1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN Dạy học toán bằng phiếu giao việc

17 1,7K 27

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 206,5 KB

Nội dung

Để khắc phục và thực hiện có hiệu quả những hạn chế trên, ta cần đổi mớiphương pháp giáo dục theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, có nghĩa là giáo viên phải định hướng

Trang 1

A PHẦN MỞ ĐẦU :

I Lí do chọn đề tài :

1) Lí do khách quan :

Công cuộc đổi mới đang diễn ra hàng ngày, từng giờ trên khắp đất nước Nó đòi hỏi lớp người lao động mới phải có bản lĩnh, có năng lực, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ , dám làm, thích ứng được với cuộc sống xã hội luôn phát triển Nhu cầu này làm cho mục tiêu đào tạo của nhà trường phải được điều chỉnh một cách phù hợp, dẫn đến sự thay đổi tất yếu về nội dung và phương pháp dạy học

Tiểu học là bậc học nền tảng, tạo tiền đề cơ bản để nâng cao dân trí, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng để tạo điều kiện cho thêù hệ trẻ trở thành những người công dân tốt mang trong mình những phẩm chất tạo thành cốt lỗi của một nhân cách Việt Nam, để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục “ Đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, nâng cao dân trí ” để đáp ứng được công cuộc xây dựng đất nước trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

2) Lí do chủ quan :

Vừa qua chúng ta đã tập trung sức lực để chuyển Cấp I phổ thông cơ sở thành Bậc Tiểu học Việc chuyển sang Bậc Tiểu học phải gắn liền với sự đổi mới đồng bộ về : Nội dung dạy học, phương pháp dạy học, cơ sở vật chất và thiết bị, chỉ đạo và đánh giá kết quả học tập, đào tạo và bồi dưỡng giáo viên Trong đó đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề đặc biệt quan trọng Do vậy chúng ta cố gắng phấn đấu để

không phải chỉ tạo ra được một sự thay đổi về lượng mà phải tiến tới đạt được một sự thay đổi về chất trong phương pháp dạy học

Môn Toán là một trong hai môn học cơ bản nhất của chương trình Tiểu học, với số lượng tiết dạy tương đối nhiều Do đặc điểm của môn học, môn Toán ngoài việc cung cấp cho học sinh một số kiến thức về tính toán mà còn có nhiệm vụ quan trọng là tạo học sinh có thói quen tính tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập Qua đó hình thành các em phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú trong học tập cho học sinh Chính vì vậy, môn Toán dành được sự đầu tư đáng kể so với một số môn học khác và là môn học được nhiều học sinh yêu thích Tuy vậy việc vận dụng các phương pháp và hình thức dạy học theo hướng đổi mới trong giờ học toán chưa mang lại hiệu quả cao mà còn nhiều hạn chế như :

- Ít chú ý đến sự phát triển của học sinh về mọi mặt

- Ít quan tâm đến phương pháp học tập, nhất là phương pháp học tập mang tính chủ động, sáng tạo của học sinh

- Ít chú ý đến mối quan hệ giữa phương pháp dạy học với các yếu tố khác của quá trình dạy học, trong đó đặc biệt là mối quan hệ giữa phương pháp với mục đích và nội dung dạy học

- Ít chú trọng phương tiện trực quan trong quá trình dạy học nhất là việc hình thành kiến thức mới Do giáo viên e ngại việc sử dụng đồ dùng trực quan sẽ làm tốn thời gian của tiết dạy, đồng thời cũng là do ngại tốn công sức đầu tư Điều đó càng làm tăng khoảng cách giữa lí thuyết và thực hành

Trang 2

Để khắc phục và thực hiện có hiệu quả những hạn chế trên, ta cần đổi mới

phương pháp giáo dục theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, có

nghĩa là giáo viên phải định hướng, đạo diễn hay tổ chức giờ dạy để học sinh tích cực hoạt động tự tìm ra kiến thức mới

Để thực hiện tốt yêu cầu này, tức là tất cả học sinh đều được hoạt động trong giờ học mà tiết kiệm được thời gian Đồng thời giáo viên kiểm soát được quá trình nhận thức của học sinh để giúp đỡ và thực hiện dạy học theo đối tượng học sinh, ta có thể

sử dụng hình thức dạy học bằng Phiếu giao việc.

1 Đối tượng : Giáo viên và học sinh trường Tiểu học Xuân Lộc 1

2 Cơ sở : Sách báo và một số tài liệu có liên quan

3 Phương pháp : Dự giờ, khảo sát, trắc nghiệm

B NỘI DUNG ĐỀ TÀI :

CHƯƠNG I : Cơ sở lí luận :

I Cơ sở pháp lí : Trong bài “ Cách mạng về phương pháp sẽ đem lại bộ mặt mới,

sức sống mới cho giáo dục ở thời đại mới”, tác giả bài báo viết : “ Muốn đào tạo được con người khi vào đời là con người tự chủ, năng động, sáng tạo thì phương pháp giảng dạy phải hướng vào việc khơi dậy, rèn luyện và phát triển khả năng nghĩ và làm một cách tự chủ, năng động và sáng tạo ngay trong lao động và học tập

ở nhà trường Phương pháp nói trên trong khoa học giáo dục thuộc về hệ thống các phương pháp tích cực, là phương pháp lấy người học làm trung tâm Người học giữ vai trò chủ động, tích cực trong quá trình học tập và không còn ở thế thụ động như khi dùng phương pháp sư phạm cổ truyền là phương pháp lấy người thầy làm trung

tâm” ( Nghiên cứu giáo dục, tháng 1/1995, tr.1 )

II Cơ sở lí luận : Như vậy ta cần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy

học sinh làm trung tâm và sử dụng hình thức dạy học bằng phiếu giao việc Điều

này có nghĩa là thầy giáo không còn là người truyền đạt kiến thức có sẵn, mà là người định hướng, đạo diễn và thiết kế phiếu giao việc đêû học sinh tự mình khám phá ra chân lí, tự mình tìm ra kiến thức Người thầy bình thường chỉ biết truyền đạt chân lí Người thầy giỏi chủ yếu dạy cách tìm ra chân lí

Nói tóm lại dạy học theo quan điểm lấy học sinh làm trung tâm và sử dụng hình

thức dạy học bằng phiếu giao việc có nghĩa là giáo viên phải tìm cách thiết kế

phiếu giao việc thật khoa học, tổ chức để học sinh dựa vào phiếu giao việc tự mình

tìm ra kiến thức Có như vậy thì chúng ta mới cố gắng phấn đấu để không phải chỉ tạo ra được một sự thay đổi về lượng mà phải tiến tới đạt được một sự thay đổi về chất trong phương pháp dạy học

CHƯƠNG II: Thực trạng : Chúng ta đã vận dụng việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực hoá các hoạt động học tập của học sinh trên các giờ dạy nhất là việc giảng dạy môn toán nhưng thực tế vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục như sau :

- Một số giáo viên chưa vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức giờ dạy có hiệu quả cao, còn dạy theo kiểu đại trà chưa thật sự quan tâm

Trang 3

đến từng đối tượng học sinh trong lớp, chưa chú trọng đối tượng học sinh yếu , chưa kích thích được sự tìm tòi, sáng tạo của học sinh

- Việc sử dụng đồ dùng trực quan chưa hiệu quả, một số giáo viên chưa khai thác triệt để đồ dùng trực quan Chưa coi hoạt động học tập của học sinh là trung tâm của quá trình dạy học cho nên các trang thiết bị ít khi phát huy tác dụng

- Khi điểu khiển học sinh giáo viên chưa chú trọng đến việc đưa ra một hệ thống

các lệnh làm việc và chưa quan tâm đến việc kiểm soát các hoạt động của

từng học sinh.

Tất cả những tồn tại trên dẫn đến kết quả học tập của học sinh hiệu quả chưa cao, giờ dạy chưa nhẹ nhàng, học sinh chưa khắc sâu kiến thức nên việc vận dụng thực hành còn theo khuôn mẫu, chưa có sáng tạo Vì thế việc tìm hiểu những vấn đề đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học môn Toán nói riêng là một tất yếu của quá trình dạy học

Thực trạng về việc thực hiện dạy học bằng phiếu giao việc hiện nay ở Tiểu học ,

đa số giáo viên đã và đang thực hiện dạy học bằng phiếu giao việc nhưng thực tế chưa được đồng bộ, chưa có sự chuẩn bị thật kĩ còn đối phó ở một số giáo viên hoặc bản thân giáo viên chưa biết cách thực hiện phương pháp này một cách linh hoạt sao cho giờ dạy toán đạt hiệu quả cao nhất trong dạy học

* Như vậy, tổ chức một giờ dạy học bằng phiếu giao việc như thế nào để học sinh

có thể tự mình làm được hết mọi việc; có thể tự hoạt động để chiếm lĩnh kiến thức mới ?

Để thực hiện tốt điều này có mấy điều cần lưu ý là :

- Muốn cho học sinh có thể tự mình hoạt động để chiếm lĩnh được kiến thức mới,

ta cần chia kiến thức mới thành nhiều bậc thang nhỏ mà mỗi bậc này đều

không quá cao ( khó ) đối với học sinh ( Soạn phiếu giao việc ) rồi giáo viên

điều khiển để mỗi học sinh tự làm việc.

- Trong quá trình học sinh tự làm việc giáo viên cần đi sát đôn đốc các học sinh lười biếng và giúp đỡ các học sinh yếu kém

- Khi giúp đỡ học sinh giáo viên không nên làm hộ hoặc làm thay các em, mà giúp làm sao để học sinh tự làm việc được Trong các cách giúp đỡ để học sinh

tự làm việc được ta cần lưu ý nguyên tắc : giúp càng ít càng tốt.

- Đối với những học sinh có thể tự làm được thì giáo viên không nên giúp đỡ, chỉ cần động viên khuyến khích các em là đủ Cần lưu ý nguyên tắc : Cái gì mà trẻ có thể tự làm được mà giáo viên lại còn giúp là giáo viên có lỗi

CHƯƠNG III : Biện pháp giải pháp :

Vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học bằng phiếu

giao việc theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh như thế nào và

làm thế nào để học sinh tự mình làm việc để tìm ra kiến thức mới và giờ học toán

đạt hiệu quả thì người giáo viên cần náêm vững các yêu cầu trong quá trình điều

khiển học sinh làm việc để tư ïtìm ra kiến thức mới Đó là :

• Phiếu giao việc là gì ? Dùng phiếu giao việc có lợi như thế nào ?

• Ưu điểm và nhược điểm của dạy học bằng phiếu giao việc

Trang 4

• Nguyên tắc thiết kế phiếu giao việc và cấu tạo của phiếu giao việc.

• Sử dụng PGV trong dạy học toán

I Biện pháp thực hiện :

1 Phiếu giao việc là gì ?

* Phiếu giao việc là một hệ thống những công việc mà học sinh phải tiến hành để có thể tự mình chiếm lĩnh được kiến thức mới, tự mình hình thành được những kĩ năng mới Những công việc này đã được viết trước trên giấy có chừa sẵn chỗ trống để học sinh làm.

Thường thì giáo viên soạn phiếu giao việc rồi cho in hoặc photocopy thành nhiều bản để phát cho từng học sinh trong mỗi bài học Ở một mức độ nào đó, có thể coi các cuốn vở bài tập in sẵn hiện nay gần như là các phiếu giao việc ( trong lúc luyện tập )

* Dùng phiếu giao việc có thể tiết kiệm được nhiều thời gian :

Dùng phiếu giao việc có nhiều cái lợi, trước hết là tiết kiệm được thời gian Bởi vì phiếu giao việc giáo viên đã làm sẵn cho các em nhiều việc; học sinh còn chỉ phải tự làm những việc quan trọng nhất, những việc chính mà thôi

Ví dụ: Khi dạy các bài tập điền số vào ô trống trong bảng :

Thông thường giáo viên dùng lối đàm thoại Giáo viên kẻ bảng nói trên bảng lớp, rồi lần lượt chỉ vào ô trống rồi hỏi học sinh : Em điền vào đây số nào? (12) Vì sao ? ( Vì 10 + 2 = 12 ) Em điền vào đây số nào? (14) Vì sao ? (Vì 4 + 10 = 14) v.v…

Ở đây, nếu chỉ dùng SGK thì khó tổ chức cho 100% học sinh được làm việc Muốn thế thì chỉ có mấy cách sau:

- Hoặc cho điền ngay vào SGK Điều này rất khó vì : SGK là tủ sách dùng chung cho nhiều năm…

- Hoặc cho các em kẻ một bảng giống như SGK vào vở sau đó tính toán để điền các số còn thiếu vào các ô trống Cách này tốn rất nhiều thời gian vì học sinh kẻ bảng rất lâu

- Hoăïc dùng bảng con : Giáo viên chỉ vào ô trống nào thì học sinh ghi vào bảng con (hoặc vở nháp) số tương ứng Song cách này không giúp trẻ thấy được tương quan giữa các số trong cột

Do đó trên thực tế không thể tổ chức chu đáo cho 100% học sinh giải bài tập này ngay tại lớp đựơc

Nếu dùng phiếu giao việc (hoặc vở bài tập) thì rất đơn giản vì : Trên phiếu giao việc đã có kẻ sẵn bảng nêu trên, học sinh chỉ cần nhìn vào đó tính các số còn thiếu rồi điền vào là xong Như vậy 100% học sinh đều được làm việc mà ta cũng chỉ tốn rất ít thời gian Thời gian tiết kiệm được sẽ dùng vào khoảng thời gian bị kéo dài do

ta tổ chức cho học sinh thao tác

2 Ưu điểm và nhược điểm của dạy học bằng phiếu giao việc:

Trang 5

a) Ưu điểm :

Ngoài chỗ mạnh là tiết kiệm thời gian, nhờ đó mà phiếu giao việc cho phép gia trăng tốc đôï làm việc của học sinh như đã nói ở trên thì việc dạy học bằng phiếu

giao việc còn có nhiều ưu điểm khác Đó là :

• Tạo điều kiện để 100% học sinh đều phải làm việc bằng tay Nhờ đó giáo viên có thể kiểm soát chặt chẽ được hoạt động của từng em

• Qua các sản phẩm của quá trình làm việc bằng tay của học sinh, giáo viên có được nguồn thông tin phản hồi trung thực hơn, từ đó điều chỉnh được cách dạy học của mình

• Chống lại được thói quen ỷ lại, dựa dẫm của đa số học sinh yếu và trung bình

hóa được diễn ra một cách mạnh mẽ hơn, sâu sắc hơn trong não của các em, giúp các em hiểu sâu và nhớ lâu bài hơn

Bản thân phiếu giao việc đã là một sự phân bậc, trong đó người soạn đã

tính toán kĩ từng bước nhỏ vừa sức học sinh, để các em có thể tự làm được; qua đó tự mình chiếm lĩnh kiến thức mới Nói cách khác phiếu giao việc đồng thời cũng là bộ phận chính của giáo án, dựa vào nó, giáo viên có thể dạy học một cách thuận lợi hơn, nhẹ nhàng hơn

Do đó việc sử dụng phiếu giao việc sẽ giúp giáo viên và học sinh nhanh chóng tiếp cận với các lối kiểm tra, đánh giá của Bộ GD&ĐT

• Trong lúc tổ chức tiết dạy giáo viên, giáo viên nói ít, làm ít còn học sinh

lại phải làm việc nhiều Điều này phù hợp với quan điểm dạy học mới : Lấy học

sinh làm trung tâm

b) Nhược điểm :

Bên cạnh những ưu điểm trên, phiếu giao việc cũng có những nhược điểm sau :

• Tạo cho học sinh thói quen làm việc không có đầu, có đuôi đầy đủ Ví dụ

đêû giúp học sinh nêu được cách tìm số hạng trong một tổng, chỉ yêu cầu học sinh

điền vào dấu …

“ Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi ……… ”

Như vậy học sinh chỉ cần điền đoạn cuối : số hạng đã biết, còn đoạn đầu đã có

người khác (người soạn PGV) làm hộ rồi

• Hạn chế năng lực diễn đạt và trình bày bằng lời của học sinh, vì các em làm việc bằng tay quá nhiều

• Phiếu giao việc không kẻ ô li, vì thế khi viết câu văn dài các em viết không đẹp, ảnh hưởng đến việc rèn vở sạch , chữ đẹp

• Gây tốn kém về tài chính, vì trong mỗi tiết học giáo viên phải phát cho mỗi học sinh một phiếu giao việc

Tuy nhiên, nếu lấy các ưu điểm để bù cho các nhược điểm thì ta thấy cách dạy

bằng phiếu giao việc vẫn hiệu quả hơn.

c) Hướng khắc phục 04 nhược điểm trên :

Trang 6

• Khắc phục nhược điểm (1) : Giáo viên không nên sử dụng PGV quá nhiều mà cần cân đối giữa việc dùng PGV và việc sử dụng SGK và vở Có thể giải quyết theo hướng : Ở trên lớp, trong các giờ học toán của buổi thứ nhất học sinh sử dụng PGV để tìm hiểu kiến thức mới và thực hành, còn buổi thứ hai (hoặc về nhà) thì chọn bài tập trong SGK để học sinh làm vào vở Ngoài ra khi soạn PGV, giáo viên nên có những việc, trong đó học sinh phải làm từ đầu đến cuối ( chẳng hạng ở PGV nêu bài toán, học sinh tự tóm tắt đề rồi tự giải); không nên ra nhiều việc mà trong đó học sinh phải làm đoạn cuối mà thôi

• Khắc phục nhược điểm (2) :Giáo viên cần kết hợp giữa việc yêu cầu học sinh nêu kết quả (hoặc đọc kết quả); thường xuyên yêu cầu các em giải thích cách làm; khuyến khích học sinh nhận xét bài làm của bạn, thắc mắc, thảo luạân và tranh

luận… Nói chung là không nên tuyệt đối hóa nguyên tắc “học bằng tay ” mà phải kết

hợp khéo léo các phương pháp khác

văn dài, cần có kẻ ô li để trẻ rèn chữ viết Trong lúc làm bài tập ở nhà, học sinh phải làm trên vở kẻ ô li để rèn chữ viết

• Khắc phục nhược điểm (4) : Nơi nào không có điều kiện để làm PGV có thể sử dung vở bài tập toán để làm PGV phần thực hành

3) Nguyên tắc thiết kế PGV và cấu tạo của PGV :

a) Nguyên tắc thiết kế PGV :

đa số trường hợp giáo viên nên cố gắng chuyển đổi các thông tin (SGK,SGV,…) từ dạng tiếng sang dạng hình để có thể tổ chức cho trẻ tiến hành được các hoạt đọng học tập bằng tay

Ở đây, ta coi các thông tin biểu thị bằng lời nói, chữ viết,… là thuộc về dạng tiếng và các thông tin biểu thị bằng các sơ đồ, biểu đồ, bảng kẻ ô, hình vẽ …thuộc về dạng hình

Việc chuyển từ tiếng sang hình giúp chúng ta có thể biến các hành động bằng lời của học sinh thành các hành động bằng tay như : làm việc trên vật thật, dùng các kí hiệu để điền, vẽ, tô, nối, đánh dấu, … với sự hổ trợ của kênh hình

• Ví dụ : Khi dạy bài “ Số hạng - Tổng ” ở lớp 2

Giáo viên thường nêu các phép cộng :

12 + 5 = 17 ; 43 + 26 = 69 ; 5 + 22 = 27 ; 65 + 0 = 65

Giáo viên và học sinh đàm thoại với nhau (kênh tiếng)

Chuyển kênh tiếng sang kênh hình cho bải tập trên :

Ở đầu bài có ghi lệnh : “ Nối (theo mẫu) ”17

+ 2 = 19

5

2

2

=

27

43

26

6

=

69

Số hạng

Tổng

5

2

2

=

27

43

2

6

=

69

Số hạng

Tổng

Trang 7

Nhờ vậy tất cả học sinh đều được làm việc, mỗi em đều tạo ra được một sản phẩm cụ thể Nhờ đó mà giáo viên có thể kiểm soát được cả lớp

b) Cấu tạo của PGV :

Trong điều kiện dạy và học ở Tiểu học hiệân nay chúng ta chỉ xét tới loại PGV của một tiết dạy bài mới gồm ba bộ phận Đó là: Phiếu kiểm tra, Phiếu học (phiếu tìm hiểu kiến thức mới) và Phiếu thực hành (phiếu luyện tập); mỗi bộ phận này là một phiếu nhỏ Tùy theo từng bài dạy mà giáo viên có thể soạn PGV có đủ ba bộ phận đó hay không

Ba bộ phận này tương ứng với các bước lên lớp : Kiểm tra bài cũ, dạy Bài mới và Luyện tập, củng cố Khi soạn chung như vậy, giáo viên ghi rõ các phần Kiểm tra … Bài mới … Luyện tập … ( hoặc đánh số các công việc từ việc từ việc 1, 2, 3, 4, 5, 6

….) để khi sử dụng học sinh dễ tự phân biệt

Sau đây là cách soạn và sử dụng từng loại phiếu trên :

Phiếu kiểm tra :

+ Giáo viên dùng phiếu kiểm tra để kiểm tra việc nắm kiến thức của học sinh Hình thức kiểm tra bẳng phiếu kiểm tra để tránh trình trạng giáo viên chỉ kiểm tra được có vài em, còn các em khác chỉ việc ngồi theo dõi bạn mình trả lời vàchữa bài

Nói cách khác, phiếu kiểm tra là một đề kiểm tra ngắn đã được soạn trên giấy có chừa sẵn chỗ trống để học sinh làm ngay vào đó

+ Ví dụ : Khi dạy bài “ Hàng của số thập phân Đọc, viết số thập phân”

( SGK – Toán 5, trang 37 ) Ta soạn phiếu kiểm tra như sau :

Phiếu kiểm tra :

1) Viết thêm vào chỗ chấm để hoàn thành kết luận ở SGK :

Mỗi số thập phân gồm có …… phần Đó là ……… Và ………, chúng đượcngăn cách bởi ……… Những chữ ở bên ………… dấu phẩy là phần ……… , những chữ ở bên ……… dấu phẩy là phần ………

2) Nêu phần nguyên và phần thập phân của mỗi số sau rồi đọc số :

8,69

19,025

0,307

Phiếu học :

+ Phiếu học là một hệ thống công việc được sắp xếp một cách khéo léo để học sinh tự làm, qua đó các em có thể tự mình tìm ra được kiến thức mới; giáo viên chỉ cần nói hoặc hướng dẫn rất ít

Trang 8

+ Ví dụ : Dạy bài “ Chu vi hình tròn” ( SGK –Toán 5, trang 97 )

- Mục đích của phiếu học là :

Tổ chức cho HS làm việc để tự các em có thể tìm ra được qui tắc và công thức tính chu vị hình tròn

Bước đầu giúp HS nhớ được qui tắc và công thức tính chu vi hình tròn

- Phiếu học : ( Viết tắc việc là V )

V 1 : Lấy lon sữa bò, một sợi dây và thước có vạch milimét.

V 2 : Đo đường kính đáy lon được „ cm.

V 3 : Cuốn sợi dây quanh đáy lon, đánh dấu 1 vòng Đo đoạn dây được „ cm

V 4 : Đem đường kính ở V 2 nhân với 3,14 được „cm.

V 5 : So sánh kết quả ở V 3 và V 4 em thấy :

Bằng nhau „ , Gần bằng nhau „ , Khác nhau „

V 6 : Muốn tính chu vi hình tròn ta lấy ……… x………

Chu vi hình tròn = x

C = d x ……… ; C = ……… x 3,14 ; 3,14 x d = ……

- Cách sử dụng :

V 1 : GV dặn học sinh mang theo (từ tiết trước) một sợi dây và lon sữa.

V 2 : GV cần làm mẫu bằng cách ướm thước vào chính giữa đáy lon để HS bắt chước ( tránh trình trạng các em đo lệch tâm)

Có thể ghép chung V 4 vào với V 2 Lúc đó V 2 sẽ là : Đo đường kính đáy lon được „cm x 3,14 „cm; còn V 5 phải sữa lại là “V 4 : So sánh kết quả V 2 và V 3 em thấy : …… ”

V 3 : Cách đánh dấu có thể là thắt nút, hoặc bấm móng tay để giữ chặt hoặc vạch mực….

Sau khi HS làm xong V 3 , GV nên lưu ý các em: Độ dài đoạn dây chính là chu vi hình tròn ở đáy lon.

V 4 : Có thể thực hiện bằng máy tính bỏ túi cho nhanh.

V 5 : Sau khi HS làm xong cần gợi ý các em:

- Kết quả gần bằng nhau -> Thực ra là bằng nhau.

- Vì thế muốn tính chu vi hình tròn ta chỉ việc lấy đường kính nhân với 3,14 ( hoặc lấy bán kính nhân 2 rồi nhân với 3,14).

V 6 : Trước khi HS giải quyết dòng C = d x … , GV cần nêu : “ ta viết tắt chu vi là C, đường

kính là d , bán kính là r.”

Phiếu luyện tập :

+ Phiếu luyện tập là một hệ thống bài tập được viết sẵn trên giấy có chừa chỗ trống để học sinh rèn kĩ năng vận dụng các kiến thức mới vừa học được Nó tương

ứng với bước luyện tập thực hành.

+ Ví dụ : Khi dạy bài “ Luyện tập chung” ( SGK lớp 5, trang 43 ) Ta có thể

soạn Phiếu luyện tập như sau :

- Phiếu luyện tập :

Bài 1: Đọc các số thập phân sau :

a) 7,5

28,416

201,05

0,187

Trang 9

b) 36,2

9,001

84,302

0,010

Bài 2: Viết số thập phân có :

a) Năm đơn vị, bảy phần mười.

b) Ba mươi hai đơn vị, tám phần mười, năm phần trăm.

c) Không đơn vị , một phần trăm.

d) Không đơn vị, ba trăm linh bốn phần nghìn.

Bài 3: Viết các số 42,538 ; 41,835 ; 42,358 ; 41,538 theo thứ tự từ bé đến lớn là :

………

Bài 4: Tính bằng cách thuận tiện nhất :

*

5

6

45

36

×

×

= ……….

c) Ví dụ PGV ( cả ba bộ phận ) và bài soạn tương ứng :

PGV của bài “ Bảng nhân 2” (SGK toán 2, trang 95) – Tiết 98

A Phiếu kiểm tra :

1 Viết thành phép cộng rồi tính :

6 x 2 = … + … = ……….; 4 x 3 = … …… … = …… .

2 Tính : 7 + 7 + 7 = …………; Suy ra 7 x … = ……

3 Điền số vào ô „ :

6 x 3 = „ x 6 ; 7 x 8 = 8 x „

4 Điền chữ vào dấu ……

Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích ……….

B Phiếu học :

1) Tính

1 + 1 = ….

2 + 2 = …

3 + 3 = …

4 + 4 = …

5 + 5 = …

6 + 6 = …

7 + 7 = …

8 + 8 = …

9 + 9 = …

10 + 10 = …

2) Suy ra

1 x 2 = ….

2 x 2 = …

3 x 2 = …

4 x 2 = …

5 x 2 = …

6 x 2 = …

7 x 2 = …

8 x 2 = …

9 x 2 = …

10 x 2 = …

3) Suy ra

2 x 1 = ….

2 x 2 = …

2 x 3 = …

2 x 4 = …

2 x 5 = …

2 x 6 = …

2 x 7 = …

2 x 8 = …

2 x 9 = …

2 x 10 = …

4a)Viết lại bảng nhân

với 2 ở bài 2

4b)Viết lại bảng

nhân 2 ở bài 2

Trang 10

2 x 2 = … 2 x 2 = ….

C.Phiếu luyện tập :

1 Tính nhẩm :

2 x 2 = ….

2 x 5 = …. 2 x 8 = ….2 x 1 = …. 2 x 7 = ….2 x 9 = … 2 x 6 = ….2 x 4 =…. 2 x 10 = ….2 x 3 = ….

Ngày đăng: 15/05/2015, 08:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w