Nguyên nhân:

Một phần của tài liệu Thực trạng quy trình xuất khẩu lao động của Chi nhánh Nhân lực và thương mại quốc tế INTRACO. (Trang 28)

Lao động Việt Nam bỏ trốn: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến là vì lý do kinh tế.

Lao động Việt Nam sẵn sàng phá vỡ hợp đồng ra ngoài làm để có thu nhập cao hơn, cho dù việc làm này có thể gặp rủi ro và bị trục xuất về nước. Nhiều trường hợp, ngay sau khi sang nước bạn đã bỏ ra ngoài làm và bị phát hiện trục xuất về nước chịu thiệt hại nặng nề cho bản thân vì chưa trả nợ được số vốn vay để đi xuất khẩu lao động. Thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc luôn có tỷ lệ lao động bỏ trốn cao nhất vì 2 quốc gia này nhận lao động Việt Nam dưới dạng “tu nghiệp sinh”. Do đó, thu nhập hàng tháng chỉ từ 1.000 – 1.200 USD/người/tháng với thời hạn tu nghiệp khoảng 3 năm. Trong khi đó đây là những quốc gia phát triển có thu nhập cao, nếu trốn ra ngoài làm việc, người lao động có thể có mức thu nhập từ 2.000 – 3.000 USD/người/tháng và nếu không bị bắt và bị trục xuất thì sẽ được làm việc lâu hơn ở nước ngoài. Mặt khác, người tham gia xuất khẩu lao động ở nước ta hầu hết là có thu nhập thấp, trước khi đi lao động ở nước ngoài phải vay mượn nhằm trang trải chi phí rất lớn từ vài chục đến cả trăm triệu đồng. Trong khi đó, thực trạng lao động Việt Nam sau khi đi XKLĐ về nước chỉ 20-25% kiếm được việc làm ổn định. Do đó, sức ép đối với họ để mau chóng hoàn trả vốn và có một khoản tích lũy để làm ăn khi về nước là rất lớn. Đây là lý do cơ bản mà lao động Việt Nam sẵn sàng bỏ trốn bất chấp có thể gặp rủi ro.

Bên cạnh đó nguyên nhân còn từ việc hoạt động giáo dục định hướng của Công ty chưa có hiệu quả, người lao động thiếu kiến thức về pháp luật. Nên người lao động sẵn sang phá vỡ hợp đồng lao động để ra ngoài làm khi họ chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt mà không thấy cái hại sau này. Nếu bị phát hiện thì họ bị trục xuất về nước, khi đó họ mất số tiền đặt cọc với công ty và phải trả khoản nợ tại quê nhà trong trường hợp họ chưa gửi về đủ số tiền chi cho việc đi lao động nước ngoài. Số tiền nợ sẽ trở thành gánh nặng cho họ và gia đình của họ.

Nguyên nhân của lao động bỏ trốn còn do hoạt động quản lý lao động ở nước ngoài chưa hiệu quả. Do phải quản lý rất nhiều lao động ở nhiều khu vực tại Nhật

Bản mà Nghiệp đoàn của Công ty không thể quan tâm hết đến đời sống cá nhân và 28

xã hội của người lao động tại Nhật nên vì một số lý do cá nhân hay công việc mà người lao động bỏ trốn ra ngoài làm. Gây khó khăn cho công tác quản lý lao động của công ty.

Khó khăn trong tìm kiếm nguồn lao động: Nguyên nhân do một số vấn đề xảy

ra xung quanh việc lao động đi làm việc nước ngoài như: bị các doanh nghiệp xuất khẩu lao động lừa ... đã gây hoang mang cho người lao động. Người lao động không tin vào công ty xuất khẩu lao động, gây khó khăn rất lớn cho bản thân Công ty trong việc thuyết phục và chứng minh hoạt động của bản thân công ty là tin cậy, đúng pháp luật. Và chứng minh mình không phải là công ty lừa đảo.

Bên cạnh đó do nhu cầu chất lượng nguồn lao động mà Nhật Bản cần có xu hướng chuyển sang nguồn lao động có trình độ, chất lượng cao nên bản thân công ty gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn lao động này, do trình độ văn hóa của người có nhu cầu đi lao động nước ngoài ở Việt Nam còn thấp chủ yếu là lao động phổ thông. Để có thể đáp ứng nhu cầu trong tương lai, Công ty cần có sự liên hệ với các trường trung cấp, cao đẳng Nghề.

Chương 4. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN QUY TRÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

Một phần của tài liệu Thực trạng quy trình xuất khẩu lao động của Chi nhánh Nhân lực và thương mại quốc tế INTRACO. (Trang 28)