- Phát triển khả năng diễn đạt diễn cảm lời thoại của các nhân vật, và khả năng tư duy đặt tên cho câu chuyện.. - Trong khi trò chuyện nghe tiếng chuột kêu “chít chít” 2.. Hoạt động 2: “
Trang 1CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
ĐỀ TÀI: CHUYẾN ĐI XA CỦA CHÚ CHUỘT NHỎ
ĐỐI TƯỢNG: TRẺ 5-6 TUỔI
I Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Trẻ hiểu và nhớ nội dung câu chuyện
- Củng cố các chữ cái (a, c, d) và các kiểu chữ ( in thường, viết thường) đã học
- Trẻ hiểu nghĩa của một số từ: dũng cảm, nhấp nhô, bé bỏng
Kĩ năng:
- Trẻ biết đặt câu với từ “dũng cảm”
- Rèn khả năng ghi nhớ có chủ định
- Phát triển khả năng phán đoán theo tình tiết câu chuyện
- Phát triển khả năng diễn đạt diễn cảm lời thoại của các nhân vật, và khả năng
tư duy đặt tên cho câu chuyện
Giáo dục:
- Giáo dục trẻ tính dũng cảm khi đối đầu với mọi việc
- Biết phối hợp với bạn trong khi chơi
II Chẩn bị:
- Các con rối: chuột nhỏ, chuột bà, bọ
- Nhạc
- Nón hình các nhân vật, khăn trùm đầu để trẻ đóng vai các nhân vật
- Bàn kể chuyện và các phong cảnh: cây cối, nhà, núi
- Thẻ từ “dũng cảm”
III Tiến hành:
1 Hoạt động 1: Chú chuột nhắt
- Hát và vận động bài: “Chú chuột nhắt”
- Đàm thoại:
Trang 2 Bài hát nói về con gì?
Chú chuột trong bài hát làm gì?
- Trong khi trò chuyện nghe tiếng chuột kêu “chít chít”
2 Hoạt động 2: “ Chuyến đi xa của chú chuột nhỏ”
- Nghe tiếng chuột kêu, cô và trẻ cùng đi tìm chú chuột
- Chuột xuất hiện và trò chuyện với các bạn trong lớp:
Mình là chú chuột trong bài hát các bạn vừa nghe đó Mình rất ham ăn và bị các bạn cười chê Nhưng không phải lúc nào mình cũng đáng bị cười chê đâu Mình sẽ
kể cho các bạn nghe một câu chuyện, các bạn sẽ thấy mình đáng khen đó Sau khi nghe mình kể xong, các bạn giúp mình đặt tên cho câu chuyện
Cô đóng vai chú chuột và kể lại câu kết hợp dùng rối Trong khi kể cô sẽ dừng lại
ở một số đoạn và yêu cầu trẻ thử suy nghĩ xem chú chuột sẽ làm gì để kích thích trẻ tư duy, phán đoán:
Khi chú chuột nhỏ nhìn thấy một ngọn núi rất cao
Khi chú chuột nhỏ nhìn thấy một con Gấu trắng và một con Gấu nâu đánh nhau rất dữ dội
- Cô kể chuyện xong, cả lớp vỗ tay và cám ơn chú chuột đã mang đến cho cả lớp câu chuyện rất hay
- Cô trò chuyện với trẻ Trong phần trò chuyện này giáo viên kết hợp cho trẻ nói lại diễn cảm lời của các nhân vật : chuột bà và chuột nhỏ
Có bao nhiêu nhân vật trong truyện?
Chuột nhỏ đã đi đâu?
Chuột nhỏ đã khoe với Bà điều gì?
Chuột nhỏ đã vượt qua biển, núi như thế nào?
Chuột nhỏ đã làm gì khi gặp 2 bạn Gấu đánh nhau?
Theo con, chuột nhỏ là chú chuột như thế nào?→Giáo viên giải thích cho trẻ
từ dũng cảm: dũng cảm là gặp chuyện gì cũng không sợ sệt, và phải suy nghĩ tìm cách để giải quyết
Trang 3- Gắn thẻ từ “dũng cảm” lên bảng, cho trẻ đọc đi đọc lại vài lần và ôn lại cái chữ cái đã được học trong từ “dũng cảm”, đồng thời đưa ra từ này ở 2 kiểu chữ: in thường và viết thường để củng cố cho trẻ
- Cho trẻ đặt câu với từ “dũng cảm”
3 Hoạt động 3: Những diễn viên nhí đáng yêu
- Câu chuyện “chuyến đi xa của chú chuột nhỏ” thật là hay Câu chuyện có 2 nhân vật chính→ gợi ý cho trẻ nói chuột nhỏ và chuột bà Cô có một trò chơi rất thú vị Bây giờ các con chia làm 2 nhóm: nhóm chuột nhỏ và nhóm chuột bà
- Cho trẻ chọn các phụ kiện thích hợp với nhân vật mình chọn để chuẩn bị đóng kịch
- Cô giáo dẫn chuyện
4 Hoạt động 4: Tên truyện của ai hay nhất
- Bạn chuột có nhờ lớp mình đặt tên cho câu chuyện của bạn ấy, các con có đồng
ý không
- Mời từng trẻ đặt tên cho câu chuyện Cô giáo viết lên bảng và cho trẻ đọc lại vài lần
- Cô viết tên câu chuyện của mình lên bảng: “Chuyến đi xa của chú chuột nhỏ”
và cho trẻ đọc lại
Hoạt động chuyển tiếp:
- Góc văn học: Cho trẻ sao chép tên truyện
- Góc kể chuyện: Sử dụng tranh liên hoàn cho trẻ kể chuyện sáng tạo
- Góc xây dựng: Cho trẻ xây vườn bách thú
- Góc âm nhạc: Trẻ hát và vận động theo nhạc bài hát: “Chú chuột nhắt”