1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang

117 618 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 1,4 MB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tàiHiệu quả quản lý tài chính doanh nghiệp là một vấn đề trọng tâm quyết định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích tài chính là cơ sở giúp đạt được mục tiêu này. Phân tích báo cáo tài chính là công cụ rất quan trọng đối với các tổ chức tín dụng, nhà đầu tư, cơ quan thuế, cơ quan kiểm toán, thống kê, nhà quản trị trong doanh nghiệp và các đối tượng khác có liên quan. Những thông tin từ kết quả của việc phân tích là cơ sở khoa học để nhà quản trị, nhà đầu tư đưa ra những quyết định tối ưu theo từng mục đích cụ thể của mình.Phân tích báo cáo tài chính là làm sao cho các con số đã phân tích được người sử dụng chúng hiểu được các mục tiêu, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua phân tích, nhà quản trị sẽ đánh giá đúng kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xác định được những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tài chính và kết quả kinh doanh, qua đó có biện pháp thích hợp để hạn chế những rủi ro và phát huy thế mạnh của doanh nghiệp.Để góp phần cung cấp thông tin một cách khoa học và có ý nghĩa đối với những người sử dụng thông tin về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tôi tập trung nghiên cứu đề tài “Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang” để làm luận văn tốt nghiệp của mình.

Trang 1

D¦¥NG V¨N LùC

PH¢N TÝCH B¸O C¸O TµI CHÝNH CñA

C¤NG TY Cæ PHÇN XUÊT NHËP KHÈU SA GIANG

HÀ NỘI – 2013

Trang 2

D¦¥NG V¨N LùC

PH¢N TÝCH B¸O C¸O TµI CHÝNH CñA

C¤NG TY Cæ PHÇN XUÊT NHËP KHÈU SA GIANG

Chuyên ngành: Kế toán (Kế toán, kiểm toán và phân tích)

Mã số: 60.34.30

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS BÙI VĂN DƯƠNG

HÀ NỘI – 2013

Trang 3

Tôi xin cam đoan luận văn này do tôi độc lập nghiên cứu, xây dựng trên cơ sở tiếp thu ý tưởng khoa học của các tác giả đi trước dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Bùi Văn Dương

Các số liệu nêu ra trong luận văn là trung thực dựa trên sự tìm tòi, nghiên cứu các tài liệu khoa học đã được công bố, bảo đảm tính khách quan, khoa học và nghiêm túc

Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2013

Tác giả luận văn

Dương Văn Lực

Trang 4

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới PGS.TS Bùi Văn Dương đã định hướng khoa học và hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình trong suốt quá trình thu thập số liệu, thực hiện và hoàn thiện viết luận văn.

Chân thành cảm ơn TS Phạm Đức Cường, TS Lương Thanh Tân đã có những góp ý rất quý báu cho tôi trong quá trình viết luận văn.

Xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô giáo Viện Kế toán – Kiểm toán cùng các thầy cô, cán bộ Viện Đào tạo Sau Đại học của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

đã giúp đỡ, tạo điều kiện trong quá trình học tập và viết luận văn.

Cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và nhất là người vợ thân yêu của tôi đã đồng hành và chia sẻ những khó khăn trong suốt thời gian học tập và trong quá trình viết luận văn.

Tác giả luận văn

Dương Văn Lực

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1

Chương 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 6

2.1 Khái quát chung về phân tích báo cáo tài chính 6

2.1.1 Khái niệm phân tích báo cáo tài chính 6

2.1.2 Ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính 6

2.2 Nguồn dữ liệu cho phân tích 7

2.3 Phương pháp phân tích 8

2.3.1 Phương pháp so sánh 8

2.3.2 Phương pháp loại trừ 9

2.3.3 Phương pháp mô hình tài chính Dupont 12

2.3.4 Phương pháp đồ thị 13

2.4 Nội dung phân tích tài chính 13

2.4.1 Phân tích tổng quan tình hình tài chính 14

2.4.2 Phân tích khả năng thanh toán 20

2.4.3 Phân tích cấu trúc tài chính 24

2.4.4 Phân tích hiệu quả kinh doanh 26

2.4.5 Phân tích rủi ro tài chính thông qua đòn bẩy tài chính 33

2.4.6 Dự báo các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh 33

Chương 3: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU SA GIANG 35

3.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang 35

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 35

Trang 6

3.2 Nguồn dữ liệu cho phân tích báo cáo tài chính của Sagimexco 39

3.3 Phương pháp phân tích báo cáo tài chính áp dụng 39

3.4 Nội dung phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang 40

3.4.1 Phân tích tổng quan tình hình tài chính của Công ty 40

3.4.2 Phân tích khả năng thanh toán 49

3.4.3 Phân tích cấu trúc tài chính 52

3.4.4 Phân tích hiệu quả kinh doanh 62

3.4.5 Phân tích rủi ro tài chính thông qua đòn bẩy tài chính 68

3.4.6 Dự báo các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả kinh doanh 70

Chương 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN 73

4.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu về phân tích báo cáo tài chính của Sagimexco qua 3 năm 2010 - 2012 73

4.2 Các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao năng lực tài chính và hiệu quả kinh doanh của Sagimexco 76

4.3 Đóng góp của đề tài nghiên cứu 79

4.4 Những hạn chế của đề tài nghiên cứu và một số gợi ý cho các nghiên cứu trong tương lai 80

4.4.1 Những hạn chế trong quá trình nghiên cứu 80

4.4.2 Một vài gợi ý cho các nghiên cứu trong tương lai 81

KẾT LUẬN 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

PHỤ LỤC 84

Trang 7

Ký hiệu viết tắt Viết đầy đủ

AOE Đòn bẩy tài chính (Assets On Equity)

SAGIMEXCO Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang

ROA Sức sinh lời của tài sản (Return On Assets)

ROE Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu (Return On Equity)ROI Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (Return On Investment)ROS Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu (Return On Sales)

Trang 8

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ mô hình phân tích tài chính Dupont 13

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ mô hình phân tích tài chính Dupont (ROA) 29

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ mô hình phân tích tài chính Dupont (ROE) 32

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 37

BẢNG Bảng 3.1: Bảng đánh giá khái quát tình hình huy động nguồn vốn 42

Bảng 3.2: Bảng phân tích khái quát mức độ độc lập tài chính 43

Bảng 3.3: Bảng phân tích khái quát khả năng thanh toán tổng quát 44

Bảng 3.4: Bảng Phân tích khái quát tỷ suất sinh lời 46

Bảng 3.5: Bảng phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn theo quan điểm nguồn tài trợ 48

Bảng 3.6: Bảng phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn 49

Bảng 3.7: Bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán 51

Bảng 3.8: Bảng phân tích cơ cấu tài sản 53

Bảng 3.9: Bảng các chỉ số đánh giá cấu trúc tài sản 56

Bảng 3.10: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn 59

Bảng 3.11: Bảng các chỉ số đánh giá cấu trúc nguồn vốn 60

Bảng 3.12: Bảng phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn 61

Bảng 3.13: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản chung 63

Bảng 3.14: Bảng phân tích rủi ro tài chính 69

Bảng 3.15: Bảng phân tích dự báo các chỉ tiêu của Báo cáo KQKD 71

BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Biểu đồ đánh giá khái quát khả năng huy động vốn 41

Biểu đồ 3.2: Biểu đồ chỉ số cấu trúc tài sản dài hạn 56

Biểu đồ 3.3: Biểu đồ cấu trúc nguồn vốn 60

Trang 9

D¦¥NG V¨N LùC

PH¢N TÝCH B¸O C¸O TµI CHÝNH CñA

C¤NG TY Cæ PHÇN XUÊT NHËP KHÈU SA GIANG

Chuyên ngành: Kế toán (Kế toán, kiểm toán và phân tích)

Mã số: 60.34.30

HÀ NỘI – 2013

Trang 10

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiệu quả quản lý tài chính doanh nghiệp là một vấn đề trọng tâm quyết địnhhiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích tài chính là cơ sở giúp đạt đượcmục tiêu này Phân tích báo cáo tài chính là làm sao cho các con số đã phân tíchđược người sử dụng chúng hiểu được các mục tiêu, tình hình và kết quả hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp Thông qua phân tích, nhà quản trị sẽ đánh giá đúngkết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xác định được những nguyên nhânảnh hưởng đến tình hình tài chính và kết quả kinh doanh, qua đó có biện pháp thíchhợp để hạn chế những rủi ro và phát huy thế mạnh của doanh nghiệp

Để góp phần cung cấp thông tin một cách khoa học và có ý nghĩa đối vớinhững người sử dụng thông tin về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của

doanh nghiệp tôi tập trung nghiên cứu đề tài “Phân tích báo cáo tài chính của Công

ty cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang” để làm luận văn tốt nghiệp của mình.

1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

Trên cơ sở trân trọng kế thừa, tiếp thu những thành tựu của các công trình đi

trước, luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề: “Phân tích báo cáo tài chính của Công

ty cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang”

1.3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Xây dựng các chỉ tiêu, nội dung và phương pháp phân tích báo cáo tài chínhnhằm giúp nhà quản trị và các đối tượng liên quan có những quyết định hiệu quảnhất

Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận chung về phân tích báo cáo tài chính.Qua đó tìm hiểu và phân tích thực trạng tình hình tài chính và đưa ra một số giảipháp kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

1.4 Câu hỏi nghiên cứu

Những chỉ tiêu nào được sử dụng để đo lường tình hình tài chính và kết quảkinh doanh của doanh nghiệp? Tại Sagimexco tình hình tài chính và kết quả kinhdoanh như thế nào? Những kiến nghị, giải pháp nào có thể đưa ra để nâng cao hiệuquả tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Sagimexco?

Trang 11

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận chung và thực trạngphân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang Để giảiquyết tốt vấn đề trên, luận văn chỉ giới hạn việc nghiên cứu phân tích báo cáo tàichính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang từ năm 2010 đến năm 2012

1.6 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp loại trừ, phương pháp

mô hình tài chính Dupont và một số phương pháp khác

1.7 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

Thông tin phân tích báo cáo tài chính có ý nghĩa rất quan trọng trong công tácquản trị doanh nghiệp và các đối tượng liên quan Thông tin không chỉ có ý nghĩavới nhà quản trị của doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các chủ thể khác có liênquan như cơ quan thuế, các tổ chức tín dụng, nhà đầu tư, cơ quan kiểm toán, nhàcung cấp

1.8 Kết cấu của đề tài

Bố cục chính của luận văn được chia thành 4 chương:

Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu

Chương 2: Lý luận chung về phân tích báo cáo tài chính

Chương 3: Thực trạng phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần xuất nhậpkhẩu Sa Giang

Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu, các giải pháp đề xuất và kết luận

Trang 12

Chương 2

LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

2.1 Khái quát chung về phân tích báo cáo tài chính

Phân tích báo cáo tài chính thực chất là phân tích các chỉ tiêu tài chính trên hệthống báo cáo hoặc các chỉ tiêu tài chính mà nguồn thông tin từ hệ thống báo cáonhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, cung cấp thông tin từ hệ thốngbáo cáo nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, cung cấp thông tin chomọi đối tượng có nhu cầu theo những mục tiêu khác nhau

2.2 Nguồn dữ liệu cho phân tích

Báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2010, 2011 và 2012 bao gồm: Bảng cânđối kế toán (mẫu số B 01–DN); Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh(mẫu số B 02–DN); Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu số B 03–DN); Bản thuyếtminh báo cáo tài chính ((mẫu số B 09–DN)

2.3.3 Phương pháp mô hình tài chính Dupont

Mô hình Dupont dùng để phân tích mối liên hệ giữa các nhân tố ảnh hưởngtới chỉ tiêu tài chính cần phân tích Chính nhờ sự phân tích mối liên hệ giữa cácnhân tố mà người ta có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêuphân tích theo một trình tự logic chặt chẽ và xu hướng khác nhau

2.4 Nội dung phân tích tài chính

2.4.1 Phân tích tổng quan tình hình tài chính

Trang 13

Đánh giá tổng quan tình hình tài chính đưa ra những nhận định sơ bộ ban đầu,những nhận xét có tính chất chung nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp cólành mạnh hay không

2.4.2 Phân tích khả năng thanh toán

Khả năng thánh toán của doanh nghiệp là nội dung quan trọng để đánh giáchất lượng tài chính và hiệu quả hoạt động Đồng thời, đây cũng là thông tin hữuích mà các tổ chức tín dụng, nhà đầu tư, cơ quan kiểm toán thường hay quan tâm đểđạt được các mục tiêu của mình trên thương trường kinh doanh Cụ thể nhà phântích sẽ phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và khả năng thanh toán nợ dàihạn của doanh nghiệp

2.4.3 Phân tích cấu trúc tài chính

Phân tích cấu trúc tài chính thực chất là phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốncủa doanh nghiệp, ngoài việc so sánh cuối kỳ so với đầu kỳ về số tuyệt đối và tỷtrọng, ta còn phải so sánh, đánh giá tỷ trọng từng loại tài sản và nguồn vốn chiếmtrong tổng số và xu hướng biến động của chúng Thông thường phân tích cấu trúctài chính sẽ phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và mối quan hệ giữa tài sản

và nguồn vốn

2.4.4 Phân tích hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sửdụng các nguồn lực, tài chính của doanh nghiệp để đạt hiệu quả cao nhất Như vậy,hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động, là thước đo

để đánh giá năng lực của các nhà quản trị trên thương trường Để có cơ sở đánh giáhiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, thông thường chúng ta phân tích hiệu quả sửdụng tài sản và hiệu quả sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp thông qua mô hìnhtài chính Dupont

2.4.5 Phân tích rủi ro tài chính thông qua đòn bẩy tài chính

Rủi ro tài chính là xác suất chấp nhận sự thiệt hại có thể đo lường được tronghoạt động tài chính dẫn đến những tổn thất kinh tế ảnh hưởng tới lợi nhuận và uy tíncủa doanh nghiệp Rủi ro tài chính của doanh nghiệp có thể do nhiều nguyên nhânxảy ra như khả năng thanh toán kém, hiệu quả kinh doanh thấp kéo dài, hệ số đònbẩy tài chính thấp

Trang 14

2.4.6 Dự báo các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh

Báo cáo tài chính dự báo là cơ sở để nhà quản trị đưa ra các kế hoạch kinhdoanh phù hợp nhằm đảm bảo an ninh về hoạt động tài chính và nâng cao hiệu quả

sử dụng vốn Chính vì vậy, thông tin cung cấp cần đảm bảo tính khoa học và có ýnghĩa thực tiễn

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Với việc hệ thống hóa các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính và quan điểmphân tích, sẽ làm tiền đề khoa học để tiếp tục nghiên cứu thực trạng phân tích báocáo tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang trong chương 3 và đưa

ra những ý kiến bàn luận và nhận xét kiến nghị trong chương 4

Chương 3 THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU SA GIANG

3.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang kế thừa từ xưởng sản xuất bánhphồng tôm Sa Giang của Ông Lê Minh Triết và Bà Nguyễn Thị Son, xây dựng vàhoạt động từ đầu năm 1960 cho đến ngày giải phóng Miền Nam Sau giải phóngnăm 1975 xưởng bánh phồng tôm Sa Giang được Nhà nước tiếp quản đổi thànhCông ty Xuất nhập khẩu Công nghiệp Ngày 8/12/1992, Công ty xuất nhập khẩu SaGiang chính thức được thành lập theo Quyết định số 126/QĐTL của UBND tỉnhĐồng Tháp và được đăng ký kinh doanh theo giấy phép số 101209

3.2 Nguồn dữ liệu cho phân tích báo cáo tài chính của Sagimexco

Bảng cân đối kế toán (mẫu B 01 – DN), Báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh (mẫu B 02 – DN), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu B 03 – DN) và Bảnthuyết minh báo cáo tài chính qua 3 năm 2010 – 2012

