1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Đánh giá ảnh hưởng cổ phần hóa đến hoạt động các doanh nghiệp ở Việt Nam

25 955 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, khu vực Kinh tế Nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo nhằm chi phối nền kinh tế quốc dân cũng như giúp đỡ các thành phần kinh tế khác

Trang 1

CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

CÁC Ý CHÍNH :

A.ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CỔ PHẦN HÓA ĐẾN HOẠT ĐỘNG

CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM

I.TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

II KHÁI NIỆM CỔ PHẦN HÓA :

1 Khái niệm

2 Đối tượng cổ phần hóa

3 Các hình thức cổ phần hóa

III KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HÓA Ở VIỆT NAM :

1 Giai đoạn thí điểm rụt rè

2 Giai đoạn thí điểm mở rộng

3 Giai đoạn đẩy mạnh

4 Giai đoạn tiến hành ồ ạt

5 Kết quả của việc thực hiện cổ phần hóa của các DNNN

IV ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CỔ PHẦN HÓA ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DNNN VIỆT NAM :

1 Mặt tích cực :

a Đối với doanh nghiệp

b Đối với nhà nước

c Đối với người lao động

2 Mặt hạn chế :

3 Giải pháp :

B.PHÂN TÍCH MỘT TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH VỀ CỔ PHẦN

DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP THỪA THIÊN HUẾ

I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY :

1 Giới thiệu chung

2 Lĩnh vực hoạt động

3 Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của công ty

II PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY

1 Tình hình hoạt động của công ty trước khi cổ phần hóa

2 Tình hình hoat động của công ty sau khi cổ phần hóa

III HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH SAU KHI CỔ PHẦN HÓA

C.KẾT LUẬN

Trang 2

CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

A.ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CỔ PHẦN HÓA ĐẾN HOẠT

ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM

I TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở

VIỆT NAM TRƯỚC KHI CỔ PHẦN HÓA:

- Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướngXHCN ở nước ta hiện nay, khu vực Kinh tế Nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo nhằm chiphối nền kinh tế quốc dân cũng như giúp đỡ các thành phần kinh tế khác Song trên thực tế,hiệu quả hoạt động của khu vực Kinh tế Nhà nước nói chung và hệ thống doanh nghiệpNhà nước nói riêng còn tồn tại rất nhiều yếu kém

- Trên địa bàn cả nước có khoảng 5800 doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 88% tổng số vốncủa các doanh nghiệp trong nền kinh tế nhưng hiệu quả kinh doanh rất thấp Chỉ có trên40% doanh nghiệp Nhà nước là hoạt động có hiệu quả, trong đó thực sự làm ăn có lãi vàlâu dài chỉ chiếm dưới 30%

- Trên thực tế, doanh nghiệp Nhà nước nộp ngân sách chiếm 80- 85% tổng doanh thu,nhưng nếu trừ khấu hao cơ bản và thuế gián thu thì doanh nghiệp Nhà nước chỉ đóng gópđược trên 30% ngân sách Nhà nước Đặc biệt nếu tính đủ chi phí và TSCĐ, đất tính theogiá thị trường thì các doanh nghiệp Nhà nước hoàn toàn không tạo ra được tích luỹ

- Đánh giá thực lực các doanh nghiệp Nhà nước trên 3 mặt:vốn- công nghệ-trình độ quản

lý, có thể thấy:

+ Vốn: Các doanh nghiệp luôn trong trạng thái đói vốn Tình trạng doanh nghiệpphải ngừng hoạt động do thiếu vốn kinh doanh đã xuất hiện Tình trạng doanh nghiệpkhông có vốn và không đủ khả năng huy động vốn để đổi mới công nghệ được coi là phổbiến Trong khi đó, hiệu quả sử dụng vốn thấp kém, thất thoát vốn của Nhà nước ngày càngtrầm trọng Năm 1998 chỉ tính riêng số nợ khó đòi và lỗ luỹ kế của các doanh nghiệp Nhànước đã lên đến 5.005 tỷ đồng Theo Tổng cục Quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanhnghiệp , trong số gần 5800 DNNN, chỉ 40,4% được đánh giá là hoạt động có hiệu quả (bảotoàn được vốn, trả được nợ, nộp đủ thuế, trả lương cho người lao động và có lãi) ; 44% sốdoanh nghiệp hoạt động chưa có hiệu quả, khó khăn tạm thời ; còn 15,6% số doanh nghiệphoạt động không hiệu quả Tổng cộng, có tới trên 59,6% DNNN hoạt động kém hiệu quả

+ Công nghệ : Công nghệ của các DNNN lạc hậu so với trình độ chung của khu vực

và của thế giới (thường từ 2-3 thế hệ, cá biệt có công nghệ lạc hậu tới 5-6 thế hệ), 76%máy móc thiết bị thuộc thế hệ những năm 50-60 và chủ yếu do Liên Xô cũ và các nước

Trang 3

CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

+ Trình độ, năng lực và bản lĩnh quản lý: còn thấp so với yêu cầu Ta thấy rằng, ởcác doanh nghiệp Nhà nước, quyền sở hữu không gắn với quyền quản lý vốn và tài sản.Mặt khác, do những nguyên nhân lịch sử, do ảnh hưởng của cơ chế kế hoạch hoá tập trungquan liêu bao cấp, các doanh nghiệp Nhà nước có số lượng lao động lớn, cơ cấu lao độngbất hợp lý, đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế vừa thừa, vừa thiếu, vừa yếu Bên cạnh tráchnhiệm về kinh tế, mối doanh nghiệp còn phải đảm trách nhiều chức năng xã hội nữa

Như vậy,từ tình hình trên, có thể thấy khu vực kinh tế Nhà nước không phải là điểm sángnhư chúng ta mong đợi, đặc biệt nó vẫn chưa thực sự thể hiện tốt vai trò chủ đạo vủa mình

Do đó vấn đề đặt ra hiện nay là cần phải có một loạt những giải pháp tiến hành đồng bộ.Trong đó, Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một trong những biện pháp được Đảng

và Nhà nước đặt lên vị trí then chốt, hàng đầu

II.KHÁI NIỆM CỔ PHẦN HÓA:

1.Khái niệm:

- Cổ phần hóa : là quá trình chuyển đổi hình thức sở hữu, biến doanh nghiệp sở hữu mộtchủ thành doanh nghiệp sở hữu nhiều chủ, tức là quá trình chuyển từ hình thức sở hữu đơnnhất sang sở hữu chung thông qua việc chuyển một phần tài sản cho người khác, cổ phầnhoá có thể áp dụng với tất cả các doanh nghiệp thuộc sở hữu một chủ duy nhất

- Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước : là việc chuyển doanh nghiệp mà chủ sở hữu làNhà nước (doanh nghiệp đơn sở hữu) thành công ty cổ phần (doanh nghiệp đa sở hữu),chuyển doanh nghiệp từ chỗ hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà nước sang hoạt độngtheo các quy định về công ty cổ phần trong Luật Doanh nghiệp (gọi tắt là cổ phần hoá)trong đó nhà nước có thể giữ một tỷ lệ vốn nhất định, tỷ lệ này tuỳ thuộc vào vai trò, vị trícủa nó trong nền kinh tế

2.Đối tượng cổ phần hóa:

- Là những DNNN hiện có mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn, không phụ thuộc vàothực trạng kết quả sản xuất kinh doanh

Điều 2, Nghị định 109/2007/NĐ-CP, ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định đối tượng cổphần hoá là:

+Công ty nhà nước độc lập thuộc các Bộ, ngành, địa phương

+Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước (kể cả Ngân hàngThương mại nhà nước)

+Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con; Công ty thành viên hạch toánđộc lập thuộc Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập

+Đơn vị hạch toán phụ thuộc của công ty nhà nước độc lập, tập đoàn, tổng công tynhà nước, công ty mẹ, công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty

+Công ty trách nhiệm hữu hạn do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

Trang 4

CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

3.Các hình thức cổ phần hóa:

Bao gồm:

- Giữ nguyên giá trị doanh nghiệp

- Phát hành cổ phiếu để thu hút thêm vốn

- Bán một phần giá trị hiện có của doanh nghiệp cho các cổ đông

- Cổ phần hóa đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp

- Chuyển toàn bộ doanh nghiệp thành công ty cổ phần

III KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HÓA Ở VIỆT NAM

Các giai đoạn cổ phần hóa: 4 giai đoạn

+Giai đoạn thí điểm rụt rè

+Giai đoạn thí điểm mở rộng

+Giai đoạn đẩy mạnh

+Giai đoạn tiến hành ồ ạt

1 Giai đoạn thí điểm rụt rè :

- Cổ phần hóa ở Việt Nam được thực hiện theo đường lối thử và sửa

- Lựa chọn một số doanh nghiệp nhỏ và vừa để thử chuyển đổi thành công ty cổ phần

