.

Phương pháp phân tích này dựa trên thời gian biểu về tuổi của các khoản phải thutức là khoảng thời gian có thể thu được tiền của các khoản phải thu để phân tích

Xác định tuổi của các khoản phải thu cho phép đánh giá 1 cách chi tiết hơn quy

mô và độ dài thời gian tương ứng của các khoản phải thu đó tại thời điểm nhất định.Đây là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp lựa chọn các biện pháp quản lý và chínhsách thu tiền thích hợp

Các bước phân tích tuổi các khoản phải thu

c Mô hình số dư các khoản phải thu

Phương pháp này đo lường quy mô doanh số bán chịu chưa thu được tiền tại thờiđiểm cuối các tháng do kết quả bán hàng của tháng và của các tháng trước đó Thực tếcho thấy, khối lượng hàng hóa bán chịu phụ thuộc nhiều vào đặc điểm của ngành vàmặt hàng kinh doanh, điều kiện của khách hàng ở từng khu vực địa lý Bởi vậy, cáchtốt nhất là nên phân loại và theo dõi số dư nợ của từng nhóm khách hàng theo tập quánthanh toán của họ

Ta xem xét một bảng như sau:

Trang 18

Ưu điểm của mô hình này so với các mô hình phân tích “tuổi” của KPT là nóhoàn toàn không chịu tác động của yếu tố mùa vụ Mức biến động doanh số bán hàngkhông ảnh hưởng đến sự phân bố hợp lý những khoản nợ tồn đọng theo thời gian Tuynhiên, cũng có thể có độ lệch ngẫu nhiên xuất phát từ mô hình bình quân, và khi theodõi các KPT chúng ta phải quyết định hoặc là chấp nhận độ lệch chuẩn trong nhữnggiới hạn xảy ra ngẫu nhiên là phải thay đổi mô hình.

Mặt khác, cung cách thanh toán các khoản tín dụng thương mại của khách hàngtrong các ngành công nghiệp khác nhau và tại các khu vực địa lý khác nhau thì rấtkhác nhau Do đó, nếu mô hình số dư khoản phải thu áp dụng chung cho tất cả KPTcủa một công ty, trong tất cả các vùng và khách hàng trong tất cả các ngành thì sẽkhông phù hợp Chẳng hạn, khi có sự thay đổi về sự phân bố các khoản bán chịu củadoanh nghiệp trong nhiều ngành hay địa phương, sẽ dẫn đến sự thay đổi trong cơ cấu

dư nợ và doanh nghiệp cần phải thay đổi chính sách thu hồi nợ và bán chịu Bởi vậy,cách tốt nhất là công ty phân loại và theo dõi số dư nợ của từng nhóm khách hàng theotập quán thanh toán của họ

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị các khoản phải thu ngắn hạn.

1.3.1 Nhân tố môi trường kinh doanh bên ngoài

a Nhân tố môi trường vĩ mô

Điều kiện nền kinh tế: bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng và sự ổn địnhcủa nền kinh tế, sức mua, sự ổn định của giá cả, tiền tệ, lạm phát, tỷ giá hối đoái tất

cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpnói chung cũng như việc quản lý các khoản phải thu ngắn hạn nói riêng Để đảm bảothành công quản lý khoản phải thu ngắn hạn trước biến động về kinh tế, các doanh

Trang 19

nghiệp phải theo dõi, phân tích, dự báo biến động của từng yếu tố để đưa ra các giảipháp, các chính sách tương ứng trong từng thời điểm cụ thể nhằm tận dụng, khai thácnhững cơ hội, né tránh, giảm thiểu nguy cơ và đe dọa Khi phân tích, dự báo sự biếnđộng của các yếu tố kinh tế, để đưa ra kết luận đúng, các doanh nghiệp cần dựa vào 1

số căn cứ quan trọng: các số liệu tổng hợp của kì trước, các diễn biến thực tế của kìnghiên cứu, các dự báo của nhà kinh tế lớn Việc quản lý khoản phải thu ngắn hạnliên quan mật thiết đến trình độ phát triển của công nghệ, tình trạng kinh tế Khi nềnkinh tế rơi vào tình trạng khó khăn, các công ty có xu hướng thắt chặt chính sách tíndụng của mình, việc thẩm định các doanh nghiệp, đối tác để thực hiện các khoản cấptín dụng là cần thiết và phải được thắt chặt để hạn chế rủi ro có thể gặp phải cho công

ty Việc quay vòng vốn trong thời gian này cũng gặp nhiều khó khăn do việc buôn bángặp nhiều bất lợi Ngươc lại, khi nền kinh tế trong thời kỳ phát triển, các chính sáchcấp tín dụng cũng có nhiều thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh

b Môi trường ngành

Môi trường ngành quyết định lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp cũng nhưcác chính sách mà doanh nghiệp đã đề ra trong từng gia đoạn để đáp ứng được nhu cầucủa thị trường Có 5 yếu tố cơ bản là : đối thủ cạnh tranh, người mua, người cung cấp,các đối thủ mới tiềm ẩn, sản phẩm thay thế Việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệptrong cùng một lĩnh vực ngày càng trở gay gắt, các chính sách nhằm thu hút kháchhàng càng đa dạng Như vậy, việc cấp tín dụng cho khách hàng cũng là một điều cầnthiết để giữ chân khách hàng cũng như tìm kiếm thêm khách hàng mới Nhà quản trị

để thực hiện được ý đồ của mình thì cần đề ra những chính sách phù hợp, quản lý hiệuquả khoản phải thu ngắn hạn nhằm tránh tối đa rủi ro gặp phải

1.3.2 Môi trường bên trong

Môi trường bên trong doanh nghiệp có ảnh hướng đến việc thực hiện quản lý cáckhoản phải thu ngắn hạn của công ty, trong đó, có hai đặc điểm thể hiện sự tác độngmạnh mẽ đến nhà quản trị trong quá trình kinh doanh

a Sứ mệnh, mục tiêu

Mỗi doanh nghiệp đều tự đề ra cho mình sứ mệnh, mục tiêu khi thành lập nêndoanh nghiệp đó, doanh nghiệp thực hiện các chiến lược, điều chỉnh chính sách để đạt

Trang 20

được mục tiêu đã đề ra Nhà quản trị không ngừng phải điều chỉnh kế hoạch, chiếnlược để phù hợp với tình hình thực tế cuẩ doanh nghiệp, cũng như thị trường Cácchính sách quản lý hàng tồn kho, tài sản nguồn vốn, khoản phải thu cũng sẽ được điềuchỉnh cho phù hợp.

b Quy mô, tiềm lực tài chính.

Quy mô, tiềm lực tài chính giữ vai trò quyết định chiến lược dài hơi của doanhnghiệp Doanh nghiệp có đủ tiềm lực về tài chính sẽ đảm bảo thực hiện được những ýtưởng táo bạo, chính sách mạnh mẽ để đẩy công ty phát triển nên tầm cao mới Vớikhả năng về vốn, doanh nghiệp dễ dàng có đủ khả năng cấp tín dụng cho khách hàng

mà không phải quá lo lắng về vấn đề quay vòng vốn Điều này dẫn đến các chính sách

về quản trị các khoản phải thu cũng có nhiều thay đổi

Trang 21

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC KHOẢN PHẢI THU NGẮN HẠN

TẠI CÔNG TY CPTM MINH DÂN 2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty CPTM Minh Dân

2.1.1 Giời thiệu khái quát về công ty

Công ty cổ phần thương mại Minh Dân được thành lập và hoạt động theo giấychứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103002444 do Sở Kế Hoạch và Đầu tư thành phố

Hà Nội cấp lần đầu vào ngày 08/7/2003 Ngày 24/7/2003 bắt đầu đi vào hoạt động vàtừng bước phát triển để theo kịp tốc độ phát triển kinh tế của đất nước Giấy chứngnhận thay đổi nhiều lần, lần thứ 4 là vào ngày 19 tháng 12 năm 2006

Công ty đang từng bước xây dựng hình ảnh, thương hiệu của mình để đạt đượcmục tiêu đến năm 2020 trở thành công ty cung cấp thuốc tân dược hàng đầu trongnước, với nhiều loại sản phẩn đa dạng, đảm bảo chất lượng

Định hướng phát triển trong tương lai:

- Phát triển bền vững không ngừng hoàn thiện nâng cao chất lượng sản phẩm,chất lượng dịch vụ

- Hướng tới xuất khẩu thuốc song song thỏa mãn tối đa nhu cầu trong nước, gópphần thực hiện chiến lược thuốc quốc gia, tăng tỷ lệ sử dụng thuốc nội

Công ty cổ phần thương mại Minh Dân có trụ sở tại số 14 ngõ 145 phố ĐịnhCông thượng, phường Định Công, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội

Trang 22

- Thực hiện chế độ báo cáo kế toán tài chính theo đúng quy định hiện hành của

bộ tài chính, chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của báo cáo tài chính

2.1.3 Mô hình quản lý công ty

SƠ ĐỒ 2.1: MÔ HÌNH QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CPTM MINH DÂN

Nguồn: Phòng hành chính

 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các phòng ban:

Hội đồng quản trị: là thành viên sáng lập nên công ty có trách nhiệm giám sátgiám đốc và các cán bộ quản lý khác Hàng năm, hội đồng quản trị quyết định kếhoạch phát triển của công ty trong năm tiếp theo

Giám đốc: là người điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty, chịu sựgiám sát của hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trướcphát luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao

Phó giám đốc: Giúp việc cho giám đốc trong quá trình điều hành các hoạt độngcủa công ty theo sự phân công của giám đốc Chủ động và tích cực triển khai, thựchiện nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước giám đốc về hiệu quả cáchoạt động

Trang 23

Phòng đối ngoại: Tham mưu cho Giám đốc các vấn đề chiến lược, định hướngcác hoạt động đối ngoại của công ty Xây dựng kế hoạch, các quy định, quy chế vềcông tác đối ngoại của công ty.