3.3 Phương pháp phân tích báo cáo tài chính áp dụng

Quá trình phân tích báo cáo tài chính của Sagimexco tác giả sử dụng cácphương pháp sau: phương pháp so sánh, phương pháp loại trừ, phương pháp đồ thị

và phương pháp mô hình tài chính Dupont

Trang 15

3.4 Nội dung phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang

3.4.1 Phân tích tổng quan tình hình tài chính của Công ty

Qua phân tích tổng quan tình hình tài chính của Công ty đã cho thấy bứctranh tài chính qua 3 năm 2010 – 2012 của Sagimexco, thông tin cung cấp giúp cácđối tượng quan tâm có những quyết định đúng đắn và phù hợp với lợi ích của mình

3.4.2 Phân tích khả năng thanh toán

Qua phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn và dài hạn cho thấy, Công ty có

đủ khả năng thanh toán các khoản nợ này Tuy nhiên, cần quan tâm hơn nữa đếnkhả năng thanh toán nợ đến hạn và cải thiện khả năng thanh toán nhanh

3.4.3 Phân tích cấu trúc tài chính

Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty trong những năm qua là tương đối hợp lý Sagimexco không phải chịu áp lực về tài chính từ các chủ nợ, vì nguồn vốn được bổ sung từ lợi nhuận có xu hướng tăng Tuy nhiên, trong những năm tiếp theo cần cân bằng nguồn vốn từ nợ phải trả và vốn chủ sở hữu để tăng tính linh hoạt khi cần tăng vốn cho hoạt động kinh doanh

3.4.4 Phân tích hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả sử dụng tài sản hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu qua 3 nămqua là chưa cao Hiệu suất thấp là do ảnh hưởng các nhân tố: số vòng quay của tàisản thấp, tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần giảm Công ty cần có giải pháp khắcphục hạn chế này trong thời gian tới

3.4.5 Phân tích rủi ro tài chính thông qua đòn bẩy tài chính

Nhìn chung hệ số đảm bảo nợ của Công ty là tương đối cao, do đó rủi ro tàichính của Sagimexco là không có

3.4.6 Dự báo các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả kinh doanh

Dự báo năm 2013 khả năng doanh thu của Công ty tăng 12%, chi phí hoạtđộng tăng 2%, với lợi nhuận sau thuế tăng 110% so với năm 2012

Trang 16

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Tóm lại, qua việc nghiên cứu thực trạng về tình hình tài chính củaSagimexco qua 3 năm đã đưa ra những đánh giá, nhận xét về những điểm mạnh vànhững hạn chế về tình hình tài chính của Công ty Sau khi đã mô tả bức tranh vềthực trạng tài chính của Sagimexco và kết hợp với những vấn đề về cơ sở lý luậntrong chương 2, luận văn sẽ đưa ra những thảo luận kết quả nghiên cứu, các giảipháp đề xuất và kết luận trong chương 4

Chương 4 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT

VÀ KẾT LUẬN

4.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu về phân tích báo cáo tài chính của Sagimexco qua 3 năm 2010 - 2012

* Những ưu điểm:

Khả năng thanh toán của Công ty được đảm bảo, điều này tạo được niềm tin

từ nhà cung cấp, nhà đầu tư và tổ chức tín dụng Mặt khác, giúp đảm bảo ổn định và

tự chủ về tình hình hoạt động tài chính của Sagimexco

Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty là tương đối hợp lý, việc tăngcường bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ lợi nhuận và giảm nợ phải trả là rất hợp lýtorng tình hình hiện tại

Rủi ro tài chính chưa xuất hiện, do hệ số đảm bảo nợ có xu hướng tăng sẽgiúp Công ty ổn định tình hình tài chính

Dự kiến khả năng năm 2013 Sagimexco đạt lợi nhuận sau thuế tăng 110% sovới 2012 là khả quan

* Những hạn chế:

Hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty chưa tốt là do ảnh hưởng của các nhân

tố tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần giảm và số vòng quay của tài sản thấp

Hiệu quả sử dụng vốn thấp là do ảnh hưởng của việc hiệu quả sử dụng tàisản thấp

Trang 17

4.2 Các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao năng lực tài chính và hiệu quả kinh doanh của Sagimexco

Để nâng cao năng lực tài chính và hiệu quả kinh doanh, cần có những hànhđộng từ nhà quản trị, những ý kiến của chuyên gia phân tích tài chính và những góp

ý của nhà đầu tư

4.3 Đóng góp của đề tài nghiên cứu

Qua quá trình làm việc một cách nghiêm túc với tinh thần và trách nhiệmcao, tác giả đã nhận định một số đóng góp về mặt lý luận cũng như thực tiễn đượcrút ra từ quá trình nghiên cứu như sau:

- Đã hệ thống hóa các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính góp phần làm sáng

tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp

- Đánh giá một cách tương đối đầy đủ thực trạng tình hình tài chính củaSagimexco trong thời gian 3 năm vừa qua, qua đó đã xác định được những ưu điểm

và những hạn chế của Công ty về tình hình tài chính trong quá trình hoạt động kinhdoanh

- Đưa ra một số giải pháp tài chính nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả kinhdoanh của Sagimexco

4.4 Một vài gợi ý cho các nghiên cứu trong tương lai

- Khi phân tích, đánh giá các chỉ tiêu tài chính cần có sự so sánh với cácdoanh nghiệp cùng ngành Như vậy thông tin cung cấp sẽ đảm bảo tính khách quan,tính phù hợp hơn

- Cổ phần của Sagimexco đã tham gia trên sàn giao dịch chứng khoán, do đócác nhà đầu tư luôn quan tâm tới chỉ số EPS, P/E Vì vậy, cần phân tích chuyên sâu vàochỉ tiêu này nhằm cung cấp thông tin kịp thời, chính xác và có ích cho nhà đầu tư

- Cần đánh giá chỉ tiêu ROE sâu sắc hơn nữa khi nền kinh tế có mức lạmphát cao

- Xây dựng mô hình lý thuyết để phân tích các chỉ tiêu trên Báo cáo lưuchuyển tiền tệ Vấn đề đặt ra là dòng tiền luân chuyển có khi âm, vậy đây có phải làmột tín hiệu xấu?

4.5 Kết luận đề tài nghiên cứu

Đất nước ta ngày một phát triển, với xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu

và rộng Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang đã và đang đóng góp một phần

Trang 18

nhỏ trong xu thế đó cùng với các doanh nghiệp tỉnh Đồng Tháp nói riêng và cácdoanh nghiệp Việt Nam nói chung

Tình hình tài chính lành mạnh và hiệu quả kinh doanh tốt là những nhân tốquan trọng luôn được các nhà quản trị đưa lên hàng đầu Thông tin từ phân tích báocáo tài chính của Sagimex là rất cần thiết cả về lý luận và thực tiễn

Mặc dù rất cố gắng, song luận văn khó tránh khỏi những hạn chế, khiếmkhuyết nhất định Tác giả luận văn rất mong muốn tiếp nhận những ý kiến phảnbiện từ Hội đồng khoa học, những ý kiến đóng góp của quý thầy cô, đồng nghiệp vàbạn bè nhằm hoàn thiện công tác nghiên cứu khoa học ngày một tốt hơn

Trang 19

D¦¥NG V¨N LùC

PH¢N TÝCH B¸O C¸O TµI CHÝNH CñA

C¤NG TY Cæ PHÇN XUÊT NHËP KHÈU SA GIANG

Chuyên ngành: Kế toán (Kế toán, kiểm toán và phân tích)

Mã số: 60.34.30

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS BÙI VĂN DƯƠNG

HÀ NỘI – 2013

Trang 20

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiệu quả quản lý tài chính doanh nghiệp là một vấn đề trọng tâm quyết địnhhiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích tài chính là cơ sở giúp đạt đượcmục tiêu này Phân tích báo cáo tài chính là công cụ rất quan trọng đối với các tổchức tín dụng, nhà đầu tư, cơ quan thuế, cơ quan kiểm toán, thống kê, nhà quản trịtrong doanh nghiệp và các đối tượng khác có liên quan Những thông tin từ kết quảcủa việc phân tích là cơ sở khoa học để nhà quản trị, nhà đầu tư đưa ra những quyếtđịnh tối ưu theo từng mục đích cụ thể của mình

Phân tích báo cáo tài chính là làm sao cho các con số đã phân tích được người

sử dụng chúng hiểu được các mục tiêu, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp Thông qua phân tích, nhà quản trị sẽ đánh giá đúng kết quả hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp, xác định được những nguyên nhân ảnh hưởngđến tình hình tài chính và kết quả kinh doanh, qua đó có biện pháp thích hợp để hạnchế những rủi ro và phát huy thế mạnh của doanh nghiệp

Để góp phần cung cấp thông tin một cách khoa học và có ý nghĩa đối vớinhững người sử dụng thông tin về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của

doanh nghiệp tôi tập trung nghiên cứu đề tài “Phân tích báo cáo tài chính của Công

ty cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang” để làm luận văn tốt nghiệp của mình.