- Kết quả :đến tháng 4 năm 1996, có 3 doanh nghiệp nhà nước do trung ương quản lý và 2doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý được cổ phần hóa

Trừ Công ty dịch vụ vận tải mà Nhà nước chỉ còn giữ 18% tổng số cổ phần, 4 công tykhác Nhà nước đều giữ khoảng 30% tổng số cổ phần Các nhà đầu tư bên ngoài chỉ muađược cao nhất là gần 35% tổng số cổ phần trong trường hợp Công ty cổ phần Giày Hiệp

An, còn lại đều ở khoảng 20%

2 Giai đoạn thí điểm mở rộng:

- Từ kinh nghiệm của các trường hợp cổ phần hóa nói trên, năm 1996 Chính phủ quyếtđịnh tiến hành thử cổ phần hóa ở quy mô rộng hơn

- Nghị định 28/CP được Chính phủ ban hành ngày 7 tháng 5 năm 1996 yêu cầu các bộ,ngành trung ương và các chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập danh sáchdoanh nghiệp nhà nước do mình quản lý sẽ được cổ phần hóa cho đến năm 1997

Trang 5

CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

- Kết quả của giai đoạn thí điểm cổ phần hóa mở rộng này là có 25 doanh nghiệp nhà nước

đã được chuyển thành công ty cổ phần

3.Giai đoạn đẩy mạnh :

- Sau hai giai đoạn cổ phần hóa thí điểm trên, Chính phủ Việt Nam quyết định chính thứcthực hiện chương trình cổ phần hóa,có 584 DNNN được CPH

- Ngày 29 tháng 6 năm 1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 44/1998/NĐ-CP về chuyểndoanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần Nghị định này quy định rằng:

+ Đối với cổ phần phát hành lần đầu của doanh nghiệp được chuyển đổi nhưng Nhà nướcvẫn muốn nắm quyền chi phối, cá nhân không được phép mua quá 5% và pháp nhân khôngđược phép mua quá 10%

+ Đối với doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm quyền chi phối, cá nhân được phépmua tới 10% và pháp nhân được phép mua tới 20% tổng cổ phần phát hành lần đầu

+ Riêng đối với các doanh nghiệp mà Nhà nước hoàn toàn không còn muốn sở hữu, cánhân và pháp nhân được phép mua không hạn chế

+ Tiền thu được từ bán cổ phần sẽ được sử dụng để đào tạo lại lao động, sắp xếp việc làmcho lao động dư thừa, bổ sung vốn cho các doanh nghiệp nhà nước khác

4 Giai đoạn tiến hành ồ ạt :

- Tháng 8 năm 2001, Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt

Nam khóa IX họp về doanh nghiệp nhà nước và ra nghị quyết của Trung ương Đảng về

tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước

- Theo Nghị định số 64/2002/NĐ-CP có một số hình thức cổ phần hóa sau:

+ Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hútthêm vốn

+ Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp

+ Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp

+ Thực hiện các hình thức 2 hoặc 3 kết hợp với phát hành cổ phiếu thu hút thêmvốn

+ Đối với cổ phần phát hành lần đầu, các nhà đầu tư trong nước được phép muakhông hạn chế

+ Các nhà đầu tư nước ngoài không được phép mua quá 30%

- Tháng 1 năm 2004, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX họpphiên thứ IX, tại đó có thảo luận và quyết định đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhànước

- Cuối năm 2004, Chính phủ ra Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về chuyển công ty nhànước thành công ty cổ phần, theo đó cả các công ty thành viên của các tổng công ty nhànước và ngay cả chính tổng công ty nhà nước nào mà Nhà nước không muốn chi phối đều

có thể trở thành đối tượng cổ phần hóa

Trang 6

CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

Điểm mới quan trọng nữa trong Nghị định này là :

+ Quy định việc bán cổ phần lần đầu phải được thực hiện bằng hình thức đấu giá tạicác trung tâm giao dịch chứng khoán nếu là công ty có số vốn trên 10 tỷ đồng

+ Tại các trung tâm tài chính nếu là công ty có số vốn trên 1 tỷ đồng, và tại công tynếu công ty có số vốn không quá 1 tỷ đồng

- Chính phủ Việt Nam cũng khẳng định quyết tâm cổ phần hóa các trường đại học Các cơ

sở giáo dục ở Việt Nam muốn tránh nguy cơ bị biến dạng do đưa các hoạt động giáo dụcthành các dịch vụ đơn thuần, mang nặng tính thương mại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sứmệnh và mục tiêu của trường nên sẽ có quá trình tách bạch và phân định rõ các bộ phận

thương mại hay phi thương mại hóa.

