giao an VSCN lop 3

7 204 0
giao an VSCN lop 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ngày soạn : ……/…/…200… CHỦ ĐỀ 1: VỆ SINH CÁ NHÂN TẮM GỘI I/ Mục tiêu 1.Kiến thức: Kể ra những thứ có thể tắm gội 2. Kỹ năng: Biết tắm gội đúng cách 3. Thái độ Có ý thức giữ sạch thân thể và quần áo II/ Chuẩn bị Tranh VSCN số 9 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của hoc sinh HOẠT ĐỘNG 1: Tắm gội hợp vệ sinh Cách tiến hành Bước 1: GV phát cho mỗi nhóm tranh VSCN số 9 và yêu cầu HS quan sát tranh và thảo luận theo nhóm các câu hỏi Vì sao chúng ta cần phải tắm gội ? Nên tắm gội khi nào ? Cần chuẩn bị những gì để tắm gội hợp vệ sinh Các nhóm thảo luận Bước 2: Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm mình thảo luận Các nhóm thảo luận câu hỏi Bước 3 : GV yêu cầu các nhóm đại diện lên trình bày Đại diện nhóm lên trình bày GV cùng các nhóm khác nhận xét bổ sung GVKL : - Tắm gội hàng ngày làm cho con người mát mẻ sạch sẽ , thơm tho phòng tránh được các bệnh ngoài da như : ghẻ lở , hắc lào , mụn nhọt … - Chúng ta cần tắm gội hàng ngày đặc biệt vào những lúc như sau khi làm vệ sinh trong nhà, ngoài vườn, sau khi chơi sau khi đi học về, sau khi đi thăm người bệnh Chúng ta nên tắm gội ở nơi kín gió , bằng nước sạch và xà bông tắm HOẠT ĐỘNG 2: Những việc cần làm khi tắm gội Cách tiến hành Bước 1: GV yêu cầu HS làm theo nhóm Nhóm trưởng điều khiển các bạn kể các công việc cần khi tắm gội HS thảo luận và đưa ra những việc tắm gội Bước 2 : GV cho đại diện từng nhóm lên trình bày Cá nhóm đại diện lên trình bày GV và các nhóm còn lại nhận xét bổ sung GVKL: 1- Chuẩn bị nước tắm ,xà bông tắm, dầu gội đầu , khăn tắm, sạch sẽ 2- Tiến hành tắm theo quy trình - Xả nước toàn thân - Gội đầu bằng dầu gội đầu - Chà xát xà bông khắp người - Xả lại nước sạch - Lau khô toàn thân bằng khăn tắm 3- Mặc quần áo sạch 1 Ngày soạn : ……/…/…200… CHỦ ĐỀ 1: VỆ SINH CÁ NHÂN GIỮ VỆ SINH RĂNG MIỆNG I/ Mục tiêu 1.Kiến thức Nêu được sự cần thiết phải chăm sóc cả răng và lợi Nêu được khi nào cần phải đánh răng Kể ra những thứ có thể dùng để đánh răng 2. Kỹ năng Đánh răng thường xuyên và đánh đúng cách 3. Thái độ Có ý thức giữ răng miệng sạch sẽ II/ Chuẩn bị Bàn chai đánh, cốc (li đựng nước ) kem đánh răng trẻ em Mô hình hàm răng, chai đựng nước sạch, Phiếu bài tập III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của hoc sinh HOẠT ĐỘNG 1: Răng lợi Cách tiến hành Bước 1: GV cho cả lớp hát bài hát GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp HS quan sát răng của mình( qua gương) hoặc nhìn vào răng của bạn để tìm hiểu ? Có bao nhiêu răng tất cả ? ? Có mấy loại răng , chúng khác nhau như thế nào ? ? Cái gì giữ răng cho răng đứng vững ? ? Em có nhận xét gì về hàm răng của em hoặc của bạn ? HS quan sát Bước 2: GV gọi 1 số HS trả lời các câu hỏi trên HS trả lời GV cùng HS nhận xét bạn nêu GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận Nêu chức năng của răng ? Hàm răng ở phía dưới để nhai và nghiền , răng cửa ở phía trước để cắn Em thay răng vào lúc mấy tuổi ? Thay răng lúc 6-7 tuổi GVKL : Răng mọc lần đầu gọi là sữa, sau đó răng sữa được thay bằng răng vĩnh viễn .Răng vĩnh viễn là bộ răng cuối cùng mà chúng ta có. Nếu để răng này bị sâu, hỏng phải nhổ đi thì răng không mọc lại được nữa phải làm răng giả. Lợi khỏe mạnh giúp răng bám chắc. Nhiều người mất răng là do lợi không khỏe chứ không phải do sâu răng …. HOẠT ĐỘNG 2: Thực hành đánh răng Cách tiến hành GV yêu cầu cả lớp quan sát mô hình hàm răng HS quan sát mô hình hàm răng Hãy chỉ và nói đâu là mặt trong, mặt ngoài và mặt nhai của răng trên mô hình hàm răng HS lên chỉ và nói Hàng ngày em quen đánh răng như thế nào ? HS lên bảng thực hành cách đánh răng GV gọi 1 số HS nhận xét cách đánh của bạn Bước 2 : GV làm mẫu động tác đánh răng 1- Chuẩn bị cốc ( li) và nước sạch 2 2- Lấy kem đánh răng cào bàn chải ( khoảng bằng hạt lạc) 3- Đánh răng theo hướng đưa ban chải từ trên xuống , từ dưới lên . Lần lượt từ phải qua trái , đánh bề ngoài mặt trong và mặt nhai của răng 4- Súc miệng kĩ rồi nhổ ra vài lần 5- Sau khi đánh răng xong phải rửa bàn chải thật sạch , vẩy khô cắm ngược Bước 3 : GV cho HS thực hành HS thực hành GV q. sát và giúp đỡ các nhóm chưa thực hiện Bước 4: GV yêu cầu đại diện các nhóm lên làm Các nhóm lên thực hành GV và các nhóm quan sát nhận xét GV nêu câu hỏi Sau khi đánh răng em cảm thấy răng và miệng mình thế nào Răng trắng đẹp, miệng thơm sạch sẽ HOẠT ĐỘNG 3: Giữ vệ sinh răng miệng Bước 1: GV phát cho mỗi HS 1 phiếu bài tập . PHIẾU BÀI TẬP Giữ cho răng miệng Khoanh vào chữ cái đứng trước ý phù hợp với em 1- Bạn đánh răng bằng gì ? a. Bàn chải răng b. Cau khô c. Ngón tay d. Loại khác ( kể tên ) e. Không đánh răng 2/Bạn đánh răng vào khi nào ? a. Sáng ( ngủ dậy ) b. Sáu bữa ăn c. Tối ( trước khi đi ngủ ) d. Sau khi ăn ngọt e. Lúc khác 3/Mức độ đánh răng của bạn thuộc loại nào ? a. Thỉnh thoảng b. Thường xuyên c. Một lần trong ngày d. Hơn 1 lần trong ngày Bước 2: GV thu phiếu xáo đều phát lại cho HS, Yêu cầu HS đọc to phần trả lời bài trong tay HS đọc kết quả cảu bài trong tay GV tổng hợp số liệu về tình hình thực hiện giữ vệ sinh răng miệng của lớp GV tuyên dương nhận xét nhắc nhở các em 3 CHỦ ĐỀ 1: VỆ SINH CÁ NHÂN PHÒNG BỆNH GIUN I/ Mục tiêu 1.Kiến thức Mô tả được một số dấu hiệu của người mắc bệnh giun Xác định được nơi sống của một số loại giun kí sinh trong cơ thê người Nêu được tác hại của bệnh giun Xác định được đường lây truyền bệnh giun Kể ra được các biện pháp phòng tránh giun 2. Kỹ năng Thực hiện 3 điều vệ sinh: Ăn sạch, uống sạch, ở sạch để đề phòng bệnh giun 3. Thái độ Có ý thức rửa tay khi ăn và sau khi đi đại tiện , thường xuyên đi dép , ăn chín uống sôi giũ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh đi đại tiện đúng nơi qui định và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh II/ Chuẩn bị Bộ tranh VSCN Giấy Ao, bút dạ, băng keo III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của hoc sinh HOẠT ĐỘNG 1: Bệnh giun Cách tiến hành Các em đã bao giờ bị đau bụng , ỉa chảy ra giun , buồn nôn và chóng mặt không ? HS