1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu

Phân tích báo cáo tài chính là một trong những công việc quan trọng của công

ty, doanh nghiệp, do vậy đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trongnước Các thành tựu nghiên cứu về lĩnh vực này có thể kể đến một số công trìnhtiêu biểu sau:

Tác giảHoàng Đỗ Hương Giang với đề tài “Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang” (2007) Tác giả đã hệ thống những lý luận và

Trang 21

quan điểm về phân tích báo cáo tài chính và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng caohiệu quả tài chính tại doanh nghiệp Đề tài phân tích rất chi tiết báo cáo tài chínhcủa doanh nghiệp với số liệu phân tích được lựa chọn là là 2 năm 2005 – 2006 Tuynhiên, tác giả đã tập trung nghiên cứu sâu về mặt cơ sở lý luận do đó chưa bao quáthết được các mặt của công tác phân tích báo cáo tài chính.

Tác giả Cao Thị Ngọc Vân, với đề tài “Phân tích báo cáo tài chính tại Công

ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang” (2009) Tác giả đã đi sâu nghiên cứu

thực trạng về tài chính nhằm cung cấp những thông tin thiết thực, có ý nghĩa chongười sử dụng thông tin Tác giả chưa chú trọng nhiều đến phương pháp phân tích

để đưa ra những thông tin có ý nghĩa chính xác cao

Tác giả Phan Văn Đạt, với đề tài “Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn” (2011) Tác giả Nguyễn Thành Quân, với đề tài “Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần xây dựng Đoạn Xá” (2009) Hai tác giả đã xây

dựng được hệ thống các chỉ tiêu về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp từ đóvận dụng để nghiên cứu thực trạng công tác phân tích báo cáo tài chính tại doanhnghiệp Đề tài này tác giả đã đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phântích báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của các tác giả trên đã xây dựng hệthống các chỉ tiêu về phân tích tài chính và phân tích thực trạng tài chính của doanhnghiệp Đây là những thành tựu quan trọng, nổi bật được tác giả kế thừa để triểnkhai trong công trình nghiên cứu của mình Tuy nhiên, qua khảo sát tình hìnhnghiên cứu, tác giả nhận thấy rằng, vấn đề phân tích báo cáo tài chính tại Công ty

cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu Mặt khác,trong quá trình đổi mới, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vàhội nhập quốc tế hiện nay đã và đang đặt ra nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn mớicần phải tiếp tục nghiên cứu về công tác phân tích tình hình tài chính tại các doanhnghiệp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Trên cơ sở trân trọng kế thừa, tiếp thu những thành tựu của các công trình đi

trước, luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề: “Phân tích báo cáo tài chính của Công

ty cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang”

Trang 22

1.3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục tiêu nghiên cứu:

Trên cơ sở xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đo lường tình hình tài chính và kết quảkinh doanh, luận văn phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong thời gian qua,

từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tình hình tài chínhcủa Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang hiện nay

* Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để đạt được mục tiêu trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ:

- Làm rõ cơ sở lý luận chung về phân tích báo cáo tài chính

- Phân tích thực trạng tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh tại Công ty

cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang thời gian qua

- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tình hình tàichính tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang hiện nay

1.4 Câu hỏi nghiên cứu

Những chỉ tiêu nào được sử dụng để đo lường tình hình tài chính và kết quảkinh doanh của doanh nghiệp?

Tại Sagimexco tình hình tài chính và kết quả kinh doanh như thế nào?

Những kiến nghị, giải pháp nào có thể đưa ra để nâng cao hiệu quả tình hìnhtài chính và kết quả kinh doanh của Sagimexco?

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

* Đối tượng nghiên cứu:

Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận chung và thực trạng phântích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang

* Phạm vi nghiên cứu:

Để giải quyết tốt vấn đề trên, luận văn chỉ giới hạn việc nghiên cứu phân tíchbáo cáo tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang từ năm 2010 đếnnăm 2012

Trang 23

1.6 Phương pháp nghiên cứu

* Về cơ sở lý thuyết:

Sử dụng mô hình hệ thống các chỉ tiêu phân tích tài chính của doanh nghiệp và

mô hình tài chính Dupont, gồm có:

Thứ nhất, chỉ tiêu phân tích tổng quan tình hình tài chính.

Thứ hai, chỉ tiêu phân tích chi tiết báo cáo tài chính, gồm:

Chỉ tiêu phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán

Chỉ tiêu phân tích cấu trúc nguồn vốn

Chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh

Chỉ tiêu phân tích rủi ro kinh doanh và dự báo tài chính

Thứ ba, sử dụng mô hình tài chính Dupont phân tích hiệu quả kinh doanh.

* Về nguồn dữ liệu:

Báo cáo tài chính đã kiểm toán của Công ty qua 3 năm 2010 – 2012; Nghịquyết Đại hội đồng cổ đông thường niên các năm 2010, 2011 và 2012

*Phương pháp thu thập số liệu:

Thu thập số liệu sơ cấp gián tiếp thông qua website của Công ty

* Phương pháp xử lý dữ liệu:

- Phương pháp thống kê (so sánh, phân tích, tổng hợp): So sánh các chỉ tiêu tài

chính chọn gốc so sánh là các chỉ tiêu tài chính cuối năm 2012 Khi so sánh với cácchỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp cùng lĩnh vực cũng tương tự Qua việc so sánh

từ đó tổng hợp lại để đưa ra nhận xét, đánh giá tình hình tài chính và kết quả kinhdoanh của Công ty

- Phương pháp quy nạp: Đánh giá tóm tắt tình hình tài chính và kết quả kinh

doanh của Công ty giúp cung cấp những thông tin cô đọng nhất cho người sử dụng.Đối với từng nội dung áp dụng phương pháp xử lý dữ liệu như sau:

Thứ nhất, nội dung về phân tích khái quát tình hình tài chính Sử dụng phương

pháp so sánh

Trang 24

Thứ hai, nội dung phân tích chỉ tiêu khả năng thánh toán; Chỉ tiêu hiệu quả sử

dụng vốn; Chỉ tiêu lợi nhuận; Chỉ tiêu cơ cấu tài chính Sử dụng phương pháp so sánh

Thứ ba, sau mỗi nội dung phân tích trên tác giả sẽ có những nhận xét, đánh giá

xúc tích, cô đọng lại nhằm giúp cung cấp thông tin một cách hiệu quả cho người sửdụng Sử dụng phương pháp quy nạp

* Phương pháp trình bày kết quả:

Chủ yếu sử dụng bảng kết hợp giữa 2 dữ liệu định tính và định lượng Ngoài

ra sử dụng đồ thị phân phối và đồ thị so sánh

1.7 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

Thông tin phân tích báo cáo tài chính có ý nghĩa rất quan trọng trong công tácquản trị doanh nghiệp và các đối tượng liên quan Thông tin không chỉ có ý nghĩavới nhà quản trị của doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các chủ thể khác có liênquan như cơ quan thuế, các tổ chức tín dụng, nhà đầu tư, cơ quan kiểm toán, nhàcung cấp

Qua những thông tin cung cấp sẽ giúp nhà quản trị khắc phục những hạn chế,phát huy những mặt mạnh và dự đoán được tình hình phát triển trong tương lai đồngthời giúp các đối tượng liên quan có những thông tin kịp thời, chính xác Trên cơ sở

đó nhà quản trị đề ra được những giải pháp hữu hiệu với mục đích là tối đa hóa lợinhuận và tăng trưởng bền vững, giúp các đối tượng liên quan có những quyết địnhphù hợp với lợi ích của mình

1.8 Kết cấu của đề tài

Bố cục chính của luận văn được chia thành 4 chương:

Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu

Chương 2: Lý luận chung về phân tích báo cáo tài chính

Chương 3: Thực trạng phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần xuất nhậpkhẩu Sa Giang

Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu, các giải pháp đề xuất và kết luận

Trang 25

Chương 2

LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

2.1 Khái quát chung về phân tích báo cáo tài chính

2.1.1 Khái niệm phân tích báo cáo tài chính

Báo cáo kế toán tài chính phản ánh tình hình tài sản, nguồn vốn, các quan hệtài chính của doanh nghiệp tại thời điểm nhất định Đồng thời phản ánh doanh thu,chi phí, lợi nhuận sau một kỳ hoạt động kinh doanh Qua đó, Báo cáo kế toán củadoanh nghiệp cung cấp cho các đối tượng sử dụng thông tin về tinh hình kinh tế - tàichính của quá trình sản xuất kinh doanh Trên cơ sở này, nhà quả trị doanh nghiệpđưa ra những quyết định hiệu quả nhất trong quản lý Vì, điều quan trọng nhất củanhà quản trị là phải làm gia tăng được giá trị của doanh nghiệp trên thị trường.Thông tin từ phân tích báo cáo tài chính đối với nhà quản trị là rất quan trọng

Phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh

số liệu các chỉ tiêu tài chính kỳ hiện tại với các kỳ kinh doanh đã qua hoặc hệ thốngbáo cáo tài chính dự toán nhằm cung cấp thông tin cho mọi đối tượng có thể đánhgiá tình hình tài chính, hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro trong tương lai củadoanh nghiệp

Vậy, Phân tích Báo cáo tài chính thực chất là phân tích các chỉ tiêu tài chínhtrên hệ thống báo cáo hoặc các chỉ tiêu tài chính mà nguồn thông tin từ hệ thốngbáo cáo nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, cung cấp thông tin chomọi đối tượng có nhu cầu theo những mục đích khác nhau

2.1.2 Ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính

Phân tích Báo cáo tài chính là một trong những nội dung cơ bản của phân tíchhoạt động kinh doanh Trong quá trình phân tích, các chuyên gia phân tích khôngchỉ đơn thuần đánh giá tình hình tài chính của các doanh nghiệp qua các chỉ tiêu màcòn phải đi sâu vào tìm hiểu bản chất và đánh giá thực chất biến động của các chỉ

Trang 26

tiêu tài chính biến động như thế nào Từ đó đưa ra các biện pháp ảnh hưởng tích cựcđến các chỉ tiêu tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và phù hợp với xuthế biến đổi của các quy luật khách quan trong nền kinh tế thị trường.[10, 18]

Từ nội dung phân tích báo cáo tài chính, thông tin được cung cấp từ phân tích

có một số ý nghĩa quan trọng như sau:

Phân tích báo cáo tài chính là cơ sở quan trọng để ra các quyết định kinhdoanh Thông qua tài liệu phân tích giúp các nhà quản trị doanh nghiệp nhận thứcđúng đắn về những hạn chế cũng như thế mạnh của doanh nghiệp Trên cơ sở đónhà quản trị sẽ đưa ra những quyết định đúng đắn để đạt được mục tiêu, chiến lượckinh doanh của mình

Phân tích báo cáo tài chính là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi rotrong kinh doanh Để đạt hiệu quả trong kinh doanh, doanh nghiệp phải thườngxuyên phân tích hoạt động kinh doanh Dựa trên các tài liệu có được, thông quaphân tích, doanh nghiệp có thể dự đoán các điều kiện kinh doanh trong thời gian tới

để đề ra các chiến lược kinh doanh phù hợp

Ngoài việc phân tích các điều kiện bên trong doanh nghiệp, nhà phân tích cònphải quan tâm phân tích các điều kiện tác động bên ngoài doanh nghiệp như kháchhàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh, trên cơ sở đó dự đoán các rủi ro trong kinhdoanh có thể xảy ra và có phương án phòng ngừa trước khi chúng xảy ra

Tóm lại, với các ý nghĩa trên phân tích Báo cáo tài chính không chỉ cần thiếtcho các cấp độ quản trị khác nhau trong nội bộ doanh nghiệp mà còn cần thiết chocác đối tượng bên ngoài là những người không trực tiếp điều hành doanh nghiệp,khi họ có mối quan hệ về quyền lợi với doanh nghiệp

2.2 Nguồn dữ liệu cho phân tích

Báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2010, 2011 và 2012 bao gồm: Bảng cânđối kế toán (mẫu số B 01–DN); Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh(mẫu số B 02–DN); Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu số B 03–DN); Bản thuyếtminh báo cáo tài chính ((mẫu số B 09–DN)

Trang 27

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính thể hiện tài sản hiện có và nguồnhình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định Căn cứ vàobảng cân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính củadoanh nghiệp.

Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo kế toán tài chínhphản ánh tổng hợp doanh thu, chi phí và lợi nhuận sau một kỳ hoạt động kinhdoanh Đây là một trong những báo cáo tài chính quan trọng nhằm cung cấp thôngtin cho nhiều đối tượng quan tâm nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh vàlợi nhuận của doanh nghiệp

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hìnhthành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp Thông tincủa báo cáo này là cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra các khoản tiền và sử dụngnhững khoản tiền đã tạo ra đó trong thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp

Bản thuyết minh báo cáo tài chính là một báo cáo tài chính tổng quát nhằmmục đích giải trình, bổ sung và thuyết minh những thông tin về tình hình hoạt độngsản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, màchưa được trình bày đầy đủ và chi tiết trong các báo cáo tài chính

Ngoài ra, tác giả sử dụng bảng khảo sát nhằm đưa ra những đánh giá, nhận xétmang tính khách quan, phù hợp hơn

2.3 Phương pháp phân tích

2.3.1 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng phổ biến và quan trọng trongphân tích kinh doanh nói chung và báo cáo tài chính nói riêng Khi sử dụng phươngpháp này cần phải quán triệt các nội dung sau:[12, 17]

- Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh: Tiêu chuẩn để lựa chọn so sánh là chỉ tiêu

của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ để so sánh, được gọi là gốc so sánh Tùy theo

Trang 28

mục tiêu nghiên cứu mà lựa chọn gốc so sánh thích hợp, các gốc so sánh có thể là:+ Tài liệu của năm trước (kỳ trước), nhằm đánh giá xu hướng phát triển củacác chỉ tiêu kinh tế.

+ Các tài liệu dự kiến như kế hoạch, định mức dùng làm cơ sở để đánh giá tìnhhình thực hiện so với mục tiêu dự kiến đã đề ra

+ Tài liệu của các doanh nghiệp khác hoặc các tiêu chuẩn của ngành

- Điều kiện so sánh được: Để kết quả so sánh có ý nghĩa thì các chỉ tiêu được

sử dụng so sánh phải thống nhất các mặt sau:

+ Phải cùng phản ánh nội dung kinh tế

+ Phải cùng phương pháp tính toán

+ Phải cùng một đơn vị đo lường

+ Phải cùng một khoảng thời gian hạch toán

- Kỹ thuật so sánh: Để đáp ứng cho các mục tiêu nhà phân tích thường sử

dụng các kỹ thuật so sánh tuyệt đối và tương đối

Tuy nhiên, việc phân tích dựa vào các tỷ số tài chính như khả năng thanh toán,khả năng sinh lợi, cấu trúc tài chính và một số tỷ số khác cũng có những hạn chếnhất định

Thứ nhất, phân tích tỷ số chỉ giải quyết với những số liệu định lượng Những

số liệu định tính như năng lực quản trị, nguồn nhân lực có chất lượng cao sẽ khôngthể hiện được trong quá trình phân tích

Thứ hai, như chúng ta đã biết kết quả kế toán được tính toán theo nguyên tắcgiá gốc Như vậy khi nền kinh tế lạm phát ở mức cao có thể làm sai lệch số liệu sosánh của một chỉ tiêu vì chúng được tính toán ở những thời điểm khác nhau Chẳnghạn như khi có lạm phát cao sẽ khiến các tỷ số so sánh doanh thu và thu nhập ròngvới tài sản và vốn chủ sở hữu có thể bị tăng lên

2.3.2 Phương pháp loại trừ

Đây là phương pháp xác định ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân

Trang 29

tích bằng cách loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác Theo phương pháp này, khixem xét ảnh hưởng của một nhân tố phải giả định các nhân tố khác không đổi.Phương pháp này được thực hiện theo hai cách, phương pháp thay thế liên hoànphương pháp số chênh lệch.

2.3.2 1 Phương pháp thay thế liên hoàn

Phương pháp thay thế liên hoàn dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của cácnhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích Đây là phương pháp cơ bản vàđược sử dụng rất phổ biến trong phân tích Để thực hiện phương pháp này cần thựchiện các bước sau:[12, 13]

Bước 1: Giả sử có 4 nhân tố a, b, c, d đều có quan hệ tích số với chỉ tiêu Q.

Gọi Q1 là chỉ tiêu kỳ phân tích, Q0 là chỉ tiêu kỳ gốc Mối quan hệ các nhân tố vớichỉ tiêu Q được thiết lập như sau:

Kỳ phân tích: Q1 = a1 x b1 x c1 x d1

Kỳ gốc: Q0 = a0 x b0 x c0 x d0

Do vậy ta có đối tượng phân tích: Q1 - Q0 = ∆Q

Bước 2: Xác định ảnh hưởng của các nhân tố.

+ Xác định ảnh hưởng của nhân tố a;

Thay thế lần 1: Qa = a1 x b0 x c0 x d0

Mức ảnh hưởng của nhân tố a: ∆Qa = Qa - Q0

+ Xác định ảnh hưởng của nhân tố b;

Thay thế lần 2: Qb = a1 x b1 x c0 x d0

Mức ảnh hưởng của nhân tố b: ∆Qb = Qb – Qa

+ Xác định ảnh hưởng của nhân tố c:

Thay thế lần 3: Qc = a1 x b1 x c1 x d0

Mức ảnh hưởng của nhân tố c: ∆Qc = Qc – Qb

+ Xác định ảnh hưởng của nhân tố d:

Thay thế lần 4: Qd = a1 x b1 x c1 x d1

Trang 30

Mức ảnh hưởng của nhân tố d: ∆Qd = Qd – Qc

Bước 3: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:

∆Qa + ∆Qb + ∆Qc + ∆Qd = ∆Q

* Ưu và nhược điểm của phương pháp thay thế liên hoàn:

- Ưu điểm: Là phương pháp đơn giản, dễ hiểu, dễ tính toán Phương pháp này

có thể chỉ rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, qua đó phản ánh được nội dungbên trong của hiện tượng kinh tế

- Nhược điểm: Khi xác định ảnh hưởng của nhân tố nào đó, phải giả định các nhân

tố khác không đổi, nhưng trong thực tế có trường hợp các nhân tố đều cùng thay đổi

2.3.2.2 Phương pháp số chênh lệch

Phương pháp số chênh lệch là hình thức rút gọn của phương pháp thay thế liênhoàn, nó tôn trọng đầy đủ các bước tiến hành như phương pháp liên hoàn Nó khácphương pháp thay thế liên hoàn ở chỗ sử dụng chênh lệch giữa kỳ phân tích với kỳgốc của từng nhân tố để xác định ảnh hưởng của nhân tố đến chỉ tiêu phân tích

Có thể khái quát phương pháp này như sau:[12, 16]

Tuy vậy, phương pháp này cũng có những hạn chế nhất định:

Thứ nhất, phương pháp này chỉ có thể thực hiện được khi các nhân tố có quan

hệ với nhau bằng tích hoặc thương Trong thực tế chúng có thể có quan hệ với nhautheo những mối quan hệ hay mô hình khác

Thứ hai, khi xem xét hay phân tích một nhân tố nào đó, ta phải giả định cácnhân tố khác không đổi (nhân tố chưa được xem xét phải cố định trị số ở kỳ gốc,còn nhân tố đã được xem xét phải cố định trị số ở kỳ phân tích) Trong thực tế, các

Trang 31

nhân tố luôn thay đổi cùng một lúc chứ không tuân theo giả định này.

2.3.3 Phương pháp mô hình tài chính Dupont

Mô hình Dupont dùng để phân tích mối liên hệ giữa các nhân tố ảnh hưởngtới chỉ tiêu tài chính cần phân tích Chính nhờ sự phân tích mối liên hệ giữa cácnhân tố mà người ta có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêuphân tích theo một trình tự logic chặt chẽ và xu hướng khác nhau

Phương pháp mô hình tài chính Dupont xây dựng một chỉ tiêu tổng hợp banđầu thành một phương trình hay mô hình gồm nhiều chỉ tiêu có quan hệ mật thiếtvới nhau dưới dạng tích số Mặt khác, phương pháp này phân tích một chỉ tiêu chịuảnh hưởng như thế nào khi có các chỉ tiêu tài chính trong mô hình thay đổi

Phương pháp này đã khắc phục được nhược điểm của phương pháp phân tích

so sánh vì đã kết nối được các chỉ tiêu tài chính khác nhau như tài sản, chi phí trongdoanh nghiệp Cụ thể như, tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, giá vốn hàng bán, chiphí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí lãi vay trong việc tạo ra doanhthu cũng như lợi nhuận Qua đó, chúng ta có thể thấy được nguồn lực của doanhnghiệp đã vận động như thế nào trong việc tạo ra doanh thu và lợi nhuận sau một kỳhoạt động

Tuy nhiên, phương pháp mô hình tài chính Dupont cũng có nhược điểm nhấtđịnh vì không thể hiện được yếu tố chi phí vốn, nguồn hình thành cơ bản của tài sảntrong doanh nghiệp Do đó, các nhà phân tích đã khắc phục hạn chế này bằng cáchphát triển mô hình ROE (Return On Equity) hay mô hình Sức sinh lời của vốn chủ

sở hữu

Trang 32

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ mô hình phân tích tài chính Dupont

2.3.4 Phương pháp đồ thị

Phương pháp đồ thị dùng để minh họa các kết quả tài chính trong quá trình

phân tích bằng biểu đồ, sơ đồ,… Sử dụng phương pháp đồ thị trong phân tích tàichính có một số ưu điểm, nó thể hiện rõ ràng, trực giác sự diễn biến của các đốitượng nghiên cứu, nhanh chóng phân tích định hướng các chỉ tiêu tài chính từ đóđưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh

Ví dụ, khi phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán, thông qua đồthị ta có thể nhận diện nhanh khả năng thanh toán của doanh nghiệp thông qua việcquan sát biểu đồ trực quan

Tuy nhiên, phương pháp đồ thị chỉ phù hợp với phân tích tác nghiệp và phântích sau.[10, 38]

2.4 Nội dung phân tích tài chính

Phân tích tình hình tài chính là vận dụng tổng thể các phương pháp phân tíchkhoa học để đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp Hoạt động

Tỷ suất sinh lời của TS

Tỷ suất sinh lời DT Vòng quay của tài sản

Doanh thu thuần Doanh thu Doanh thu thuần thuần Tổng tài sản

Tổng chi phí

Chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất Vốn vật tư hàng hóa

Vốn vật tư hàng hóa Vốn vật tư hàng hóa

Vốn vật tư hàng hóa

Trang 33

kinh doanh trong doanh nghiệp diễn ra thường xuyên, liên tục Nó chịu nhiều tácđộng bởi nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp Các nhân tố bên trong

là các quyết định của những nhà quản trị trong quá trình sử dụng các nguồn lực, cácyếu tố của quá trình sản xuất…Các nhân tố bên ngoài là sự tác động của các chínhsách, chế độ về tài chính của nhà nước

Thông tin phân tích được nhiều đối tượng quan tâm và sử dụng, mỗi một đốitượng sẽ có mục đích khác nhau Vì vậy, vấn đề phân tích tình hình tài chính phảiđược đa dạng bằng nhiều phương pháp khác nhau để cung cấp thông tin cho nhiềuđối tượng khác nhau Tuy vậy, để thông tin cung cấp mang tính vận dụng đáp ứngnhu cầu của các đối tượng, chúng ta đi phân tích những nội dung trọng yếu sau:(1) Phân tích tổng quan tình hình tài chính

(2) Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán

(3) Phân tích cấu trúc tài chính

(4) Phân tích hiệu quả kinh doanh

(5) Phân tích rủi ro kinh doanh

(6) Dự báo các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh

2.4.1 Phân tích tổng quan tình hình tài chính

Phân tích tổng quan tình hình tài chính thường xem xét các chỉ tiêu tài chínhđại diện trên các phương diện khác nhau về tổng thể tình hình tài chính của doanhnghiệp Những thông tin tổng quan cung cấp giúp cho những người sử dụng thôngtin có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính của doanh nghiệp Tuy nhiên, nhữngthông tin này chỉ phù hợp với tình huống đòi hỏi thông tin nhanh, chưa xác địnhđược nguyên nhân và bản chất biến động của các chỉ tiêu do vậy chưa có các biệnpháp hữu hiệu trong từng tình huống cụ thể

Phân tích tổng quan thường xem xét trên các phương diện như tình hình huyđộng nguồn vốn để thấy được năng lực của nhà quản trị trên thương trường Phântích tính tự chủ trong hoạt động tài chính để thấy được mức độ độc lập tài chính đểthấy được mức độ độc lập hay phụ thuộc của các quyết định kinh doanh ảnh hưởng

Trang 34

như thế nào đến hiệu quả hoạt động.[10, 106]

Nội dung phân tích tổng quan tình hình tài chính của doanh nghiệp gồm:Phân tích tình hình huy động nguồn vốn

Phân tích tính tự chủ trong hoạt động tài chính

Đánh giá khả năng thanh toán khái quát của doanh nghiệp

Đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn

2.4.1.1 Phân tích tình hình huy động nguồn vốn

Nguồn vốn của doanh nghiệp = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu

Qua việc đánh giá tình hình huy động vốn cung cấp những thông tin có íchcho nhà quản trị về nguồn vốn của doanh nghiệp có từ đâu, cơ cấu của từng loạitrong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp

Khi phân tích, ta so sánh tình hình tăng, giảm của các chỉ tiêu: tổng nguồnvốn, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu cuối kỳ với đầu kỳ thông qua số tuyệt đối và tươngđối Trong trường hợp tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu nhanh hơn tốc độ tăng của nợphải trả thường dẫn đến cơ cấu vốn chủ sở hữu cao dần, khi đó tính tự chủ tronghoạt động tài chính tốt, ảnh hưởng tích cực tới hoạt động kinh doanh Tuy nhiên cơcấu vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp không có vai trò quyết định đến hiệu quảkinh doanh Phân tích tình hình huy động nguồn vốn giúp cho nhà quản trị có cácbiện pháp huy động phù hợp, đầu tư các tài sản đúng mục đích và tính chất gópphần nâng cao kết quả và hiệu quả kinh doanh.[10, 107]

2.4.1.2 Đánh giá tính tự chủ trong hoạt động tài chính

Tính tự chủ trong hoạt động tài chính chủ yếu được đánh giá qua một số chỉtiêu sau:

Chỉ tiêu phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập vềmặt tài chính của doanh nghiệp Được phản ánh thông qua các chỉ tiêu sau:

Trang 35

- Hệ số tài trợ:[10, 108]

Hệ số tài trợ =

Vốn chủ sở hữu

(2.1) Tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này cho biết, tại thời điểm phân tích doanh nghiệp có 1 đồng nguồn vốnthì bao nhiêu đồng thuộc về vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng

tự chủ tài chính càng tốt, chỉ tiêu này thấp chứng tỏ doanh nghiệp phụ thuộc tài chínhvới các đối tượng chủ nợ, ảnh hưởng không tốt tới hoạt động kinh doanh

- Hệ số tự tài trợ:[10, 108]

Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn =

Vốn chủ sở hữu

(2.2) Tài sản dài hạn

Chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư của nguồn vốn ổn định vào tài sản dài hạn.Nguồn vốn ổn định bao gồm vốn chủ sở hữu và vay dài hạn Chỉ tiêu này càng cao,chứng tỏ các tài sản dài hạn hầu như được đầu tư từ nguồn vốn ổn định, nâng caotính tự chủ trong hoạt động tài chính Chỉ tiêu này thấp chứng tỏ doanh nghiệp phụthuộc có thể ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả kinh doanh

- Hệ số tài trợ từ nguồn vốn ổn định:[10, 109]

Hệ số tự tài trợ từ nguồn vốn ổn định =

Nguồn vốn ổn định

(2.3) Tài sản dài hạn

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đầu tư của nguồn vốn ổn định vào tài sản dàihạn Nguồn vốn ổn định bao gồm vốn chủ sở hữu và vay dài hạn Chỉ tiêu này càngcao, chứng tỏ các tài sản dài hạn hầu như được đầu tư từ nguồn vốn ổn định, nângcao tính tự chủ trong hoạt động tài chính Chỉ tiêu này thấp chứng tỏ doanh nghiệpphụ thuộc có thể ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả kinh doanh

2.4.1.3 Đánh giá khả năng thanh toán khái quát của doanh nghiệp

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là nội dung quan trọng để đánh giáchất lượng tài chính và hiệu quả hoạt động Đây cũng là thông tin hữu ích mà các tổ

Trang 36

chức tín dụng nhà đầu tư, cơ quan kiểm toán thường hay quan tâm để đạt được cácmục tiêu của mình trên thương trường kinh doanh

Để đánh giá khái quát khả năng thanh toán của doanh nghiệp, chúng ta thường

sử dụng các chỉ tiêu Hệ số khả năng thanh toán tổng quát và Hệ số khả năng thanhtoán nhanh

- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: [10, 111]

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát =

Tổng tài sản

(2.4 ) Tổng nợ phải trả

Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp tại thời điểmphân tích Chỉ tiêu này càng cao (luôn > 1), doanh ngiệp đảm bảo được khả năngthanh toán các khoản nợ phải trả từ tài sản hiện có Chỉ tiêu này thấp, kéo dài (<1)thì doanh nghiệp không thanh toán được các khoản nợ phải trả, dấu hiệu rủi ro tàichính xuất hiện, nguy cơ phá sản sẽ xảy ra

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh:[10, 111]

Hệ số khả năng thanh toán nhanh =

2.4.1.4 Đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là lợi nhuận, vì vậy khả năng sinh lờicủa doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh cuối cùng của doanhnghiệp Căn cứ vào các chỉ tiêu phân tích doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả kinhdoanh của mình đồng thời có những quyết định đầu tư mở rộng thị phần kinh doanhgiúp cho doanh nghiệp tăng trưởng ổn định và bền vững Việc đánh giá khả năng

Trang 37

sinh lời của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn và tỷ suấtsinh lời của vốn chủ sở hữu như sau:

- Tỷ suất sinh lời của vốn:[10, 112]

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả kinh doanh tổng quát nhất và có tính chất chiphối các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh khác Chỉ tiêu này xác định bằngcông thức:

Tỷ suất sinh lời của

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

và lãi vay

x 100 (2.6 ) Tổng vốn bình quân

Chỉ tiêu trên cho biết trong một kỳ kinh doanh thì với 100 đồng vốn doanhnghiệp đầu tư thì thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận Qua chỉ tiêu này đánh giáđược thực chất hiệu quả của 1 đồng vốn sử dụng trong kinh doanh Kết quả chỉ tiêunày càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn là tốt, giúp doanh nghiệp có cơ hội đầu

tư vào hoạt động kinh doanh bằng cách tăng vốn chủ sở hữu hoặc là sử dụng nguồnvốn đi vay

- Tỷ suất sinh lời của vốn:[10, 113]

Chỉ tiêu này có vai trò quan trọng trong quá trình bảo đảm an toàn và pháttriển vốn của doanh nghiệp Chỉ tiêu này được tính như sau:

Tỷ suất sinh lời của vốn

chủ sở hữu (ROE) =

Lợi nhuận sau thuế

x 100 (2.7) Vốn chủ sở hữu bình quân

Chỉ tiêu này cho biết, trong một kỳ kinh doanh, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữuđầu tư thì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanhnghiệp Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanhnghiệp là tốt, thúc đẩy quá trình nâng cao đầu tư của doanh nghiệp đồng thờikhuyến khích doanh nghiệp tăng vốn chủ sở hữu đầu tư vào hoạt động kinh doanh

2.4.1.5 Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh

Một doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh trước tiên phải có vốn Các

Trang 38

doanh nghiệp thường bổ sung nguồn vốn kinh doanh bằng hình thức vay tín dụng,tuy nhiên mức độ vay có giới hạn và phải chịu mức lãi suất vay vốn Nếu quá trìnhhoạt động kinh doanh đạt kết quả thấp sẽ dẫn đến hiện tượng ăn mòn vốn chủ sởhữu Như vậy để đáp ứng nhu cầu kinh doanh, nhà quản trị cần huy động nguồn vốnphù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp mình nhằm mục đích nâng caohiệu quả kinh doanh.

Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh thực chất là việcxem xét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, quan hệ giữa tài sản dài hạnvới nguồn vốn ổn định, quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và nguồn vốn tạm thời củadoanh nghiệp Các chỉ tiêu phân tích được sử dụng như sau:

- Hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn tài trợ ổn định:[10, 128]

Hệ số vốn chủ sở hữu so với

nguồn tài trợ ổn định =

Vốn chủ sở hữu

(2.10 ) Nguồn tài trợ ổn định

Chỉ tiêu này cho biết trong 1 đồng nguồn tài trợ ổn định thì có bao nhiêu đồng

Trang 39

vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ tính tự chủ và độc lập về tài chínhcủa doanh nghiệp càng tốt và ngược lại.

- Hệ số giữa nguồn tài trợ ổn định so với tài sản dài hạn:[10, 128]

Hệ số giữa nguồn tài trợ ổn

định so với tài sản dài hạn =

Nguồn vốn ổn định

(2.11 ) Tài sản dài hạn

Chỉ tiêu này cho biết mức độ tài trợ tài sản dài hạn bằng nguồn vốn ổn địnhnhư thế nào Tức doanh nghiệp có 1 đồng tài sản dài hạn thì bao nhiêu đồng do vốn

ổn định tài trợ Chỉ tiêu này càng lớn hơn 1, tính ổn định và bền vững về tài chínhcủa doanh nghiệp Ngược lại, trị số của của chỉ tiêu này càng nhỏ hơn 1, doanhnghiệp càng bị áp lực nặng nề trong thanh toán nợ ngắn hạn, cân bằng tài chính ởtrong tình trạng xấu, không ổn định

- Hệ số giữa nguồn tài trợ tạm thời so với tài sản ngắn hạn:[10, 128]

Hệ số giữa nguồn tài trợ tạm

thời so với tài sản ngắn hạn =

Nguồn tài trợ tạm thời

(2.12) Tài sản ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết mức độ tài trợ tài sản ngắn hạn bằng nguồn vốn tạm thờinhư thế nào Chỉ tiêu cho biết doanh nghiệp có 1 đồng tài sản ngắn hạn thì baonhiêu đồng do nguồn vốn tạm thời tài trợ Chỉ tiêu này càng lớn hơn 1, tính ổn định

và bền vững về tài chính của doanh ngiệp Ngược lại, trị số này càng nhỏ hơn 1,doanh nghiệp càng chủ động trong các hoạt động tài chính

2.4.2 Phân tích khả năng thanh toán

Khả năng thánh toán của doanh nghiệp là nội dung quan trọng để đánh giáchất lượng tài chính và hiệu quả hoạt động Đồng thời, đây cũng là thông tin hữuích mà các tổ chức tín dụng, nhà đầu tư, cơ quan kiểm toán thường hay quan tâm đểđạt được các mục tiêu của mình trên thương trường kinh doanh

2.4.2.1 Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Trang 40

Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn có vai trò rất quan trọng đối với tình hình tàichính của doanh nghiệp Các chỉ tiêu khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thấp, kéo dàithường xuất hiện dấu hiệu rủi ro tài chính, nguy cơ phá sản có thể xảy ra trong điềukiện chỉ tiêu khả năng thanh toán tổng quát cao.

Để phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, ta lần lượt xét các chỉ tiêu tàichính sau

- Hệ số khả năng thanh toán ngay.[10, 156]

Hệ số khả năng thanh toán ngay =

và kéo dài liên tiếp ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp có thể dẫn tới doanhnghiệp bị phá sản Thông thường để đáp ứng nhu cầu thanh toán nợ đến hạn và quáhạn chỉ tiêu này thường nằm trong khoảng (k = 1)

- Để phân tích khả năng thanh toán nhanh trong thời hạn 3 tháng, sử dụng hệ

số khả năng thanh toán nhanh.[10, 157]

có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, dấu hiệu rủi ro tài chính xuất

Ngày đăng: 12/05/2015, 10:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ (2008), Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp
Tác giả: Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2008
2. Nguyễn Văn Công (2005), Chuyên khảo về báo cáo tài chính – Lập, đọc kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyên khảo về báo cáo tài chính – Lập, đọc kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính
Tác giả: Nguyễn Văn Công
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2005
4. Phạm Văn Dược, cùng các đồng sự (2006), Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh
Tác giả: Phạm Văn Dược, cùng các đồng sự
Nhà XB: NXB Thống Kê
Năm: 2006
5. Phan Đức Dũng (2009), Phân tích báo cáo tài chính và định giá trị doanh nghiệp, NXB Thống kê, TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích báo cáo tài chính và định giá trị doanh nghiệp
Tác giả: Phan Đức Dũng
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2009
6. Bùi Văn Dương và các cộng sự, Giáo trình Kế toán tài chính, NXB Giao thông vận tải Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kế toán tài chính
Nhà XB: NXB Giao thông vận tải
7. Phạm Thị Gái (2004), Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh
Tác giả: Phạm Thị Gái
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2004
8. Lưu Thị Hương, Vũ Duy Hào (2007), Giáo trình Tài Chính Doanh Nghiệp, NXB Đại Học Kinh tế Quốc Dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tài Chính Doanh Nghiệp
Tác giả: Lưu Thị Hương, Vũ Duy Hào
Nhà XB: NXB Đại Học Kinh tế Quốc Dân
Năm: 2007
9. Nguyễn Minh Kiều (2008), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tài chính doanh nghiệp
Tác giả: Nguyễn Minh Kiều
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2008
10. Nguyễn Ngọc Quang (2009), Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính, NXB Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính
Tác giả: Nguyễn Ngọc Quang
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2009
11. Đoàn Ngọc Quế và các cộng sự (2006), Giáo trình Kế toán quản trị, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kế toán quản trị
Tác giả: Đoàn Ngọc Quế và các cộng sự
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2006
12. Hà Văn Sơn (2004), Giáo trình Lý thuyết thống kê, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lý thuyết thống kê
Tác giả: Hà Văn Sơn
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2004
3. Nguyễn Văn Công (2009), Giáo trình phân tích kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà nội Khác
13. Hoàng Đỗ Hương Giang (2007), Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang Khác
14. Cao Thị Ngọc Vân (2009), Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang Khác
15. Phan Văn Đạt (2011), Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn Khác
16. Trang website www.sagiang.com.vn.BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Ngày 31 tháng 12 năm 2010 Khác
2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) (2) 129 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w