Các ngành như thể thao vốn chưa từng biết đến cổ phần hóa cũng đã bắt đầu quá trình này,song song với việc ra đời một loạt các cơ sở thể thao cố phần hay tư nhân từ đầu

Theo kế hoạch, chương trình cổ phần hóa sẽ cơ bản hoàn thành vào năm 2010

5 Kết quả của việc thực hiện cổ phần hóa của các DNNN:

Tính đến đầu năm 2009, cả nước đã thực hiện sắp xếp được 5.556 doanh nghiệp và 8Tổng công ty Nhà nước, trong đó cổ phần hoá được 3.854 doanh nghiệp và bộ phận doanhnghiệp (chiếm 69,4% tổng số doanh nghiệp đã sắp xếp), giao 196 doanh nghiệp, bán 155doanh nghiệp, khoán và cho thuê 30 doanh nghiệp, sáp nhập hợp nhất 531 doanh nghiệp,còn lại các hình thức khác là 790 doanh nghiệp

Trang 7

CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

IV.

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CỔ PHẦN HÓA ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC

DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM:

Sau gần 20 năm thực hiện chủ trương cổ phần hoá, kết quả đạt được như sau:

1.Mặt tích cực :

a Đối với doanh nghiệp:

- Sau khi chuyển sang công ty cổ phần, hầu hết các chỉ tiêu về tài chính, kết quả hoạt độngcủa doanh nghiệp như tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, doanh thu, lợi nhuận đều tăng rấtnhanh Giá trị tổng tài sản bình quân hai năm sau cổ phần hoá so với bình quân hai nămtrước cổ phần hoá tăng 66,39%; giá trị vốn chủ sở hữu tăng tới 90,67%; doanh thu tăng75,13%; lợi nhuận tăng 233,09%; tỉ suất lợi nhuận so với vốn chủ sở hữu của các doanhnghiệp cũng tăng 19,25%

- Những lợi ích khác góp phần tích cực vào việc năng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh:

 Năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên nhờ được bổ sungnguồn vốn lưu động và đầu tư đổi mới công nghệ Về nguyên tắc, tất cả số tiền bán cổphiếu, sau khi trừ đi các chi phí sẽ được điều chuyển để bổ sung vốn, mở rộng sản xuấtkinh doanh

 Doanh nghiệp có quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh Sự chuyển đổi này

đã hạn chế thấp nhất những can thiệp thô bạo, phi kinh tế của các cơ quan công quyền, hạnchế các chỉ đạo vốn có của một doanh nghiệp Nhà nước

 Doanh nghiệp đã có được một cách quản lý mới mang tính dân chủ Với việc cổphần hoá, doanh nghiệp đã chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần, cũng

có nghĩa là xác định vai trò chủ nhân tập thể Hội đồng quản trị sẽ thực sự làm chủ công tyvới động lực lợi nhuận, vì lợi ích của các cổ đông (trong đó có chính mình), thay mặt các

cổ đông và được các cổ đông bầu lên chứ không phải ai khác

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000

Số lượng DNNN được cổ phần hóa

Trang 8

CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

 Đổi mới cung cách lãnh đạo,vai trò của giám đốc giờ đây không phải là quyền lựcnữa,mà giờ đây chỉ đơn thuần là một chức danh,nhân sự cấp cao của doanh nghiệp ,có thể được thay đổi bất kì lúc nào tùy thuộc vào năng lực làm việc của họ

 Đã đổi mới được phương pháp quản trị : quản trị khoa học,không hànhchính,mệnh lệnh,giảm tình trang hối lộ,mua chức,bán quyền trong doanh nghiệp.Khi CPHdoanh nghiệp có cơ hội tiếp xúc với các đối tác chiến lược có tiềm lực về quản lí và côngnghệ,nhờ đó có thể áp dụng phương pháp quản lý tiên tiên vào việc quản lý các hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ( đơn giản ,gọn nhẹ ,hiệu quả ) Cơ chế quản lý năngđộng,sáng tạo sẽ thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả,tăng thu nhập cho người lao động,tạo

ra ngày càng nhiều giá trị sản phẩm,đóng góp cho nền kinh tế,…

 Doanh nghiệp được tự chủ trong sản xuất kinh doanh và tối đa hóa lợi nhuận

 Giá trị thương hiệu sẽ là 1 lợi thế cạnh tranh cao.Nhất là trong việc bán cổ phần racông chúng và sản xuất kinh doanh sẽ gặp nhiều thuận lợi sau cổ phần hóa

 Có thể tận dụng các mối quan hệ kinh tế của các cổ đông mà từ trước đến nay nhànước không có,từ đó tạo nên lợi thế cạnh tranh trong và ngoài nước

Như là tín dụng: là quan hệ tốt với ngân hàng,từ đó có thể tiếp cận được với nguồn vốn,cóchi phái cạnh tranh Nhờ các mối quan hệ làm ăn của các cổ đông mà vấn đề đầu vào vàđầu ra được giải quyết dễ dàng hơn Việc tìm kiếm trung gian,đối tác cũng trở nên dễ dànghơn khi có sự tham gia tích cực của các cổ đông của công ty

 Tăng vốn kinh doanh ,huy động được các nguồn lực từ bên ngoài

 Tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường,nhờ việc tận dụng có hiệu quả các nguồn lựcsẵn có cũng như huy động thêm trong cổ phần hóa mà doanh nghiệp sẽ có sức cạnh tranhcao hơn so với trước đây

 Tăng khả năng liên kết ,liên doanh trong doanh nghiệp ,từ đó có thể kết hợp cùngđối tác nhằm tạo ra lợi ích cho doanh nghiệp và nhà đầu tư

Nên nhờ vào cổ phần hóa mà các công ty có thể quản lý tốt hơn các hoạt động kinh doanh :

Trang 9

CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

b Đối với Nhà nước:

- Lợi ích đầu tiên mà Nhà nước thu được từ chính sách cổ phần hoá là phần thuế thu được

từ các công ty cổ phần tăng hơn so với khi còn là doanh nghiệp Nhà nước, tất cả các công

ty cổ phần đều đóng thuế đầy đủ, năm sau cao hơn năm trước từ 30-35%, nộp ngân sáchtăng bình quân 2 lần so với trước khi cổ phần hoá: cụ thể như CTCP cơ điện lạnh tăng gần

3 lần, công ty Cổ phần sơn Bạch Tuyết tăng 2,7 lần…

- Phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần hoá khi xác định lại, nhìn chung đềutăng từ 10-50% so với giá trị ghi trên sổ sách Như vậy, khi cổ phần hoá vốn Nhà nướckhông bị mất đi, được bảo toàn mà còn tăng thêm

- Ngoài những lợi ích trên, từ kết quả cổ phần hoá, hàng năm Nhà nước không còn tốn mộtkhoản ngân sách lớn để bù đắp cho các doanh nghiệp Nhà nước thua lỗ, cán cân thu chicủa Nhà nước được cân bằng hơn Hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước được hoànchỉnh và gắn với mục tiêu của nền kinh tế Chính cơ chế tạo chuyên môn hoá dẫn đến sựthay đổi về trình độ quản lý đạt mức cao Nhà nước có điều kiện quản lý nền kinh tế thôngqua các chính sách vĩ mô

- Cổ phần hoá đã đặt cơ sở cho thị trường vốn ra đời bằng việc ra mắt Uỷ ban chứng khoánquốc gia và Trung tâm giao dịch chứng khoán vừa qua, làm cơ sở để Nhà nước kiểm soátlạm phát Lượng tiền lưu thông trong xã hội trong tương lai gần sẽ chuyển một phần vàothị trương vốn, thực hiện tái đầu tư trên diện rộng hoặc tập trung vốn giải quyết các côngtrình trọng điểm của Nhà nước

c Đối với người lao động :

- Có thể nói, nhờ cổ phần hoá mà người lao động đã trở thành người chủ thực sự của doanhnghiệp xét theo cổ phần mà họ sở hữu Qua cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước, tất cảngưòi lao động trong doanh nghiệp bằng các nguồn vốn tự có, quỹ phúc lợi của doanhnghiệp được phân bổ và cả vốn riêng của cá nhân, đều có thể tham gia mua cổ phần tạicông ty, xí nghiệp được cổ phần hoá

- Với việc góp vốn này, người lao động , từ công nhân trực tiếp sản xuất đến vị giám đốc,đều có thể trở thành người chủ thực sự đối với doanh nghiệp, được tham gia trực tiếp haygián tiếp vào việc lập phương hướng kế hoạch, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệpvới quyết tâm và ý chí chung là gặt hái được hiệu quả cao nhất, tốt nhất

- Gắn liền quyền lợi của tập thể ( người lao động) vào hoạt động của doanh nghiệp ( bán cổphần cho người lao động).Tạo động lực cống hiến cho Doanh nghiệp vì lợi ích của thànhviên gắn liền với sự sống còn của doanh nghiệp.Tạo điều kiện pháp lý và vật chất để ngườilao động nâng cao vai trò người làm chủ trong doanh nghiệp

- Trong thực tế, các doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hoá bảo đảm việc làm và thunhập của người lao động ổn định và có chiều hướng tăng lên Do mở rộng sản xuất, số laođộng ở các doanh nghiệp này tăng bình quân 12% Thu nhập của người lao động làm việctai các công ty cổ phần tăng bình quân hằng năm gần 20% (chưa kể thu nhập từ cổ tức)

Trang 10

CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

- Việc đầu tư vào các công ty cổ phần, nói chung người lao động đã thu được lợi tức caohơn gửi tiết kiệm và vốn của họ trong công ty tăng gấp 1,5-2 lần so với lúc mới mua cổphiếu

Do lãi cao đã bổ sung thêm vào vốn, đến nay giá trị cổ phần người lao động sở hữu bìnhquân tăng gấp 2-3 lần, đặc biệt có những công ty tăng tới 4-5 lần như Công ty Cổ phần Cơđiện lạnh và Công ty Cổ phần Đại lý liên hiệp vận chuyển

- Là chủ nhân thực sự trong Công ty cổ phần, ngưòi lao động đã nâng cao tính chủ động, ýthức kỷ luật, tinh thần tự giác, tiết kiệm trong lao động sản xuất, góp phần nâng cao hiệuquả hoạt động của doanh nghiệp, mang lại lợi ích thiết thực cho bản thân mình, công ty,Nhà nước và xã hội

Trang 11

CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

2.Mặt hạn chế :

- Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa như mong muốn Số lượng doanhnghiệp cổ phần hoá tuy đã tăng đáng kể trong những năm gần đây nhưng so với yêucầu vẫn còn hạn chế, tốc độ cổ phần hóa chậm và thời gian thực hiện bị kéo dài

- Thu hút cổ đông ngoài doanh nghiệp mới chỉ đạt 15,4% vốn điều lệ, vì vậy các cổ đôngchiến lược có ít cơ hội để trở thành những người chủ có vai trò nhất định trong hoạt độngsản xuất kinh doanh của xí nghiệp…

- Tiến độ sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước còn chậm, có phần do sự chỉ đạo của một số Bộ,ngành, địa phương, tổng công ty chùng xuống, sự phối hợp giữa các cơ quan trong xử lý các vướngmắc chưa kịp thời, một số doanh nghiệp thuộc diện sắp xếp, cổ phần hóa trong 2 năm qua có quy

mô vừa và lớn, tình hình tài chính phức tạp

- Bên cạnh đó, thị trường tài chính và thị trường chứng khoán trong và ngoài nước thời gian qua cónhững biến động bất thường làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình cổ phần hoá và bán doanhnghiệp Số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới vẫn tiếp tục tăng, nhưng việc thống kê và theodõi về thực trạng doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh còn yếu…

- Quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước vẫn mang tính khép kín Phần lớn cácdoanh nghiệp được cổ phần hóa là những doanh nghiệp vừa và nhỏ (1.372 doanh nghiệp có

số vốn dưới 5 tỉ đồng, chiếm 59,2% số doanh nghiệp cổ phần hóa)

Về cơ cấu cổ đông, bình quân Nhà nước giữ 45,6% vốn điều lệ, cán bộ, công nhânviên giữ 39,3%, cổ đông bên ngoài giữ 15,1% và số doanh nghiệp cổ phần hóa mà Nhànước nắm cổ phần chi phối (trên 50%) là 27,4% Riêng năm 2004, có 42% doanh nghiệp

cổ phần mà Nhà nước nắm cổ phần chi phối Những con số đó đã cho thấy sự tham gia củacác cổ đông bên ngoài còn rất hạn chế, chưa thu hút được nhiều cổ đông lớn, có tiềm lực

Trang 12

CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

+Thứ nhất, còn nhiều vướng mắc về tư tưởng, nhận thức của lãnh đạo, đảng viên vàngười lao động trong các doanh nghiệp Những vướng mắc này xuất phát từ nhận thức vềviệc cổ phần hóa còn hạn chế và trên hết là tâm lý lo ngại lợi ích của mình sẽ không đượcbảo đảm Nhiều lãnh đạo các doanh nghiệp không muốn doanh nghiệp chuyển sang hìnhthức cổ phần bởi vị trí quản lý của họ có thể sẽ bị thay đổi, và ngay cả khi còn nắm giữ vịtrí quản lý, cũng khó có thể điều hành công ty theo lối cũ mà phải chịu sự giám sát mớichặt chẽ hơn của hội đồng quản trị và các cổ đông So với khi chưa cổ phần hóa, ngườilãnh đạo ở các doanh nghiệp cổ phần hóa còn phải đương đầu và chịu trách nhiệm nhiềuhơn, trong khi sự hiểu biết về cách thức điều hành một công ty cổ phần còn hạn chế Điều

đó sẽ làm cho họ lúng túng ngay cả đối với những vấn đề tưởng đơn giản Người lao độngtrong các doanh nghiệp cũng có nhiều điều phải lo lắng như sau cổ phần hóa họ sẽ làm gìnếu như trở thành lao động dôi dư Bản thân doanh nghiệp khó có đủ kinh phí để giải quyếtchính sách hay tìm việc làm mới cho người lao động…

+Thứ hai, các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiến hành cổphần hóa Đó là: quy trình cổ phần hóa rườm rà, phức tạp, có phần còn cứng nhắc; khó xácđịnh đúng được giá trị của doanh nghiệp khi chuyển sang công ty cổ phần bởi chưa có chếtài cụ thể tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp, ngay cả các cơ quan chứcnăng nhiều khi cũng không thống nhất được các mức giá khác nhau về tài sản của doanhnghiệp Thêm nữa, nếu như trường hợp giá trị quyền sử dụng đất được tính vào giá trị củadoanh nghiệp thì lại kéo theo những tranh chấp mà các doanh nghiệp phải đương đầu trongquá trình sử dụng Các doanh nghiệp còn khó định được giá trị của các lợi thế kinh doanh(như thương hiệu) như là một phần giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp…

+ Thứ ba, nhiều doanh nghiệp không muốn chuyển sang cổ phần hóa bởi chưa cóđược môi trường thật sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế Trong thực tế, khi cácdoanh nghiệp đã được cổ phần hóa thì thường được coi là doanh nghiệp ngoài quốc doanh,không được đối xử ngang hàng như những những doanh nghiệp nhà nước khác Điều nàythể hiện rất rõ qua khả năng tiếp cận các nguồn vốn của những tổ chức tín dụng nhà nước.Nếu như khi còn là doanh nghiệp nhà nước, những doanh nghiệp này không chỉ nhận đượcnguồn vốn từ nhiều kênh khác nhau như đầu tư cơ bản, bổ sung vốn lưu động, được xóa

nợ, hay bảo lãnh nợ, thì nay không những không còn các nguồn vốn trên, mà lại còn bị rơivào tình trạng khó được vay vốn bởi tâm lý lo ngại họ là các doanh nghiệp ngoài quốcdoanh, không có người bảo đảm (Chính phủ, các Bộ hay Uỷ ban nhân dân các cấp) khikhông có khả năng trả được nợ Trong lĩnh vực thuế, cách tính thuế đối với một số tài sảncủa doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa cũng chứa đựng những bất hợp lý Chẳnghạn, nếu tài sản được chuyển giao khi còn là doanh nghiệp nhà nước thì không bị tính thuếtrước bạ, nhưng sau khi doanh nghiệp đã cổ phần hóa thì phải chịu thuế này… Sự phân biệt

Ngày đăng: 06/04/2013, 21:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w