Do ảnh hưởng của thời kì hội nhập, của phim truyện nước ngoài, của mạng Internet, củacác trò chời điện tử… Đã ảnh hưởng không nhỏ đến những học sinh thiếu động cơ thái độ học tập, sao nh
Trang 1III MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
IV TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
B - NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI
I CÁCH TUYỂN CHỌN ĐỐI TƯỢNG ÔN THI.
II PHƯƠNG PHÁP ÔN LUYỆN HỌC SINH GIỎI BỘ MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ.
a) Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ X(lớp6).
b) Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX( lớp7).
c) Lịch sử Việt Nam từ1858-1918 ( lớp8).
d) Lịch sử Việt Nam từ 1919-1954( lớp9).
* Giai đoạn Việt Nam từ (1919-1930).
* Giai đoạn Việt Nam từ (1930-1945).
* Giai đoạn Việt Nam từ ( 1945-1954).
III MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP.
1) Câu hỏi phần lịch sử thế giới.
2) Câu hỏi phần lịch sử Việt Nam.
IV.RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TƯ DUY VÀ SÁNG TẠO CHO HỌC SINH.
V KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
C - KẾT LUẬN.
Trang 2Lời giới thiệu:
để góp một phần nho nhỏ cho ngành giáo dục huyện nhà
Giờ đây đứng trước thời kì hội nhập kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng của mạng Internet và văn hóa ngoại bang đã tràn vào nước ta qua nhiều phương tiện không thể kiểm soát hết, có tác động không nhỏ đến thế hệ trẻ Việt Nam Làm cho học sinh huyện nhà nói riêng và cả nước nói chung lơ là trong các môn học phụ nhất là bộ môn lích sử( minh chứng được thống kê qua các kì thi tuyển chọn hoặc các kì thi tốt nghiệp phổ thông)
Băn khoăn trước thực trạng đó , là một giáo viên có nhiều năm công tác trong nghề và liên tục có nhiều học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh Tôi mạo muội trình bày một số kinh nghiệm của mình về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử.
Rất mong được sự góp ý bổ sung của tổ nghiệp vụ, các đồng chí, đồng nghiệp để đề tài được phong phú hoàn thiện
Giáo Viên Lịch Sử
Bùi Thị Liệu
Trang 3Thực tế trong những năm qua, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được lãnh đạocác trường và phòng giáo dục chú trọng, quan tâm Song chất lượng mũi nhọn củangành giáo dục huyện nhà đạt hiệu quả chưa cao, chưa ngoạn mục, khi tăng khi giảm.Chưa có tính bền vững (đặc biệt là bộ môn lịch sử).
2) Lí do chủ quan:
Bản thân tôi là một giáo viên thuộc trường trung học cơ sở Hoàng Hoa Thám.Thành tích bồi dưỡng học sinh giỏi của tôi gắn liền với chất lượng mũi nhọn củatrường
Trường trung học cơ sở Hoàng Hoa Thám được thành lập ngày 31 tháng 8 năm
2001 Được ban giám hiệu tạo điều kiện và tin tưởng phân công tôi giảng dạy một sốlớp khối 9 thuộc bộ môn lịch sử Một môn học ít tiết, được coi là phụ không mấy aiquan tâm Song bằng năng lực chuyên môn cùng tâm huyết với nghề, bảy năm liên tụctôi có học sinh giỏi cấp tỉnh (trong đó có 1 giải nhì, ba giải 3, hai giải khuyến khích vàhai công nhận) Thành tích đạt được của học sinh chính là thước đo của nhà giáo Tôimạnh dạn trình bày những kinh nghiệm có được của mình trong công tác bồi dưỡng họcsinh giỏi bộ môn lịch sử để các đồng chí đồng nghiệp tham khảo Nhằm đưa sự nghiệpgiáo dục của huyện CưMGar ngày một nâng cao ngang tầm với các đơn vị bạn, trởthành tốp đầu trong tỉnh
II NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI DẠY VÀ HỌC MÔN LỊCH SỬ.
1.
