1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn khoa kế toán thương mại Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH sản xuất và thương mại thép Hồng Xuân

57 560 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 117,6 KB

Nội dung

Do đó hiện nay công việc của kế toán xác định KQKD là vô cùngquan trọng, là căn cứ để các nhà quản lí biết được doanh nghiệp mình kinh doanh cóhiệu quả hay không, lãi lỗ như thế nào, giú

Trang 1

TÓM LƯỢC

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hoạt động kinh doanh hết sức quantrọng đối với sự phát triển của đất nước.Vì vậy để các doanh nghiệp ngày càng pháttriển theo xu hướng của nền kinh tế thì việc tối đa hóa lợi nhuận luôn là mục tiêuhàng đầu của bất kỳ doanh nghiệp nào Lợi nhuận luôn góp phần vào sự thắng lợicủa doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp cần có những chiến lược đúng đắn và thiếtthực nhằm đưa doanh nghiệp đạt tới hiệu quả cao nhất

Trong quá trình thực tập tại công ty TNHH SX & TM thép Hồng Xuân, em

đã tiến hành tìm hiểu về công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty và

đã được trình bày trong bài khóa luận.Trong bài khóa luận, em đã nêu nên thựctrạng kế toán xác định kết quả kinh doanh của công ty hiện nay, những kết quả đãđạt được và những hạn chế đang còn tồn đọng, đồng thời cũng đưa ra một số giảipháp giúp công ty có thể khắc phục được những điểm yếu trong công tác kế toánxác định kết quả kinh doanh hiện tại

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trên thực tế không có sự thành công nào không gắn liền với sự hỗ trợ, giúp

đỡ dù ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp của người khác.Những năm tháng trêngiảng đường đại học là những năm tháng vô cùng quý báu và quan trọng đối vớiem.Từ khi bắt đầu học tập tại giảng đường cho đến nay, em đã nhận được rất nhiều

sự quan tâm, giúp đỡ của gia đình, thầy cô, bạn bè Em xin chân thành cảm ơn cácthầy cô giáo trong khoa kế toán – kiểm toán trường Đại học Thương Mại đã tận tìnhgiúp đỡ, truyền đạt kiến thức trong suốt 4 năm em học tập tại trường.Vốn kiến thức

đã tích lũy được trong quá trình học tập đó không chỉ là nền tảng cho quá trìnhnghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang cho quá trình làm việc của em sau này

Để hoàn thành bài khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầyNguyễn Viết Tiến đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành khóa luậntốt nghiệp Em xin chân thành cảm ơn tới ban lãnh đạo và tập thể cán bộ nhân viênđặc biệt là phòng kế toán của công ty TNHH sản xuất và thương mại thép HồngXuân đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được tìm hiểu, nghiên cứu trong quá trìnhthực tập tại công ty

Do năng lực, thời gian tìm hiểu, nghiên cứu còn hạn chế nên bài khóa luậncủa em không thể tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự đóng gópquý báu của thầy cô để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn Cuối cùng, emxin chúc các thầy cô dồi dào sức khỏe, thành công trong sự nghiệp cao quý củamình Chúc toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty TNHH sản xuất vàthương mại thép Hồng Xuân mạnh khỏe, thành công tốt đẹp trong công việc

Em xin chân thành cảm ơn

Hưng Yên, tháng 3 năm 2015

Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Ngọc

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 4

DANH MỤC SƠ ĐỒ

trang

1 Sơ đồ 1.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí của công ty TNHH sản

xuất và thương mại thép Hồng Xuân ( Phụ lục 1)

2 Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH sản xuất

và thương mại thép Hồng Xuân(Phụ lục 2)

Trang 7

về mặt tổng thể, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không chỉ chịu tác động củaquy luật giá trị mà còn chịu sự tác động của quy luật cung cầu và quy luật cạnhtranh, do đó các doanh nghiệp phải luôn có kế hoạch nhằm nâng cao vị thế củamình trên thị trường Vì vậy các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao hiệu quảkinh doanh, phải hạch toán, tính toán kịp thời, chính xác về tình hình hoạt động củadoanh nghiệp thông qua việc xác định kết quả quá trình kinh doanh Thực hiện hệthống kế toán về xác định KQKD sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xác địnhhiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Những vấn đề về lí luận cần được nghiên cứu và làm rõ trong bài khóa luận :

Thứ nhất : Cần nghiên cứu và làm rõ những cơ sở lí luận về kế toán xác đinh kết

quả kinh doanh theo chế độ kế toán hiện hành để làm cơ sở tham chiếu đánh giáthực trạng kế toán xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp

Thứ hai : Từ những lí luận đã nghiên cứu và thực trạng kế toán tại doanh nghiệp,

cần đưa ra được những giải pháp để giúp cải thiện được công tác kế toán xác địnhkết quả kinh doanh của doanh nghiệp cho phù hợp với những lí luận đã đưa ra

1.2 Về mặt thực tiễn

Những năm vừa qua là một cột mốc đánh dấu sự chuyển mình, đổi mới vô cùngmạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam Cùng với việc mở rộng nền kinh tế, Đảng vànhà nước đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách để phát triển nề kinh tế hàng hóanhiều thành phần, mở rộng giao lưu hợp tác trên thị trường kinh tế rộng lớn Đặcbiệt với việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới đã và đang mở ra rất

Trang 8

nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nhưng cũng chứa đựng rất nhiều thách thức Do

đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực hết mình để tồn tại và phát triển

Trong nền kinh tế hiện nay, bất kì một doanh nghiệp, một công ty nào bướcvào lĩnh vực kinh doanh thì mục tiêu hướng tới đều là lợi nhuận.Công ty muốn tồntại, phát triển và đứng vững trên thị trường thì việc kinh doanh phải có lợi.Muốnmang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất thì công ty cần đánh giá được những điểmmạnh, điểm yếu của mình và phải chuẩn bị kế hoạch rõ ràng và đúng đắn cho sựphát triển lâu dài Do đó hiện nay công việc của kế toán xác định KQKD là vô cùngquan trọng, là căn cứ để các nhà quản lí biết được doanh nghiệp mình kinh doanh cóhiệu quả hay không, lãi lỗ như thế nào, giúp các nhà quản lí nắm vững được tìnhhình hoạt động của công ty và có những định hướng phát triển trong tương lai

Thấy được tầm quan trọng của việc xác định KQKD, cùng với những kiếnthức đã học và việc tìm hiểu, nghiên cứu tại công ty TNHH sản xuất và thương mại

thép Hồng Xuân nên em đã lựa chọn đề tài báo cáo của mình là : “ Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH sản xuất và thương mại thép Hồng Xuân”

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu nghiên cứu chung

Qua quá trình nghiên cứu đề tài này có thể giúp chúng ta đánh giá được hiệu quảsản xuất kinh doanh của công ty TNHH sản xuất và thương mại thép Hồng Xuân,xem xét việc thực hiện hệ thống kế toán nói chung và kế toán xác định KQKD nóiriêng, thấy được sự khác nhau giữa việc hạch toán trong thực tế với việc hạch toánđược học trên lí thuyết, sách vở trong trường Từ đó có thể rút ra những ưu, nhượcđiểm của công tác kế toán đó, đồng thời đưa ra được một số kiến nghị nhằm gópphần hoàn thiện hệ thống kế toán xác định KQKD để hoạt động của doanh nghiệp

Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa một số cơ sở lí luận về kế toán xác định KQKD trong các đơn

vị sản xuất kinh doanh

Trang 9

- Đánh giá thực trạng và đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn công tác

kế toán xác định KQKD tại công ty TNHH sản xuất và thương mại thép HồngXuân

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lý luận và thực trạng về kế toán xác địnhKQKD tại công ty TNHH sản xuất và thương mại thép Hồng Xuân

Thời gian thực hiện quá trinh nghiên cứu từ ngày 26/2/2015 đến 29/4/2015,

số liệu sử dụng tại văn phòng kế toán của công ty TNHH SX & TM thép HồngXuân

4.2 Phương pháp thu thập dữ liệu

Trang 10

4.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

 Phương pháp quan sát : Thường xuyên quan sát các nghiệp vụ kinh tế phátsinh, tiến hành ghi chép cách thức xử lí của đơn vị để có độ chính xác của số liệuthu được

 Phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp : Tiến hành đặt những câu hỏi chocán bộ hoặc nhân viên phòng kế toán để có dữ liệu cần thiết trong quá trình nghiêncứu

4.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Sử dụng các dữ liệu có sẵn như sổ chi tiết các tài khoản doanh thu, chi phí để

có dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu kế toán xác định KQKD

4.3 Phương pháp nghiên cứu, tham khảo tài liệu

Trong quá trình nghiên cứu, cần đọc tham khảo, tìm hiểu các giáo trình dogiảng viên biên soạn để giảng dạy, các sách vở ở thư viện, trên mạng internet…để

có cơ sở cho đề tài nghiên cứu

4.4 Phương pháp phân tích

Phân tích tình hình biến động của sản lượng tiêu thu, chi phí bỏ ra, KQKD

mà doanh nghiệp đạt được, từ đó đánh giá được những ưu điểm mà doanh nghiệp đãđạt được cũng như những nhược điểm đang còn tồn tại của doanh nghiệp để cónhững biện pháp xử lý kịp thời

4.5 Phương pháp so sánh

So sánh các số liệu đã thu thập được so với các năm, các thời kì trước đểthấy được xu hướng phát triển của công ty, từ đó có những biện pháp để phát huynhững điểm tích cực, hạn chế và xỏa bỏ những điểm tiêu cực đang còn tồn tại củadoanh nghiệp để có những biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán xác địnhKQKD tại công ty TNHH sản xuất và thương mại thép Hồng Xuân

5 Kết cấu bài khóa luận tốt nghiệp

Trang 11

Ngoài phần lời cảm ơn, danh mục bảng biểu sơ đồ, danh mục từ viết tắt,phần mở đầu, kết luận, bài khóa luận của em bao gồm các phần chính như sau : Chương 1: Cơ sở lí luận của kế toán xác định KQKD trong doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng kế toán xác định KQKD tại công ty TNHH sản xuất vàthương mại thép Hồng Xuân

Chương 3: Các kết luận và giải pháp hoàn thiện kế toán xác định kết quả hoạt độngkinh doanh tại công ty TNHH sản xuất và thương mại thép Hồng Xuân

Trang 12

Doanh thu hoạt động tài chính

Trị giá vốn hàng bán

Chi phí tài chính

CPBH , CPQLDN

Chương 1 : Cơ sở lý luận của kế toán xác định kết quả kinh

doanh trong doanh nghiệp1.1.Một số khái niệm liên quan đến kế toán xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp

Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng về các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sau một kì hoạt động kinh doanh nhất định, hay kết quả kinh doanh là biểu hiện bằng tiền phần chênh lệch giữa tổng doanh thu, thu nhập và tổng chi phí của doanh nghiệp trong một kì kế toán nhất định KQKD là lãi nếu

tổng doanh thu, thu nhập lớn hơn tổng chi phí và là lỗ nếu tổng doanh thu, thunhập nhỏ hơn tổng chi phí

Kết quả kinh doanh là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng để đánh giá hiệu quảhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Đây là mục tiêu kinh tế cơ bản, là điềukiện và là động lực để doanh nghiệp tồn tại và phát triển

Kết quả kinh doanh bao gồm kết quả từ hoạt động kinh doanh kết quả khác

Kết quả hoạt động kinh doanh là các kết quả từ hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ và hoạt động tài chính của doanh nghiệp Tùy theo chức năng,

nhiệm vụ cụ thể của các doanh nghiệp mà nội dung của kết quả kinh doanh là khácnhau Như trong doanh nghiệp sản xuất là kết quả của hoạt động sản xuất tiêu thụsản phẩm, trong doanh nghiệp thương mại là kết quả của hoạt động bán hàng,doanh nghiệp dịch vụ là doanh thu cung cấp dịch vụ Ngoài ra các doanh nghiệpcòn có thêm các hoạt động như cho vay, góp vốn liên doanh liên kết…

Trang 13

và cung cấp dịch vụ

Chiết khấu thương mại

Doanh thu hàng bán bị trả lại

Giảm giá hàng bán

Thuế TTĐB , thuế XK

Trong đó

Giải thích các chỉ tiêu trong công thức:

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ : Là toàn bộ doanh thu bán hàng vàcung cấp dịch vụ của doanh nghiệp đã thực hiện trong kì kế toán

- Doanh thu thuần : Là phần còn lại của doanh thu sau khi đã trừ đi các khoảngiảm trừ (chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêuthụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT của doanh nghiệp nộp theo phương pháptrực tiếp) trong kỳ kế toán, là căn cứ tính kết quả hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp

- Chiết khấu thương mại : Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá cho kháchhàng khi khách hàng mua với số lượng lớn

- Giảm giá hàng bán : Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kémphẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu, không phù hợp với thị hiếu

- Doanh thu hàng bán bị trả lại : Là giá trị của số hàng hóa bị trả lại do việcgiao hàng không đúng chủng loại, quy cách, hàng kém mất phẩm chất

- Doanh thu hoạt động tài chính : Là các khoản thu do hoạt động đầu tư tàichính hoặc kinh doanh về vốn đem lại

- Giá vốn hàng bán : Là một chỉ tiêu tổng hợp hản ánh trị giá thực tế của sảnphẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư đã tiêu thụ trong kỳ

- Chi phí tài chính : Phản ánh những khoản chi phí phát sinh từ các giao dịchthuộc hoạt động tài chính như : các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đếnhoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liêndoanh liên kết, chi phí giao dịch bán chứng khoán, lỗ tỷ giá hối đoái…

- Chi phí bán hàng : Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về laođộng sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác phát sinh trong quá trìnhtiêu thụ

Trang 14

Kết quả sau

thuế TNDN Kết quả trước thuế TNDN Chi phí thuế TNDN hiện

hành

Chi phí thuế TNDN hoãn lại

- Chi phí quản lí doanh nghiệp: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí

về lao động sống , lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác phát sinh trongquá trình quản lí kinh doanh, quản lí hành chính và các chi phí chung khác liên quanđến toàn doanh nghiệp

Kết quả khác là kết quả từ các nghiệp vụ phát sinh không thường xuyên hoặc doanh nghiệp không dự kiến trước được như các hoạt động thanh lí nhượng bán TSCĐ, các khoản phạt vi phạm, phạt hợp đồng…

Kết quả khác = Thu nhập khác - Chi phí khác

- Thu nhập khác : Là khoản thu nhập, các khoản doanh thu ngoài hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Chi phí khác : Là các khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp

vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp

Cuối kì, kế toán trưởng tổng hợp số liệu để xác định kết quả sản xuất kinh doanhcủa đơn vị

Kết quả kinh doanh trước thuế TNDN = Kết quả hoạt động kinh doanh + Kết quả khác

- Chi phí thuế TNDN hiện hành : Là số thuế TNDN phải nộp tính trên thu nhập

chịu thuế trong năm và thuế suất thuế TNDN hiện hành

- Thuế TNDN hoãn lại : Là loại thuế phát sinh khi cơ sở tính thuế khác với giá trịghi sổ của tài sản và công nợ

1.2.Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của kế toán xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp

1.2.1.Yêu cầu quản lý của kế toán xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp

Trang 15

Kết quả kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế vô cùng quan trọng Đó là chìakhóa để giải quyết mọi vấn đề trong doanh nghiệp Do đó đòi hỏi mỗi doanh nghiệpphải tổ chức công tác quản lý KQKD sao cho phù hợp và mang lại hiệu quả kinh tếcao nhất.Việc quản lý công tác kế toán KQKD không hề đơn giản, nó đòi hỏi chúng

ta phải quản lý tốt về cả doanh thu và chi phí.Các khoản doanh thu và chi phí phátsinh phải được theo dõi trên sổ sách kế toán một cách khoa học, thực hiện đúng cácquy định về chứng từ kế toán và tuân thủ đúng các nguyên tắc ghi nhận trong kếtoán.Việc quản lý doanh thu, chi phí hợp lý, có hiệu quả cũng chính là quản lý tốtkết quả kinh doanh

1.2.2.Nhiệm vụ của kế toán xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp

Từ những yêu cầu đặt ra cho công tác quản lý kết quả kinh doanh đã nêu ởtrên thì kế toán xác định kết quả kinh doanh phải thực hiện các yêu cầu sau :

- Phản ánh ghi chép đầy đủ kịp thời, đúng đắn các khoản doanh thu, thu nhập,chi phí của từng hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp

- Xác định chính xác, kịp thời các khoản thu nhập của doanh nghiệp theo quyđịnh của nhà nước cũng như xác định chi phí thuế TNDN và giám sát tình hìnhthực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước

- Xác định chính xác KQKD của doanh nghiệp, đảm bảo đánh giá đúng đắnhiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị

- Cung cấp thông tin phục vụ lập BCTC và phân tích kinh tế trong doanhnghiệp

1.3 Kế toán xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp theo hướng dẫn của chuẩn mực kế toán Việt Nam

Như chúng ta đẽ biết kết quả kinh doanh là biểu hiện bằng tiền phần chênhlệch giữa tổng doanh thu, thu nhập và tổng chi phí của doanh nghiệp trong một kì

kế toán nhất định.Trong hệ thống 26 chuẩn mực kế toán tại Việt Nam hiện naychưa có chuẩn mực cụ thể nào quy định về kế toán xác định kết quả kinh doanhnhưng lại có các chuẩn mực hướng dẫn về thời điểm cũng như nguyên tắc ghi nhậndoanh thu, thu nhập và chi phí, qua đó chi phối trực tiếp đến việc xác định kết quảkinh doanh Cụ thể :

Trang 16

Theo chuẩn mực kế toán số 14 của bộ bộ tài chính quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác có quy định như sau :

Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đãthu được hoặc sẽ thu được Các khoản nộp hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợiích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp nên không được coi

là doanh thu.Các khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sởhữu nhưng không phải là doanh thu.Doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lýcủa các khoản thu được hoặc sẽ thu được sau khi đã trừ các khoản chiết khấuthương mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán hoặc hàng bán bị trả lại.Tuynhiên tùy từng hình thức và phương thức thanh toán tiền hàng mà doanh thu đượcxác định cụ thể như sau:

- Đối với trường hợp bán hàng trả góp, doanh thu được xác định bằng cáchquy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản tiền hoặc tương đương tiền trong tương lai

về giá trị thực tế tại tời điểm ghi nhận doanh thu theo lãi suất hiện hành

- Đối với trường hợp hàng đổi hàng :

+ Khi hàng hóa và dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự vềbản chất và giá trị thì sự trao đổi đó không được coi là giao dịch tạo ra doanh thu.+ Khi hàng hóa hoặc dịch vụ trao đổi để lấy hàng hóa, dịch vụ khác không tương

tự thì việc trao đổi đó được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu.Khi đó doanh thuđược xác định bằng giá trị của hàng hóa dịch vụ nhận về sau khi điều chỉnh cáckhoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm Khi không xác định được giá trị củahàng hóa, dịch vụ nhận về thì doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hànghóa, dịch vụ đem đi trao đổi sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đươngtiền trả thêm

Doanh thu phải được theo dỗi chi tiết theo từng loại doanh thu như doanhthu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền và lợinhuận được chia.Trong từng loại doanh thu thì có thể chi tiết thành từng loại doanhthu khác

Trang 17

Nếu trong kì phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng và cung cấpdịch vụ như các khoản chiết khấu, giảm giá thì phải hạch toán riêng biệt và đượctính trừ vào ghi nhận doanh thu ban đầu để xác định doanh thu thuần.

Về thời điểm ghi nhận doanh thu :

 Doanh thu bán hàng chỉ được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn cả 5 điềukiện

- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền

sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn

- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữuhàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa

- Doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng

- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng

 Doanh thu cung cấp dịch vụ chỉ được ghi nhận khi thỏa mãn 4 điều kiện sau:

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắc

- Có khả năng thu được lợi ích kinh tế cao từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó

- Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập bảng cân đối kếtoán

- Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giaodịch cung cấp dịch vụ đó

 Doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia đượcghi nhận khi thỏa mãn hai điều kiện sau:

- Có khả năng thu được lợi ích từ giao dịch đó

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn

Theo chuẩn mực chung số 01 của bộ tài chính : Doanh nghiệp cần phải tuân thủ

những quy định chung của bộ tài chính trong quá trình xác định KQKD như sau :

 Cơ sở dồn tích : Các khoản doanh thu và chi phí này phải được ghi nhận

vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu chi tiền Nếukhông tuân thủ theo nguyên tắc này thì giá trị các khoản doanh thu , chi phí sẽ bịsai lệch và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh trong kì

Trang 18

 Phù hợp : Theo nguyên tắc này thì việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải

phù hợp với nhau Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoảnchi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra khoản doanh thu đó Nếu doanh thukhông phù hợp với chi phí thì KQKD sẽ bị sai lệch

 Thận trọng : KQKD cần được xác định một cách nhanh chóng và kịp thời

và phải đảm bảo được tính chính xác, trung thực của số liệu trên BCTC của doanhnghiệp

 Trọng yếu : Theo nguyên tắc này thì những thông tin, số liệu được sử dụng

để xác định kết quả kinh doanh là những thông tin trọng yếu Kết quả kinh doanh làyếu tố quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, do đó những thông tin về kết quả kinhdoanh là không thể thiếu và phải tuyệt đối chính xác

 Hoạt động liên tục : BCKQKD phải được lập trên cơ sở giả định doanh

nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thườngtrong tương lai gần

 Nhất quán : Theo quy định này thì các chính sách và phương pháp kế toán

nói chung cũng như kế toán kết quả kinh doanh nói riêng mà doanh nghiệp đã lựachọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm

Theo chuẩn mực số 02 về hàng tồn kho quy định

Hàng tồn kho được ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc Giá gốc hàng tồn kho gồm:Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để cóđược hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại Giá gốc của hàng tồn kho đượcghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong kì

Theo chuẩn mực số 17 về thuế TNDN quy định

Chi phí thuế TNDN là tổng giá trị của thuế hiện hành và thuế hoãn lại đượctính đến khi xác định lợi nhuận hoặc lãi, lỗ ròng của một kỳ Hàng quý, kế toán xácđịnh và ghi nhận số chi phí thuế TNDN tạm phải nộp trong quý Thuế thu nhập tạmphải nộp từng quý được tính vào chi phí thuế TNDN hiện hành của quý đó.Cuối kìdoanh nghiệp xác định số thuế TNDN thực nộp trên cơ sở tổng tổng thu nhập chịuthuế và thuế suất thuế TNDN, từ đó có sự điều chỉnh so với số thuế TNDN đã nộp

Trang 19

1.4 Kế toán xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp theo quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp

Hiện nay, công ty thép Hồng Xuân đang áp dụng chế độ kế toán theo quyếtđịnh 48 của Bộ tài chính Do đó để có cơ sở làm tham chiểu và đánh giá thực trạng

kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty thép Hồng Xuân thì trong chương 1của khóa luận sẽ trình bày kế toán xác định kết quả kinh doanh theo quyết định 48ban hành ngày 14 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài Chính về chế độ kế toán chodoanh nghiệp vừa và nhỏ

1.4.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

 Về nội dung và nguyên tắc cũng như thời điểm ghi nhận doanh thu đượcthực hiện như quy định trong chuẩn mực số 14 của bộ tài chính đã được nêu trongphần 1.3

 Về chứng từ sử dụng : Các chứng từ thường được sử dụng như hóa đơn giátrị gia tăng (mẫu 01 GTKT-3LL), hóa đơn bán hàng (02 GTKT-3LL), phiếu xuấtkho (mẫu 02-VT), phiếu nhập kho ( 01-VT), phiếu thu (01-TT), phiếu chi ( 02-TT)

 Về tài khoản sử dụng : Kế toán DTBH và CCDV sử dụng tài khoản 511 gồm

4 tài khoản cấp 3 là:TK 5111 – Doanh thu bán hàng hóa; TK 5112 – Doanh thu báncác thành phẩm; TK 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ; TK 5114 – Doanh thukhác

Kết cấu tài khoản 511

Bên Nợ :

- Số thuế XK, thuế TTĐB, thuế GTGT phải nộp của doanh nghiệp tính theo

phương pháp trực tiếp của số hàng hóa, sản phẩm tiêu thụ

- Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại kết

chuyển cuối kì

- Kết chuyển doanh thu thuần sang tài khoản 911 để xác định KQKD

Bên Có :

Trang 20

Giá thanh toán (Theo phương pháp trực tiếp)

- Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ

của doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kì

Tài khoản không có số dư cuối kì

 Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

1.4.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

 Về nguyên tắc hạch toán :

- Những khoản chiết khấu được hạch toán khi người mua thực hiện đúng theochính sách chiết khấu của doanh nghiệp

- Chỉ phản ánh doanh thu của số hàng đã tiêu thụ nhưng bị trả lại trong kỳ

- Chỉ phản ánh số tiền giảm giá được ghi trên các hóa đơn, chứng từ bán hàng

 Về chứng từ sử dụng : Sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng,phiếu nhập kho số hàng bị trả lại, các chứng từ đề nghị giảm giá…

 Về tài khoản sử dụng : Sử dụng tài khoản 521 – Các khoản giảm trừ doanhthu Tài khoản này bao gồm ba tài khoản cấp hai là TK 5211 - Chiết khấu thươngmại; TK 5212 – Hàng bán bị trả lại; TK 5213 – Giảm giá hàng bán

Kết cấu tài khoản 521

Trang 21

511 111;112;131

3331

Ghi nhận các khoản điều chỉnh giảm Cuối kì kết chuyển

Các khoản giảm trừ doanh thu

Điều chỉnh giảm thuế GTGT

Bên Nợ : Số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả

lại phát sinh trong kì

Bên Có : Kết chuyển chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng

bán bị trả lại sang tài khoản 511 để xác định doanh thu thuần cuối kì

Tài khoản 521 không có số dư cuối kì

 Sơ đồ hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu :

1.4.3 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính

Là các khoản thu do hoạt động đầu tư tài chính hoặc kinh doanh về vốn đem lại

 Chứng từ sử dụng : Bao gồm phiếu thu , giấy báo có, giấy báo chia lãi cổtức…

 Tài khoản sử dụng : Sử dụng tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính

Kết cấu tài khoản 515

Bên Nợ :

- Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp ( Nếu có)

- K/c doanh thu hoạt động tài chính sang tài khoản 911 để xác định KQKD

Bên Có :

- Các khoản doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kì

Trang 22

K/c doanh thu tài chính

Thu lãi từ liên doanh, liên kết, chuyển nhượng

Lãi tiền gửi ngân hàng, cho vay, chiết khấu

Tài khoản 515 không có số dư cuối kì

 Sơ đồ hạch toán doanh thu hoạt động tài chính

1.4.4 Kế toán thu nhập khác

Thu nhập khác là các khoản thu nhập không phải doanh thu của doanh nghiệp, làkhoản thu nhập được tạo ra từ các hoạt động khác ngoài hoạt động kinh doanhthông thường của doanh nghiệp

 Chứng từ sử dụng : Biên bản thanh lý TSCĐ (mẫu 02-TSCĐ), giấy báo có,giấy báo hoàn thuế, truy thu thuế…

 Tài khoản sử dụng : Sử dụng tài khoản 711 – Thu nhập khác và các tài khoản

Trang 23

Thu từ thanh lý nhượng bán TSCĐ

Thu tiền phạt, bồi thường do vi

Thu từ các khoản nợ phải thu khó

Số thuế được nhà nước miền giảm

Các khoản nợ không xác định được chủ

Kết chuyển thu nhâp khác

phạm HĐKT

Đã xóa sổ,tiền, hiện vật được biếu tặng

hoàn nhập

- Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kì như thu từ thanh lí nhượng bán

TSCĐ, các khoản phải thu khó đòi đã xóa sổ nay thu được, các khoản thuế đượchoàn lại

Tài khoản 711 không có số dư cuối kì

 Sơ đồ hạch toán các khoản thu nhập khác

Trang 24

 Chứng từ sử dụng : Phiếu nhập kho (01 – VT); phiếu xuất kho (02 – VT);biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa ( 03 – VT); phiếu báovật tư còn lại cuối kì (05 – VT)

 Tài khoản sử dụng : Sử dụng tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán và các tàikhoản có liên quan

Kết cấu tài khoản 632

- Các khoản giảm trừ giá vốn hàng bán trong kì

- Kết chuyển giá vốn hàng bán trong kì vào TK 911 để xác định KQKD

Tài khoản không có số dư cuối kì

Trang 25

154;155 632 911

Trị giá vốn của sản phẩm, dịch vụ

xuất bán 156;157

Trị giá vốn của hàng hóa xuất bán

133 Thuế GTGT được khấu trừ

giá HTK

Trích lập dự phòng giảm giá HTK

111;112;331

Trị giá hàng mua bán thẳng không qua kho

Trị giá hàng mua bán thẳng không qua kho

159 Hoàn nhập dự phòng giảm

 Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán

1.4.6.Kế toán chi phí quản lý kinh doanh

Chi phí quản lý kinh doanh theo quyết định 48 bao gồm CPBH và CPQLDN

CPBH là những khoản chi phí phát sinh có liên quan đến hoạt động tiêu thụsản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong kỳ CPQLDN là những chi phí có liên quan đếnhoạt động của cả doanh nghiệp mà không tách riêng ra được cho bất kỳ một hoạtđộng nào

Trang 26

 Nguyên tắc hạch toán : Chi phí quản lý kinh doanh phải được theo dõi chitiết theo từng yếu tố chi phí và các chi phí quản lý kinh doanh phát sinh trong kìđược tính hết vào giá thành toàn bộ của những sản phẩm đã tiêu thụ trong kì để xácđịnh KQKD

 Chứng từ sử dụng : Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, phiếu thu, phiếu chi,bảng thanh toán tiều lương (02-LĐTL); Bảng thanh toán tiền thưởng (03-LĐTL);Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ (07-VT); Bảng tính và phân

bổ khấu hao TSCĐ (06-TSCĐ), các hợp đồng dịch vụ mua ngoài, hóa đơn muahàng

 Tài khoản sử dụng : Kế toán chi phí quản lý kinh doanh sử dụng tài khoản

642 – Chi phí quản lý kinh doanh.Tài khoản này bao gồm hai tài khoản cấp hai làtài khoản 6421 – CPBH và tài khoản 6422 – CPQLDN

Kết cấu tài khoản 642

Bên Nợ :

-Các chi phí quản lí kinh doanh phát sinh trong kì như chi phí cho nhân viênbán hàng, quản lí doanh nghiệp, chi phí khấu hao dùng cho quản lý kinh doanh,công cụ dụng cụ sử dụng cho quản lý kinh doanh, các khoản mua ngoài khác…

Bên Có :

-Các khoản làm giảm chi phí quản lý kinh doanh phát sinh trong kì

-Cuối kì kết chuyển chi phí quản lí kinh doanh vào tài khoản 911 để xác định kếtquả kinh doanh

Tài khoản 642 không có số dư cuối kì.

Trang 27

Xuất kho vật liệu dùng cho bán hàng, QLDN

214

133

(Nếu có) 331

1.4.7 Kế toán chi phí tài chính

Chi phí tài chính là các khoản chi phí đầu tư tài chính ra ngoài doanh nghiệp

nhằm mục đích sử dụng hợp lý các nguồn vốn, tăng thêm thu nhập và nâng cao hiệu

quả kinh doanh của doanh nghiệp

 Nguyên tắc hạch toán : Chi phí tài chính phải được hạch toán chi tiết theo

từng nội dung chi phí

Trang 28

chuyển nhượng vốn

111;112

Chi phí liên doanh, liên kết không tính vào

giá trị vốn góp K/c chi phí hoạt động tài chính

111;112

Chi phí lãi vay, chi phí đầu tư chứng khoán,

chiết khấu thanh toán cho khách hàng, các

khoản lỗ khi bán ngoại tệ

2212;2218

Lỗ từ hoạt động liên doanh, liên kết, thu hồi

 Chứng từ sử dụng : Sử dụng phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có,phiếu xuất kho và các chứng từ gốc có liên quan

 Tài khoản sử dụng : Chi phí tài chính sử dụng tài khoản 635 – Chi phí tàichính và các tài khoản khác có liên quan

Kết cấu tài khoản 635

Bên Nợ :

- Chi phí tài chính phát sinh trong kì

- Các khoản lỗ do đầu tư tài chính

Bên Có :

- Cuối kì kết chuyển chi phí tài chính vào tài khoản 911 để xác định KQKD

Tài khoản 635 không có số dư cuối kì.

 Sơ đồ hạch toán chi phí tài chính

Ngày đăng: 15/05/2015, 15:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w