I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: HS hiểu ý nghĩa của tranh cổ động. 2. Kĩ năng: Biết cách sắp xếp mảng chữ và mảng hình để tạo được một bức tranh cổ động phù hợp với nội dung đã chọn. 3. Thái độ: Yêu quý vẻ đẹp của tranh cổ động, tôn trọng những sản phẩm, những giá trị nghệ thuật do tranh cổ động mang lại. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học: a. Giáo viên: Máy chiếu Sưu tầm một số tranh cổ động. ĐDDH MT lớp 8 ( nếu có). Tranh hướng dẫn cách vẽ.
Giáo án Thanh tra toàn diện năm học 2012- 2013 GIÁO ÁN THANH TRA TOÀN DIỆN NĂM HỌC 2012-2013. MÔN MĨ THUẬT GV dạy: ………… Lớp dạy: …….; Tiết dạy: ………. PPCT: 25 TUẦN: 25 Ngày soạn: 25/02/2013 Tiết ( PPCT): 25 Ngày dạy: 27/02/2013 Bài 25: Vẽ trang trí VẼ TRANH CỔ ĐỘNG ( Tiết 1) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: HS hiểu ý nghĩa của tranh cổ động. 2. Kĩ năng: Biết cách sắp xếp mảng chữ và mảng hình để tạo được một bức tranh cổ động phù hợp với nội dung đã chọn. 3. Thái độ: Yêu quý vẻ đẹp của tranh cổ động, tôn trọng những sản phẩm, những giá trị nghệ thuật do tranh cổ động mang lại. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học: a. Giáo viên: - Máy chiếu - Sưu tầm một số tranh cổ động. - ĐDDH MT lớp 8 ( nếu có). - Tranh hướng dẫn cách vẽ. b. Học sinh: - SGK, vở vẽ, chì, màu. - Sưu tầm tranh, ảnh về tranh cổ động. 2. Phương pháp dạy học: - Phương pháp trực quan. - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp luyện tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC: 1. Ổn định tổ chức: GV kiểm tra sĩ số HS. 2. Bài cũ: Câu 1: Trường phái Ấn tượng ra đời năm nào? a. 1874 b.1905 c.1907 Đáp án: a. Câu 2: Đặc điểm của trường phái Ấn Tượng là: a.Luôn chú trọng không gian, ánh sáng, màu sắc b.Không diễn tả khối, không vờn sáng tối c.Không lệ thuộc vào đối tượng miêu tả. Đáp án: a. Câu 3: Ai được coi là cha đẻ của hội họa điểm sắc? a.Vanh xăng- Van Gốc b. Giê- ooc Giơ Xơ Ra c.C Lốt Mô- Nê. Đáp án: b. Trang 1 Giáo án Thanh tra toàn diện năm học 2012- 2013 3. Bài mới: GV giới thiệu bài. Hoạt động của giáo viên, học sinh Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét: GV yêu cầu HS quan sát tranh Cổ động (SGK), đặt câu hỏi: ? Những bức tranh này có nội dung gì? ? Chúng được vẽ nhằm mục đích gì? ? Vậy theo em tranh cổ động là gì? - HS trả lời. - GV ghi bảng phần khái niệm. - HS ghi bài. - GV trình chiếu, giới thiệu thêm một số bức tranh Cổ động thuộc các lĩnh vực khác nhau cho HS tìm hiểu. ? Em thấy tranh cổ động thường được đặt ở đâu? - HS trả lời. GV nhận xét, ghi bảng. - GV trình chiếu một số hình ảnh về nơi thường đặt tranh CĐ. - GV trình chiếu thêm một số hình ảnh tranh CĐ trước các cơ quan, trường học ở huyện Cư Kuin. - HS quan sát. GV trình chiếu một số bức tranh đề tài và tranh cổ động, đặt câu hỏi: ? Theo em, đâu là tranh đề tài, đâu là tranh cổ động? ? Tranh cổ động có gì khác so với tranh đề tài? HS trả lời GV nhận xét, ghi bảng. ? Tranh cổ động gồm có những phần nào? HS trả lời. GV trình chiếu các phần trên tranh cổ động. ? Tranh cổ động có kích cỡ như thế nào? ? Chất liệu vẽ tranh cổ động là gì? HS trả lời GV nhận xét, chốt ý, ghi bảng. HS ghi bài * Giới thiệu một vài đặc điểm của tranh cổ động. ? Theo em, tranh cổ động có những đặc điểm gì? HS trả lời GV trình chiếu hình ảnh minh họa. I. Quan sát, nhận xét: 1. Tranh cổ động là gì? + Là loại tranh dùng để tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; tuyên truyền cho các hoạt động xã hội và giới thiệu sản phẩm, hàng hóa,… + Đặt ở những nơi công cộng: thu hút sự chú ý của nhiều người. + Có hình ảnh minh họa gây ấn tượng mạnh và có chữ kèm theo. + Có nhiều khuôn khổ, kích cỡ khác nhau. + Thường vẽ bằng chất liệu sơn dầu, màu bột, … 2. Đặc điểm của tranh cổ động. Trang 2 Giáo án Thanh tra toàn diện năm học 2012- 2013 Ghi bảng. - Phân tích bức tranh vì mái trường không có ma túy để HS hiểu rõ hơn về đặc điểm của tranh cổ động. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ tranh cổ động. ? Theo em, để vẽ một bức tranh cổ động, ta phải thực hiện những bước gì? ? Cách vẽ tranh này có giống với cách vẽ tranh đề tài hay không? HS trả lời GV nhận xét, hướng dẫn HS cách vẽ tranh trên ĐDDH. HS quan sát GV trình chiếu các bước vẽ tranh để HS hình dung rõ hơn. Trước khi HS vẽ bài, GV cho HS xem một số bài vẽ của HS các năm trước để các em tham khảo, học hỏi. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài: - GV nêu yêu cầu của bài tập. - Trong tiết 1, phần lí thuyết dài nên HS chỉ cần xác định được nội dung mình cần vẽ và phác sơ được ý tưởng trên giấy ( Nếu còn thời + Hình ảnh cần cô đọng, dễ hiểu ( hình vẽ hoặc ảnh). + Chữ ngắn gọn, rõ ràng, dễ đọc. + Màu sắc có tính tượng trưng, gây ấn tượng mạnh mẽ. II. Cách vẽ tranh cổ động: 1- Tìm hiểu nội dung. 2. Tìm mảng chữ và các hình ảnh minh hoạ 3- Vẽ hình: 4. Vẽ màu III. Thực hành: - Vẽ một tranh cổ động trên khổ giấy A4. - Nội dung đề tài tự chọn Trang 3 Giáo án Thanh tra toàn diện năm học 2012- 2013 gian). Phần vẽ hình và hoàn thiện bài sẽ thực hiện trong toàn bộ tiết 2. - Gợi ý giúp HS tìm được nội dung sẽ vẽ. - Chú ý đến đối tượng HS yếu kém, còn lúng túng. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập: - GV gợi ý HS trao đổi qua các câu hỏi: ? Tranh cổ động có đặc điểm gì? ? Mảng chữ và mảng hình, màu sắc trong tranh cổ động như thế nào? ? Vì sao tranh cổ động lại được đặt ở nơi công cộng? - HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung. - Đánh giá tiết học, khen ngợi những học sinh tích cực xây dựng bài. Nhắc nhở những HS còn rụt rè, không chú ý. 4. Dặn dò: - Sưu tầm và tập phân tích tranh cổ động - Chuẩn bị cho bài học sau: Tranh cổ động ( tiết 2) 5. Nhận xét tiết dạy: Trang 4 . của tranh cổ động. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ tranh cổ động. ? Theo em, để vẽ một bức tranh cổ động, ta phải thực hiện những bước gì? ? Cách vẽ tranh này có giống với cách vẽ tranh. trên tranh cổ động. ? Tranh cổ động có kích cỡ như thế nào? ? Chất liệu vẽ tranh cổ động là gì? HS trả lời GV nhận xét, chốt ý, ghi bảng. HS ghi bài * Giới thiệu một vài đặc điểm của tranh cổ động. ?. động, đặt câu hỏi: ? Theo em, đâu là tranh đề tài, đâu là tranh cổ động? ? Tranh cổ động có gì khác so với tranh đề tài? HS trả lời GV nhận xét, ghi bảng. ? Tranh cổ động gồm có những phần nào? HS