Sơ đồ 2.3: Sơ đồ mô hình phân tích tài chính Dupont (ROE)

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang (Trang 54)

- Hệ số tự tài trợ:[10, 108]

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ mô hình phân tích tài chính Dupont (ROE)

2.4.5. Phân tích rủi ro tài chính thông qua đòn bẩy tài chính

Rủi ro tài chính là xác suất chấp nhận sự thiệt hại có thể đo lường được trong hoạt động tài chính dẫn đến những tổn thất kinh tế ảnh hưởng tới lợi nhuận và uy tín của doanh nghiệp. Rủi ro tài chính của doanh nghiệp có thể do nhiều nguyên nhân xảy ra như khả năng thanh toán kém, hiệu quả kinh doanh thấp kéo dài, hệ số đòn bẩy tài chính thấp,… do vậy để nhận diện rủi ro tài chính có nhiều cách tiếp cận khác nhau.

Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp được thể hiện ở hệ số nợ. Doanh nghiệp có hệ số nợ cao thể hiện doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính ở mức độ cao và ngược lại.[10, 265]

Hệ số nợ = Nợ phải trả

Tổng nguồn vốn

Hệ số nợ phản ánh trong một đồng vốn kinh doanh, doanh nghiệp đang sử dụng có bao nhiêu đồng được hình thành từ các khoản nợ. Khi hệ số nợ càng lớn thì chủ sở hữu càng có lợi vì khi đó chủ sở hữu chỉ phải đóng góp một lượng vốn ít, nhưng được sử dụng một lượng tài sản lớn. Đặc biệt khi doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận trên các khoản nợ lớn hơn so với số tiền lãi phải trả thì lợi nhuận dành cho chủ sở hữu sẽ gia tăng rất nhanh.[10, 265]

Đòn bẩy tài chính = Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu này cho biết, tổng tài sản so với vốn chủ sở hữu thấp, đòn bẩy tài chính thấp, rủi ro tài chính cao. Để hạn chế rủi ro tài chính cần duy trì một cơ cấu vốn vay và vốn chủ sở hữu phù hợp.

2.4.6. Dự báo các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh

Báo cáo tài chính dự báo là cơ sở để nhà quản trị đưa ra các kế hoạch kinh doanh phù hợp nhằm đảm bảo an ninh về hoạt động tài chính và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Chính vì vậy, thông tin cung cấp cần đảm bảo tính khoa học và

có ý nghĩa thực tiễn. Để làm được điều đó đòi hỏi nhà phân tích có những kiến thức như sau:

Thứ nhất, am hiểu về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong môi trường hiện tại và tương lai.

Thứ hai, có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm thực tiễn để phán đoán các sự kiện kinh tế có khả năng xảy ra.

Thứ ba, vận dụng các phương pháp dự đoán khoa học dựa trên những cơ sở khách quan đảm bảo cho các chỉ tiêu dự báo có độ tin cậy cao.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2 luận văn đã xây dựng cơ sở lý luận cơ bản liên quan đến tài chính và phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp với nội dung cơ bản là xây dựng hệ thống các chỉ tiêu phân tích báo cáo chính với nội dung chi tiết như sau:

(1) Phân tích tổng quan tình hình tài chính. (2) Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán. (3) Phân tích cấu trúc tài chính.

(4) Phân tích hiệu quả kinh doanh. (5) Phân tích rủi ro tài chính.

(6) Dự báo các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh.

Với việc hệ thống hóa các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính sẽ làm tiền đề khoa học để tiếp tục nghiên cứu thực trạng phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang trong chương 3 và đưa ra những ý kiến thảo luận và nhận xét kiến nghị trong chương 4.

Chương 3

THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU SA GIANG

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang (Trang 54)