LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
2.3.2. 1 Phương pháp thay thế liên hoàn
Phương pháp thay thế liên hoàn dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích. Đây là phương pháp cơ bản và được sử dụng rất phổ biến trong phân tích. Để thực hiện phương pháp này cần thực hiện các bước sau:[12, 13]
Bước 1: Giả sử có 4 nhân tố a, b, c, d đều có quan hệ tích số với chỉ tiêu Q. Gọi Q1 là chỉ tiêu kỳ phân tích, Q0 là chỉ tiêu kỳ gốc. Mối quan hệ các nhân tố với chỉ tiêu Q được thiết lập như sau:
Kỳ phân tích: Q1 = a1 x b1 x c1 x d1
Kỳ gốc: Q0 = a0 x b0 x c0 x d0
Do vậy ta có đối tượng phân tích: Q1 - Q0 = ∆Q
Bước 2: Xác định ảnh hưởng của các nhân tố. + Xác định ảnh hưởng của nhân tố a;
Thay thế lần 1: Qa = a1 x b0 x c0 x d0
Mức ảnh hưởng của nhân tố a: ∆Qa = Qa - Q0
+ Xác định ảnh hưởng của nhân tố b; Thay thế lần 2: Qb = a1 x b1 x c0 x d0
Mức ảnh hưởng của nhân tố b: ∆Qb = Qb – Qa
+ Xác định ảnh hưởng của nhân tố c: Thay thế lần 3: Qc = a1 x b1 x c1 x d0
Mức ảnh hưởng của nhân tố c: ∆Qc = Qc – Qb
+ Xác định ảnh hưởng của nhân tố d: Thay thế lần 4: Qd = a1 x b1 x c1 x d1
Mức ảnh hưởng của nhân tố d: ∆Qd = Qd – Qc
Bước 3: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: ∆Qa + ∆Qb + ∆Qc + ∆Qd = ∆Q
* Ưu và nhược điểm của phương pháp thay thế liên hoàn:
- Ưu điểm: Là phương pháp đơn giản, dễ hiểu, dễ tính toán. Phương pháp này có thể chỉ rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, qua đó phản ánh được nội dung bên trong của hiện tượng kinh tế.
- Nhược điểm: Khi xác định ảnh hưởng của nhân tố nào đó, phải giả định các nhân tố khác không đổi, nhưng trong thực tế có trường hợp các nhân tố đều cùng thay đổi. 2.3.2.2. Phương pháp số chênh lệch
Phương pháp số chênh lệch là hình thức rút gọn của phương pháp thay thế liên hoàn, nó tôn trọng đầy đủ các bước tiến hành như phương pháp liên hoàn. Nó khác phương pháp thay thế liên hoàn ở chỗ sử dụng chênh lệch giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của từng nhân tố để xác định ảnh hưởng của nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.
Có thể khái quát phương pháp này như sau:[12, 16] Mức độ ảnh hương nhân tố a: (a1 – a0)b0c0d0 = ∆Qa
Mức độ ảnh hương nhân tố b: a1(b1 – b0)c0d0 = ∆Qb
Mức độ ảnh hương nhân tố c: a1b1(c1 – c0)d0 = ∆Qc
Mức độ ảnh hương nhân tố d: a1b1c1(d1 – d0)= ∆Qd
Tổng hợp mức độ ảnh hưởng: ∆Qa + ∆Qb + ∆Qc + ∆Qd = ∆Q Tuy vậy, phương pháp này cũng có những hạn chế nhất định:
Thứ nhất, phương pháp này chỉ có thể thực hiện được khi các nhân tố có quan hệ với nhau bằng tích hoặc thương. Trong thực tế chúng có thể có quan hệ với nhau theo những mối quan hệ hay mô hình khác.
Thứ hai, khi xem xét hay phân tích một nhân tố nào đó, ta phải giả định các nhân tố khác không đổi (nhân tố chưa được xem xét phải cố định trị số ở kỳ gốc, còn nhân tố đã được xem xét phải cố định trị số ở kỳ phân tích). Trong thực tế, các
nhân tố luôn thay đổi cùng một lúc chứ không tuân theo giả định này.