Thực trạng quy trình xuất khẩu lao động của Chi nhánh Nhân lực và thương mại quốc tế INTRACO.

36 1.4K 4
Thực trạng quy trình xuất khẩu lao động của Chi nhánh Nhân lực và thương mại quốc tế INTRACO.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Được sự định hướng của Khoa Thương mại quốc tế Trường Đại học Thương mại và sự đồng ý của Thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Doãn Kế Bôn, tôi đã thực hiện đề tài “ Quy trình xuất khẩu lao động sang thị trường Nhật Bản tại Chi nhánh Nhân lực và Thương mại quốc tế INTRACO”. Để hoàn thành khóa luận này, Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học, nghiên cứu tại Trường Đại học Thương mại. Xin chân thành cảm ơn Thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Doãn Kế Bôn đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện khóa luận này. Xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Chi nhánh Nhân lực và Thương mại quốc tế INTRACO đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực tập tại Công ty, được tiếp xúc thực tế, giải đáp thắc mắc và giúp tôi có thêm hiểu biết về lĩnh vực Xuất Nhập khẩu. Trong quá trình thực tập cũng như là trong quá trình làm Khóa luận, khó tránh khỏi sai sót, rất mong các Thầy, Cô bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài Khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô để khóa luận được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 2015 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Huyền 1 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Lớp: K47E1 1 MỤC LỤC 2 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Lớp: K47E1 2 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa Tiếng Việt TNS Tu nghiệp sinh XKLĐ Xuất khẩu lao động TS Tiến sĩ JITCO Hợp tác tu nghiệp quốc tế Nhật Bản LĐVN Lao động Việt Nam LĐ Lao động ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á UBND Uỷ ban nhân dân TTXVN Thông tấn Xã Việt Nam DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Biểu đồ 4.1: Số hợp đồng được ký kết thông qua các nguồn tìm kiếm đối tác của Công ty giai đoạn 2010-2014 Bảng 3.1: Thống kê số lao động phái cử đi Nhật 3 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Lớp: K47E1 3 Chương1: TỔNG QUAN VỀ QUY TRÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 1.1 Tính cấp thiết của đề tài. Trong những năm trở lại đây, xuất khẩu lao động đã trở thành một hoạt động Kinh tế - Xã hội quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước, đặc biệt là trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực thì hoạt động xuất khẩu lao động càng có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động nói chung và Chi nhánh Nhân lực và Thương mại quốc tế INTRACO nói riêng. Nhu cầu tuyển dụng lớn nhất của thị trường Nhật Bản đối với lao động Việt Nam là thực tập sinh kỹ năng vừa học vừa làm trong thời gian tối đa là 3 năm. Trước đây, thực tập sinh Việt Nam được Nhật Bản tiếp nhận chủ yếu trong các ngành cơ khí, điện tử, dệt may. Trong khoảng 3 năm gần đây, Nhật Bản tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam trong hầu hết các ngành nghề từ xây dựng, cơ khí, nông nghiệp, chế biến thực phẩm, dệt may; trong đó, nhu cầu với các ngành xây dựng, nông nghiệp, chế biến thực phẩm tăng mạnh. Ngoài ra, để chuẩn bị cho Thế vận hội Tokyo được tổ chức vào năm 2020, từ 2015 đến 2020 Nhật Bản dự kiến tiếp nhận số lượng lớn thực tập sinh xây dựng và xem xét việc tiếp nhận lại các thực tập sinh xây dựng đã hoàn thành hợp đồng về nước trước đây. Thời gian tới, các ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao của thị trường Nhật Bản dự kiến là xây dựng, cơ khí chế tạo, nông nghiệp, chế biến thực phẩm. Ngoài thực tập sinh, Nhật Bản còn có nhu cầu tiếp nhận lao động có trình độ cao như kỹ sư thiết kế, kỹ sư cơ khí, điều dưỡng, hộ lý. Đây cũng là những cơ hội để lao động Việt Nam có thể sang làm việc và học tập tại Nhật Bản .Nhật Bản là một thị trường đầy tiềm năng cho Xuất khẩu lao động. Song bên cạnh đó, Tình trạng lao động Việt Nam bỏ trốn ra ngoài sau khi sang Nhật Bản vẫn còn xảy ra. Ngày 19/6 Hạ viện và ngày 8/7 năm 2009 Thượng viện Nhật Bản đã thông qua Luật xuất nhập cảnh và các vấn đề liên quan đến TNS. Luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2010. Nội dung quan trọng sửa đổi lần này là “ Bỏ tư cách lưu trú tu nghiệp, xác lập tư cách lưu trú kỹ năng”. Nhật Bản ban hành các quy định, chính sách khắt khe hơn với người nhập cư. Tất cả những điều này đã đặt 4 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Lớp: K47E1 ra cho doanh nghiệp vấn đề cấp thiết cần giải quyết trong quy trình thực hiện hoạt động xuất khẩu lao động sang thị trường Nhật Bản. Việc thực hiện tốt quy trình Xuất khẩu lao động sẽ giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian cho việc thực hiện các thủ tục chuẩn bị giấy tờ cần thiết cho lao động. Từ đó làm tăng uy tín cho doanh nghiệp trước đối tác. Nhiều công ty xuất khẩu lao động bỏ qua một số khâu trong quy trình xuất khẩu lao động ảnh hưởng xấu tới thái độ của các doanh nghiệp nước ngoài tới chất lượng lao động và tính chuyên nghiệp của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam. Vậy nên việc thực hiện tốt quy trình Xuất khẩu là rất quan trọng. Vì lý do đó mà tôi lựa chọn đề tài tìm hiểu về “ Quy trình xuất khẩu lao động” để có tôi và các bạn có thể biết rõ hơn về nội dung của nó từ đó có những nhận định và giải pháp đúng đắn giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nội dung quy trình xuất khẩu lao động. 1.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Hoạt động XKLĐ đã và đang đóng vai trò hết sức quan trọng vào công cuộc p hát triển đất nước, cải thiện đời sống nhân dân. Mặc dù mới phát triển mạnh trong mười năm trở lại đây nhưng đang là vẫn để được quan tâm nghiêncứu. Điều này thể hiện qua một số công trình nghiên cứu như: _T.S. Nguyễn Thị Hồng Bích, 2007: “ XKLĐ của một số nước Đông n am Á kinh nghiệm và bài học”- NXB-KHXH _Dương Quỳnh Hương, 2006: “ Hòan thiện quy trình XKLĐ tại công ty cổ ph ần SIMCO-Sông đà’’- Luận văn tốt nghiệp ĐH thương mại K38-ES _Lại Thị Ánh Nguyệt, 2009: “Hoàn thiện quy trình XKLĐ sang thị trường Nhật bản của công ty cổ phần nhân lực và thương mại VINACONEX-MEC”. Hầu như các công trình nghiên cứu đều đề cập đến vấn đề XKLĐ ở nhiều goác độ khác nhau: góc độ vĩ mô, góc độ quản trị doanh nghiệp.Chính vì vậy em đã nghiên cứu đề tài: Quy trình xuất khẩu lao động sang thị trường Nhật Bản tại Chi nhánh Nhân lực và Thương mại quốc tế INTRACO. 1.3. Mục đích nghiên cứu Căn cứ vào các lý luận cơ bản về quy trình Xuất khẩu lao động, từ đó đánh giá hoạt động thực hiện quy trình xuất khẩu lao động của Doanh nghiệp và đưa ra một 5 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Lớp: K47E1 số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Quy trình xuất khẩu lao động nói chung và quy trình xuất khẩu lao động của Chi nhánh Nhân lực và thương mại quốc tế nói riêng. -Phạm vi thời gian: Trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến 2014 khi Nhật Bản khắt khe hơn trong quy định cho phép người nhập cư. -Phạm vi thị trường: Đề tài chỉ nghiên cứu tập trung vào thị trường Nhật Bản - một thị trường tiềm năng với thu nhập cao cho doanh nghiệp cũng như cho người lao động đi lao động nước ngoài. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập dữ liệu: - Nguồn dữ liệu thứ cấp: +Tài liệu lưu trữ, văn kiện, hồ sơ, văn bản về luật, chính sách, … thu thập từ các cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội. +Thông tin trên truyền hình, truyền thanh, báo chí, … + Sách giáo khoa, tài liệu chuyên nghành, sách chuyên khảo, + Các số liệu, tài liệu đã công bố được tham khảo từ các bài báo trong tạp chí khoa học, tập san, báo cáo chuyên đề khoa học, …. -Nguồn dữ liệu sơ cấp: Quan sát, phỏng vấn cá nhân trong công ty kết hợp với điều tra nhóm. 1.6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp Kết cấu gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan về quy trình xuất khẩu lao động. Chương 2: Cơ sở lý luận của quy trình xuất khẩu lao động của Doanh nghiệp. Chương 3: Thực trạng quy trình xuất khẩu lao động của Chi nhánh Nhân lực và thương mại quốc tế INTRACO. Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất hoàn thiện quy trình xuất khẩu lao động sang thị trường Nhật Bản. 6 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Lớp: K47E1 Chương2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUY TRÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP. 2.1 Khái niệm và các hình thức Xuất khẩu lao động 2.1.1 Xuất khẩu lao động 2.1.1.1 Khái niệm: - Lao động là hoạt động có chủ đích, có ý thức của con người nhằm thay đổi những những vật thể tự nhiên phù hợp với lợi ích của mình. Lao động còn là sự vận động của sức lao động trong quá trình tạo ra của cải, vật chất và tinh thần, là quá trình kết hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất. - Lao động xuất khẩu: (Labour Export), là bản thân người lao động, có những độ tuổi khác nhau, sức khỏe và kỹ năng lao động khác nhau, đáp ứng được những yêu cầu của nước nhập khẩu lao động. - Xuất khẩu lao động: (Export of Labour), được hiểu như là công việc đưa người lao động từ nước sở tại đi lao động tại nước có nhu cầu thuê mướn lao động. Như trên đã đề cập, việc các nước đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo nghĩa rộng tức là tham gia vào quá trình di dân quốc tế và nó phải tuân theo hoặc là Hiệp định giữa hai quốc gia, hoặc là phải tuân theo Công ước quốc tế, hoặc thông lệ quốc tế, tùy theo từng trường hợp khác nhau mà nó nằm ở trong giới hạn nào. 2.1.1.2 Vai trò của Xuất khẩu lao động Với tư cách là một lĩnh vực hoạt động kinh tế, cần phải được xem xét, đánh giá các mặt hiệu quả tích cực mà xuất khẩu lao động đã mang lại. Một khi nhận thức đúng đắn về hiệu quả của xuất khẩu lao động, cùng với việc vạch ra các chỉ tiêu, xác định nó là cơ sở quan trọng cho việc đánh giá hiện trạng và chỉ ra các phương hướng cũng như các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Thông thường, hiệu quả nói chung, thường được biểu hiện qua hiệu số giữa kết quả đạt được và chi phí. Tuy nhiên, trong nền kinh tế xã hội, mỗi kết quả thường có đồng thời cả hai mặt đó là mặt kinh tế và mặt xã hội. Hiệu quả kinh tế được tính theo công thức trên, còn hiệu quả xã hội lại được hiểu như những kết quả tích cực so với mục tiêu. Khi đánh giá về vai trò của xuất khẩu lao động đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam trong những năm trước đây và hiện tại, không một ai 7 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Lớp: K47E1 có thể phủ nhận những gì mà xuất khẩu lao động Việt Nam đã đóng góp. Xuất khẩu lao động không những vừa đạt được mục tiêu về kinh tế, mà còn đạt được cả mục tiêu về xã hội. • Về mục tiêu Kinh tế. Trong khi nước ta chuyển đổi nền kinh tế chưa lâu, kinh tế nước ta còn gặp vô vàn những khó khăn, mọi nguồn lực còn eo hẹp, thì việc hàng năm chúng ta đưa hàng vạn lao động ra nước ngoài làm việc, đã mang về cho đất nước hàng tỷ USD/năm từ hoạt động xuất khẩu lao động. Đây quả là một số tiền không nhỏ đối với những quốc gia đang phát triển như chúng ta. • Về mục tiêu xã hội. Mặc dù còn có những hạn chế nhất định so với tiềm năng, song xuất khẩu lao động Việt Nam trong những năm qua, bước đầu đã đạt được những thành công nhất định về mục tiêu kinh tế - xã hội mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Trước hàng loạt những khó khăn và gánh nặng thất nghiệp và thu nhập của người lao động trong nước, cùng với các biện pháp tìm kiếm và tạo công ăn, việc làm trong nước là chủ yếu thì xuất khẩu lao động đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng, góp phần tạo công ăn việc làm và thu nhập cho hàng vạn lao động mỗi năm, đồng thời làm giảm sức ép về việc làm và tạo sự ổn định xã hội ở trong nước… 2.1.2 Các hình thức Xuất khẩu lao động Khái niệm: Hình thức xuất khẩu lao động là cách thức thực hiện việc đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài do Nhà nước qui định. Các hình thức đưa lao động Việt Nam ở nước ngoài gồm có: – Cung ứng lao động theo các hợp đồng ký với bên nước ngoài. Đây là trường hợp các tổ chức kinh tế Việt Nam được phép XKLĐ tuyển dụng lao động Việt Nam để đưa đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cung ứng lao động. Hình thức này tương đối phổ biến, được thực hiện rộng rãi trong các năm vừa qua và những năm tới. Đặc điểm của hình thức này là :Tổ chức kinh tế Việt Nam tổ chức tuyển chọn lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc cho người sử dụng lao động ở nước ngoài; Các yêu cầu về tiêu chuẩn về lao động do phía nước ngoài đặt 8 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Lớp: K47E1 ra. Quan hệ lao động được điều chỉnh bởi pháp luật của nước nhận lao động. Quá trình làm việc ở nước ngoài, người lao động Việt Nam chịu sự quản lý trực tiếp của người sử dụng lao động nước ngoài; các điều kiện và quyền lợi của người lao động do phía nước ngoài bảo đảm. Chính vì vậy, việc thích ứng của người lao động Việt Nam với môi trường lao động nước ngoài có những hạn chế. – Đưa lao động đi làm việc theo hợp đồng nhận thầu, khoán công trình ở nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài. Đây là trường hợp doanh nghiệp tuyển lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để thực hiện hợp đồng kinh tế với bên nước ngoài; các doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận khoán công trình ở nước ngoài hoặc đầu tư dưới hình thức liên doanh, liên kết chia sản phẩm hoặc các hình thức đầu tư khác ở nước ngoài. Những năm vừa qua, hình thức này tuy chưa phổ biến nhưng theo chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, mở rộng và tăng cường kinh tế đối ngoại thì hình thức này sẽ ngày càng phát triển. Đặc điểm của hình thức này là: Việc tuyển người lao động là để thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp Việt Nam; yêu cầu về tiêu chuẩn lao động, các điều kiện lao động do doanh nghiệp Việt Nam đặt ra, doanh nghiệp Việt Nam sử dụng lao động có thể trực tiếp tuyển dụng lao động hoặc uỷ quyền cho doanh nghiệp cung ứng lao động tuyển lao động. Doanh nghiệp Việt Nam đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, quản lý, sử dụng lao động ở nước ngoài đảm bảo các quyền lợi cho người lao động làm việc ở nước ngoài. Do đặc điểm và hình thức sử dụng lao động này nên quan hệ lao động tương đối ổn định. Việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động của người lao động khi làm việc ở nước ngoài có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, do hợp đồng được thực hiện ở nước ngoài nên ít nhiều có sự ảnh hưởng của pháp luật, phong tục tập quán của nước ngoài. Ngoài việc tuân thủ pháp luật Việt Nam, cả doanh nghiệp Việt Nam quản lý sử dụng lao động và người lao động Viêt Nam còn phải tuân thủ các qui định của pháp luật nước ngoài. – Theo hợp đồng lao động giữa các cá nhân người lao động với người sử dụng lao động nước ngoài. Hình thức XKLĐ này ở nước ta chưa phổ biến vì muốn ký được hợp đồng với phía nước ngoài, người lao động phải có những hiểu biết cần thiết về nhiều mặt như các thông tin về đối tác nước ngoài, về ngôn ngữ, khả năng giao tiếp với người nước ngoài…vv. Trong khi đó, trình độ hiểu biết các vấn đề 9 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Lớp: K47E1 Bước 1 Ký kết hợp đồng xuất khẩu lao động Bước 2 Tuyển chọn và đào tạo lao động Bước 3 Tổ chức đưa người lao động ra nước ngoài Bước 4 Quản lý lao động ở nước ngoài Bước 5 Tiếp nhận lao động trở về nước và thanh lý hợp đồng Xuất khẩu lao động kinh tế, văn hoá, xã hội và pháp luật của người lao động Việt Nam còn những hạn chế nhất định. Trong đề tài nghiên cứu này tôi sẽ trình bày về hình thức –“Cung ứng lao động theo các hợp đồng ký với bên nước ngoài”. Bởi hiện nay Xuất khẩu lao động ở nước ta chủ yếu là theo hình thức này, và gần đây vấn đề liên quan đến xuất khẩu lao động đang được dư luận và báo chí rất quan tâm khi xuất hiện nhiều vấn đề xung quanh các hoạt động Xuất khẩu lao động. Mong rằng qua bài luận có thể cung cấp thêm thông tin cho những người quan tâm đến hoạt động Xuất khẩu lao động. 2.2 Quy trình Xuất khẩu lao động Quy trình Xuất khẩu lao động trải qua 5 bước cơ bản sau: Bước 1: Ký kết hợp đồng Xuất khẩu lao động Hợp đồng xuất khẩu lao động là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp với người sử dụng lao động ở nước ngoài về quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Hợp đồng cung ứng lao động phải phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật nước ngoài tiếp nhận người lao động và phải có những nội dung chính sau: + Thời hạn của người lao động + Số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài, giới tính, sức khỏe, nghành nghề, công việc phải làm. + Địa điểm làm việc + Điều kiện, môi trường làm việc + Số giờ làm việc, giờ nghỉ ngơi 10 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Lớp: K47E1 [...]... ty Nhân lực và Thương mại quốc tế đổi tên thành Chi nhánh nhân lực và thương mại quốc tế Địa chỉ: Số 158, đường Nguyễn Văn Cừ, phường Bồ Đề, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội Tổng số nhân viên của Công ty tại ngày 31/1/2013 là 60 người 3.2 Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Chi nhánh nhân lực và thương mại quốc tế INTRACO được thành lập năm 2002, ban đầu với 8 nhân viên Công ty thực. .. tin liên quan đến hoạt động XKLĐ của mình Từ có những hành động cụ thể phù hợp với tình hình thị trường 16 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Lớp: K47E1 Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUY TRÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CHI NHÁNH NHÂN LỰC VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ INTRACO 3.1 Giới thiệu về công ty Công ty Nhân lực và Thương mại Quốc tế (dưới đây gọi tắt là “Công ty”) là Chi nhánh thuộc Tổng công... hoạt động xuất khẩu lao động Chi u tiêu cực: cạnh tranh không lành mạnh hoặc tính cạnh tranh yếu sẽ bị đào thải • Điều kiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc giữa quốc gia xuất khẩu lao động và quốc gia tiếp nhận Nếu những điều kiện này tốt sẽ góp phần làm giảm chi phí trong hoạt động xuất khẩu lao động cũng như thuận lợi trong quá trình đưa lao động đi và nhận lao động về Vì thế hoạt động xuất khẩu. .. K47E1 Vậy nên trong giai đoạn tới bên cạnh việc Công ty tiếp tục xuất khẩu lao động phổ thông thông thì cần chú trọng them vào nhóm lao động có trình đọ cao bởi đó là xu hướng cho nguồn lao động sắp tới 4.2 Giải pháp hoàn thiện quy trình Xuất khẩu lao động của Chi nhánh nhân lực và Thương mại quốc tế INTRACO 1 Tìm kiếm nguồn cung lao động chất lượng - Làm tốt công tác lập kế hoạch.Các doanh nghiệp... nền kinh tế có những biến động xấu bất ngờ xảy ra thì hoạt động xuất khẩu lao động cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn Chính trị cũng ảnh hưởng tới xuất khẩu lao động Nếu nước tiếp nhận có tình hình chính trị không ổn đình thì họ có thể cũng không có nhu cầu tiếp nhận thêm lao động và nước xuất khẩu lao động cũng không muốn đưa người lao động của mình tới đó • Pháp luật: Quản lý xuất khẩu lao động ngoài... tái xuất lao động theo quy định của Pháp luật 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu lao động 2.3.1 Nhóm nhân tố khách quan • Điều kiện kinh tế chính trị, tình hình dân số_ nguồn lao động của nước tiếp nhận lao động Các nước tiếp nhận lao động thường là các nước có nền kinh tế phát triển hoặc tương đối phát triển nhưng trong quá trình phát triển kinh tế của mình họ lại thiếu hụt nghiêm trọng lực lượng... Lớp: K47E1 3.3 Thực trạng việc thực hiện quy trình xuất khẩu lao động của công ty Bước 1: Ký hợp đồng xuất khẩu lao động Công ty tăng cường ngoại giao, quan hệ với các hiệp hội lao động tại Nhật Bản và các công ty môi giới để mở rộng thị trường và tìm kiếm hợp đồng cung ứng lao động Lao động sang Nhật Bản làm việc dưới hình thức Tu nghiệp sinh: Độ tuổi từ 20 đến 40; có đủ sức khoẻ, đủ năng lực hành vi... nguồn lao động của công ty do phần lớn nguồn lao động đến từ những tỉnh này - khu vực kinh tế còn khó khăn -Thiếu lao động có trình độ: Lao động không có trình độ hay Người lao động khai báo sai về kinh nghiệm làm việc Có nhiều người lao động khai báo man về trình độ, kinh nghiệp làm việc với công ty xuất khẩu lao động, làm mất thời gian 26 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Lớp: K47E1 của công ty trong việc xác thực. .. cắt giảm các lợi ích của người lao động như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, ; đánh đập công nhân, bóc lột công nhân một cách quá đáng dẫn đến tình trạng mâu thuẫn giữa người lao động và người sử dụng lao động Hậu quả là, người lao động sẽ bỏ việc hoặc bị sa thải Trong trường hợp này người lao động và doanh nghiệp xuất khẩu lao động bị thiệt hại Khó khăn khi người sử dụng lao động không may làm ăn... xử lý kịp thời những vi phạm kỷ luật của người lao động làm ảnh hưởng đến thị trường; theo dõi, hỗ trợ và phát huy lực lượng lao động này khi về nước • Sự cạnh tranh của các nước xuất khẩu lao động khác Sự cạnh tranh này mang tác động hai chi u Chi u tích cực: thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động của nước mình không ngừng tự nâng cao chất lượng hàng hoá sức lao động để tăng tính cạnh tranh trên thị . trình xuất khẩu lao động của Doanh nghiệp. Chương 3: Thực trạng quy trình xuất khẩu lao động của Chi nhánh Nhân lực và thương mại quốc tế INTRACO. Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất hoàn. doanh của Doanh nghiệp. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Quy trình xuất khẩu lao động nói chung và quy trình xuất khẩu lao động của Chi nhánh Nhân lực và thương mại quốc. tài: Quy trình xuất khẩu lao động sang thị trường Nhật Bản tại Chi nhánh Nhân lực và Thương mại quốc tế INTRACO. 1.3. Mục đích nghiên cứu Căn cứ vào các lý luận cơ bản về quy trình Xuất khẩu lao

Ngày đăng: 13/05/2015, 08:32

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

  • Chương1: TỔNG QUAN VỀ QUY TRÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

    • 1.1 Tính cấp thiết của đề tài.

    • 1.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

    • 1.3. Mục đích nghiên cứu

    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu

    • 1.6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

    • Chương2: Cơ sở lý luận của quy trình xuất khẩu lao động của Doanh nghiệp.

      • 2.1 Khái niệm và các hình thức Xuất khẩu lao động

        • 2.1.1 Xuất khẩu lao động

          • 2.1.1.1 Khái niệm:

          • 2.1.1.2 Vai trò của Xuất khẩu lao động

          • 2.1.2 Các hình thức Xuất khẩu lao động

          • 2.2 Quy trình Xuất khẩu lao động

            • Bước 2: Tuyển chọn và đào tạo lao động

            • Bước 3: Tổ chức đưa lao động ra nước ngoài

            • Bước 4: Quản lý lao động ở nước ngoài

            • Bước 5: Tiếp nhận lao động trở về và thanh lý hợp đồng Xuất khẩu lao động

            • 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu lao động

              • 2.3.1 Nhóm nhân tố khách quan

              • 2.3.2 Nhóm nhân tố chủ quan

              • Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUY TRÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CHI NHÁNH NHÂN LỰC VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ INTRACO

                • 3.1 Giới thiệu về công ty

                • 3.2 Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

                • 3.3 Thực trạng việc thực hiện quy trình xuất khẩu lao động của công ty

                • 3.4 Đánh giá việc thực hiện quy trình xuất khẩu lao động của công ty

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan