Định hướng xuất khẩu lao động sang thị trường Nhật Bản

Một phần của tài liệu Thực trạng quy trình xuất khẩu lao động của Chi nhánh Nhân lực và thương mại quốc tế INTRACO. (Trang 30)

Theo Bộ LĐ-TB&XH, năm 2015 Việt Nam sẽ tập trung khai thác những thị trường chất lượng cao, trong đó Nhật Bản được đánh giá là giàu tiều năng và có sức hút lớn. NLĐ được lựa chọn sang Nhật Bản sẽ phải trải qua những đợt sát hạch khắt khe, cùng yêu cầu về bằng cấp, trình độ tay nghề nhưng bù lại sẽ được tạo điều kiện làm việc tốt nhất có thể với mức lương cao. Năm 2012, Nhật Bản đã tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam sang làm việc trong ngành xây dựng, cơ khí, nông nghiệp, chế biến thực phẩm, dệt may… Đây là thị trường màu mỡ, NLĐ không chỉ giàu có về kiến thức mà còn giàu về thu nhập, với mức lương thấp nhất là 12 triệu đồng/tháng, cao nhất có thể lên đến 45 triệu đồng/tháng với những công việc như điều dưỡng viên, hộ lý… Ngoài ra, Nhật Bản luôn dành ưu tiên cho lao động nữ hoặc tuyển cả hai vợ chồng trẻ đi làm cùng lĩnh vực. Theo dự kiến, trong giai đoạn 2015-2020, Nhật Bản cần 20.000 LĐVN trong lĩnh vực xây dựng để chuẩn bị các công trình thể thao phục vụ Olympic 2020, hiện nay trung bình, mỗi tháng có 1.700-1.900 LĐVN sang Nhật Bản làm việc. Hơn nữa, về lâu dài, do dân số Nhật Bản ngày càng già hóa nên nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài khá cao.

Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, đây là thời điểm phía Nhật Bản quan tâm đến LĐVN ở mức cao nhất, tăng 160% so với năm 2013. Thực tế, Nhật Bản đã mở cửa rộng hơn với LĐVN sau khi các thỏa thuận liên Chính phủ được ký kết. Cụ thể là bớt khắt khe hơn với các chỉ tiêu tuyển dụng đầu vào, từ chiều cao, trình độ học vấn, ngoại ngữ, tay nghề, thời gian đăng ký xuất cảnh cũng được rút ngắn… để NLĐVN dễ dàng vượt qua các đợt thi tuyển sang làm việc tại nước này. Tuy nhiên, bớt khắt khe không

có nghĩa là dễ dãi.( Nguồn: TTXVN)

Cơ hội với LĐVN thì nhiều nhưng sẽ là rủi ro lớn nếu chúng ta không đáp ứng đủ và đúng nguồn LĐ. Các doanh nghiệp Việt Nam phải khắt khe trong tuyển dụng, đào tạo để có nguồn LĐ dồi dào, chất lượng tốt thì mới ký đơn hàng với đối tác. Năm 2015, Việt Nam sẽ gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN, vì vậy, việc chuyển dịch LĐ là tất yếu. LĐVN sẽ phải đương đầu với những thách thức cạnh tranh trong 30

thị trường lao động quốc tế. Việc được ưu tiên tuyển dụng sang thị trường tiềm năng và khó tính như Nhật Bản là tín hiệu lạc quan về một tương lai tốt đẹp cho XKLĐ của Việt Nam nhưng rất cần chiến lược tổng thể, dài hạn để đào tạo LĐ có chất lượng.

Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết: Giai đoạn 2015-2020, Nhật Bản cần 20.000 LĐVN trong lĩnh vực xây dựng để chuẩn bị các công trình thể thao phục vụ Olympic 2020. Một lý do khác là dân số Nhật Bản ngày càng già hóa (23% dân số ở độ tuổi trên 65 tuổi), LĐ phổ thông và LĐ nông nghiệp tại Nhật Bản đều đã có tuổi nên việc "nhập khẩu" LĐ trẻ là điều tất yếu. Tại Đông Nam Á, Việt Nam là nước thứ ba (cùng với Indonesia và Philippines) được Nhật Bản đào tạo và hướng nghiệp cho hộ lý và điều dưỡng viên để sang nước này làm việc trong 2-4 năm. Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản đã có những ký kết với các hoạt động xúc tiến XKLĐ. Các đoàn doanh nghiệp, nghiệp đoàn của Nhật Bản đã sang thăm, khảo sát thị trường Việt Nam và tìm hiểu cơ hội hợp tác tại Việt Nam.

Trước đây, thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản làm việc chủ yếu trong các ngành cơ khí, điện tử, dệt may thì nay Nhật Bản nhận thực tập sinh nước ta trong hầu hết các ngành nghề từ xây dựng, cơ khí, nông nghiệp, chế biến thực phẩm, dệt may, trong đó, nhu cầu với các ngành xây dựng, nông nghiệp, chế biến thực phẩm tăng mạnh.

Nhật Bản tiếp tục được coi là thị trường trọng điểm xuất khẩu lao động trong năm 2015. Đáng chú ý là với thị trường Nhật Bản, sẽ tập trung ngành nghề xây dựng, cơ khí chế tạo, nông nghiệp, chế biến thực phẩm.

Bên cạnh đó, để chuẩn bị cho Thế vận hội Tokyo được tổ chức vào năm 2020, từ 2015 đến 2020, Nhật Bản dự kiến tiếp nhận số lượng lớn thực tập sinh xây dựng và xem xét việc tiếp nhận lại các thực tập sinh xây dựng đã hoàn thành hợp đồng về nước trước đây.

Ngoài thực tập sinh, Nhật Bản còn có nhu cầu tiếp nhận lao động có trình độ cao như kỹ sư thiết kế, kỹ sư cơ khí, điều dưỡng, hộ lý. Đây cũng là những cơ hội để lao động Việt Nam có thể sang làm việc và học tập tại Nhật Bản

Vậy nên trong giai đoạn tới bên cạnh việc Công ty tiếp tục xuất khẩu lao động phổ thông thông thì cần chú trọng them vào nhóm lao động có trình đọ cao bởi đó là xu hướng cho nguồn lao động sắp tới.

Một phần của tài liệu Thực trạng quy trình xuất khẩu lao động của Chi nhánh Nhân lực và thương mại quốc tế INTRACO. (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w