Thuận lợi :
- Được sự chỉ đạo sâu sát của ban giám hiệu nhà trường
- Sự tạo điều kiện của giáo viên chủ nhiệm và các đồng chí, đồng nghịêp
- Học sinh xã CưDlêMnông có tinh thần hiếu học, cán bộ và nhân dân địaphương có sự quan tâm
Trang 4- Bản thân có nhiều năm công tác trong nghề, có nhiều kinh nghiệm trong ônluyện học sinh giỏi
- Đặc biệt môn lịch sử vốn có vị trí, ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dụcthế hệ trẻ Học lịch sử để biết được cội nguồn của dân tộc, quá trình đấu tranh anh dũng
và lao động sáng tạo của ông cha Học lịch sử để biết quý trọng những gì mình đang có,biết ơn những người làm ra nó và biết vận dụng vào cuộc sống hiện tại để làm giàuthêm truyền thống dân tộc
2) Khó khăn:
Do quan niệm sai lệch về vị trí, chức năng của môn lịch sử trong đời sống xã hội.Một số học sinh và phụ huynh có thái độ xem thường bộ môn lịch sử, coi đó là môn họcphụ, môn học thuộc lòng, không cần làm bài tập, không cần học thêm phí công vô ích.Dẫn đến hậu quả học sinh không nắm đựơc những sự kiện lịch sử cơ bản, nhớ sai, nhầmlẫn kiến thức lịch sử là hiện tượng khá phổ biến trong thực tế ở nhiều trường
Do ảnh hưởng của thời kì hội nhập, của phim truyện nước ngoài, của mạng Internet, củacác trò chời điện tử… Đã ảnh hưởng không nhỏ đến những học sinh thiếu động cơ thái
độ học tập, sao nhãng việc học hành dẫn đến liệt môn, nhất là bộ môn lịch sử
Chưa loại bỏ được cách giáo dục - học tập mang tính thực dụng Xem nặngmôn này, coi nhẹ môn kia hoặc “thi gì học nấy” làm cho học vấn của học sinh bị “quèquặt” thiếu toàn diện Tình trạng “mù lịch sử” hiện nay ở không ít học sinh phổ thông làtai hại của việc học lệch, không toàn diện
Thầy giáo dạy lịch sử bị xem thường, không được coi trọng như các thầy côthuộc khoa học tự nhiên, ngoại ngữ,… Giáo viên dạy lịch sử cũng rất nghèo về kinh tế.Mức thu nhập chủ yếu chỉ dựa vào đồng lương chính đáng ngoài ra hiếm có cơ hội củanhững nguồn thu khác
III MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :
Mục đích nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm này là nhằm đưa ra một số
kinh nghiệm, bí quyết ôn luyện học sinh giỏi môn lịch sử (chọn đối tượng học sinh,phương pháp ôn luyện , kết quả đạt được )
IV TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU :
Sách giáo khoa lịch sử lớp 6 , 7 , 8 , 9
Một số tài liệu tham khảo khác như danh nhân lịch sử, sách nâng cao…
Một số đề thi cấp huyện, cấp tỉnh môn lịch sử
Trang 5B - NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI
I.CÁCH TUYỂN CHỌN ĐỐI T Ư ỢNG ÔN THI
Công tác tuyển chọn học sinh dự thi xin phép được nói rộng ra hai khối tự nhiên và xãhội:
- Đối với khối tự nhiên: Học sinh giỏi toán, chắc chắn sẽ học khá các môn lí, hoá,sinh
- Đối với khối xã hội: Học sinh học giỏi môn ngữ văn, ắt sẽ học khá môn lịch sử
Từ thực tế đó giúp ta dễ dàng trong khâu tuyển chọn song học sinh cứ xemthường môn lịch sử cho đó là môn học phụ Mặt khác giáo viên dạy môn lịch sử cũngthường bị lép vế trong khâu tuyển chọn học sinh, phải lựa chọn đối tượng sau cùng.Những em có năng khiếu đặc biệt thường thích ôn luyện các môn học tự nhiên Vì cókiến thức cơ bản, vững vàng các em cần nắm rõ các công thức, quy tắc, định nghĩa,định lí rồi linh hoạt nhạy bén, áp dụng để làm bài Còn các môn học ít tiết như lịch sử,địa lí cần học bài dài và nhiều nên phần đông các em rất chán.Bởi vậy giáo viên cầnđộng viên, khuyến khích thì học sinh mới chịu đi ôn
Mặt khác giáo viên phải biết khơi dậy ở học sinh niềm tự hào, hãnh diện khi đỗđạt Đã là học sinh giỏi cấp tỉnh có giải thì đương nhiên bất cứ môn học nào cũng đượchưởng chế độ ưu tiên ngang nhau và vinh quang như nhau
Trong công tác tuyển chọn cũng cần lưu ý về vấn đề tâm lý học sinh Tâm lívững vàng, bình tĩnh, tự tin thì bài làm sẽ
đạt kết quả cao Ngược lại tâm lí hoang mang, giao động, sợ sệt thì chất lượngbài làm sẻ kém Bởi vậy giáo viên ôn luyện cũng phải biết trấn tỉnh niềm tin cho đốitượng ôn thi
Khi lựa chọn được đối tượng để ôn rồi thì giáo viên phải biết yêu nghề tận tụyvới nghề Yêu trẻ tận tụy với trẻ Luôn luôn biết khích lệ, níu kéo các em vào niềm ham
mê yêu thích bộ môn Đồng thời giáo viên cũng phải biết xây dựng vun đắp uy tín củamình để có được lòng tin đối với học sinh
II PH ƯƠ NG PHÁP ÔN LUYỆN HỌC SINH GIỎI BỘ MÔN LỊCH SỬ Ở TR Ư ỜNG TRUNG HỌC C Ơ SỞ
- Ôn luyện học sinh giỏi không giống như tiết dạy ở lớp học bình thường Vì ởlớp ta dạy cho học sinh phù hợp với ba đối tượng ( khá giỏi, trung bình và yếu kém).Song dạy cho học sinh đi thi có nghĩa là ta đưa các em “mang chuông đi đánh đấtngười” Đối tượng dự thi đều ngang tầm nhau về mặt học lực, nhận thức Vì vậy ngoài
Trang 6kiến thức sách giáo khoa giáo viên cần có thêm tài liệu nâng cao, để giúp đối tượng dựthi học sâu, hiểu rộng.
- Thứ hai là người dạy phải có niềm tin và tâm huyết với nghề Phải biết bănkhoăn, trăn trở khi học sinh không hiểu bài, biết vui mừng phấn khởi khi học sinh thànhđạt Hay nói cách khác là người dạy phải lấy kết quả của học sinh làm thước đo taynghề của nhà giáo
- Yếu tố cơ bản nhất là người dạy luôn luôn biết tự hoàn thiện mình Có tâmhuyết với nghề chưa đủ, hơn thế nữa phải có năng lực chuyên môn vững vàng, biết xácđịnh được kiến thức trọng tâm, biết làm chủ điều mình dạy và phải biết dạy học sinhcách học để học sinh bình tĩnh, tự tin lĩnh hội kiến thức và tư duy sáng tạo Nâng quanđiểm từ biết để hiểu để vận dụng vào làm bài
Thực tế cho thấy học sinh nhiều trường dự thi học sinh giỏi, mặc dù thang điểm
20 song kết quả một số thí sinh chỉ đạt: 0.5;1;2;3;… Lí do là người dạy và người họchời hợt, thiếu đầu tư, được chăng hay chớ hoặc chưa xác định được cách ôn luyện, chỉtập trung vào kiến thức lớp 9
Theo bản thân tôi đã là học sinh giỏi thì phải được trang bị kiến thức tương đốitoàn diện Hiểu khái quát được đặc trưng của bộ môn lịch sử là tìm hiểu, nghiên cứunhững hoạt động của con người và xã hội loài người từ khi xuất hiện cho đến ngày nay.Cách mạng Việt Nam có quan hệ mật thiết với cách mạng thế giới Cho nên phươngpháp ôn luyện của tôi là:
- Hệ thống hóa kiến thức cơ bản bằng phân kỳ lịch sử
- Chốt kiến thức trọng tâm bằng hệ thống câu hỏi, bài tập
- Rèn kỹ năng tư duy, sáng tạo cho học sinh
1) PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI
a) Lịch sử thế giới cổ đại (lớp 6).
Nắm được sự xuất hiện của nhà nước cổ đại phương Đông, phương Tây Nhànước cổ đại phương Đông hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn Ngược lại nhànước cổ đại phương Tây lại được hình thành ở đảo, bán đảo Bởi vậy hình thái kinh tế,
xã hội, văn hoá cũng khác nhau Những công trình kiến trúc đồ sộ nổi tiếng còn tồn tạiđến ngày nay như Kim Tự Tháp ( Ai Cập), vườn treo Babilon (Lưỡng Hà), tượng thầnDớt( Hi Lạp), đấu trường Côlidê (Rô Ma), …
b) Lịch sử thế giới trung đại( lớp7).
- Sự phát sinh, phát triển của nhà nước phong kiến ở châu Âu, châu Á, ĐôngNam Á
- Nguyên nhân, nội dung, hệ quả của cuộc phát kiến địa lí
- Vai trò của nền văn hoá phục hưng
- Phong trào đấu tranh của nông dân chống phong kiến
c) Lịch sử thế giới cận đại( lớp 8).
- Sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản, các cuộc cách mạng tư sản
Trang 7- Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản Những đặc điểmcủa chủ nghĩa đế quốc
- Chiến tranh thế giới thứ nhất
- Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học
- Vai trò của Mác – Ăng Gen và sự ra đời quốc tế thứ nhất, quốc tế thứ hai( hoàncảnh ra đời, hoạt động, tác dụng đối với phong trào cách mạng thế giới
- Công xã Pari - nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới Học sinh vẽ được sơ đồnhà nước và lấy dẩn chứng công xã Pari là nhà nước kiểu mới
d) Lịch sử thế giới hiện đại ( lớp 8-9)
Gồm hai giai đoạn: 1917-1945 (lớp 8) và 1945 đến nay ( lớp 9)
- Cách mạng tháng Mười Nga thành công 1917 và công cuộc xây dựng chủnghĩa xã hội ở Liên Xô (1921-1941)
- Nước Mĩ, châu Âu, châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
- Chính sách mới của Ph.Ru-Giơ-Ven
- Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
- Sự phát triển của khoa học kỉ thuật và văn hoá thế giới từ nửa đầu thế kỉ XX
- Liên Xô và các nước Đông Âu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai
- Các nước Á – Phi - Mĩ La Tinh từ 1945 đến nay
- Sự ra đời và hoạt động của hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) và quốc tế cộngsản (quốc tế thứ 3)
- Ba trung tâm kinh tế tài chính của thế giới (Mĩ, Nhật Bản, các nước Tây Âu)
- Quan hệ quốc tế từ 1945 đến nay
- Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai
2 PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM
a) Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ X (lớp 6).
+ Thời đại dựng nước Văn Lang – Âu Lạc:
Lí do ra đời nhà nước Văn Lang.đời sống vật chất, tinh thần của cư dân VănLang Công lao to lớn của vua Hùng Vương trong buổi đầu dựng nước được Bác Hồhằng căn dặn :
Các Vua Hùng có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.
Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào? Bài học mất nước đầu tiên của AnDương Vương để lại thật là thấm thía:
Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Trang 8Nỏ thần sơ ý trao tay giặc Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu.
Văn minh Văn Lang-Âu Lạc để lại cho chúng ta: Tổ quốc, thuật luyện kim,nông nghiệp lúa nước, phong tục tập quán riêng và bài học đầu tiên về công cuộcgiữ nước
Cho học sinh vẽ và giải thích được sơ đồ nhà nước Văn Lang - Âu Lạc
+ Thời kì bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập:
Xuất hiện hai vị nữ anh hùng dân tộc đã ghi vào lịch sử như một mốc sonchói lọi đó là Trưng Trắc, Trưng Nhị hai chị em con nhà lạc tướng huyện Mê Linh.Sinh ra trong cảnh nước mất, nhà tan, căm thù chính sách đồng hoá dân tộc và cốngnộp của nhà Đông Hán Nợ nước, thù nhà đè nặng lên đôi vai người phụ nữ ,TrưngTrắc đã quyết tâm đi đánh giặc với lời thề son sắt sau này được sách “Thiên NamNgữ Lục” chép thành bốn câu thơ:
Một xin rửa sạch nước thù Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng Bốn xin vẻn vẹn chữ công lệnh này.