trả lời Nếu em nào trong lớp đã bị những triệu chứng đó như vậy chứng tỏ em đã bị nhiễm giun GV cho HS quan sát tranh HS quan sát tranh GV đưa ra câu hỏi để các nhóm thảo luận Giun thường sống ở đâu trong cơ thể ? HS trả lời Giun ăn gì mà sống được trong cơ thể người ? Nêu tác hại do giun gây ra ? GV và cả lớp nhận xét GV giúp HS hiểu thêm - Giun có thể sống ở nhiều nơi trong cơ thể như : ruột , dạ dày, gan , phổi , mạch máu , nhưng chủ yếu ở ruột già - Giun hút các chất bổ dưỡng có trong cơ thể người để sống Hậu quả người bị bệnh giun đặc biệt là trẻ em thường gầy, xanh xao hay mệt mỏi do cơ thể mất chất dinh dưỡng … HOẠT ĐỘNG 2: Đường lây truyền bệnh giun Cách tiến hành Bước 1: GV phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy Ao , bút dạ băng keo và 1 bộ tranh VSCN yêu câu quan sát tranh và trả lời theo gợi ý Người đi đại tiện ở nhà tiêu không hợp vệ sinh mắc bệnh giun trúng giun và giun từ trong ruột người bị đó ra bên ngoài bằng cách nào ? 4 Từ trong phân người bị bệnh giun , trứng giun có thể vào cơ thể người khác bằng những con đường nào ? Bước 2: Làm việc theo nhóm Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm thảo luận câu hỏi trên và các bạn vừa nói vừa …. Bước 3 : Làm việc cả lớp Các nhỏm treo tranh theo sơ đồ đường lây truyền bệnh giun GV và các nhóm còn lại nhận xét bổ sung GVKL - Trứng giun có nhiều ở phân , nếu đi đại tiện không đúng nơi qui định hoặc sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh không đúng cách trứng giun có thể xâm nhập vào nguồn nước vào đất hoặc theo ruồi nhặng đi khắp nơi - Trứng giun còn có thể vào cơ thể người bằng các cách sau - Không rửa tay sau khi đi đại tiện, tay bẩn cầm vào thức ăn , đồ uống - Nguồn nước bị nhiễm phân từ hố xí , người sử dụng nước không sạch để uống sinh hoạt sẽ bị nhiễm giun - Đất trồng rau bị ô nhiễm do các hố xí không hợp vệ sinh hoặc dùng phân tươi để bón rau . Người ăn rau rửa chưa sạch trứng giun sẽ theo rau vào cơ thể Ruồi đậu vào phân rồi bay đi khắp nơi đậu vào thức ăn , nước uống của người lành làm họ bị nhiễm giun HOẠT ĐỘNG 3: Cách phòng bệnh giun Cách tiến hành GV phát cho các nhóm tranh và nêu nhiệm vụ Hãy tìm một số bức tranh và đặt chúng vào vị trí thích hợp trong sơ đồ lây truyền bệnh giun để ngăn chặn sự lây truyền bệnh ? Bước 2: Các nhóm xây dựng sơ đồ ngăn chặn đường lây truyền bệnh giun Bước 3 : GV yêu cầu các nhóm dại diện lên trình bày và giải thích sơ đồ của nhóm mình GV cùng các nhóm khác nhận xét bổ sung GVKL - Để ngăn chặn cho trứng Giun không xâm nhập trực tiếp vào cơ thể người - Giữ vệ sinh ăn uống , ăn chín uống sôi, không để ruồi đậu vào thức ăn - Giữ vệ sinh cá nhân đặc biệt nhớ rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện bằng nước sạch và xà bông , thường xuyên cắt ngắn móng tay không để cho trứng giun và các mầm bệnh khác có nơi ẩn nấp - Để ngăn không cho phân rơi vãi hoặc ngấm vào đất hay nước - Làm nhà tiêu đúng qui cách hợp vệ sinh - Giữ cho nhà tiêu luôn sạch sẽ không để ruồi đậu và sinh sôi nảy nở ở hố xí - U phân hoặc chôn phân xa nơi ở , xa nguồn nước không bón phân tươi cho rau màu - Không đi đại tiện hoặc vứt phân bừa bãi , không sử dụng loại nhà tiêu không hợp vệ sinh - Nên 6 tháng tẩy Giun 1 lần theo chỉ dẫn của các bộ y tế 5 CHỦ ĐỀ 1: VỆ SINH CÁ NHÂN PHÒNG BỆNH MẮT HỘT I/ Mục tiêu 1.Kiến thức: Nêu được các biểu hiện và tác hại của bệnh mắt hột Biết cách phòng tránh bệnh mắt hột 2. Kỹ năng: Thường xuyên rửa tay, rửa mặt sạch sẽ Dùng khăn mặt riêng, chậu rửa mặt sạch, nước sạch 3. Thái độ: Luôn gương mẫu thực hiện các hành vi vệ sinh II/ Chuẩn bị: Bộ tranh VSCN số 8 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của hoc sinh HOẠT ĐỘNG 1: Bệnh mắt hột Cách tiến hành Bước 1: GV phát tranh VSCN 8a,8b cho các nhóm , yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi HS quan sát tranh Mắt bị bệnh khác mắt thường ở điểm nào ? Nêu các dấu hiệu của bệnh mắt hột ? Các nhóm thảo luận Bước 2: Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát tranh và trả lời câu hỏi Bước 3: GV mời đại diện các nhóm lên trình bày về các dấu hiệu của bệnh đau mắt hột mà các em phát hiện được qua tranh GV nêu câu hỏi : Bệnh mắt hột có hại gì ? HS trả lời GVKL : Khi bị bệnh mắt hột, người bệnh thường có các biểu hiện ngứa mắt, mắt đỏ, cộm mắt, có ghen mắt, hay chảy nước mắt, sưng mí mắt Bệnh mắt hột làm ảnh hưởng tới học tập , lao động vui chơi, vẻ đẹp của đôi mắt và có thể làm cho mắt bị hỏng, dẫn tới mù lòa HOẠT ĐỘNG 2: Phòng bệnh mắt hột Cách tiến hành Bước 1: Bệnh mắt hột nguy hiểm như vậy theo em chúng ta cần làm gì để phòng bệnh mắt hột ? Bước 2: GV phát cho mỗi nhóm 1 bức tranh , yêu cầu HS quan sát và nói về các biện pháp phòng bệnh Các nhóm thảo luận và đưa ra cách phòng Bước 3 : Đại diện các nhóm lên trình bày Các nhóm lên trình bày GV cùng các nhóm khác nhận xét bổ sung GVKL:Cách tốt nhất phòng bệnh mắt hột - Giữ vệ sinh cá nhân - Thường xuyên rửa mặt sạch sẽ , ít nhất 3 lần 1 ngày vào các buổi sáng , trưa , tối - Dùng khăn mặt riêng để rửa mặt , giặt khăn bằng nước sạch và xả xa bông phơi khô nên 6 phơi ngoài nắng, nhớ rửa tay trước khi lau mặt - Dùng gối riêng khi ngủ - Giữ vệ sinh môi trường - Xử lí phân rác hợp vệ sinh - Giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh - Xây dựng bảo quản nguồn nước của gia đình và công cộng - Tích cực diệt ruồi Khi đau mắt phải đi khám bác sĩ 7 . 1: Bệnh mắt hột Cách tiến hành Bước 1: GV phát tranh VSCN 8a,8b cho các nhóm , yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi HS quan sát tranh Mắt bị bệnh khác mắt thường ở điểm nào ? Nêu. lớp đã bị những triệu chứng đó như vậy chứng tỏ em đã bị nhiễm giun GV cho HS quan sát tranh HS quan sát tranh GV đưa ra câu hỏi để các nhóm thảo luận Giun thường sống ở đâu trong cơ thể. tiến hành Bước 1: GV phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy Ao , bút dạ băng keo và 1 bộ tranh VSCN yêu câu quan sát tranh và trả lời theo gợi ý Người đi đại tiện ở nhà tiêu không hợp vệ sinh mắc bệnh

Ngày đăng: 14/05/2015, 17:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan