Công ty đa quốc gia (MultiNational Corporation – MNC) là công ty có sở hữu hay quyền kiểm soát khả năng sản xuất hoặc dịch vụ ở bên ngoài biên giới của một nước mà công ty đó có trụ sở chính. Doanh nghiệp FDI (Foreign Direct Investment) là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Trang 1NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
BÀI TẬP LỚN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM
*****
Học phần : Tài chính công ty đa quốc gia
Nhóm 05 - Giảng viên: Lương Minh Hà
Danh sách thành viên nhóm 01:
1 Nguyễn Thị Oanh
2 Lê Thị Huyền
3 Nguyễn Công Thành
4 Trần Công Thái Anh
5 Phạm Thị Lan Hương
6 Nguyễn Thanh Huyền
Hà Nội, Tháng 9/ 2017
Mục lục : Bài làm gồm có các phần sau
Trang 2Phần Đề mục Người làm Trang
I Các vấn đề cơ bản của Công ty FDI
Hương
3
I.3 Các phương thức đầu tư từ nguồn vốn FDI của các
II Tình hình cơ bản về thu hút FDI tại Việt Nam
II.1 Diễn biến luồng đầu tư FDI vào Việt Nam Lê Thị Huyền 6
II.3 Cơ cấu FDI theo ngành, vùng và các đối tác đầu tư Nguyễn Thanh
III Đánh giá tác động của FDI tới hoạt động Xuất nhập
khẩu ở Việt Nam
III.1 Tổng quan tình hình XNK ở Việt Nam Nguyễn Thị Oanh 10
III.3 Tác động tiêu cực của FDI đến hoạt động XNK Nguyễn Công
Thành
14
Tài liệu tham khảo:
- http://fia.mpi.gov.vn/Home
- http://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217
- https://www.customs.gov.vn/default.aspx
- https://vi.wikipedia.org/wiki/Trang_Ch%C3%ADnh
- Tài liệu học tập Quản trị tài chính công ty đa quốc gia – HVNH
Và một số tài liệu có liên quan khác
I Các vấn đề cơ bản của công ty FDI
1 Khái niệm, đặc điểm
Khái niệm
Trang 3Công ty đa quốc gia (MultiNational Corporation – MNC) là công ty có sở hữu
hay quyền kiểm soát khả năng sản xuất hoặc dịch vụ ở bên ngoài biên giới của một nước mà công ty đó có trụ sở chính
Doanh nghiệp FDI (Foreign Direct Investment) là doanh nghiệp có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài
Chủ thể của đầu tư trực tiếp nước ngoài là các MNC Chính sự quốc tế hóa hoạt động kinh doanh của các MNC là nguyên nhân trực tiếp tác động đến sự hình thành và phát triển của FDI
Xét theo định nghĩa pháp lý của Việt Nam, FDI là hoạt động bỏ vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam với điều kiện họ phải tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó
Xét về bản chất FDI khác (đối lập) với đầu tư gián tiếp nước ngoài; đồng thời FDI là đầu tư thuộc kênh tư nhân, khác hẳn với đầu tư tài trợ (ODA) của Chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế
Đặc điểm
- Gắn liền với việc di chuyển vốn đầu tư giữa các quốc gia
- Được tiến hành thông qua việc bỏ vốn thành lập các doanh nghiệp mới, hợp đồng hợp tác kinh doanh, mua lại các chi nhánh hoặc doanh nghiệp hiện có, mua cổ phiếu ở mức khống chế hoặc tiến hành các hoạt động hợp nhất và chuyển nhượng doanh nghiệp
- Nhà đầu tư nước ngoài là chủ sở hữu hoàn toàn vốn đầu tư hoặc cùng sở hữu vốn đầu tư với một tỷ lệ nhất định đủ mức tham gia quản lý trực tiếp hoạt động của doanh nghiệp
- Là hoạt động đầu tư của tư nhân, chịu sự điều tiết của các quan hệ thị trường trên quy mô toàn cầu, ít bị ảnh hưởng của các mối quan hệ chính trị giữa các nước, các chính phủ và mục tiêu cơ bản luôn là đạt lợi nhuận cao
- Nhà đầu tư trực tiếp kiểm soát và điều hành quá trình vận động của dòng vốn đầu tư
- FDI bao gồm hoạt động đầu tư từ nước ngoài vào trong nước và đầu tư từ trong nước ra nước ngoài
- FDI chủ yếu là do các công ty xuyên quốc gia thực hiện
2 Phân loại các hình thức FDI
Phân theo bản chất đầu tư
- Đầu tư phương tiện hoạt động: là hình thức FDI trong đó công ty mẹ đầu tư
mua sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư
- Mua lại và sáp nhập: là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có
vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này mua lại một doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư
Phân theo tính chất dòng vốn
Trang 4- Vốn chứng khoán: Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần hoặc trái phiếu doanh nghiệp do một công ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào các quyết định quản lý của công ty
- Vốn tái đầu tư: Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh trong quá khứ để đầu tư thêm
- Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ: Giữa các chi nhánh hay công ty con trong cùng một công ty đa quốc gia có thể cho nhau vay để đầu tư hay mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của nhau
Phân theo động cơ của nhà đầu tư
- Vốn tìm kiếm tài nguyên: Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài
nguyên thiên nhiên, lao động rẻ và dồi dào ở nước tiếp nhận
- Vốn tìm kiếm hiệu quả: Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào
kinh doanh thấp ở nước tiếp nhận
- Vốn tìm kiếm thị trường: Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường
hoặc giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh giành mất
3 Các phương thức đầu tư từ nguồn vốn FDI của các công ty đa quốc gia MNC
Thành lập doanh nghiệp 100% vốn của nhà đầu tư
Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài chính là công ty thuộc sở hữu của Nhà nước đầu tư nước ngoài do chính Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam,
tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh
Ưu điểm:
- Nước chủ nhà không cần bỏ vốn, tránh được những rủi ro trong kinh doanh, thu ngay được tiền thuê đất, thuế, giải quyết việc làm cho người lao động
- Góp phần nâng cao trình độ tay nghề người lao động
Nhược điểm
- Nước chủ nhà khó tiếp nhận được kinh nghiệm quản lý và công nghệ, khó kiểm soát được đối tác đầu tư nước ngoài và không có lợi nhuận
Thành lập công ty liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài
Nhà đầu tư nước ngoài được liên doanh với nhà đầu tư trong nước để đầu tư thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan
Doanh nghiệp thực hiện đầu tư theo hình thức liên doanh có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam
Ưu điểm
Trang 5- Góp phần giải quyết tình trạng thiếu vốn, có cơ hội để đổi mới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, tạo cơ hội cho người lao động có việc làm và học tập kinh nghiệm
- Là công cụ để thâm nhập vào thị trường nước ngoài một cách hợp pháp và hiệu quả, tạo thị trường mới, tạo điều kiện cho nước sở tại tham gia hội nhập vào nền kinh
tế quốc tế
Nhược điểm
- Thường dễ xuất hiện mâu thuẫn trong điều hành, quản lý doanh nghiệp
Hình thức đầu tư theo Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)
- Là một hình thức đầu tư trực tiếp, được ký kết giữa các nhà đầu tư theo hợp đồng BCC
- Phương thức thực hiện hợp đồng: nhà đầu tư không phải thành lập pháp nhân, không có bộ máy tổ chức, quản lý doanh nghiệp chung mà thực hiện dự án thông qua các thỏa thuận đã ký
Ưu điểm:
- Lợi ích nhà đầu tư được hưởng: hình thức đầu tư dễ tiến hành, triển khai nhanh, thời hạn ngắn, sớm thu được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
- Giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn, công nghệ; tạo thị trường mới, bảo đảm được quyền điều hành dự án của nước sở tại, thu lợi nhuận tương đối ổn định
Nhược điểm:
- Nước sở tại không tiếp nhận được kinh nghiệm quản lý, công nghệ thường lạc hậu, chỉ thực hiện được đối với một số ít lĩnh vực dễ sinh lời như thăm dò dầu khí
Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp
- Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp để tham gia quản lý hoạt động đầu tư theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật
có liên quan
Ưu điểm
- Hình thức mua cổ phần hoặc mua lại toàn bộ doanh nghiệp có ưu điểm cơ bản
là để thu hút vốn và có thể thu hút vốn nhanh, giúp phục hồi hoạt động của những doanh nghiệp bên bờ vực phá sản
Nhược điểm
- Dễ gây tác động đến sự ổn định của thị trường tài chính
Trang 6- Về phía nhà đầu tư, là hình thức đòi hỏi thủ tục pháp lý rắc rối hơn và thường bị ràng buộc, hạn chế từ phía nước chủ nhà
II Tình hình cơ bản về thu hút FDI tại Việt Nam
1 Diễn biến luồng vốn đầu tư FDI
Phân chia quá trình thu hút vốn FDI từ năm 2000 đến nay có thể chia làm 3 giai đoạn :
• (2000-2008): Đây là giai đoạn tăng trưởng, mặc dù trước đó, lượng vốn FDI vào Việt Nam có phần suy giảm do môi trường đầu tư chưa thuận lời, và diễn biến của khủng hoảng tài chính châu Á những năm 1997-1999 Trong những năm 2003 đến
2008, lượng vốn FDI chảy vào Việt Nam tăng trưởng mạnh với giá trị FDI thực hiện tăng từ 2650 lên 11500 triệu USD và FDI giải ngân tăng từ 1450 lên 9579 triệu USD Đây là giai đoạn kinh tế Việt Nam có những bước tăng trưởng vượt bậc, tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP liên tục đạt trên 8% trong các năm 2005, 2006,2007 Và cùng với
sự kiện Việt Nam gia nhập WTO (2007), các nhà đầu tư FDI càng tin tưởng hơn vào
sự tăng trưởng của kinh tế nước ta
• (2008-2012): Năm 2009-2010, dòng vốn FDI sụt giảm rất lớn so với năm 2008, tương đương 1/3 kỷ lục 2008, nhưng cũng không phải là kết quả tôgi trong bối cảnh kinh tế toàn cầu rơi vào khủng khoảng tài chính và suy giảm kinh tế Giai đoạn
Trang 72011-2012, dù có những khó khăn xuất phát từ bất ổn nội tại của nền kinh tế nhưng nhìn chung vẫn đạt được kế hoạch thu hút FDI đề ra, bình quân trên dưới 20 tỷ USD/ năm
• Từ năm 2012 đến nay, cả nước đang có 22509 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng
ký đạt gần 293,25 tỷ USD Vốn thực hiện luỹ kế của các dự án FDI ước đạt hơn 154,54 tỷ USD ( bằng giần 53% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực )
2 Hình thức đầu tư
Theo số liệu lũy kế đến tháng 10 năm 2014 của Cục Đầu tư nước ngoài, hiện nay các nhà đầu tư quốc tế đến từ 101 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư vào Việt Nam dưới 6 hình thức Trong đó, hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài tiếp tục chiếm ưu thế cả về số lượng dự án lẫn tổng vốn đầu tư đăng ký, vượt trội hơn hẳn các hình thức đầu tư còn lại
Biểu đồ: Cơ cấu vốn FDI tại Việt Nam phân theo hình thức đầu tư (lũy kế các dự án
Tính lũy kế đến nay, cả nước đã thu hút được 17.219 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký lên tới trên 244 tỷ USD Dẫn đầu là các dự án FDI đầu tư dưới hình thức 100% vốn nước ngoài với 13.886 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 166,35 tỷ USD (chiếm 81% tổng số dự án và 68% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước)
Hình thức liên doanh đứng thứ hai với 2.912 dự án và 59,8 tỷ USD đăng ký (chiếm 17% tổng số dư án và 25% tổng vốn đầu tư đăng ký) Tiếp theo là 4 hình thức đầu tư còn lại, lần lượt theo thứ tự là: hình thức hình thức hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT), xây dựng - chuyển giao (BT) có 12 dự án với 8,17 tỷUSD vốn đầu tư đăng ký Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh có 215 dự án với5,13 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký Hình thức công ty cổ phần có 193 dự án với 4,5tỷ USD vốn đầu tư đăng ký Cuối cùng là hình thức công ty mẹ con chỉ có duy nhất 1 dự án 98 triệu USD
Trang 83 Cơ cấu FDI theo ngành, vùng và các đối tác đầu tư
Cơ cấu theo ngành
Tích cực: Các dự án FDI chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, góp phần không
nhỏ vào quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá Nông nghiệp là ngành thu hút được ít nhất các dự án, kể cả số dự án, số vốn đăng ký và vốn thực hiện Trong mối quan hệ hai chiều giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI thời gian qua cho thấy việc cung cấp nguyên vật liệu đầu vào trong quá trình sản xuất của các doanh nghiệp được diễn ra ở cả hai phía
Tiêu cực:
o Công nghệ tiên tiến còn ít: FDI chủ yếu khai thác tài nguyên thiên nhiên, ít công nghệ nguồn; FDI tập trung ở ngành chế biến, chế tạo, dịch vụ cần vốn lớn nhưng mức độ lan toả công nghệ thấp
o Chuyển giá và trốn thuế: tỷ lệ 20-30% doanh nghiệp FDI kê khai lỗ liên tiếp trong 2-3 năm, thậm chí 5 năm Tăng giá chi phí đầu vào tăng cao để báo lỗ
o Cơ cấu đầu tư chưa cân đối: Các dự án FDI tập trung vào công nghiệp, xây dựng, bất động sản Tập trung ở địa phương có lợi thế về hạ tầng và nhân lực
o Tác động xấu đến môi trường: Xuất khẩu ô nhiễm ngày càng tăng Xu hướng doanh nghiệp FDI vi phạm quy định bảo vệ môi trường tăng
o Chiếm thế độc quyền trong một số ngành, lĩnh vực
Trang 9 Cơ cấu theo vùng: Đến nay, FDI đã có mặt khắp 63 tỉnh, thành phố trên cả
nước, trong đó tập trung chủ yếu tại các địa bàn trọng điểm, có lợi thế vị trí địa
lý thuận lợi, dân cư đông đúc, và trình độ nhân lực cao
Các đối tác đầu tư
III Đánh giá tác động của FDI tới hoạt động Xuất nhập khẩu ở Việt Nam
1 Tổng quan tình hình XNK ở Việt Nam
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đã tăng từ 2,4 tỷ USD trong năm 1990 lên trên 5,4 tỷ USD năm 1995, lên gần 14,5 tỷ USD năm 2000, lên gần 32,5 tỷ USD năm 2005, lên trên 72,24 tỷ USD trong năm 2010 và con số đến năm 2016 là 176,63 tỷ USD
Song song với sự tăng lên nhanh chóng của kim ngạch xuất khẩu thì nhập khẩu cũng ngày càng tăng lên qua các năm Trước năm 2012, cán cân thương mại của Việt Nam đều âm, trước đó thì Việt Nam là quốc gia nhập siêu Tuy nhiên từ 2012 trở đi,
xu hướng đã thay đổi và Việt Nam có cán cân thương mại dương
Trong năm 2016 , XNK duy trì đà tăng trưởng, nhiều biện pháp được thực hiện nhằm thúc đẩy XK trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng thương mại toàn cầu và khu vực giảm Đóng góp vào sự tăng trưởng và ổn định nền kinh tế vĩ mô là hoạt động thương mại dịch vụ, trong đó nổi bật là hoạt động XNK hàng hóa, tăng trưởng cao hơn năm trước
Trang 10Biểu đồ : Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa từ năm 2006-2016
(Nguồn:TCHQ)
2 Tác động tích cực của FDI đến hoạt động XNK
2.1 FDI tác động đến kim ngạch xuất khẩu
FDI giúp tăng vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất xuất khẩu
Việt Nam là quốc gia có nguồn lao động rẻ dồi dào, đây là một lợi thế nhưng luôn
ở trong trạng thái thiếu vốn Kể từ 1988 đến nay, dòng FDI đã trở thành một nguồn bổ sung vốn thiết yếu cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và các ngành sản xuất xuất khẩu nói riêng
Xét riêng hoạt động sản xuất xuất khẩu của Việt Nam, FDI cũng có vai trò lớn trong việc bổ sung nguồn vốn Nghiên cứu về FDI và hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam năm 2006, kết hợp với số liệu về hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang 23 nước chủ đầu tư FDI giai đoạn 1990-2004 Kết quả nghiên cứu cho thấy cứ 1% tăng trưởng của FDI sẽ tạo ra 0,25% tăng trưởng về giá trị xuất khẩu
Nếu ở giai đoạn 10 năm đầu sau đổi mới, hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là nông sản và các mặt hàng có hàm lượng lao động cao, thì trong khoảng hơn 10 năm gần đây, cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam có sự chuyển dịch sang các mặt hàng có hàm lượng vốn cao hơn Trong tương lai, xu hướng này sẽ còn tiếp diễn và ngành sản xuất hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ còn cần nhiều vốn hơn nữa Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, với mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhờ xuất khẩu mà nhà nước đã đặt ra, nguồn vốn FDI càng nắm giữ một vai trò quan trọng hơn nữa trong việc bổ sung nguồn vốn cho sản xuất xuất khẩu
FDI làm tăng kim ngạch xuất khẩu do doanh nghiệp FDI tự tham gia, thực hiện khâu sản xuất nhằm mục đích xuất khẩu.
Trang 11(Nguồn:TCHQ)
Theo số liệu thống kê, tính đến hết năm 2016 xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI đạt hơn 226,21 tỷ USD, tăng 8,9%, tương ứng tăng gần 18,43 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2015 Trong đó, kim ngạch xuất khẩu gần 123,93 tỷ USD, tăng 12,1%, tương ứng tăng hơn 13,37 tỷ USD Kim ngạch nhập khẩu là hơn 102,28 tỷ USD, tăng 5,2%, tương ứng tăng gần 5,06 tỷ USD Cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 12/2016 thặng dư hơn 1,99 tỷ USD, đưa mức thặng dư của khối này trong 12 tháng/2016 lên hơn 21,64 tỷ USD
Khi nói về sự tăng trưởng nhanh chóng của kim ngạch xuất khẩu những năm qua, không thể phủ nhận sự đóng góp to lớn của các doanh nghiệp FDI Điều đó được chứng minh qua sự tăng lên về tỷ trọng của khu vực FDI trong tổng giá trị xuất khẩu của cả nước Tỷ lệ tăng trưởng XK ở khu vực FDI luôn lớn hơn tỷ lệ tăng trưởng chung của giá trị XK Hiện nay thì trong tổng giá trị xuất khẩu của cả nước, tỷ trọng doanh nghiệp FDI là chủ yếu, chiếm hơn 70%
FDI giúp nâng cao chất lượng, tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam Xuất khẩu.
Sự xuất hiện của các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đã kéo theo sự có mặt của công nghệ mới, đa số hiện đại, tiên tiến hơn so với trình độ công nghệ của nước ta Ngoài ra, các doanh nghiệp FDI đòi hỏi có nguồn lao động trình độ cao, vì vậy, lao động của nước ta để tham gia vào doanh nghiệp FDI, phải được nhà tuyển dụng đào tạo bài bản, nâng cao hiểu biết về khoa học công nghệ,
có trình độ chuyên môn cao, lối tư duy và tác phong làm việc tiến bộ, chuyên nghiệp hơn Kết hợp với sự di chuyển lao động giữa hai bộ phận là doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước tạo nên sự lan tỏa công nghệ, tạo nên sự tiến bộ của nguồn