Tiểu luận luật hải quan Lê Nguyễn Bảo Trân 01234156709 meomeo1636gmail.com Phân tích và đánh giá thực tiễn áp dụng Incoterms trong hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam. Trình bày một số điểm mới của Incoterms 2010 so với các bản Incoterms trước đó Phân tích và đánh giá thực tiễn áp dụng Incoterms trong hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam. Trình bày một số điểm mới của Incoterms 2010 so với các bản Incoterms trước đó Phân tích và đánh giá thực tiễn áp dụng Incoterms trong hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam. Trình bày một số điểm mới của Incoterms 2010 so với các bản Incoterms trước đó
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ INCOTERMS VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG INCOTERMS TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU 4
1.1 Tổng quan về Incoterms 4
1.1.1 Khái niệm Incoterms 4
1.1.2 Lưu ý trong việc sử dụng Incoterms 4
1.2 Thực tiễn áp dụng Incoterms trong hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay 5
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CỦA INCOTERMS 2010 SO VỚI CÁC BẢN INCOTERMS TRƯỚC ĐÓ 8
2.1 Tổng quan về Incoterms 2010 8
2.2 Incoterms và các lần ban hành sửa đổi 9
2.3 Một số điểm mới của Incoterms 2010 so với các bản trước đó 11
KẾT LUẬN 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Ba mươi năm qua, từ sau năm 1986 khi tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện và có ý nghĩa lịch sử thay đổi đời sống mọi mặt của người dân Thương mại quốc tế là một trong các nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy kinh tế đất nước đi lên Quan hệ thương mại Việt Nam với các nước đã có sự chuyển mình nhanh chóng: Từ năm 1986, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam với các nước chỉ đạt hơn 2,4 tỷ USD tăng lên hơn 400 tỷ USD năm 2017 góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội Đất nước hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới là cơ hội phát triển nhưng cũng mang lại nhiều thách thức
Nền kinh tế toàn cầu mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp trong nước có thể đưa hàng hóa của mình ra khắp nơi trên thế giới Hàng hóa đa dạng trên mọi lĩnh vực, chủng loại ngày càng được trao đổi giữa các doanh nghiệp, quốc gia với nhau với số lượng ngày một lớn Thương mại quốc tế là một sân chơi lớn, dành cho những doanh nghiệp lớn và bản lĩnh Chính vì vậy, việc hiểu rõ luật khi tham gia sân chơi đó là một điều vô cùng quan trọng Cụ thể ở đây, chính là việc hiểu rõ các quy tắc và điều kiện thương mại trong nước và quốc tế được gọi là Incoterms Các quy tắc này đã được soạn thảo và ban hành bởi Phòng Thương mại quốc tế - ICC từ năm 1936 Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động thương mại thì Incoterms
đã trải qua nhiều lần sửa đổi bổ sung: 1953 (2 lần), 1980, 1990, 2000 và 2010 Bản cuối cùng được sửa đổi bổ sung và ban hành là Incoterms 2010, có hiệu lực từ ngày 01/01/2011 là một bản đầy đủ và hoàn thiện cũng như được áp dụng rộng rãi, phù hợp với sự phát triển của thương mại quốc tế ngày nay
Việc hiểu rõ các quy tắc trong Incoterms là một nhân tố quan trọng và cần thiết, hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp hiện nay khi nảy sinh các tranh chấp trong hoạt động thương mại Nhất là trong thời kỳ thương mại quốc tế đang mở rộng cả về quy mô, tầm vóc như hiện nay Đó chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài:
“Phân tích và đánh giá thực tiễn áp dụng Incoterms trong hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam Trình bày một số điểm mới của Incoterms 2010 so với các bản Incoterms trước đó.”
Trang 3Mục đích của bài tiểu luận là trình bày những vấn đề cơ bản về lý luận trong Incoterms và hợp đồng mua bán quốc tế Trên cở sở đó phân tích và đánh giá thực tiễn áp dụng Incoterms trong hoạt động xuất nhập khẩu ở nước ta hiện nay Đồng thời trình bày một số điểm mới của Incoterms 2010 so với các bản Incoterms trước Qua đó nêu một số kiến nghị và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng của Incoterms cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
Bài tiểu luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp tổng hợp
số liệu, phương pháp định tính, phương pháp phân tích, phương pháp đánh giá, để
xử lí các số liệu thu thập được từ thực tiễn và các nguồn dữ liệu khác qua đó rút ra nhận xét và đưa ra giải pháp tối ưu
Ngoài mục mở đầu và kết luận, bài tiểu luận chia làm 2 chương chính:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về Incoterms và thực tiễn áp dụng Incoterms trong hoạt động xuất nhập khẩu
Chương 2: Một số điểm mới của Incoterms 2010 so với các bản Incoterms trước đó
Mặc dù đã dành nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu nhưng do vẫn còn hạn chế về nguồn tài liệu cũng như kinh nghiệm thực tiễn… nên bài tiểu luận của em không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong được sự phê bình và chỉ bảo của các thầy cô để em có thể có một nghiên cứu hoàn chỉnh và đầy đủ hơn nữa
Trang 4CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ INCOTERMS VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG INCOTERMS TRONG HOẠT ĐỘNG
XUẤT NHẬP KHẨU 1.1 Tổng quan về Incoterms
1.1.1 Khái niệm Incoterms
Incoterms (viết tắt của International Commercial Terms) - Các điều kiện thương mại quốc tế là bộ quy tắc thương mại quốc tế được công nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới quy định những quy tắc liên quan đến chi phí và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại quốc tế Nói một cách cụ thể, các điều kiện thương mại chỉ ra cho các bên phải làm gì đối với việc chuyên chở hàng hóa từ người bán đến người mua, và thông quan xuất nhập khẩu Ngoài ra chúng cũng giải thích về việc phân chia rủi ro và chi phí giữa các bên về trả phí vận tải, chi phí về thủ tục hải quan, bảo hiểm hàng hoá, điều khoản về giao nhận hàng hoá, những tổn thất và rủi ro của hàng hoá trong quá trình vận chuyển, thời điểm chuyển giao trách nhiệm về hàng hóa Từ đó tránh được hoặc ít nhất là làm giảm được đáng kể, sự không chắc chắn do cách giải thích khác nhau về những điều kiện đó tại các nước khác nhau
Lý do chính của việc liên tục sửa đổi Incoterms là nhu cầu làm cho chúng phù hợp với các tập quán thương mại hiện hành Một điều rõ ràng là Incoterms ngày nay đã được toàn thế giới công nhận và do vậy Phòng Thương mại Quốc tế (ICC)
đã quyết định ủng hộ sự công nhận này và tránh những thay chỉ để phục vụ lợi ích của riêng mình Mặt khác, ICC cũng thực sự cố gắng để đảm bảo từ ngữ sử dụng trong Incoterms phản ánh rõ ràng và đầy đủ tập quán thương mại quốc tế
Kể từ khi ra đời đến nay, Incoterms đã trải qua những lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 1953, 1967, 1976, 1980, 1990, 2000 và 2010 Trong đó bộ Incoterms
2010 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2011
1.1.2 Lưu ý trong việc sử dụng Incoterms
Thứ nhất, Incoterms chi áp dụng cho hàng hóa vật chất (hữu hình) không áp dụng cho hàng hóa phi vật chất
Trang 5Thứ hai, Incoterms là tập quán thương mại, không có tính chất bắt buộc Chỉ khi nào các bên tham gia hợp đồng quy định sử dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa thì nó mới trở thành điều kiện bắt buộc, ràng buộc nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng
Thứ ba, các phiên bản ra đời sau không phủ nhận tính hiệu lực của các phiên bản trước Chính vì vậy, mà khi sử dụng thì cần phải ghi rõ áp dụng Incoterms phiên bản nào để đối chiếu, để xác định trách nhiệm của các bên
Thứ tư, Incoterms chỉ giải thích những vấn đề chung nhất có liên quan đến việc giao hàng, như việc bên nào có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải hoặc mua bảo hiểm, khi nào người bán giao hàng cho người mua và phân chia chi phí cho các bên ra sao
Song các vấn đề khác như giá cả, phương thức thanh toán, việc bốc, xếp, dỡ hàng hóa, lưu kho, lưu bãi thì tùy theo vào thỏa thuận của các bên thể hiện trong hợp đồng hoặc theo tập quán cảng, tập quán ngành kinh doanh, tập quán của nước
sở tại của các bên tham gia mua bán
Thứ năm, hai bên mua bán có thể tăng giảm trách nhiệm, nghĩa vụ cho nhau tùy thuộc vào vị thế mạnh (yếu) trong giao dịch nhưng không được làm thay đổi bản chất điều kiện cơ sở giao hàng Việc tăng, giảm trách nhiệm, nghĩa vụ (nếu có) cần phải được cụ thể hóa trong hợp đồng mua bán
Thứ sáu, Incoterms chỉ xác định thời điểm di chuyển rủi ro hàng hóa từ người mua đến người bán chứ không xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa, cũng như hậu quả của việc vi phạm hợp đồng Những vấn đề này thường được quy định trong các điều khoản khác của hợp đồng hoặc trong luật điều chỉnh hợp đồng Các bên cũng cần biết rằng luật địa phương được áp dụng có thể làm mất hiệu lực bất cứ nội dung nào của hợp đồng, kể cả điều kiện Incoterms đã được lựa chọn trước đó
Trang 61.2 Thực tiễn áp dụng Incoterms trong hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay phần lớn sử dụng Incoterms 2000 và Incoterms 2010 cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp mình Với các điều kiện tron Incoterms, sử dụng điều kiện nào là do sự thỏa thuận của hai bên; phụ thuộc vào hành trình, công cụ và phương thức vận tải Các điều kiện trong Incoterms hầu hết chưa được sử dung cho thương mại nội địa Mức độ hiểu biết và vận dụng của các doanh nghiệp còn khá hạn chế
Đa số các doanh nghiệp Việt Nam lực chọn giá FOB khi xuất khẩu và giá CIF khi nhập khẩu Trong khi đó ở các nước phát triển thì người xuất khẩu khi xuất khẩu hàng hóa luôn tìm mọi cách để giao hàng với điều kiện giá CIF và mua hàng theo giá FOB Với việc lựa chọn các điều kiện thương mại như vậy sẽ có nhiều bất lợi cả ở tầm vĩ mô và vi mô Đối với nhà nước sẽ thất thu ngoại tệ do xuất khẩu giá thấp mà nhập khẩu giá cao, không tạo điều kiện gia tăng doanh số dịch vụ cho các hãng tàu và hãng bảo hiểm của Việt Nam Đối với các doanh nghiệp, việc lựa chọn này làm giảm khả năng tự cân đối ngoại tệ do nhập khẩu chịu chi phí nhiều, xuất khẩu thu giá thấp, doanh nghiệp bị động với phương tiện vận tải, gặp khó khăn trong việc khiếu nại đòi bồi thường nếu xảy ra tranh chấp với các hãng tàu và bảo hiểm nước ngoài
Các doanh nghiệp thường làm theo thói quan và tập quán kinh doanh đã có
từ trước Đây là nguyên nhân chính mà các doanh nghiệp luôn lựa chọn giá FOB khi xuất khẩu và giá CIF khi nhập khẩu Chúng ta có thể phân tích một số nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này:
Thiếu kiến thức và kinh nghiệm về vận tải bảo hiểm:
Nhiều nhà kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam chưa nắm vững nghiệp vụ thuê tàu và bảo hiểm, họ cũng không có mối quan hệ với tất cả các hãng vận tải và các công ty bảo hiểm, để lựa chọn người chuyên chở và có uy tín trên thị trường Đặc biệt khi hàng hóa có số lượng lớn phải thuê tàu chuyên để chở, nghiệp vụ thuê tàu rất phức tạp, trình độ cán bộ của nhiều doanh nghiệp chưa thể đáp ứng được
Trang 7Hiểu sai về điều kiện FOB và CIF: theo điều kiện FOB thì việc giao hàng tại cảng bốc hàng, còn theo điều kiện CIF thì việc giao hàng tận cảng đến cho người mua chính Vì vậy nhiều doanh nghiệp cho rằng “xuất FOB an toàn hơn và thanh toán nhanh hơn CIF và nhập CIF an toàn và được thanh toán nhanh hơn FOB” Thực tế, theo Incoterms 2010, trong cả điều kiện FOB và CIF (kể cả CFR) người bán chỉ chịu rủi ro và các phí tổn phát sinh liên quan đến hàng hóa cho đến khi hàng qua lan can tàu tại cảng bốc hàng Việc thanh toán tiền hàng nhanh hay chậm hoàn toàn tùy thuộc vào quy định trong hợp đồng chứ không phụ thuộc vào điều kiện FOB hay CIF
Doanh nghiệp Việt Nam còn yếu thế trong giao dịch thương mại:
Do xuất FOB và bán CIF, các doanh nghiệp Việt Nam không phải thuê tàu
và mua bảo hiểm cho hàng hóa nên có thể tránh được những rủi ro như giá cước vận chuyển tăng, phí bảo hiểm tăng, không thuê được tàu, tàu không phù hợp vì sợ những rủi ro đó nên chúng ta nhượng lại việc thuê tàu và bảo hiểm cho khách hàng nước ngoài
Vốn của nhiều doanh nghiệp để xuất nhập khẩu một lô hàng là vốn đi vay từ các ngân hàng, họ không đủ vốn để trả cước phí vận tải và bảo hiểm Bên cạnh đó, hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là nguyên liệu thô hoặc sơ chế có giá trị thấp nên tỷ lệ cước phí so với tiền hàng khá lớn Thông thường tiền cước vận chuyển chiếm từ 7% đến 10% giá CIF của hàng hóa; tỷ lệ này thường cao hơn đối với hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam do cồng kềnh và giá trị thấp
Vận tải biển nước ta chưa đủ mạnh:
Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo hiểm và tầu chưa tận dụng được hết khả năng vận tải Quy mô hướng ra thị trường nước ngoài còn ít, cộng với hệ thống quản lý yếu kém và thưa thớt Giá cước vận tải so với mặt bằng là khá cao, mặc dù
có nhiều tàu đã sử dụng từ khá lâu và lạc hậu
Luật liên quan Hàng Hải còn nhiều bất cập:
Tính đồng bộ, thống nhất giữa chính sách hàng hải với luật hàng hải và giữa luật, chính sách của một số ngành, lĩnh vực liên quan với luật, chính sách vận tải
Trang 8biển còn có bất cập, đang đòi hỏi cần được tiếp tục nghiên cứu đề xuất điều chỉnh phù hợp Hiện nay, hoạt động kinh tế hàng hải vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc nên việc đề xuất sửa đổi hoặc ban hành mới một số cơ chế liên quan và nâng cao năng lực cạnh tranh cũng đang là những yêu cầu bức thiết đối với doanh nghiệp
Trang 9CHƯƠNG 2: MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CỦA INCOTERMS 2010 SO VỚI
CÁC BẢN INCOTERMS TRƯỚC ĐÓ
2.1 Tổng quan về Incoterms 2010
Incoterms 2010 được ICC xuất bản tháng 09/2010 với 11 quy tắc và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2011 Nền kinh tế toàn cầu đã mở ra cơ hội to lớn chưa từng thấy để doanh nghiệp tiếp cận tới các thị trường khắp nơi trên thế giới Hàng hoá được bán ra ở nhiều nước hơn, với số lượng ngày càng lớn và chủng loại
đa dạng hơn Khi khối lượng và tính phức tạp của buôn bán quốc tế tăng lên, và nếu hợp đồng mua bán hàng hoá không được soạn thảo một cách kỹ lưỡng thì khả năng dẫn đến sự hiểu nhầm và tranh chấp tốn kém cũng tăng lên
Incoterms, quy tắc chính thức của ICC về việc sử dụng các điều kiện thương mại trong nước và quốc tế, tạo điều kiện cho thương mại quốc tế phát triển Việc dẫn chiếu Incoterms 2010 trong hợp đồng mua bán hàng hoá sẽ phân định rõ ràng nghĩa vụ tương ứng của các bên và làm giảm nguy cơ rắc rối về mặt pháp lý
Kể từ khi Incoterms được ICC soạn thảo năm 1936, chuẩn mực về hợp đồng mang tính toàn cầu này thường xuyên được cập nhật để bắt kịp với nhịp độ phát triển của thương mại quốc tế Incoterms 2010 có tính đến sự xuất hiện ngày càng nhiều khu vực miễn thủ tục hải quan, việc sử dụng thông tin liên lạc bằng điện tử trong kinh doanh ngày càng tăng, mối quan tâm cao về an ninh trong lưu chuyển hàng hoá và cả những thay đổi về tập quán vận tải Incoterms 2010 cập nhật và gom những điều kiện “giao hàng tại nơi đến”, giảm số điều kiện thương mại từ 13 xuống
11, trình bày nội dung một cách đơn giản và rõ ràng hơn Incoterms 2010 cũng là bản điều kiện thương mại đầu tiên đề cập tới cả người mua và người bán một cách hoàn toàn bình đẳng
11 điều kiện Incoterms 2010 được chia thành hai nhóm riêng biệt:
Các điều kiện áp dụng cho mọi phương thức vận tải:
EXW: Giao tại xưởng
FCA: Giao cho người chuyên chở
Trang 10 CPT: Cước phí trả tới
CIP: Cước phí và bảo hiểm trả tới
DAT: Giao tại bến
DAP: Giao tại nơi đến
DDP: Giao hàng đã nộp thuế
Các điều kiện áp dụng cho vận tải đường biển và đường thủy nội địa:
FAS: Giao dọc mạn tàu
FOB: Giao lên tàu
CFR: Tiền hàng và cước phí
CIF: Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí
2.2 Incoterms và các lần ban hành sửa đổi
Incoterms 1936
Incoterms 1936 chủ yếu giải thích những điều kiện sử dụng phương thức vận tải đường bộ và đường thuỷ Trên thực tế, Incoterms 1936 không được các nhà kinh doanh thừa nhận và sử dụng rộng rãi vì không giải thích hết được những tập quán thương mại quan trọng
Ban hành với 07 điều kiện giao hàng:
- EXW (Ex Works) – Giao tại xưởng
- FCA (Free Carrier) – Giao cho người chuyên chở
- FOT/FOR (Free on Rail/Free on Truck) – Giao lên tàu hỏa
- FAS (Free Alongside Ship) - Giao dọc mạn tàu
- FOB (Free On Board) – Giao lên tàu
- C&F (Cost and Freight) – Tiền hàng và cước phí
- CIF (Cost, Insurance, Freight) – Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí
Incoterms 1953
Ban hành với 09 điều kiện giao hàng: