1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GIÁO AN THANH TRA

8 409 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trường THCS Lương Thế Vinh Ngày soạn: 09/03/2011 Ngày giảng: 13/03/2011 Tiết: 27 Bài: 26 – Vẽ trang trí. I/. MỤC TIÊU: 1/. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm, công dụng và cách sắp xếp dòng chữ in hoa nét thanh nét đậm. 2/. Kỹ năng: Học sinh nhanh nhẹn trong việc lựa chọn kích thước chữ phù hợp với ý đồ trang trí, thể hiện bài vẽ đẹp về bố cục, kẻ chữ đúng với đặc điểm 3/. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, phát huy khả năng quan sát, tìm tòi. Cảm nhận được tầm quan trọng của nghệ thuật trang trí trong cuộc sống. II/. CHUẨN BỊ: 1/. Giáo viên: Mẫu chữ đẹp, bài vẽ của HS năm trước. 2/. Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm mẫu chữ, chì, tẩy, thước, màu, vở bài tập. III/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/. Ổn định tổ chức: (1 / ) Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh. 2/. Kiểm tra bài cũ: (3 / ) GV kiểm tra bài tập: VT-ĐT: Mẹ của em. 3/. Bài mới: + Giới thiệu bài: Trong cuộc sống có nhiều đồ vật được trang trí đẹp có sử dụng chữ để trang trí. Để giúp các em biết cách kẻ chữ và nắm được cách áp dụng chữ vào những việc làm cần thiết, hôm nay chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài “Kẻ chữ in hoa nét thanh nét đậm”. - 1 - Mt 6 Gv: Ngô Huy Hoàng Trường THCS Lương Thế Vinh HOẠT ĐỘNG CỦA GV và HS NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1: 5 / Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm của chữ nét thanh nét đậm. - GV cho HS quan sát mẫu chữ nét đều, yêu cầu các nhóm thảo luận và nêu lên đặc điểm của chữ nét thanh nét đậm. - HS quan sát mẫu chữ và thảo luận nêu lên đặc điểm của chữ nét thanh nét đậm. - GV cho HS quan sát một số tranh ảnh và yêu cầu HS nêu ứng dụng của chữ. - HS quan sát tranh ảnh và nêu ứng dụng của chữ. - GV tóm tắt lại đặc điểm của chữ. I/. Đặc điểm của chữ nét thanh nét đậm: - Chữ nét thanh nét đậm là kiểu chữ có nét to và nét nhỏ. Chữ có dáng dấp mềm mại, nhẹ nhàng thường dùng trang trí cho các đầu sách, báo, tạp chí, các sản phẩm trong cuộc sống Chiều cao và ngang của chữ có thể thay đổi tùy theo mục đích của người kẻ chữ. HOẠT ĐỘNG 2: 4 / Hướng dẫn HS cách sắp xếp dòng chữ. + Hướng dẫn HS sắp xếp dòng chữ cân đối. - GV cho HS quan sát một số ví dụ về cách xếp chữ đẹp và chưa đẹp. Yêu cầu HS nhận ra cách xếp chữ đẹp về bố cục và đúng về ngữ pháp. - HS quan sát tranh và nhận ra cách xếp chữ đẹp về bố cục và đúng về ngữ pháp - GV nhắc nhở HS khi xếp chữ cần chú ý đến bố cục II/. Cách sắp xếp dòng chữ: 1/. Sắp xếp dòng chữ cân đối. - 2 - Mt 6 Gv: Ngô Huy Hoàng Trường THCS Lương Thế Vinh chung của dòng chữ. - Quan sát GV hướng dẫn bố cục chung của dòng chữ. + Hướng dẫn HS kẻ dòng chữ và sắp xếp chữ vào dòng. - GV đưa ra một ví dụ cụ thể và hướng dẫn HS cách kẻ chữ vào dòng có thể bằng cách ước lượng hoặc chia tỷ lệ cho từng con chữ. - GV cho HS quan sát hình vẽ trong SGK và yêu cầu các em nhận ra cách xếp chữ đẹp và chưa đẹp, qua đó nhắc nhở HS khi xếp chữ không nên xếp chữ quá thưa hoặc quá dày. + Hướng dẫn HS kẻ chữ. - GV vẽ minh họa trên bảng một số chữ cái để HS biết cách kẻ chữ cân đối, đúng, đều, ngay ngắn và thể hiện được sự mềm mại của chữ. - GV nhắc nhở HS cần chú ý đến những chữ cái như: O, C, Q, G, S khi kẻ chữ cần kẻ cao hơn các chữ cái khác một ít để đảm bảo sự cân đối, hài hòa. + Hướng dẫn HS vẽ màu. - GV cho HS quan sát một số sản phẩm và yêu cầu HS nêu đặc điểm về màu sắc. - GV nhắc nhở HS khi vẽ màu cần vẽ gọn gàng trong lòng chữ cái, tránh vẽ màu lem nhem làm mất đi sự sắc sảo của chữ. - HS quan sát GV hướng dẫn cách xếp chữ vào dòng. - HS quan sát hình vẽ và nhận ra cách xếp chữ đẹp và chưa đẹp. - Quan sát GV vẽ minh họa. - Quan sát GV hướng dẫn kẻ một số chữ cái đặc biệt. - HS quan sát một số mẫu câu khẩu hiệu và nêu đặc điểm về màu sắc. - Quan sát GV hướng dẫn tô màu. 2/. Kẻ dòng chữ và sắp xếp chữ vào dòng. 3/. Kẻ chữ. 4/. Vẽ màu. - 3 - Mt 6 Gv: Ngô Huy Hoàng Trường THCS Lương Thế Vinh HOẠT ĐỘNG 3: 28 / Hướng dẫn HS làm bài tập. - GV yêu cầu mỗi nhóm cử ra 5 bạn làm bài tập với kích thước lớn, các HS khác làm bài tập cá nhân trên vở bài tập. - GV quan sát và nhắc nhở các em chú ý đến việc chia tỷ lệ để sắp xếp dòng chữ đẹp, cân đối. - GV quan sát và giúp đỡ HS kẻ chữ đúng với đặc điểm của chữ nét thanh nét đậm. - HS làm bài tập theo nhóm và cá nhân. III/. Bài tập: - Kẻ dòng chữ HỌC TẬP TỐT LAO ĐỘNG TỐT HOẠT ĐỘNG 4: 3 / Đánh giá kết quả học tập. - GV cho HS dán bài tập lên bảng và nêu nhận xét, xếp loại bài vẽ theo cảm nhận của mình. - GV biểu dương những bài vẽ đẹp, nhắc nhở, góp ý cho những bài vẽ chưa hoàn chỉnh. - HS nêu nhận xét, xếp loại bài vẽ theo cảm nhận của mình. 4/. Dặn dò học sinh cho tiết học tiếp theo: (1 / ) + Bài tập về nhà: Học sinh về nhà hoàn thành bài tập. + Chuẩn bị bài mới: Đọc trước bài mới “Mẫu có 2 đồ vật”, chuẩn bị vật mẫu, chì, tẩy, vở bài tập. - 4 - Mt 6 Gv: Ngô Huy Hoàng L a o ® é n g t è t h ä c t Ë p t è t Lao ®éng tèt häc tËp tèt Trường THCS Lương Thế Vinh Ngày soạn: 09/03/2011 Ngày giảng: 12/03/2011 Tiết: 25 Bài: 24 – Vẽ Tranh I/. MỤC TIÊU: 1/. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm của đề tài và phương pháp vẽ tranh về đề tài này. 2/. Kỹ năng: Học sinh nhanh nhẹn trong việc lựa chọn góc độ vẽ tranh, sắp xếp bố cục chặt chẽ, thể hiện hình tượng, màu sắc sống động, phù hợp với nội dung đề tài. 3/. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, cảm nhận được vẻ đẹp tác phẩm nghệ thuật, hình thành mơ ước chân chính và trong sáng. II/. CHUẨN BỊ: 1/. Giáo viên: Tranh vẽ của họa sĩ và của HS năm trước. 2/. Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm tranh ảnh, chì, tẩy, màu, vở bài tập. III/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/. Ổn định tổ chức: (1 / ) Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh. 2/. Kiểm tra bài cũ: (3 / ) GV kiểm tra bài tập: Tranh cổ động. 3/. Bài mới: + Giới thiệu bài: Con người ai cũng có hoài bão, ai cũng có ước mơ. Tuy ước mơ cao xa hay giản dị cũng đều mơ ước về những điều tốt đẹp cho cá nhân hoặc cộng đồng. Để giúp các em hiện thực hóa ước mơ của mình thông qua hình vẽ, hôm nay thầy, trò chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài “VT-ĐT: Ước mơ của em”. - 5 - Mt 6 Gv: Ngô Huy Hoàng Trường THCS Lương Thế Vinh HOẠT ĐỘNG CỦA GV V HS NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1: 5 / Hướng dẫn HS tìm và chọn nội dung đề tài. - GV cho HS nêu những mơ ước của mình. - GV cho HS quan sát tranh mẫu của họa sĩ và của HS năm trước. Yêu cầu HS nêu cảm nhận của mình. - GV gợi ý một số góc độ vẽ tranh và yêu cầu HS chọn lựa góc độ vẽ tranh theo ý thích và nêu nhận xét cụ thể về góc độ vẽ tranh mà mình chọn. - HS nêu những mơ ước của mình. - HS quan sát tranh mẫu và nêu cảm nhận của mình. - HS chọn lựa góc độ vẽ tranh theo ý thích và nêu nhận xét cụ thể về góc độ vẽ tranh mà mình chọn. I/. Tìm và chọn nội dung đề tài - Ước mơ là khát vọng của mọi người. Ta có thể vẽ được nhiều tranh về đề tài này như: Ước mơ mọi người sống vui vẻ, hạnh phúc, chọn được nghề nghiệp theo ý thích, được du lịch, khám phá đại dương, vũ trụ, ước muốn thế giới hòa bình…. HOẠT ĐỘNG 2: 4 / Hướng dẫn HS cách vẽ. - GV cho HS nhắc lại kiến thức vẽ tranh đề tài. + GV hướng dẫn HS tìm bố cục. - GV cho HS quan sát bài vẽ mẫu và yêu cầu HS nhận xét về cách xếp mảng. - GV tóm lại những cách bố cục cơ bản để HS hình dung ra việc xếp mảng có chính, phụ, to, nhỏ hợp lý tạo cho tranh vẽ có bố cục chặt chẽ nổi bật trọng tâm. - GV hướng dẫn HS vẽ mảng trên bảng các bước tiến hành. II/. Cách vẽ. 1. Tìm bố cục. - 6 - Mt 6 Gv: Ngô Huy Hoàng Trường THCS Lương Thế Vinh + GV hướng dẫn HS vẽ hình tượng. - GV cho HS nêu nhận xét về cách chọn hình tượng ở bài vẽ mẫu. - GV phân tích cách chọn hình tượng để bức tranh có nội dung trong sáng và làm nổi bật hình tượng trung tâm. - GV hướng dẫn HS vẽ hình tượng trên bảng các bước tiến hành. + GV hướng dẫn HS vẽ màu. - GV cho HS nêu nhận xét màu sắc ở bài vẽ mẫu. - GV nhắc lại cách vẽ màu trong tranh đề tài. Phân tích trên tranh để HS thấy được việc dùng màu cần thiết phải có sự sắp xếp các mảng màu nằm cạnh nhau một cách hợp lý và phù hợp với nội dung đề tài. Tránh lệ thuộc vào màu sắc của tự nhiên. - HS nhắc lại kiến thức vẽ tranh đề tài. - HS quan sát bài vẽ mẫu và nhận xét về cách xếp mảng. - Quan sát GV hướng dẫn cách bố cục tranh. - Quan sát GV hướng dẫn vẽ mảng. - HS nêu nhận xét về cách chọn hình tượng ở bài vẽ mẫu. - Quan sát GV phân tích cách chọn hình tượng - Quan sát GV hướng dẫn vẽ hình tượng. - HS nêu nhận xét màu sắc ở bài vẽ mẫu. - Quan sát GV hướng dẫn vẽ màu. 2. Vẽ hình tượng. 3. Vẽ màu. HOẠT ĐỘNG 3: 28 / Hướng dẫn HS làm bài tập. - Nhắc nhở HS làm bài tập theo đúng phương pháp. - GV quan sát và hướng dẫn thêm về cách bố cục và cách diễn tả hình tượng. - HS làm bài tập theo nhóm. III/. Bài tập. Vẽ tranh – đề tài: Ước mơ của em. - 7 - Mt 6 Gv: Ngô Huy Hoàng Trường THCS Lương Thế Vinh HOẠT ĐỘNG 4: 3 / Đánh giá kết quả học tập. - GV chọn một số bài vẽ của học sinh ở nhiều mức độ khác nhau và cho HS nêu nhận xét và xếp loại theo cảm nhận của mình. - GV biểu dương những bài vẽ đẹp, nhắc nhở, góp ý cho những bài vẽ chưa hoàn chỉnh. - HS nhận xét và xếp loại bài tập theo cảm nhận riêng của mìn 4/. Dặn dò học sinh cho tiết học tiếp theo (1 / ). + Bài tập về nhà: Học sinh về nhà hoàn thành bài tập. + Chuẩn bị bài mới: Đọc trước bài “Trang trí lều trại”, sưu tầm tranh ảnh lều trại, chuẩn bị chì, tẩy, màu, vở bài tập. *********************************************************** MỘT SỐ TRANH VỀ ĐỀ TÀI ƯỚC MƠ CUẢ EM - 8 - Mt 6 Gv: Ngô Huy Hoàng . vẽ tranh mà mình chọn. - HS nêu những mơ ước của mình. - HS quan sát tranh mẫu và nêu cảm nhận của mình. - HS chọn lựa góc độ vẽ tranh theo ý thích và nêu nhận xét cụ thể về góc độ vẽ tranh. cho HS quan sát một số tranh ảnh và yêu cầu HS nêu ứng dụng của chữ. - HS quan sát tranh ảnh và nêu ứng dụng của chữ. - GV tóm tắt lại đặc điểm của chữ. I/. Đặc điểm của chữ nét thanh nét đậm: -. mình. - GV cho HS quan sát tranh mẫu của họa sĩ và của HS năm trước. Yêu cầu HS nêu cảm nhận của mình. - GV gợi ý một số góc độ vẽ tranh và yêu cầu HS chọn lựa góc độ vẽ tranh theo ý thích và

Ngày đăng: 12/05/2015, 07:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w