- Hệ số tự tài trợ:[10, 108]
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ mô hình phân tích tài chính Dupont (ROA)
2.4.4.3. Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu thông qua mô hình tài chính Dupont tài chính Dupont
Trong hoạt đồng đầu tư, các nhà đầu tư luôn quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu vì nhà đầu tư quan tâm tới khả năng thu được lợi nhuận từ đồng vốn mà mình bỏ ra. Ngoài ra, chỉ tiêu này còn giúp cho nhà quản trị tăng cường công tác kiểm soát và bảo toàn vốn giúp cho doanh nghiệp tăng trưởng ổn định, bền vững. Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu ta thường thông qua chỉ tiêu ROE.
Chỉ tiêu này được xác định như sau:[10, 223] Tỷ suất sinh lời của vốn
chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình
quân
Chỉ tiêu này cho biết, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao càng biểu hiện xu hướng tích cực. Chỉ tiêu này cao thường giúp cho nhà quản trị có thể huy động vốn mới trên thị trường tài chính để tài trợ cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Ngược lại nếu chỉ tiêu này nhỏ và thấp, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút vốn.
Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ta có thể biến đổi ROE theo mô hình tài chính Dupont:[10, 223]
Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở
hữu (ROE)
=
Lợi nhuận
sau thuế x Doanh thu x Tài sản bình quân (2.29 ) Doanh thu bình quânTài sản Vốn chủ sở hữu
Hay:
Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở
hữu (ROE) =
Tỷ suất sinh lời của doanh
thu (ROS) x Số vòng quay của tài sản (SOA) x Hệ số tài sản so với VCSH (AOE) (2.30)
Hay:
Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở
hữu (ROE) = ROA x
Hệ số tài sản so với vốn chủ
sở hữu (2.31)
Hoặc:
Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở
hữu (ROE) = ROA x Đòn bẩy tài chính (2.32)
Nhìn vào quan hệ trên ta thấy muốn nâng cao khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu có thể tác động vào 3 nhân tố: hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu (đòn bẩy tài chính), số vòng quay của tài sản và tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần. Từ đó đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của từng nhân tố góp phần đẩy nhanh tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE).
Trong quá trình phân tích cần lưu ý, sức sinh lời của của vốn chủ sở hữu cao không phải là lúc nào cũng thuận lợi vì có thể là do ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính, khi đó mức độ mạo hiểm càng lớn. Nhà phân tích cần lưu ý cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp thường phụ thuộc vào đặc điểm của hoạt động kinh doanh, hình thức sở hữu vốn, cơ chế quản lý và phân cấp tài chính trong các doanh nghiệp. Trong thực tế các doanh nghiệp khác nhau thì cơ cấu nguồn vốn cũng khác nhau. Cơ cấu nguồn vốn tác động đến nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, cần nắm rõ bản chất của nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn. Nguồn vốn của doanh nghiệp đó là nguồn hình thành nên các tài sản của doanh nghiệp, nguồn vốn của doanh nghiệp thường bao gồm 2 nguồn cơ bản: nguồn vốn chủ sờ hữu và nợ phải trả. Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bao gồm nguồn vốn kinh doanh, các quỹ của doanh nghiệp, lợi nhuận chưa phân phối và các nguồn vốn khác. Nguồn vốn này là chỉ tiêu quan trọng đánh giá mức độ tự chủ trong hoạt động tài chính. Bên cạnh nguồn vốn chủ sở hữu, các doanh nghiệp còn phải đi vay, chiếm dụng vốn để phục vụ cho quá trình kinh doanh đó chính là nợ phải trả. Nợ phải trả bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
Đo lường hiệu quả của hiệu quả của việc sử dụng chi phí để tạo ra doanh thu và lợi nhuận Giá vốn hàng bán Giá vốn hàng bán Chi phí hoạt động Chi phí hoạt động Chi phí TTNDN Chi phí TTNDN