Phòng kinh doanh: Xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh, tìm kiếm kháchhàng thực hiện hoạt động giao dịch mua bán hàng hóa

Phòng kế toán- tài chính: lập kế hoạch sử dụng và quản lý nguồn tài chính củaCông ty, phân tích các hoạt động kinh tế, tổ chức công tác hạch toán kế toán

Phòng hành chính: Tham mưu cho Giám đốc trong công tác bổ nhiệm, tuyểndụng, quy hoạch, đào tạo, quản lý hồ sơ nhân viên của công ty, theo dõi công tác thiđua khen thưởng, đề bạt nâng lương, ý thức chấp hành nội quy hoạt động của công ty

2.1.4 Đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp.

Công ty CPTM Minh Dân hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dược phẩm(thuốc tân dược), chuyên cung cấp các sản phẩm thuốc tân dược trong nước, ngoài racông ty còn thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu nguyên vật liệu để cung ứng cho cáccông ty sản xuất dược phẩm, đồng thời xuất khẩu thuốc ra thị trường quốc tế

2.1.5 Tình hình tài sản- vốn của công ty

Trong thời gian gần đây kinh tế có nhiều biến động và không nằm ngoài xuhướng đó, tình hình tài chính của công ty CPTM Minh Dân cũng có nhiều thay đổi, đểtìm hiểu rõ hơn sự biến động đó ta đi theo dõi sự thay đổi về tài sản và nguồn vốn củaCông ty CPTM Minh Dân, ta có bảng cân đối kế toán rút gọn năm 2012- 2013- 2014như sau:

Trang 24

BẢNG 2.1: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN RÚT GỌN QUA 3 NĂM CỦA CÔNG

TY CPTM MINH DÂN GIAI ĐOẠN 2012-2014

Số tiền( VNĐ)

Tỷ trọng (%)

Số tiền (VNĐ)

Tỷ trọng (%) Số tiền (VNĐ) Tỷ lệ Số tiền(VNĐ) Tỷ lệ Tài sản

Tài sản ngắn

hạn 68.786.011.270 93,78 61.226.813.827 92,96 63.347.221.479 93,01 (7.559.197.443) (10,99) 2.120.407.652 3,46Tài sản dài

hạn 4.566.094.831 6,22 4.637.968.642 7,04 4.761.342.729 6,99 71.873.811 1,57 123.374.087 2.66Tổng cộng tài

sản 73.352.106.101 65.864.782.469 68.108.764.208 (7.487.323.632) (10,21) 2.243.981.739 3.41Nguồn vốn

Nợ phải trả 59.305.724.079 80,85 51.481.775.350 78,16 52.671.545.375 77,33 (7.823.948.729) (13,19) 1.189.770.025 2.31

Vốn chủ sở

hữu 14.046.382.022 19,15 14.383.007.119 21,84 15.437.218.333 22,67 336.625.097 2,40 1.054.211.214 7.33Tổng cộng

nguồn vốn 73.352.106.101 65.864.782.469 68.108.764.208 (7.487.323.632) (10,21) 2.243.981.739 3.41

Nguồn: Báo cáo tài chính tổng hợp

 Nhận xét về tình hình tài chính của Công ty CPTM Minh Dân giai đoạn 2012- 2014Tổng tài sản có sự biến đổi không đều trong vòng 3 năm, năm 2013, tổng tài sảngiảm 7.487.323.632 VNĐ (tương ứng 10,21%) so với năm 2012 nhưng sang đến năm

2014, tổng tài sản của doanh nghiệp tăng 2.243.981.739 VNĐ ( tương ứng 3.41%) sovới cùng kỳ năm trước

Nguyên nhân: do kinh tế có sự khởi sắc, tình hình hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp phát triển theo chiều hướng tích cực dẫn đến việc tăng mạnh về tài sảnngắn hạn và tài sản dài hạn, từ đó góp phần gia tăng giá trị tổng tài sản

- Tài sản ngắn hạn: Giá trị tài sản ngắn hạn chiếm phần lớn trong tổng tài sản(chiếm trên 90%) Công ty CPTM Minh Dân là một công ty thương mại nên việc nắmgiữ lượng tài sản ngắn hạn lớn cũng là điều dễ hiểu vì chu kỳ kinh doanh của công tyngắn, số vòng quay lớn đòi hỏi có nhiều tài sản lưu động

Giá trị tài sản ngắn hạn năm 2013 so với năm 2012 như sau:

Năm 2013, Tài sản ngắn hạn giảm về số tiền lẫn tỷ trọng trong tổng tài sản Tàisản ngắn hạn giảm 61.226.813.827 VNĐ tương đương 92,96% so với năm 2012 Dotrong năm này tiếp tục giảm mạnh các khoản: tiền và các khoản tương đương tiền, cácKPT ngắn hạn, hàng tồn kho

Ngày đăng: 15/05/2015, 15:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w