1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

sinh học đại cương báo cáo thực hành

6 15,7K 290

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 470,92 KB

Nội dung

Tổng hợp các bài báo cáo của môn sinh học đại cương, có giải thích hình ảnh đầy đủ, báo cáo về tế bào thực vật, quan sát tế bào dưới kính hiển vi, nguyên tắc và cơ sở lí thuyết của các bài thực hành, trong bài báo cáo bao gồm, thực hành bài quan sát tế bào vảy hành, quan sát tế bài củ khoai tây, quan sát và thì nghiệm tế bào cà chua, phân tích và báo cáo đầy đủ

Trang 1

BÀI 2: HÌNH THÁI TẾ BÀO I.Nghiên cứu tế bào thực vật

1.Nghiên cứu tế bào dính liền ở biểu bì lá hành

1.1.Cơ sở lí thuyết

- Tế bào thực vật là tế bào eukaryote hay còn gọi là tế bào nhân chuẩn,tức là tế bào đã

có nhân chính thức

- Có rất nhiều bào quan trong tế bào như: nhân,không bào,mạng lưới nội chất,golgi

1.2.Các bước tiến hành(mẫu:củ hành)

- Lau sạch lam và nhỏ giọt Glyxerin vào giữa phiến kính Bóc bỏ lớp vẩy khô bên ngoài củ hành Dùng kim mũi mác bóc một miếng nhỏ biểu bì trên lớp vẩy bên trong còn tươi rồi đặt lên lam chổ có giọt dung dịch glyxerin đã nhỏ sẵn trên phiến kính Đậy lá kính lại quan sát dưới kính hiển vi

- Dịch tiêu bản chọn điểm sang và rõ nhất quan sát dươi vật kính lớn Trước khi quan sát, nhuộm mẫu với dung dịch KI

- Cách thực hiện : tay trái cầm mảnh giấy thấm đặt mép giấy thấm vào cạnh lá kính

để thấm glyxerin, dùng ống ýt để nhỏ giọt KI vào đầu đối diện Xoay cạnh của mảnh giấy thấm để giấy thấm hút KI qua mẫu vật Quan sát vật kính X40

1.3.Kết quả và giải thích

Trang 2

Hình 1 quan sát tế bào củ hành ở vật kính 10X và vật kính 40X

Giải thích:

Qua quan sát vật kính 10X ta thấy những tế bào xếp liền nhau và các vách tế bào dính liền nhau.Tế bào có dạng hình đa giác dài Mỗi tế bào có một nhân màu vàng (do bị nhuộm dung dịch iod) Xung quanh nhân là chất tế bào có màu vàng nhạt hơn, ngoài cùng là lớp màng tế bào mỏng không màu

Ở vật kính 40X thì đa số nhân và các thành phần khác đã bị phá hủy bởi glycerin, một số nhân còn sót lại có thể do liều lượng và thời gian chưa đủ để phá vỡ hoàn toàn

2.Khảo sát hình thái – hóa tính của lạp màu.

2.1.Cơ sở lí thuyết

- Ở các trái cây chín trong tế bào có nhiều sắc tố tạo nên màu vàng,đỏ của trái cây

là carotenoit (quả ớt,cà chua,dưa hấu…)

- Khi carotenoit với acid sulfuric sẽ làm chuyển màu từ đỏ sang xanh sẫm

2.2.Cách tiến hành( Mẫu: cà chua)

- Dùng kim mũi mác gớt nhẹ ở phần thịt quả,đặt mẫu lên lam kính,nhỏ vào 1 giọt saccharose 5%.Quan sát ở vật kính X10,X40

- Khảo sát hóa tính của Carotenoit:Lấy mẫu như trên nhưng nhỏ 1 giọt H2SO4 đặc,dưới tác dụng của acid H2SO4 carotenoit sẽ chuyển từ màu đỏ cam sang xanh sẫm.Quan sát dưới kính hiển vi

2.3.Kết quả và giải thích

Trang 3

Hình 2 quan sát cà chua ở vật kính 10X và vật kính 40X

Giải thích:

Tế bào cà chua có hình dạng bầu dục, kích thước tế bào lớn do saccharose thẩm thấu vào bên trong tế bào làm tế bào trương lên dễ dàng quan sát hơn , tế bào thịt có màu hơi đỏ, các tế bào sắp xếp thưa , thành tế bào mỏng, như trong hình thì không thấy xuất hiện nhân tế bào, có thể nhân đã bị phá vỡ bởi saccharose 5% vì thành tế bào rất mỏng do đó saccharose có thể dễ dàng thâm nhập vào trong và phá hủy màng nhân khi nhân trương quá mức

3.Khảo sát hình thái hóa tính của lục lạp, lạp không màu

3.1.Cơ sở lí thuyết

Ở các phần xanh của cây nhất là lá trong tế bào có lục lạp, lục lạp có chứa diệp lục đó là sắc

tố quang hợp chủ yếu của thự vật Lục lạp có nhiều hình dạnh như hình chén, hình đĩa, hình bầu dục Ở thực vật bậc cao, lục lạp thường có hình bầu dục, hình thấu kính thích hợp cho việc hấp thụ ánh sáng ở các điều kiện khác nhau.

Tế bào biểu bì của lá, tế bào khí khổng hay còn gọi là lỗ khí lục lạp ít hơn, dễ quan sát hơn Khi quan sát dưới vật kinh nhỏ ta thấy các tế bào lỗ khí, trong đó có các hạt màu lục là lục lạp.

Lạp không màu là những thể nhỏ thường hình cầu, không màu, có số khúc xạ sấp xỉ tế bào Khi quan sát dưới vật kính lớn ta thấy ở mỗi tế bào có những hạt bầu nhỏ, sáng, không màu, nằm tập trung ở quanh nhân tế bào Đó là những lạp không màu, các lạp này thường nhìn rõ hơn ở các tế bào quanh lỗ khí.

3.2.Các bước tiến hành (mẫu:lá khoai lang)

- Dùng kim mũi mác bóc một lớp tế bào biểu bì ở mặt dưới lá khoai lang

- Đặt miếng biểu bì lên lam kính, nhỏ 1 giọt dung dịh saccharose 5%.

- Đậy la men lại và tiến hành quan sát ở vật kính X10, X40

3.3.Kết quả và giải thích

Trang 4

Hình 3 quan sát khoai lang ở vật kính 10X và vật kính 40X

Dưới vật kính X10,tế bào có hình gần như tròn, kích thước tế bào nhỏ,các tế bào sắp xếp dày có thể một phần do mẫu vật cắt hơi dày, vách tế bào không thấy rõ, ở một số tế bào chất còn có màu xanh nhạt.

Dưới vật kính X40, tế bào to hơn, nhìn rõ hơn, vách tế bào dày hơn Có thể quan sát thấy khí khổng và tế bào lục lạp có các hạt màu xanh nhạt.

4.Quan sát hình thái hạt tinh bột ở thực vật

4.1.Cơ sở lí thuyết

Tinh bột ở khoai tây hạt thường có hình trứng, một số hạt nhỏ có hình bầu dục hoặc tròn Ở hạt có những đường vân tăng trưởng và rốn khá to, ta thường thấy những dạng hạt sau:

- Hạt đơn: thường có hình trứng, có một số rốn ở đầu nhỏ và đường vân rất nhỏ.

- Hạt kép: nhỏ hơn hạt đơn và ít hơn nhiều, do 2- 3 hạt dính vào với nhau Mỗi hạt

trong hạt kép cũng có một rốn và đường vân riêng biệt Các rốn này nằm đối diện nhau qua đường nối giữa các hạt

- Hạt nữa kép: rất hiếm có, do 2-3 hạt đơn dính lại liền nhau Ngoài những vân

riêng của từng hạt còn có lớp vân chung bao bọc xung quanh

4.2.Các bước tiến hành (mẫu:củ khoai tây)

Trang 5

- Cắt ngang củ khoai tây( là những bộ phận chứa tinh bột) Dùng kim mũi mác cạo

ít bột trên mặt cắt đó rồi nhỏ lên kính một giọt nước

- Chú ý: không nên lấy nhiều tinh bột vì các hạt tinh bột xếp chồng lên nhau làm

ta khó quan sát

- Phản ứng xác định tinh bột: sau khi quan sát tinh bột xong chuyển sang vật kính

10 rồi cho một giọt dung dịch KI 0,1% loãng vào mép lá kính của một tiêu bản

Ở mép đối diện dung giấy thấm hút nước dưới lá kính đi Nhìn vào kính hiển vi thấy các hạt tinh bột màu xanh đen hoặc xanh lam

4.3.Kết quả và giải thích:

Hình 4 quan sát cà chua ở vật kính 10X và vật kính 40X

- Ở kính 40 ta quan sát thấy nhiều hạt tinh bột màu xanh có hình bầu dục xếp gần nhau có các kích thước khác nhau, ở từng hạt có nhiều vân như vân tay

- Ở vật kính 10X thì các tế bào xếp phân bố dày hình dạng và kích thước không đồng đều

- Giải thích: vì trong củ khoai tây có nhiều chất dinh dưỡng như protein,

cacbohydrat,…các chất này tạo nên hình dạng các hạt tinh bột xếp gần nhau Các hạt tinh bột có nhiều vân để ta biết được sự tăng trưởng của củ khoai tây

Ngày đăng: 14/05/2015, 16:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w