Tính cấp thiết của đề tài: Huy động vốn, một trong những hoạt động trọng tâm của ngân hàng, đang được các ngân hàng quan tâm nhiều nhất trong những năm gần đây vì nền kinh tế có nhiều biến động làm ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản và trạng thái khan hiếm vốn của các ngân hàng. Chính phủ cho phép lãi suất vận hành theo thị trường làm hoạt động huy động vốn nóng lên vì các ngân hàng thương mại đua nhau tăng lãi suất huy động để giữ chân và thu hút khách hàng. Để tạo dựng cho mình một năng lực cạnh tranh đủ mạnh và bền vững, quản lý huy động vốn là công cụ quan trọng để thực hiện được mục tiêu huy động vốn có hiệu quả đáp ứng yêu cầu các hoạt động của ngân hàng. Agribank tỉnh Lai Châu là một chi nhánh cấp I của Agribank Việt Nam, được thành lập chưa lâu đang có nhiều khó khăn trong mọi hoạt động, trong đó đặc biệt là hoạt động huy động vốn. Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng có xu hướng suy giảm, một phần do công tác huy động vốn chưa đáp ứng được yêu cầu hoạt động của ngân hàng. Nhận thức được vai trò của hoạt động huy động vốn đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Quản lý huy động vốn tại Agribank - Chi nhánh tỉnh Lai Châu” để làm luận văn thạc sĩ. Hy vọng những vấn đề nghiên cứu sẽ giải quyết được các vấn đề còn tồn tại trong hoạt động huy động vốn của Agribank tỉnh Lai Châu.
Trang 1lê việt hùng
quản lý huy động vốn tại
agribank – CHI NHáNH tỉnh lai châu
Hà nội, năm 2013
Trang 2lê việt hùng
quản lý huy động vốn tại
agribank – CHI NHáNH tỉnh lai châu
Chuyên ngành: quản lý kinh tế và chính sách
pgs ts mai văn bu
Hà nội, năm 2013
Trang 3Em xin cam đoan luận văn “Quản lý huy động vốn tại Agribank – Chi nhánh tỉnh Lai Châu” là công trình nghiên cứu của riêng em và em xin chịu trách
nhiệm về lời cam đoan này
Các số liệu trong luận văn được sử dụng trung thực Kết quả nghiên cứu đượctrình bày trong luận văn này chưa từng được công bố tại bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận văn
Lê Việt Hùng
Trang 4Em xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô trường Đại học Kinh tế quốc dân đãtận tâm giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gianhọc tập tại trường Đặc biệt là em xin chân thành cảm ơn PGS TS Mai Văn Bưu đãtận tình chỉ bảo, hướng dẫn cho em hoàn thành luận văn này.
Tác giả luận văn
Lê Việt Hùng
Trang 5LỜI CẢM ƠN 4
Bảng 2.3 cho thấy : 40
Tổng cộng 44
Tốc độ tăng trưởng (%) 44
Chỉ tiêu 44
Tổng nguồn huy động 44
Trang 6NHNN Ngân hàng Nhà nước
Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Trang 7LỜI CAM ĐOAN 3
LỜI CẢM ƠN 4
Bảng 2.3: Thực trạng nợ xấu qua các năm của Agribank Lai Châu 39
Bảng 2.3 cho thấy : 40
Biểu đồ 2.2: Tình hình nợ xấu phân tích theo thời hạn tín dụng tại 40
Agribank Lai Châu 40
Bảng 2.4: Thực trạng nợ xấu phân theo thành phần kinh tế tại 41
Agribank Lai Châu 41
Biểu đồ 2.3: Tình hình nợ xấu phân tích theo thành phần kinh tế 41
tại Agribank Lai Châu 41
Bảng 2.5: Phân loại nợ của Agribank Lai Châu từ năm 2009 đến 30/09/2013 42
Tổng cộng 44
Tốc độ tăng trưởng (%) 44
Chỉ tiêu 44
Tổng nguồn huy động 44
Trang 8lê việt hùng
quản lý huy động vốn tại
agribank – CHI NHáNH tỉnh lai châu
Chuyên ngành: quản lý kinh tế và chính sách
Hà nội, năm 2013
Trang 9TÓM TẮT LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Huy động vốn, một trong những hoạt động trọng tâm của ngân hàng, đangđược các ngân hàng quan tâm nhiều nhất trong những năm gần đây vì nền kinh tế
có nhiều biến động làm ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản và trạng thái khanhiếm vốn của các ngân hàng Chính phủ cho phép lãi suất vận hành theo thị trườnglàm hoạt động huy động vốn nóng lên vì các ngân hàng thương mại đua nhau tănglãi suất huy động để giữ chân và thu hút khách hàng
Để tạo dựng cho mình một năng lực cạnh tranh đủ mạnh và bền vững, quản lýhuy động vốn là công cụ quan trọng để thực hiện được mục tiêu huy động vốn cóhiệu quả đáp ứng yêu cầu các hoạt động của ngân hàng
Agribank tỉnh Lai Châu là một chi nhánh cấp I của Agribank Việt Nam, đượcthành lập chưa lâu đang có nhiều khó khăn trong mọi hoạt động, trong đó đặc biệt làhoạt động huy động vốn Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng có xu hướng suygiảm, một phần do công tác huy động vốn chưa đáp ứng được yêu cầu hoạt độngcủa ngân hàng
Nhận thức được vai trò của hoạt động huy động vốn đối với hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Quản lý huy động vốn tại
Agribank - Chi nhánh tỉnh Lai Châu” để làm luận văn thạc sĩ Hy vọng những vấn
đề nghiên cứu sẽ giải quyết được các vấn đề còn tồn tại trong hoạt động huy độngvốn của Agribank tỉnh Lai Châu
2 Tình hình nghiên cứu
Cho đến nay, chưa có một đề tài, luận văn, luận án tiến sỹ nào nghiên cứu trựctiếp đề tài quản lý huy động vốn trong các ngân hàng thương mại Các đề tài đãthực hiện hầu như về công tác huy động vốn của các ngân hàng thương mại theogóc độ của chuyên ngành ngân hàng, tài chính
Trang 103 Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn thực hiện 3 nội dung nghiên cứu:
- Xác định khung lý luận về quản lý huy động vốn tại các ngân hàng thương mại
- Phân tích thực trạng quản lý huy động vốn tại Agribank tỉnh Lai Châu
-Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý huy động vốn tại Agribanktỉnh Lai Châu đến 2015
4 Câu hỏi nghiên cứu
- Cơ sở lý luận về quản lý huy động vốn tại các ngân hàng thương mại?
- Điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân trong quản lý huy động vốn tại
Agribank tỉnh Lai Châu là gì?
- Agribank tỉnh Lai Châu cần thực hiện các giải pháp nào hoàn thiện quản lý
huy động vốn đến năm 2015?
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu quản lý huy động vốn tại Agribank tỉnh Lai Châu
- Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Nghiên cứu quản lý huy động vốn theo các nội dung: lập kếhoạch huy động vốn; tổ chức thực hiện và kiểm soát huy động vốn đối với nguồnvốn từ bên ngoài
Về không gian: Huy động vốn trên địa bàn tỉnh Lai Châu
Về thời gian: Số liệu giai đoạn 2010-2013 và đề xuất đến 2015
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Khung nghiên cứu
6.2 Quy trình nghiên cứu
Tác giả thực hiện nghiên cứu này với các bước sau:
Bước 1: Thu thập các tài liệu để xác định khung lý thuyết về quản lý huy động
về bên ngoài: Môi
trường kinh doanh
Nội dung quản lý huy động vốn
- Lập kế hoạch huy động vốn
- Tổ chức thực hiện kế hoạch huy động vốn
- Kiểm soát huy động vốn
Mục tiêu quản lý huy động vốn
- Quy mô và cơ cấu
vốn huy động
- Chi phí vốn
- Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn về kỳ hạn
- Rủi ro huy động vốn
Trang 11vốn tại các ngân hàng thương mại.
Bước 2: Thu thập thông tin về thực trạng huy động và quản lý huy động vốn
tại Agribank tỉnh Lai Châu, chủ yếu thu thập thông tin thứ cấp
Bước 3: Trình bày và phân tích thực trạng huy động và quản lý huy động vốn
tại Agribank tỉnh Lai Châu
Bước 4: Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý huy động vốn tại Agribank
Lai Châu đến năm 2015
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấuthành 3 chương
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HUY ĐỘNG VỐN TẠI
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Huy động vốn tại các ngân hàng thương mại
1.1.1 Nguồn vốn của ngân hàng thương mại
- Vốn của chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu là điều kiện đầu tiên để ngân hàng
được luật pháp cho phép hoạt động và đây là loại vốn ngân hàng có thể sử dụng lâudài, hình thành lên trang thiết bị, nhà cửa Nguồn hình thành nên vốn chủ sở hữugồm nguồn hình thành ban đầu, nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động,nguồn vay nợ có khả năng chuyển đổi thành cổ phần và các quỹ
- Vốn nợ: Khác với các loại hình doanh nghiệp khác, vốn nợ của NHTM
chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với vốn của chủ sở hữu và đây là loại vốn cơ bản
để tài trợ cho các danh mục tài sản của NHTM Vốn nợ được huy động từ cácnguồn tiền gửi, tiền vay và một số loại khác
1.1.2 Huy động vốn của ngân hàng thương mại
Tuỳ theo các tiêu chí, mục đích huy động khác nhau có các hình thức sau:
- Nếu phân theo loại vốn huy động gồm: Huy động tiền gửi và tiền vay
- Nếu huy động vốn phân theo loại tiền: Huy động vốn nội tệ và ngoại tệ
- Nếu phân theo phạm vi huy động: Huy động vốn trong nước và nước ngoài
- Nếu theo kỳ hạn huy động: Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn
- Nếu phân theo đối tượng huy động vốn: Huy động vốn từ các cá nhân, hộ gia
Trang 12đình và tổ chức kinh tế.
Ngoài ra, các NHTM còn huy động từ các nguồn bên ngoài khác
1.1.3 Vai trò của nguồn vốn huy động đối với hoạt động của ngân hàng thương mại
- Vốn huy động là cơ sở để ngân hàng chủ động trong kinh doanh
- Vốn huy động đảm bảo uy tín, tăng năng lực cạnh tranh của ngân hàng
- Vốn huy động ảnh hưởng đến quy mô, chất lượng tín dụng
- Vốn huy động ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
1.2 Quản lý huy động vốn tại ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm quản lý huy động vốn
Quản lý huy động vốn trong các ngân hàng thương mại là quá trình lập kếhoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát hoạt động huy động vốn nhằm mục tiêu huyđộng vốn đáp ứng yêu cầu kinh doanh có hiệu quả của ngân hàng trong từng thời kỳ
1.2.2 Mục tiêu và tiêu chí đánh giá quản lý huy động vốn
Quản lý huy động vốn trong các ngân hàng thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu vềvốn cho các hoạt động tín dụng của ngân hàng một cách hiệu quả và an toàn nhất
Mục tiêu quản lý vốn huy động được đánh giá qua các tiêu chí sau:
- Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động
- Chi phí vốn (lãi suất huy động)
- Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn về kỳ hạn
1.2.3 Nội dung quản lý huy động vốn
- Lập kế hoạch huy động vốn
- Tổ chức thực hiện kế hoạch huy động vốn.
- Kiểm soát huy động vốn
1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý huy động vốn tại các ngân hàng thương mại
Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý huy động vốn tại các ngân hàng thươngmại bao gồm: Các nhân tố thuộc về ngân hàng, Các nhân tố khách quan (môi trườngkinh doanh của ngân hàng)
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HUY ĐỘNG VỐN
TẠI AGRIBANK TỈNH LAI CHÂU
Trang 132.1 Agribank tỉnh Lai Châu
Agribank tỉnh Lai Châu đã có mạng lưới hoạt động là 08 chi nhánh các cấp, 05phòng giao dịch hoạt động trên khắp các huyện, thị xã, thị trấn, thị tứ và cả nhữngnơi có điều kiện kinh doanh khó khăn nhất Cơ sở vật chất của ngân hàng được xâydựng khang trang, hiện đại Ngân hàng đã sắp xếp lại mô hình tổ chức, phát triểnkinh doanh theo hướng đa năng, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, thay đổi cơchế điều hành, thực hiện khoán tài chính đến tất cả các chi nhánh phụ thuộc, tạođộng lực mới trong toàn ngân hàng, cán bộ viên chức có việc làm ổn định, thu nhậpngày càng được nâng cao
Agribank tỉnh Lai Châu là chi nhánh cấp I, hạch toán phụ thuộc, có cân đốiriêng và bảng cân đối tài khoản, đại diện theo uỷ quyền của Agribank Việt Nam, cóquyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợiđối với Agribank Việt Nam
Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh,thực hiện kế hoạch kinh doanh được Agribank Việt Nam giao, những năm qua chinhánh Agribank Lai Châu luôn đáp ứng đủ yêu cầu về vốn cho các hộ sản xuất,kinh doanh; vốn cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; các doanh nghiệp thuộc mọithành phần kinh tế
Cùng với việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng nâng cao năng lựcquản lý điều hành, nhiều năm qua hoạt động của Agribank Lai Châu đã đạt được kếhoạch doanh thu, chỉ tiêu lợi nhuận của Agribank Việt Nam giao
2.2 Kết quả huy động vốn tại Agribank Lai Châu, giai đoạn 2009-2013
Việc huy động và sử dụng vốn của ngân hàng chưa thực sự hợp lý Huy độngvốn tăng nhưng chủ yếu là huy động vốn ngắn hạn, huy động vốn trung dài hạn cótăng về cơ cấu, qui mô nhưng còn chiếm tỷ lệ nhỏ
2.3 Thực trạng quản lý huy động vốn tại Agribank Lai Châu.
Hiện nay, mức độ huy động vốn của Agribank Lai Châu không đáp ứng đượcnhu cầu sử dụng vốn nên hoạt động huy động vốn là hoạt động trung tâm; bằng mọibiện pháp, mọi mối quan hệ, cả hành chính, kinh tế, tâm lý … để có được nguồnvốn cho ngân hàng Cạnh tranh huy động vốn càng khốc liệu thì kiểm soát của
Trang 14Ngân hàng càng chặt chẽ thường xuyên
2.4 Đánh giá quản lý huy động vốn tại Agribank Lai Châu
2.4.1 Đánh giá kế hoạch huy động vốn của Agribank Lai Châu
- Đánh giá kế hoạch chiến lược 2011-2015:
Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn được xác định trong chiến lược còn thấp so với
tiềm năng và nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng
- Đánh giá kế hoạch hàng năm của Agribank Lai Châu:
Xác định mức huy động thấp so với tiềm năng và nhu cầu sử dụng vốn
- Đánh giá chính sách huy động vốn của NHNo&PTNT Lai Châu:
Chính sách đa dạng hóa các sản phẩm: đã xây dựng được nhiều nhóm sảnphẩm nhưng vẫn chưa đáp ứng hết theo mặt bằng chung của thị trường
Chính sách lãi suất: chưa phù hợp và thiếu nhạy bén, chưa cạnh tranh được vớicác ngân hàng thương mại khác trên địa bàn
Chính sách sản phẩm gia tăng trên sản phẩm tiền gửi: Nhìn chung đã đáp ứngđược yêu cầu về chất lượng sản phẩm Bên cạnh đó còn hạn chế như thẻ ATM chưatích hợp được tiện ích có tính cạnh tranh cao như: thanh toán hóa đơn, chuyểnkhoản liên ngân hàng
Chính sách Marketing và chăm sóc khách hàng còn nhiều hạn chế: Hoạt độngcủa sản phẩm mới chỉ tập chung vào hình thức quảng cáo và khuyến mại, chưa pháthuy được marketing vào bán hàng trực tiếp
Chính sách phân tích, đánh giá phân tích thị trường: mới chỉ đánh giá quanhận diện, chưa có bộ phận chuyên trách để điều tra, đánh giá, phân tích một cách
cụ thể và phân khúc thị trường đối với từng địa bàn
Chính sách chăm sóc khách hàng: đã xây dựng và có chiến lược tốt đối vớinhững khách hàng uy tín, tồn tại là chưa phân loại khách hàng để có những chínhsách phù hợp đối với từng loại khách hàng
Chính sách nhân sự: Có bộ máy quản lý với trình độ cao Về tồn tại: Việc pháttriển màng lưới giao dịch còn chưa được quan tâm, năng lực quản lý của một sốlãnh đạo còn yếu và chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ
Trang 152.4.2 Đánh giá hoạt động tổ chức thực hiện kế hoạch huy động vốn
Bộ máy quản lý gắn với hoạt động huy động vốn chậm được đổi mới, cả về cơcấu tổ chức và đội ngũ cán bộ, nhân viên Về cơ cấu tổ chức còn sử dụng cơ cấu tổchức truyền thống, gắn với thực hiện các nghiệp vụ theo yêu cầu chuyên môn hóa,chưa tạo ra được bộ máy hướng đến khách hàng, nguồn tiền cho ngân hàng
2.4.3 Đánh giá hoạt động kiểm soát huy động vốn
Độ chính xác của thông tin trong kiểm tra, kiểm soát và phân tích còn thấp,thậm chí thông tin không được cung cấp đầy đủ, kịp thời; Chế độ báo cáo chưađược xây dựng rõ ràng nên việc thực hiện còn tùy tiện, theo cảm hứng
CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
QUẢN LÝ HUY ĐỘNG VỐN TẠI AGRIBANK LAI CHÂU
3.1 Định hướng hoàn thiện quản lý huy động vốn tại Agribank Lai Châu đến năm 2015
Giữ vững và củng cố vị thế chủ đạo của ngân hàng trong vai trò cung cấp tàichính, tín dụng khu vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Lai Châu, đồngthời chú trọng đầu tư vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ Hoạt động theo xu hướngvừa có trọng tâm, vừa mở rộng và đa dạng hoá các loại hình kinh doanh sẽ cho phépngân hàng mở rộng thị trường, tăng doanh thu, củng cố vị thế ưu việt của ngân hàng
và san sẻ rủi ro
- Lành mạnh hoá tài chính ngân hàng thông qua việc nâng cao chất lượngtài sản có, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh, giảm chi phí đầu vào,nâng cao hiệu quả nguồn vốn, đáp ứng các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế về antoàn Để thực hiện tốt định hướng này, ngân hàng phải tăng cường quản trị toàndiện, trong đó các giải pháp mở rộng thị phần, tổ chức tốt lao động, giảm thiểutổn thất có vai trò quan trọng
Trang 16- Đầu tư đúng mức nhằm nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc, hiện đại hoácông nghệ ngân hàng, ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin vào quản trị ngânhàng Có làm được như vậy, ngân hàng mới có điều kiện mở rộng các dịch vụ ngânhàng nhằm tăng doanh thu và giảm rủi ro.
- Từng bước phát triển đa dạng các dịch vụ ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệhiện đại, từ đó hỗ trợ tốt hơn cho công tác huy động vốn Tiến đến triển khai áp dụng đầy
đủ các sản phẩm dịch vụ ngân hàng từ truyền thống đến hiện đại
- Xây dựng chiến lược và thực hiện tốt công tác tiếp thị nhằm quảng báthương hiệu, góp phần cùng Agribank Việt Nam làm cho thương hiệu Agribank trởthành "lựa chọn số một" đối với khách hàng là hộ sản xuất, doanh nghiệp nhỏ vàvừa, hợp tác xã và các đối tượng khác trong dân cư trên địa bàn tỉnh Lai Châu
3.2 Các giải pháp hoàn thiện quản lý huy động vốn tại Agribank Lai Châu
- Hoàn thiện kế hoạch huy động vốn: Chú trọng đánh giá diễn biến thị trường
và phân tích nguồn vốn; Vận dụng cơ chế lãi suất linh hoạt; Xây dựng chính sáchkhách hàng; Hoàn thiện công nghheej hiện đại hóa ngân hàng; Đa dạng hóa các sảnphẩm huy động vốn; Phát triển các sản phẩm công nghệ cộng thêm vào tiền gửithanh toán; Thực hiện chính sách cạnh tranh huy động vốn năng động; Chú trọngchính sách nhân sự, mở rộng màng lưới
- Hoàn thiện tổ chức thực hiện kế hoạch huy động vốn:
+ Hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo hướng phục vụ chiến lược và chính sách huyđộng vốn
+ Đào tạo chuyên sâu cán bộ cho ngân hàng
- Hoàn thiện công tác kiểm soát huy động vốn
3.3 Một số kiến nghị
- Kiến nghị đối với Agribank Việt Nam: Nâng cấp năng lực hệ thống; hoàn thiện
cơ chế chuyển vốn nội bộ; mở rộng màng lưới cây ATM; cải tiến mô hình tổ chức
- Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước: Xây dựng chính sách tiền tệ lành
mạnh, ổn định, đảm bảo sự minh bạch và đáng tin cậy kết hợp với việc thực thi
Trang 17chính sách tài khoá cần được xây dựng theo hướng linh hoạt để có thể sử dụng các
công cụ thị trường can thiệp dễ dàng khi có biến động thị trường; Điều hành lãi suất
cơ bản một cách thích hợp để các NHTM định ra lãi suất huy động vốn, lãi suất chovay phù hợp không rơi vào tình trạng thừa, thiếu vốn bởi chính sách; Hạn chế sửdụng dự trữ bắt buộc là công cụ chính sách, chỉ dùng trong những trường hợp bấtkhả kháng, tránh thiệt hại cho các NHTM
KẾT LUẬN
Luận văn đã thực hiện được các nội dung sau đây:
Thứ nhất, xác định khung lý thuyết - cơ sở lý luận về quản lý quản lý huy
động vốn tại các ngân hàng thương mại: nguồn vốn huy động của các ngân hàngthương mại, vai trò của hoạt động huy động vốn trong các ngân hàng thương mại,khái niệm; mục tiêu; chỉ tiêu đánh giá quản lý huy động vốn, nội dung quản lý huyđộng vốn, lập kế họach, triển khai thực hiện, kiểm tra đánh giá
Thứ hai, phân tích, thực trạng quản lý huy động vốn từ năm 2009 đến tháng 9
tháng năm 2013 tại Agribank Lai Châu từ kết quả thực hiện mục tiêu huy động vốncủa giai đoạn đến các hoạt nội dung quản lý huy động vốn của ngân hàng
Về kết quả đạt được trong công tác huy động vốn theo các tiêu chí đánh giámục tiêu quản lý huy động vốn Agribank Lai Châu: quy mô huy động vốn tăngnhanh nhưng chưa đáp ứng được tốc độ và quy mô tăng nhanh hơn của quy mô chovay; Sự phù hợp giữa nguồn vốn về thời hạn cho vay và nguồn vốn còn nhiều bấtcập, tình trạng dùng vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn còn phổ biếndẫn đến nhiều rủi ro trong thanh khoản; Giá vốn huy động chưa ổn định và còn cao
so với mặt bằng chung
Luận văn đã phân tích các hoạt động quản lý huy động vốn tại Agribank LaiChâu giai đoạn 2010-2013, đặc biệt phân tích chiến lược huy động vốn đang đượcthực hiện cho giai đoạn 2010- 2015 Đã có những đánh giá về chiến lược này cũng
Trang 18như hoạt động quản lý huy động vốn khác như, các chính sách huy động vốn và cáchoạt động về tổ chức thực hiện, cũng như kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động huyđộng vốn của Agribank Lai Châu.
Thứ ba, trên cơ sở kết quả phân tích thực trạng quản lý huy động vốn của
Agribank Lai Châu, luận văn đề xuất định hướng và một số giải pháp hoàn thiện quản
lý hoạt động huy động vốn đến năm 2013 Trong đó nhấn mạnh giải pháp hoàn thiệnchiến lược huy động vốn của Agribank Lai Châu đến năm 2015:
Chỉ tiêu chiến lược đến năm 2015 gồm: Tăng trưởng vốn bình quân 25%;Tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng 75%; Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng 25%; và tổngnguồn vốn chiếm tỷ trọng 50% thị phần huy động vốn trên địa bàn
Các giải pháp: Chú trọng công tác đánh giá, phân tích thị trường và phân tíchnguồn vốn Vận dụng cơ chế lãi suất linh hoạt; Xây dựng chính sách khách hàng;Hoàn thiện công nghệ hiện đại hóa ngân hàng; Đa dạng hóa sản phẩm huy động vốn
và sản phẩm khác biệt; phát triển các sản phẩm có giá trị tăng thêm; phối hợp bánchéo sản phẩm; làm tốt công tác marketing và chăm sóc khác hàng; mở rộng và sắpxếp lại mạng lưới chi nhánh, hoàn thiện cơ cấu tổ chức; chú trọng công tác nhân sự.Với hy vọng những mục tiêu, giải pháp và kiến nghị mà luận văn đã đề xuất
sẽ có tính khả thi cao, giúp cho Agribank Lai Châu tăng trưởng được nguồn vốn vớichi phí thấp nhất, tối đa hoá lợi nhuận và đáp ứng tốt nhất vốn phục vụ cho chính
sách “Nông nghiệp, nông thôn, tam nông”.
Trang 19lê việt hùng
quản lý huy động vốn tại
agribank – CHI NHáNH tỉnh lai châu
Chuyên ngành: quản lý kinh tế và chính sách
pgs ts mai văn bu
Hà nội, năm 2013
Trang 20MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đến gần đã gây áp lực lớn cho các ngânhàng thương mại Việt Nam về khả năng tồn tại và cạnh tranh để đứng vững
Huy động vốn, một trong những hoạt động trọng tâm của ngân hàng, đangđược các ngân hàng quan tâm nhiều nhất trong những năm gần đây vì nền kinh tế
có nhiều biến động làm ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản và trạng thái khanhiếm vốn của các ngân hàng Chính phủ cho phép lãi suất vận hành theo thị trườnglàm hoạt động huy động vốn nóng lên vì các ngân hàng thương mại đua nhau tănglãi suất huy động để giữ chân và thu hút khách hàng
Để tạo dựng cho mình một năng lực cạnh tranh đủ mạnh và bền vững, quản lýhuy động vốn là công cụ quan trọng để thực hiện được mục tiêu huy động vốn cóhiệu quả đáp ứng yêu cầu các hoạt động của ngân hàng Quản lý huy động vốnthông qua hoạch định hệ thống kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giáthường xuyên giúp cho ngân hàng thực hiện hoạt động huy động vốn có chiến lược,sách lược bài bản, ổn định, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn nóiriêng và hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung
Agribank tỉnh Lai Châu là một chi nhánh cấp I của Agribank Việt Nam, đượcthành lập chưa lâu đang có nhiều khó khăn trong mọi hoạt động, trong đó đặc biệt làhoạt đông huy động vốn Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng có xu hướng suygiảm, một phần do công tác huy động vốn chưa đáp ứng được yêu cầu hoạt độngcủa ngân hàng Trong môi trường hoạt động mới của hệ thống ngân hàng Việt Namhoạt động theo cơ chế thị thường, trách nhiệm và hiệu quả gắn kết khăng khít,Agribank tỉnh Lai Châu cần đổi mới toàn diện cả chiến lược, chính sách, cơ chế và
tổ chức để phát triển trong môi trường cạnh tranh mạnh mẽ với các đối thủ cạnhtranh mạnh trên địa bàn tỉnh Lai Châu
Trang 21Nhận thức được vai trò của hoạt động huy động vốn đối với hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Quản lý huy động vốn tại
Agribank – Chi nhánh tỉnh Lai Châu” để làm luận văn thạc sĩ Hy vọng những
vấn đề nghiên cứu sẽ giải quyết được các vấn đề còn tồn tại trong hoạt động huyđộng vốn của Agribank tỉnh Lai Châu
2 Tình hình nghiên cứu
Cho đến nay, chưa có một đề tài, luận văn, luận án tiến sỹ nào nghiên cứu trựctiếp đề tài quản lý huy động vốn trong các ngân hàng thương mại Các đề tài đãthực hiện hầu như về công tác huy động vốn của các ngân hàng thương mại theogóc độ của chuyên ngành ngân hàng, tài chính Luận văn đã ghi trong danh mục tàiliệu tham khảo cuối sách Chẳng hạn:
- Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Giao thông vậntải Hà Nội Đây là tài liệu có tính chất nguyên lý cho công tác quản trị ngân hàngthương mại nói chung, cũng là tài liệu thiết thực cho viết bản luận văn này
- Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Thống kê,
TP Hồ Chí Minh Đây cũng là tài liệu có tính chất giáo trình giới thiệu về thực hiệncác nghiệp vụ ngân hàng trong các ngân hàng thương mại Tài liệu này chưa thiếtthực cho nghiên cứu luận văn, tài liệu nói về những nội dung có tính chất nghiệp vụngân hàng
- Trần Thu Trang, Luận văn thạc sỹ (2010), Tăng cường huy động vốn tạiNgân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) - Chi nhánh Quảng Ninh Đây
là luận văn thạc sỹ kinh tế của học viên chuyên ngành ngân hàng, tài chính Nộidung chủ yếu viết về lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp về huy động vốncủa Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh quảng tỉnh Quảng Ninh
- Nguyễn Tiến Thành, Luận văn thạc sỹ (2009), Một số giải pháp tăng cườnghuy động vốn tại Agribank Hà Nội trong giai đoạn hiện nay
Chuyên ngành quản lý kinh tế và chính sách thuộc khoa Khoa học quản lý chưaxuất hiện một công trình luận văn, luận án nào bàn về quản lý huy động vốn Đây cũng
là điểm khó trong thực hiện đề tài luận văn của tác giả Kết hợp kiến thức đã học của
Trang 22chuyên ngành quản lý kinh tế và chính sách, kiến thức tham khảo của chuyên ngànhngân hàng, tác giả quyết tâm thực hiện đề tài như đã xác định từ đầu Có thể nóikhoảng trống nghiên cứu qua nghiên cứu các đề tài đã thực hiện không nhiều, nhưngđây là đề tài hấp dẫn và rất thiết thực cho các ngân hàng thương mại, liên quan đếnquản trị và quản lý ngân hàng để thực hiện mục tiêu kinh doanh hiệu quả, bền vững.Khoảng trống nghiên cứu của đề tài là sự giao thoa giữa kiến thức quản lý và kiến thứcngân hàng trong xử lý vấn đề huy động vốn tại Agribank tỉnh Lai Châu.
3 Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn thực hiện 3 nội dung nghiên cứu:
- Xác định khung lý luận về quản lý huy động vốn tại các ngân hàng thương mại
- Phân tích thực trạng quản lý huy động vốn tại Agribank tỉnh Lai Châu
-Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý huy động vốn tại Agribanktỉnh Lai Châu đến 2015
4 Câu hỏi nghiên cứu
- Cơ sở lý luận về quản lý huy động vốn tại các ngân hàng thương mại?
- Điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân trong quản lý huy động vốn tại
Agribank tỉnh Lai Châu là gì?
- Agribank tỉnh Lai Châu cần thực hiện các giải pháp nào hoàn thiện quản lý
huy động vốn đến năm 2015?
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu quản lý huy động vốn tại Agribank tỉnh Lai Châu
- Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Nghiên cứu quản lý huy động vốn theo các nội dung: lập kếhoạch huy động vốn; tổ chức thực hiện và kiểm soát huy động vốn đối với nguồnvốn từ bên ngoài
Về không gian: Huy động vốn trên địa bàn tỉnh Lai Châu
Về thời gian: Số liệu giai đoạn 2010-2013 và đề xuất đến 2015
Trang 236 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Khung nghiên cứu
6.2 Quy trình nghiên cứu
Tác giả thực hiện nghiên cứu này với các bước sau:
Bước 1: Thu thập các tài liệu để xác định khung lý thuyết về quản lý huy động
vốn tại các ngân hàng thương mại
Bước 2: Thu thập thông tin về thực trạng huy động và quản lý huy động vốn
tại Agribank tỉnh Lai Châu, chủ yếu thu thập thông tin thứ cấp
Bước 3: Trình bày và phân tích thực trạng huy động và quản lý huy động vốn
tại Agribank tỉnh Lai Châu
Bước 4: Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý huy động vốn tại Agribank
đến năm 2015
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấuthành 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý huy động vốn tại ngân hàng thương mại.
Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý huy động vốn tại Agribank tỉnh Lai Châu Chương 3: Định hướng và một số giải pháp hoàn thiện quản lý huy động vốn tại
Agribank tỉnh Lai Châu đến năm 2015
về bên ngoài: Môi
trường kinh doanh
Nội dung quản lý huy động vốn
- Lập kế hoạch huy động vốn
- Tổ chức thực hiện kế hoạch huy động vốn
- Kiểm soát huy động vốn
Mục tiêu quản lý huy động vốn
- Quy mô và cơ cấu
vốn huy động
- Chi phí vốn
- Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn về kỳ hạn
- Rủi ro huy động vốn
Trang 24CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HUY ĐỘNG VỐN TẠI
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Huy động vốn tại các ngân hàng thương mại
1.1.1 Nguồn vốn của ngân hàng thương mại
NHTM cũng như bất cứ một doanh nghiệp nào để tồn tại và phát triển phải cóvốn Vốn tác động đến kết cấu tài sản và khả năng sinh lời, hạn chế các loại rủi rotrong hoạt động NHTM Vốn của NHTM gồm 2 loại cơ bản nếu phân chia theohình thức sở hữu là vốn chủ sở hữu và vốn nợ (vốn huy động từ bên ngoài)
1.1.1.1 Vốn của chủ sở hữu
a, Khái niệm
Vốn chủ sở hữu là điều kiện đầu tiên để ngân hàng được luật pháp cho phéphoạt động và đây là loại vốn ngân hàng có thể sử dụng lâu dài, hình thành nên trangthiết bị, nhà cửa Nguồn hình thành nên vốn chủ sở hữu gồm nguồn hình thành banđầu, nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động, nguồn vay nợ có khả năngchuyển đổi thành cổ phần và các quỹ
b, Các thành phần vốn của chủ sở hữu và đặc điểm của chúng
- Vốn ban đầu:
Vốn ban đầu hình thành khi ngân hàng bắt đầu hoạt động với tính chất sởhữu và nguồn hình thành khác nhau Nếu là ngân hàng tư nhân thì đó là vốn do cánhân tự bỏ ra; nếu là ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước thì do ngân sách Nhà nướccấp; nếu là ngân hàng cổ phần thì do cổ đông thông qua mua các cổ phần (hoặc cổphiếu); nếu là ngân hàng liên doanh thì do các bên tham gia liên doanh góp
Trường hợp của ngân hàng cổ phần có thể được hình thành từ cổ phần thường
và cổ phần ưu đãi
Vốn ban đầu thường phải tuân thủ các qui định của NHNN Các qui địnhthường nêu rõ số vốn tối thiểu - vốn pháp định mà chủ ngân hàng cần phải có để bắtđầu kinh doanh ngân hàng NHNN, luật NHNN có qui định cụ thể cho từng loạingân hàng trong từng điều kiện cụ thể
Trang 25Vốn thường không phải hoàn trả Các cổ đông có thể bán cổ phiếu trên thịtrường vốn (thị trường chứng khoán) Các cổ phần thường được hưởng cổ tức caohay thấp tuỳ thuộc vào kết quả kinh doanh và chính sách phân chia lợi nhuận củangân hàng.
- Vốn chủ sở hữu hình thành trong quá trình hoạt động
Bao gồm cổ phần phát hành thêm (hoặc ngân sách cấp thêm) trong quá trìnhhoạt động, lợi nhuận tích luỹ, thặng dư vốn, các quĩ
Cổ phần phát hành thêm, ngân sách cấp thêm: Ngân hàng có thể phát hành
thêm cổ phần (thường là cổ phần ưu đãi) hoặc xin cấp thêm vốn từ ngân sách để mởrộng quy mô hoạt động, hoặc để chống đỡ rủi ro
Huy động vốn cổ phần từ cán bộ công nhân viên ngân hàng mình: Hình thức
huy động này huy động vốn từ chính những cán bộ công nhân viên trong ngân hàngmình, làm cho họ trở thành những cổ đông của ngân hàng và gắn chặt quyền lợivới quyền lợi chung của ngân hàng Đây là hình thức mang tính lâu dài và ổn địnhcần được chú trọng
Huy động từ lợi nhuận bổ sung vốn tự có, các quỹ dự phòng tài chính, quỹ trợ cấp, quỹ khen thưởng là các loại quỹ khác: Nếu như lợi nhuận để lại của ngân hàng
đủ để đáp ứng nhu cầu gia tăng vốn của mình thì thông thường đây chính là nguồn
bổ sung quan trọng nhất Nguồn bổ sung này có thể lấy trực tiếp từ các quỹ như:Quỹ dự phòng tài chính, quỹ trợ cấp v.v Mặc dù vậy khó nhất là phải xác địnhđược khi nào thì được phép trích lập từ các quỹ trên để làm nguồn vốn bổ sung, tỉ lệtrích lập ra sao cho hợp lý
Vốn bổ sung bằng phát hành giấy nợ có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu:
Một số ngân hàng coi cổ phần ưu đãi có thời hạn, các trái phiếu dài hạn cũng thuộcvốn tự có mặc dù chúng mang nhiều tính chất của một khoản nợ Tuy nhiên, phầnnày thường bị giới hạn và kiểm soát chặt chẽ
c, Vai trò
Vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một phần nhỏ so với vốn nợ, do đặc trưng trongkinh doanh ngân hàng là huy động để cho vay Theo quy định của NHNN Việt Nam
Trang 26tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/tiền gửi tối thiểu là 1/20 Tuy chiếm tỷ trọng nhỏ, song vốnchủ sở hữu có vai trò rất quan trọng.
Vốn chủ sở hữu có vai trò bảo vệ người gửi tiền: Kinh doanh ngân hàng
thường xuyên đối đầu với rủi ro Các khoản tổn thất của ngân hàng sẽ được bù đắpbằng vốn chủ sở hữu Như vậy, nếu quy mô vốn chủ sở hữu lớn, người gửi tiền vàngười cho vay sẽ cảm thấy an tâm hơn về ngân hàng
Vốn chủ sở hữu có vai trò tạo lập tư cách pháp nhân và duy trì hoạt động cho ngân hàng: Như đã phân tích ở trên, để hoạt động điều kiện đầu tiên là ngân hàng phải
có được số vốn tối thiểu ban đầu Số vốn này được sử dụng để mua sắm trang thiết bị,nhập công nghệ, xây thêm chi nhánh, mở văn phòng đại diện
Ngoài ra, Vốn chủ sở hữu có vai trò điều chỉnh các hoạt động của ngân hàng:
Rất nhiều quy định về hoạt động của ngân hàng có liên quan chặt chẽ với Vốn chủ
sở hữu như quy mô nguồn tiền gửi được tính theo tỷ lệ với Vốn chủ sở hữu Vì vậyquy mô và cấu trúc hoạt động của ngân hàng đư ợc điều chỉnh theo vốn chủ sở hữu
1.1.1.2 Vốn nợ
a, Khái niệm
Khác với các loại hình doanh nghiệp khác, vốn nợ của NHTM chiếm tỷ trọnglớn hơn nhiều so với vốn của chủ sở hữu và đây là loại vốn cơ bản để tài trợ cho cácdanh mục tài sản của NHTM Vốn nợ được huy động từ các nguồn tiền gửi, tiền vay
Trang 27Tiền gửi nhất là tiền gửi ngắn hạn thường nhạy cảm với các biến động về lãisuất, tỷ giá, thu nhập và nhiều nhân tố khác Lãi suất cao là yếu tố kích thích cácdoanh nghiệp, dân cư gửi và cho vay Thu nhập gia tăng là điều kiện để gia tăngquy mô và thay đổi kỳ hạn nguồn tiền gửi.
Các yếu tố khác như địa điểm ngân hàng, các loại hình huy động đều ảnhhưởng tới quy mô và cấu trúc của nguồn tiền
- Tiền vay
Tỷ trọng nguồn này thấp hơn so với nguồn tiền gửi Khác với nhận tiền gửi,ngân hàng không nhất thiết phải đi vay thường xuyên mà chỉ vay lúc cần thiết vàhoàn toàn chủ động quyết định khối lượng vay phù hợp với nhu cầu sử dụng Cáckhoản vay thường có thời hạn ngắn, chỉ nhằm đảm bảo thanh toán tức thời khi nhucầu thanh toán của khách hàng tăng cao Hơn nữa vay NHNN phụ thuộc rất lớn vàochính sách tiền tệ trong từng thời kỳ
- Nguồn khác
Phần lớn các nguồn này ngân hàng không phải trả lãi Tuy nhiên, chi phí để có
và duy trì chúng là rất đáng kể Nhìn chung, các nguồn khác trong ngân hàngthường không lớn
c, Vai trò
Có thể nói nếu vốn chủ sở hữu có vai trò quan trọng để ngân hàng được đi vàohoạt động và là đệm đỡ không thể thiếu của ngân hàng thì vốn nợ lại là yếu tố quyếtđịnh đến sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng
Trên cơ sở vốn nợ tạo lập, ngân hàng sử dụng để cho vay, đầu tư vào chứngkhoán, mua sắm tài sản cố định, tiền gửi tại ngân hàng khác và phải được thực hiện
dự trữ theo quy định để đảm bảo khả năng thanh toán Qui mô, cơ cấu của các nhómtài sản này được xác định một phần căn cứ vào qui mô, cơ cấu vốn nợ
Thêm vào đó, tính ổn định về chi phí và thời hạn của vốn nợ quy định số tiềnphải dự trữ là cơ sở cân nhắc đầu tư bao nhiêu vào chứng khoán ngắn hạn nên chovay với thời hạn nào, lãi suất bao nhiêu để phù hợp với vốn
Trang 28Như vậy, vốn nợ có vai trò hết sức quan trọng trong việc quyết định danh mụctài sản đầu tư, từ đó ảnh hưởng đến thu nhập của NHTM.
Ngoài ra, qui mô và kết cấu của vốn nợ cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự annguy hoạt động của NHTM Sự không phù hợp giữa việc huy động vốn từ bênngoài và việc sử dụng vốn về thời hạn, độ nhạy cảm với lãi suất, qui mô các loạitiền có thể dẫn tới các rủi ro về thanh toán, lãi suất, tỷ giá mà ngân hàng phảigánh chịu
1.1.2 Huy động vốn của ngân hàng thương mại
Huy động vốn là khai thác lượng tiền tạm thời nhàn rỗi trong công chúng, hộgia đình, của các tổ chức kinh tế để thực hiện 4 hoạt động cơ bản của của ngân hàngthương mại, đó là :
- Huy động vốn để đáp ứng dự trữ bắt buộc
- Huy động vốn để cho vay
- Huy động vốn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản
- Huy động vốn để điều chỉnh kết quả hoạt động kinh doanh
Tuỳ theo các tiêu chí, mục đích huy động khác nhau có các hình thức sau: Nếuphân theo loại vốn huy động gồm: huy động tiền gửi và tiền vay
Nếu huy động vốn phân theo loại tiền: huy động vốn nội tệ và ngoại tệ
Nếu phân theo phạm vi huy động: huy động vốn trong nước và nước ngoài.Nếu theo kỳ hạn huy động: huy động vốn ngắn, trung và dài hạn
Nếu phân theo đối tượng huy động vốn: huy động vốn từ các cá nhân, hộ giađình và tổ chức kinh tế
Ngoài ra, các NHTM còn huy động từ các nguồn bên ngoài khác
1.1.2.1 Huy động vốn tiền gửi, tiền vay
a, Huy động vốn tiền gửi
Tiền gửi phân loại theo kỳ hạn bao gồm :
- Tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi giao dịch):
Khi tiền mặt (hoặc Séc từ một ngân hàng khác) được gửi vào ngân hàng A,nếu muốn sẽ có thể rút tiền ra hoặc chi tiêu vào bất cứ lúc nào, ngân hàng A sẽ sắp
xếp tiền gửi đó vào nhóm tiền gửi không kỳ hạn, nghĩa là các khoản gửi với thời
Trang 29gian không xác định Người vừa mới gửi tiền vào buổi sáng, nếu cần có thể rút ra
ngay vào buổi chiều Nếu không có nhu cầu sử dụng, có thể mười bữa nửa thánghoặc một năm sau mới rút ra Tính bất định về thời gian gửi, cùng với đặc điểm cóthể rút ra bất cứ lúc nào cần đã làm cho loại tiền gửi này còn có tên gọi tiếng Anh làDemand deposit
Tiền gửi không kỳ hạn có lãi suất thấp hoặc không được trả lãi và bao gồm 2loại sau:
+ Tiền gửi thanh toán: Đó là khoản tiền gửi không kỳ hạn trước hết được sử
dụng để tiến hành thanh toán, chi trả cho các hoạt động hàng hoá, dịch vụ và cáckhoản chi khác phát sinh trong quá trình kinh doanh một cách thường xuyên, antoàn và thuận tiện
Đối với tiền gửi thanh toán, việc rút tiền hoặc chi trả cho bên thứ ba thườngđược thực hiện bằng séc hay chuyển khoản
Tài khoản vãng lai là tài khoản có lúc dư nợ, có lúc dư có Với tài khoản này,khách hàng còn có thể được ngân hàng đáp ứng nhu cầu tín dụng trong một khoảngthời gian nhất định Đứng trên góc độ ngân hàng, tiền gửi không kỳ hạn là mộtkhoản nợ mà ngân hàng luôn phải chủ động trả cho khách hàng vào bất cứ lúc nào
+ Tiền gửi không kỳ hạn thuần tuý : Là các khoản tiền được ký gửi với mục
đích an toàn tài sản, không mang tính chất phục vụ thanh toán Khi cần thanh toánkhách hàng có thể đến ngân hàng để chi tiêu Ngân hàng phải thoả mãn yêu cầu củakhách hàng khi họ có nhu cầu rút tiền và chỉ được phép sử dụng tồn khoản chi khi
đã đảm bảo khả năng thanh toán chi trả
- Tiền gửi có kỳ hạn:
Khi gửi tiền vào NHTM theo tài khoản gửi có kỳ hạn, điều ngân hàng cần biếttrước tiên là gửi với thời gian bao lâu Thông thường định kỳ có thể là 1 tháng, 3tháng, 6 tháng, 1 năm hoặc hơn nữa Tại Việt Nam, các khoản tiền gửi có kỳ hạnthường nằm trong khoảng 6 tháng đến 24 tháng Nguyên nhân vì các doanh nghiệpnước ta hầu hết thuộc loại doanh nghiệp vừa và nhỏ với số vốn không lớn và tốc độquay vòng vốn khá nhanh Do vậy, họ khó có thể gửi với kỳ hạn dài Hơn nữa nếu
Trang 30gửi tiền có kỳ hạn càng dài mặc dù được hưởng lãi suất cao hơn nhưng khi có nhucầu rút tiền đột xuất thì khoản lãi suất mà ngân hàng trả sẽ rất thấp, do phải chịu lãisuất phạt vì đã làm ảnh hưởng đến kế hoạch của ngân hàng.
Lãi suất mà ngân hàng trả cho tiền gửi có kỳ hạn thường là cao hơn nhiều sovới tiền gửi không kỳ hạn Lý do ở đây là, khi đã thống nhất với ngân hàng rằng sẽgửi tiền trong khoảng thời gian nào đó, có đến hơn 80% những thân chủ đã giữđược cam kết nói trên Do vậy, NHTM hoàn toàn yên tâm sử dụng tiền gửi để chovay Với khoản cho vay ổn định này, ngân hàng sẽ kiếm được nhiều lợi nhuận hơn
Vì thế tiền thù lao nó trả cũng phải cao hơn để kích thích sự gửi tiền hơn nữa
Tóm lại, đây là loại tiền gửi có sự thoả thuận trước giữa khách hàng và ngânhàng về thời gian rút tiền Đại bộ phận nguồn tiền gửi này có nguồn gốc từ tích luỹ
và xét về bản chất chúng được ký thác với mục đích hưởng lãi Các NHTM nhận 2loại tiền gửi có kỳ hạn: tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi báo rút (tức khi muốn rút raphải báo trước)
Tiền gửi có kỳ hạn giữ vị trí trung gian giữa tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiếtkiệm Đây là nguồn tiền tương đối ổn định, ngân hàng có thể sử dụng phần lớn tồnkhoản vào kinh doanh Chính vì vậy, các NHTM luôn tìm cách đa dạng hoá loạitiền gửi này bằng cách áp dụng nhiều kỳ hạn khác nhau với mức lãi suất khác nhaunhằm đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng
- Tiền gửi tiết kiệm: Xét về bản chất, đây là một phần thu nhập của dân cư
chưa sử dụng cho tiêu dùng Các tầng lớp dân cư đều có các khoản thu nhập tạmthời chưa sử dụng (các khoản tiền tiết kiệm) Trong điều kiện có khả năng tiếpcận với ngân hàng, họ đều có thể gửi tiết kiệm nhằm thực hiện các mục tiêu bảotoàn và sinh lời đối với các khoản tiền tiết kiệm, đặc biệt là nhu cầu bảo toàn.Nhằm thu hút ngày càng nhiều tiền tiết kiệm, các ngân hàng đều cố gắng khuyếnkhích dân cư thay đổi thói quen giữa vàng và tiền mặt tại nhà bằng cách mở rộngmạng lưới huy động, đưa ra các hình thức huy động đa dạng và lãi suất cạnhtranh hấp dẫn
- Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác: Nhằm mục đích nhờ thanh toán hộ
Trang 31và một số mục đích khác, các TCTD có thể gửi tiền tại ngân hàng Tuy nhiên, quy
mô nguồn này thường không lớn
Trong trường hợp vốn vay trên tiếp tục không đáp ứng được cho đủ nhu cầu
sử dụng của NHTM thì NHTM sẽ đi vay của NHTW
Trong huy động vốn dưới hình thức phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếungân hàng, các NHTM phải trả lãi suất cao hơn so với lãi suất tiền gửi huy động Vìvậy khi thực hiện huy động vốn dưới các hình thức này, các ngân hàng phải căn cứvào đầu ra để quyết định về khối lượng huy động, mức lãi suất, thời hạn và phươngpháp huy động
Vốn này chỉ được huy động trong thời gian nhất định, khi đã huy động đủ khốilượng vốn theo dự kiến các ngân hàng sẽ ngừng việc huy động (bán) kỳ phiếu, trái phiếu
• Vay ngân hàng trung ương
Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả của NHTM.Trong trường hợp thiếu hụt dự trữ (dự trữ thanh toán ), NHTM thường vay ngânhàng Nhà nước Hình thức cho vay chủ yếu của NHNN là tái chiết khấu (hoặc tái
Trang 32cấp vốn) Các thương phiếu đã được các NHTM chiết khấu (hoặc tái chiết khấu) trởthành tài sản của họ Khi cần tiền, ngân hàng mang những thương phiếu này đến táichiết khấu tại NHNN.
NHNN điều hành vay mượn này một cách chặt chẽ; tuỳ thuộc chính sách tiền tệtừng thời kỳ mà NHTM phải thực hiện các điều kiện đảm bảo và kiểm soát nhất định.Thông thường NHNN chỉ tái chiết khấu cho những thương phiếu có chấtlượng (thời gian đáo hạn ngắn, khả năng trả nợ cao) và phù hợp với mục tiêu củaNHNN trong từng thời kỳ Còn trong điều kiện chưa có thương phiếu, NHNN choNHTM vay dưới hình thức tái cấp vốn theo hạn mức tín dụng nhất định
Một điều cho thấy, đặc biệt là ở những nước có nền kinh tế phát triển, cho dùNHTW áp dụng mức lãi suất tái chiết khấu hoặc lãi suất phạt cao hay thấp thế nào
đi nữa thì NHTW vẫn phải cho các NHTM vay khi NHTM bị kẹt thanh toán, đểtránh những cơn khủng hoảng tài chính không đáng xảy ra và thực hiện tốt chứcnăng là “là người cho vay cuối cùng” đối với các NHTM
Đứng về phía NHTM, vay tại NHTW là một dịch vụ hết sức tiện lợi vàonhững khi NHTW hạ lãi suất chiết khấu trong chính sách cung ứng tiền tệ lới lỏng
để kích thích đầu tư
Trong trường hợp khi NHTM đến vay giữa lúc NHTW đang thắt chặt cungứng để chống lạm phát Lúc đó lãi suất chiết khấu được đưa lên cao với nhữngkhoản lỗ trông thấy khi vay vốn của NHTW, các NHTM chỉ miễn cưỡng vay trongnhững tình huống thắt chặt ngặt nghèo, và tìm mọi cách trả nợ rất nhanh Khi đó cáckhoản vay này chỉ chiếm một phần rất ít trong tổng tài sản nợ
Tùy vào yêu cầu điều tiết của nền kinh tế mà NHTW có thể hạ hoặc nâng lãisuất chiết khấu Song dù sao đây cũng là nguồn cuối cùng đối với hoạt động vốncủa các NHTM
• Huy động vốn qua hình thức vay các tổ chức tín dụng khác
Đó là nguồn các NHTM vay lẫn nhau và vay của các TCTD khác trên thịtrường liên ngân hàng hay thị trường tiền tệ Đây là hình thức cho vay, nhưng thựcchất nó là hình thức tương trợ giữa các ngân hàng để có được sự hợp tác đôi bên
Trang 33cùng có lợi Các ngân hàng đang có dự trữ vượt yêu cầu sẽ có thể sẵn lòng cho cácngân hàng khác vay để tìm kiếm lãi suất cao Ngược lại, các ngân hàng đang thiếuhụt dự trữ có nhu cầu vay mượn tức thời để đảm bảo thanh khoản.
Như vậy nguồn vay mượn từ các TCTD khác để đáp ứng nhu cầu dự trữ và chitrả cấp bách và trong nhiều trường hợp sẽ bổ sung hoặc thay thế cho nguồn vaymượn từ NHNN
1.1.2.2 Huy động vốn nội tệ và ngoại tệ
Đây là hình thức xem xét vốn huy động theo loại tiền Trong vốn huy độngcủa các NHTM Việt Nam gồm có vốn huy động bằng đồng VNĐ và ngoại tệ (chủyếu là đồng USD, EUR)
a, Huy động vốn nội tệ
Tiền gửi bằng nội tệ của các tầng lớp dân cư : Đây chủ yếu là tiền gửi tiết
kiệm, nguồn này có quy mô, cơ cấu lớn trong tổng nguồn huy động bằng nội tệnhưng tăng trưởng không ổn định Nhược điểm là huy động tiền gửi tiết kiệm có lãisuất huy động bình quân cao, kỳ hạn tiền gửi danh nghĩa của người dân thườngngắn (kỳ hạn nhỏ hơn 12 tháng) Điều này đã ảnh hưởng đến khả năng sử dụng vốn,khả năng dịch chuyển kỳ hạn dư nợ, kết quả kinh doanh và giảm sức cạnh tranh củaNHTM
Tiền gửi bằng nội tệ của các TCKT-XH : Nguồn tiền này cũng có quy mô, cơ
cấu lớn trong tổng nguồn huy động Tiền gửi này thường là tiền gửi giao dịch hoặc
có kỳ hạn ngắn, hưởng lãi suất thấp Nếu ngân hàng huy động được nhiều để chovay và đầu tư thì không những kéo dài được chênh lệch lãi suất hai đầu trần và sàn,giảm được chi phí vốn bình quân, tăng lợi nhuận
Tiền gửi bằng nội tệ của các TCTD khác : Nguồn này có qui mô, cơ cấu nhỏ
trong tổng nguồn tiền gửi bằng nội tệ Nguồn tiền gửi của các TCTD khác thường
có mức độ tăng trưởng khá cao nhưng chủ yếu là nguồn trong thanh toán, ngânhàng cũng không sử dụng nhiều nguồn này để cho vay và đầu tư
Đi vay bằng nội tệ: Tiền gửi là nguồn quan trọng nhất của NHTM Tuy nhiên,
khi cần, ngân hàng thường vay mượn thêm Tại nhiều nước NHTW thường quy
Trang 34định tỷ lệ giữa nguồn tiền huy động và vốn chủ sở hữu Do vậy nhiều NHTM vàonhững giai đoạn cụ thể phải vay mượn thêm để đáp ứng nhu cầu chi trả khi khảnăng huy động bị hạn chế Việc đi vay bằng đồng nội tệ chủ yếu là để đáp ứng sựthiếu hụt dự trữ.
b, Huy động vốn bằng ngoại tệ:
Tiền gửi bằng ngoại tệ của các tầng lớp dân cư : Tiền gửi bằng ngoại tệ của
các tầng lớp dân cư chiếm tỷ trọng nhỏ Việc huy động vốn bằng ngoại tệ luôn bịtác động mạnh bởi lãi suất ngoại tệ trên thị trường quốc tế và tình trạng khan hiếmtiền VND
Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) liên tục cắt giảm lãi suất cho vay từ đó lãi suấthuy động bằng USD của các ngân hàng luôn giảm mạnh, hệ quả là người dânchuyển sang dùng đồng tiền có giá (đổi USD sang VND chuyển sang gửi tiết kiệmbằng đồng VND để hưởng lãi suất cao hơn)
Tiền gửi bằng ngoại tệ của các TCKT-XH: Đây chủ yếu là các khoản tiền gửi
trong thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn ngắn thường từ 1-3 tháng
Tiền gửi bằng ngoại tệ của các TCTD khác: Nguồn tiền này chiếm tỷ trọng
cao nhất trong tổng số vốn huy động bằng ngoại tệ Tại Việt Nam đối tượng chovay chủ yếu là các NHTM nhà nước
Tiền vay bằng ngoại tệ: cũng giống như tiền vay bằng nội tệ, chỉ khi thật sự
cần thiết NHTM mới đi vay, nhất là bằng ngoại tệ với lãi suất cao và đầy biến động
Do vậy lượng vay này thường nhỏ
1.1.2.3 Huy động vốn trong nước và ngoài nước
a, Huy động vốn trong nước
Huy động vốn trong nước được coi là nguồn đặc biệt quan trọng nhất là đốivới các tổ chức tín dụng như NHTM Nguồn vốn có tỷ trọng lớn nhất trong tổngnguồn vốn trong nước mà NHTM có thể huy động được là tiền gửi không kỳ hạn.Đây chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn của các doanh nghiệp để phục vụ cho hoạtđộng kinh doanh của mình Thông thường ngân hàng không phải trả lãi cho nguồntiền này nhưng ở Việt Nam để khuyến khích huy động được nhiều nên có lãi suất
Trang 35mặc dù là nhỏ Sở dĩ khoản vốn này không có lãi suất hoặc lãi suất thấp vì tính chấtbiến động phức tạp của nó.
Vốn trong nước có quy mô lớn tiếp theo mà NHTM có thể huy động được
là tiền gửi tiết kiệm của dân chúng và các doanh nghiệp với mục đích hưởng lợinhuận qua lãi suất, ở bất kỳ ngân hàng nào trên thế giới tiền gửi tiết kiệm làngắn hạn
Ngoài ra phát hành kỳ phiếu và trái phiếu cũng mang lại nguồn vốn trongnước cho ngân hàng Tại Việt Nam việc phát hành này giúp phát triển trung tâmchứng khoán, nhưng chủ yếu là kỳ phiếu tạo vốn ngắn hạn còn trái phiếu tạo vốndài hạn thì ít được quan tâm Một nguồn vốn trong nước nữa mà NHTM có thể huyđộng đó là vốn đi vay NHTM có thể đi vay NHTW hoặc các tổ chức tín dụng khácnhưng ở Việt Nam các TCTD phát triển không mạnh, do vậy hầu hết chỉ có hoạtđộng vay giữa các NHTM nhà nước Ngoài ra còn một số nguồn vốn khác có thểhuy động được ở trong nước như vay từ công ty mẹ, vồn uỷ thác của các tổ chứctrong nước
Trên đây là những nguồn vốn trong nước mà NHTM có thể huy động được từbên ngoài Khi huy động vốn trong nước, điều mà các NHTM quan tâm đó là lãisuất phải đảm bảo nhu cầu của thị trường Nguyên nhân là vì lãi suất vốn trongnước không được quyết định đơn thuần chỉ bằng bởi lãi suất nước ngoài, tỷ lệ thayđổi kỳ vọng trong tỷ giá hối đoái và mọi chi phí rủi ro mà còn bị ảnh hưởng mạnh
mẽ bởi điều kiện thị trường trong nước, bao gồm cung và cầu trong nước đối với tíndụng, cấu trúc của hệ thống tài chính trong nước và tình trạng lạm phát mong đợi
b, Huy động vốn nước ngoài
Xét theo lịch sử, phần lớn các khoản vốn nước ngoài chảy vào các nước đangphát triển là mang tính chất dài hạn hoặc trung hạn (trái phiếu, viện trợ hoặc cáckhoản cho vay bằng đồng tiền ngoại tệ) Hầu hết chúng được sử dụng vào các dự án
và do vậy là nhằm mục đích thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Đối với những nước cókhó khăn về nguồn vốn trong nước hoặc về dự trữ ngoại hối, thì việc tiếp cận đượcvới vốn nước ngoài sẽ có thể giúp giải quyết được nhiều trở ngại của nền kinh tế
Trang 36Hiện nay, đối với các NHTM ở Việt Nam được phép huy động vốn của các tổchức nước ngoài qua các hình thức sau:
+ Vay bằng tiền (vay tài chính)
+ Nhập khẩu hàng hoá dịch vụ trả chậm theo phương thức mở thư tín dụng.+ Thuê tài chính nước ngoài
+ Phát hành trái phiếu ra nước ngoài
+ Các loại hình vay nước ngoài khác
Để huy động vốn từ nước ngoài thì các NHTM phải có các điều kiện theo quyđịnh của Ngân hàng nhà nước ban hành theo thông tư số 03/1999/TT-NHNN ngày
12 tháng 08 năm 1999 chỉ được sử dụng vốn vay nước ngoài để bổ sung vốn tíndụng và phải sử dụng đúng mục đích vốn vay
Các NHTM cần có những giải pháp sử dụng nguồn vốn tín dụng có hiệu quả
và đặc biệt nên sử dụng vào việc triển khai các chương trình quốc gia, tham gia vàocác kế hoạch cụ thể do thủ tướng chính phủ ra quyết định để tranh thủ sự đồng tìnhủng hộ từ phía nhà nước
Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có 27 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 4ngân hàng liên doanh, 3 công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài và 44văn phòng đại diện các định chế tài chính nước ngoài Hoạt động của các ngânhàng có vốn nước ngoài tại Việt Nam được NHNN đánh giá cao Hầu hết các ngânhàng này đều là ngân hàng lớn trên thế giới của Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Hà Lan hoạtđộng ở nước ta Tổng số vốn điều lệ đã thực sự đưa vào Việt Nam lên tới gần 600triệu USD Các ngân hàng này có vai trò rất quan trọng là cầu nối cho các nhà đầu
tư trong các lĩnh vực sản suất kinh doanh đầu tư vào Việt Nam Đồng thời nó thúcđẩy sự phát triển hoạt động của môi trường ngân hàng ở nước ta
Cho đến nay, chương trình khuyến khích chuyển tiền về nước qua hệ thốngngân hàng trong nước vẫn có hai hình thức chủ yếu đó là: Sử dụng tài khoản tiềngửi ngoại tệ đặc biệt dành cho người hồi hương và các công trái ngoại tệ
1.1.2.4 Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn từ thị trường
Trang 37a, Huy động vốn ngắn hạn từ thị trường
Đây là nguồn huy động cơ bản của NHTM, bao gồm:
- Tiền gửi ngắn hạn từ thị trường: là nguồn cơ bản quan trọng nhất, luôn
chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn Nó không những đáp ứng được nhu cầukinh doanh ngắn hạn của NHTM mà còn có sự chuyển hoán kỳ hạn để đầu tư, chovay dài hạn giúp NHTM giảm bớt gánh nặng thiếu vốn trung và dài hạn
- Vay NHTW và các TCTD khác: các khoản mà NHTW và các TCTD khác
cho vay hầu hết đều ngắn hạn chỉ để khắc phục hiện tượng thiếu hụt dự trữ bắt buộchay để đáp ứng nhu cầu chi trả cấp bách trong thời gian ngắn Việc vay vốn này lãisuất thường cao nên các NHTM chỉ khi thực sự cần thiết cấp bách mới huy độngthông qua hình thức này
- Chứng thư tiền gửi loại lớn: Đây là hình thức đơn giản của chứng thư giống như tín phiếu do các NHTM Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh đã phát hành
trong năm 1995 Giá trị bề mặt của tín phiếu hoặc chứng thư có thể thấp hơn theomức thu nhập của nhân dân Ví dụ 500.000đ; 1.000.000đ; 2.500.000đ; hoặc5.000.000đ như ở Việt Nam Đứng về phía những người sở hữu chứng thư hay tínphiếu, nó là một khoản đầu tư, một khoản cho ngân hàng vay với lãi suất cố định,
và cũng là tiền, là tài sản Đứng về phía ngân hàng, mỗi khi phát hành tín phiếu hayCDs, nó đã và đang huy động vốn của thị trường để hoạt động Đây là loại vốn ngắnhạn, dùng để giải quyết những nhu cầu về tiền mặt Loại tài sản nợ này, đối vớingân hàng là một hình thức của tiền gửi có kỳ hạn Cái khác là ở chỗ loại chứng thưnày hoàn toàn không đổi thành tiền mặt được khi chưa đến hạn (tiền gửi có kỳ hạn
có thể chuyển nếu chịu lãi suất phạt) Do vậy, vốn thu được từ phát hành chứng thưCDs hoặc tín phiếu giúp ngân hàng chủ động trong việc kinh doanh hơn so với vốn
từ tiền gửi có kỳ hạn
- Các khoản huy động USD ngoài nước: Các NHTM cũng có thể tìm kiếm
nguồn vốn hoạt động từ việc phát hành phiếu nợ để huy động tiền ở nước ngoài Vìloại tiền thông dụng nhất trong thanh toán quốc tế hiện nay là USD cho nên vay tiền
ở nước ngoài thường là vay bằng USD Khoản vay này dùng để phục vụ các thương
Trang 38vụ bảo đảm tín dụng cho kinh doanh xuất nhập khẩu Ở nhiều nước trong đó cóViệt Nam việc phát hành loại trái phiếu Euro dollars (Euro dollars tức là nhữngkhoản tiền gửi bằng đôla Mỹ thuộc các ngân hàng nằm ngoài nước Mỹ) chỉ đượcgiới hạn vào một số ngân hàng đặc biệt như Ngân hàng Ngoại thương hoặc Ngânhàng xuất nhập khẩu.
- Huy động ngắn hạn bằng phát hành RPs (Repurchase agreements): RPs là
một từ kỹ thuật, viết tắt của khái niệm thoả thuận mua lại hay hợp đồng mua lại.
Trong hoạt động mỗi ngày, việc thiếu tiền mặt bất ngờ cho những thương vụ đầu tư
đã ký kết hoặc hụt dự trữ tại NHTW là chuyện không lạ đối với các NHTM Ngoàinhững biện pháp nêu trên, NHTM có thể huy động của thị trường trong vài ngàyđến vài tuần bằng cách phát hành RPs Đây là một hợp đồng bán chứng khoán giữangân hàng và các đối tượng kinh doanh chứng khoán tương đối thừa tiền mặt trongthị trường như các công ty tài chính, tổ chức tín dụng, các quỹ tín dụng, các quỹ tiếtkiệm, hưu trí, các công ty kinh doanh và môi giới chứng khoán hoặc các cá nhângiàu có
- Huy động ngắn hạn bằng giấy nợ phụ: Đây là khoản cuối cùng trong các
khoản huy động từ thị trường và cũng là loại tài sản ít thông dụng nhất Ngân hàng
có thể vay nóng với lãi suất cao và thời gian ngắn mỗi khi quá kẹt tiền mặt bằngnhững thoả thuận với các công ty và các tổ chức tài chính có quan hệ thườngxuyên với nó
b, Huy động trung và dài hạn
Giống như các doanh nghiệp khác, các ngân hàng cũng vay mượn bằng cáchphát hành các giấy nợ (kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu) trên thị trường vốn Rất nhiềuNHTM thiếu nguồn tiền gửi trung và dài hạn dẫn đến không đáp ứng nhu cầu chovay và đầu tư trung, dài hạn
Như vậy, hình thức tiền gửi trung và dài hạn tại các NHTM hầu như rất ít, việchuy động trung và dài hạn chỉ chủ yếu là vay trên thị trường vốn Thông thường đây
là khoản huy động không có đảm bảo Những ngân hàng có uy tín hoặc trả lãi suấtcao sẽ huy động được nhiều hơn Các ngân hàng nhỏ thường khó vay mượn trực
Trang 39tiếp bằng cách này; họ thường phải huy động thông qua các ngân hàng đại lý hoặcđược ngân hàng đầu tư Khả năng huy động còn phụ thuộc vào trình độ phát triểncủa thị trường tài chính, tạo khả năng chuyển đổi cho các công cụ nợ dài hạn củangân hàng Nghiệp vụ vay mượn này rất phức tạp Hơn nữa tại Việt Nam, thị trườngvốn đặc biệt là thị trường chứng khoán được ví như một đứa trẻ mới lớn nên việcvay mượn này hầu như chưa phát triển.
1.1.2.5 Huy động vốn từ các cá nhân, hộ gia đình và tổ chức kinh tế:
Các NHTM với tư cách là một bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính trunggian, nhận tiền gửi từ khách hàng có tiền nhàn rỗi hoặc đi vay bằng cách phát hànhcác công cụ tài chính như chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để thu hút vốn
Đối với đối tượng khách hàng là các tổ chức kinh tế: hình thức mà ngân hàng
có thể huy động được nhiều nhất là tiền gửi giao dịch
Thông qua việc làm trung gian thanh toán và chuyển hoá các phương tiệnthanh toán, các ngân hàng thu hút được số lượng lớn các tổ chức mở tài khoảntạo ra tiền gửi giao dịch Đây là nguồn có chi phí thấp nên các NHTM thườngxuyên cải tiến các phương tiện, nâng cao công nghệ thanh toán để thắng thếtrong việc hấp dẫn khách hàng gửi tiền và bán thêm các dịch vụ Các doanhnghiệp, tổ chức kinh tế thường mở tài khoản tiền gửi giao dịch tại một hoặc một
số NHTM nhất định, khi cần thiết yêu cầu rút ra hoặc chuyển trả tiền cho bên thụhưởng một cách nhanh chóng và tính chất của tài khoản này là thanh toán theoyêu cầu Qua đó ngân hàng vừa là thủ quỹ, vừa cung cấp dịch vụ thanh toán theoyêu cầu của khách hàng
Một trong những yêu cầu bắt buộc khi một doanh nghiệp sản xuất kinh doanhphải mở tài khoản giao dịch tại một NHTM, tài khoản này một mặt là nơi thu nhậntiền từ những người mua hàng hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp này cung ứng, mộtmặt là nơi bảo quản tài sản chính, an toàn, khi cần có thể chi trả bất cứ lúc nào vàtrong nhiều trường hợp số dư của nó được dùng để bảo lãnh hay đặt cọc cho cáchợp đồng và các thoả ước khác
Trong khi thực hiện là trung gian thanh toán các NHTM còn nhận được tiền
Trang 40gửi của các TCTD Đây cũng là một loại tiền gửi giao dịch.
Ngoài ra các NHTM còn cung cấp các tài khoản tiền gửi có kỳ hạn đối với các
tổ chức kinh tế khi việc sử dụng vốn được kế hoạch trong tương lai các tổ chức nàygửi tiền theo kỳ hạn phù hợp
Ngoại trừ một số khoản tiền gửi giao dịch để đảm bảo khả năng thanh toánnhư ký quỹ, bảo lãnh dự thầu hoặc bảo lãnh thực hiện hợp đồng được quy định mangtính chất bắt buộc, các hình thức gửi tiền khác mang tính tự nguyện, khách hàng cóthể lựa chọn ngân hàng để gửi tiền theo các kỳ hạn khác nhau Do đó cạnh tranh vềhuy động vốn diễn ra quyết liệt giữa các NHTM, các TCTD
Đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình: hình thức huy động chính là thu hút
được tiền gửi phi giao dịch Ngân hàng sử dụng các tài khoản tiền gửi tiết kiệm, tiềngửi có kỳ hạn hoặc đi vay các cá nhân, hộ gia đình và cả tổ chức kinh tế
Ngân hàng phát hành thẻ tiết kiệm không kỳ hạn để thu hút những móntiền nhỏ lẻ hoặc những khoản tiền có thời gian nhàn rỗi ngắn, khách hàng đượcnhận cuốn sổ tiết kiệm không kỳ hạn Tài khoản này có thể gửi thêm hoặc rút rabất cứ lúc nào nhưng không được phát hành séc (đây là điểm khác biệt với tiềngửi giao dịch)
Do nhu cầu gửi tiền của khách hàng rất đa dạng, tuỳ theo kế hoạch sử dụngtiền của họ trong hiện tại cùng như trong tương lai nên ngân hàng quy định nhiềuloại kỳ hạn gửi tiền cho khách hàng lựa chọn, có thể kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 12tháng để thu hút tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Hình thức đi vay này chính là phát hành giấy tờ có giá ra thị trường vốn: kỳphiếu, trái phiếu, giấy chứng nhận tiền gửi, để phục vụ cho các cá nhân, hộ gia đìnhhay các tổ chức kinh tế có vốn nhàn rỗi, có nhu cầu đầu tư vào những nơi an toàncao và thu lợi nhuận nhiều Để huy động thông qua hình thức này với khối lượnglớn theo nhu cầu lãi suất từng thời kỳ, NHTM phát hành kỳ phiếu, trái phiếu với lãisuất hấp dẫn hơn vì đối tượng khách hàng này rất quan tâm đến thu nhập từ tài sảncủa họ Tại Việt Nam việc huy động này từ các cá nhân, hộ gia đình và tổ chức kinh
tế hầu như chưa có gì khác hẳn với các nước phát triển Đây là hình thức huy động