Đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang (Trang 39)

- Hệ số tự tài trợ:[10, 108]

2.4.1.4. Đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là lợi nhuận, vì vậy khả năng sinh lời của doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp. Căn cứ vào các chỉ tiêu phân tích doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả kinh doanh của mình đồng thời có những quyết định đầu tư mở rộng thị phần kinh doanh giúp cho doanh nghiệp tăng trưởng ổn định và bền vững. Việc đánh giá khả

năng sinh lời của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn và tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu như sau:

- Tỷ suất sinh lời của vốn:[10, 112]

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả kinh doanh tổng quát nhất và có tính chất chi phối các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh khác. Chỉ tiêu này xác định bằng công thức:

Tỷ suất sinh lời của vốn (ROI) =

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi vay

x 100 (2.6) Tổng vốn bình quân

Chỉ tiêu trên cho biết trong một kỳ kinh doanh thì với 100 đồng vốn doanh nghiệp đầu tư thì thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua chỉ tiêu này đánh giá được thực chất hiệu quả của 1 đồng vốn sử dụng trong kinh doanh. Kết quả chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn là tốt, giúp doanh nghiệp có cơ hội đầu tư vào hoạt động kinh doanh bằng cách tăng vốn chủ sở hữu hoặc là sử dụng nguồn vốn đi vay.

- Tỷ suất sinh lời của vốn:[10, 113]

Chỉ tiêu này có vai trò quan trọng trong quá trình bảo đảm an toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính như sau:

Tỷ suất sinh lời của vốn

chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân

Chỉ tiêu này cho biết, trong một kỳ kinh doanh, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư thì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là tốt, thúc đẩy quá trình nâng cao đầu tư của doanh nghiệp đồng thời khuyến khích doanh nghiệp tăng vốn chủ sở hữu đầu tư vào hoạt động kinh doanh. 2.4.1.5. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh

doanh nghiệp thường bổ sung nguồn vốn kinh doanh bằng hình thức vay tín dụng, tuy nhiên mức độ vay có giới hạn và phải chịu mức lãi suất vay vốn. Nếu quá trình hoạt động kinh doanh đạt kết quả thấp sẽ dẫn đến hiện tượng ăn mòn vốn chủ sở hữu. Như vậy để đáp ứng nhu cầu kinh doanh, nhà quản trị cần huy động nguồn vốn phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp mình nhằm mục đích nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh thực chất là việc xem xét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, quan hệ giữa tài sản dài hạn với nguồn vốn ổn định, quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và nguồn vốn tạm thời của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu phân tích được sử dụng như sau:

- Hệ số tài trợ ổn định:[10, 127]

Hệ số tài trợ ổn định = Hệ số tài trợ ổn định Tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có 1 đồng nguồn vốn thì trong đó có bao nhiêu đồng vốn thuộc nguồn vốn ổn định. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ tính ổn định của tài chính là tốt, đây là nhân tố tích cực giúp thúc đẩy quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Hệ số tài trợ tạm thời:[10, 127]

Hệ số tài trợ tạm thời = Nguồn tài trợ tạm thời Tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có 1 đồng nguồn vốn thì có bao nhiêu đồng thuộc về nguồn vốn tạm thời. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ mức độ phụ thuộc tài chính tăng, gây áp lực đối với nhà quản trị trong các quyết định tài chính, ảnh hưởng không tốt tới hoạt động kinh doanh.

- Hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn tài trợ ổn định:[10, 128] Hệ số vốn chủ sở hữu so với

nguồn tài trợ ổn định = Vốn chủ sở hữu Nguồn tài trợ ổn định

vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ tính tự chủ và độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng tốt và ngược lại.

- Hệ số giữa nguồn tài trợ ổn định so với tài sản dài hạn:[10, 128] Hệ số giữa nguồn tài trợ ổn

định so với tài sản dài hạn = Nguồn vốn ổn định Tài sản dài hạn

Chỉ tiêu này cho biết mức độ tài trợ tài sản dài hạn bằng nguồn vốn ổn định như thế nào. Tức doanh nghiệp có 1 đồng tài sản dài hạn thì bao nhiêu đồng do vốn ổn định tài trợ. Chỉ tiêu này càng lớn hơn 1, tính ổn định và bền vững về tài chính của doanh nghiệp. Ngược lại, trị số của của chỉ tiêu này càng nhỏ hơn 1, doanh nghiệp càng bị áp lực nặng nề trong thanh toán nợ ngắn hạn, cân bằng tài chính ở trong tình trạng xấu, không ổn định.

- Hệ số giữa nguồn tài trợ tạm thời so với tài sản ngắn hạn:[10, 128] Hệ số giữa nguồn tài trợ tạm

thời so với tài sản ngắn hạn = Nguồn tài trợ tạm thời Tài sản ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết mức độ tài trợ tài sản ngắn hạn bằng nguồn vốn tạm thời như thế nào. Chỉ tiêu cho biết doanh nghiệp có 1 đồng tài sản ngắn hạn thì bao nhiêu đồng do nguồn vốn tạm thời tài trợ. Chỉ tiêu này càng lớn hơn 1, tính ổn định và bền vững về tài chính của doanh ngiệp. Ngược lại, trị số này càng nhỏ hơn 1, doanh nghiệp càng chủ động trong các hoạt động tài chính.

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w