Khởi nghĩa hai bà Trưng bùng nổ tháng ba năm bốn mươi tại cửa Hát, HátMôn, Hà Tây đã đi vào lịch sử như một chiến công hiển hách chống giặc ngoại xâm.Nâng cao lòng tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.Lần đầu tiên trong lịch sử chống giặc ngoại xâm: Phất cờ khởi nghĩa là phụ nữ, lãnhđạo cuộc khởi nghĩa là phụ nữ và dựng nước xưng vương cũng lại là phụ nữ chưa cómột dân tộc nào, một quốc gia nào lại có được niềm vinh quang như vậy
Hơn hai trăm năm sau xuất hiện cuộc khởi nghĩa bà Triệu Thị Trinh(248):Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơiđánh đuổi quân Ngô chứ đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người
Tiếp theo là cuộc khởi nghĩa của Lí Bí năm 542 đánh đuổi quân Lương vàlập ra đất nước có quốc hiệu là Vạn Xuân Để lại bài học đánh giặc bằng lối du kíchcủa Triệu Quang Phục: Đầm Dạ Trạch lừng danh nơi hiểm yếu
Kế tục là cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan, Phùng Hưng
+ Bước ngoặt lịch sử ở đầu thế kỉ X :
Đó là cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương Đặc biệtlà:
Ngô Quyền Bạch Đằng Giang bất tử Thành mồ chôn quân Nam Hán hung tàn.
Cho đến nay sông Bạch Đằng còn đó, nước sông vẫn chảy hoài mà nhục quânthù không rửa hết Bởi nghệ thuật quân sự có tính toán kỉ lưỡng dùng cọc nhọn bịt sắtcắm xuống lòng sông, hai bên bờ cho quân mai phục và lợi dụng nước thuỷ triều để
Trang 9đánh giặc Một chiến thắng lẫy lừng kết thúc hơn một nghìn năm Bắc thuộc, mở ra kìnguyên nhà nước phong kiến Việt Nam ra đời.
b)Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX (lớp 7).
Là quá trình hình thành và phát triển của các triều đại phong kiến bằng những hình tháichính trị , kinh tế , xã hội khác nhau gắn với các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm
mà tương quan lực lượng quá chênh lệch giữa ta và địch :
Thế trận xuất kì lấy yếu chống mạnh Dùng quân mai phục láy ít địch nhiều.
song với nghệ thuật quân sự tài tình , với lòng yêu nước nồng nàn và tinh thầnđấu tranh kiên cường bất khuất quân và dân ta đã làm nên những chiến thắng vẻ vang
Nhà nước phong kiến Việt Nam được hình thành và phát triển theo các triều đạisau:
- Triều đại nhà Ngô (939 - 968 ) mở đầu cho nhà nước phong kiến Việt Nam củadân tộc ta Ngô Quyền xưng Vương, đóng đô ở Cổ Loa Triều đình gồm ban văn và ban
võ Phong chức tước cho người có công, cử tướng giỏi trông coi các Châu quan trọng.Ngô Quyền mất (944) hai con là Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn còn nhỏ tuổi bị
em vợ là Dương Tam Kha cướp ngôi Năm 950 Ngô Xương Văn phục quốc song domâu thuẫn nội bộ, uy tín nhà Ngô giảm sút Năm 965 Ngô Xương Văn chết, đất nướcxẩy ra loạn 12 sứ quân
- Triều đại nhà Đinh (968 - 980 ) tên nước là Đại Cồ Việt , kinh đô Hoa Lư Đinh Bộ Lĩnh tức Đinh Tiên Hoàng đã có công dẹp loạn 12 sứ quân và thống nhất đấtnước song đất nước thái bình chưa được bao lâu, năm 979 Đinh Tiên Hoàng và con trai
là Đinh Liễn bị Đỗ Thích sát hại, nhân cơ hội đó nhà Tống lăm le xâm phạm bờ cõiĐại Cồ Việt Trước tình thế hiểm nghèo, thái hậu Dương Văn Nga đặt lợi ích của dântộc lên trên lợi ích gia đình, dòng họ đã trao chiếc áo hoàng bào cho thập đạo tướngquân Lê Hoàn mở ra một triều đại mới chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước
- Triều đại nhà Tiền Lê (980 - 1009 ) tên nước cũng là Đại Cồ Việt đã chiếnthắng quân xâm lược Tống giành thắng lợi ở sông Bạch Đằng Nhà Tiền Lê chia nướcthành 10 lộ, thịnh hành ở thời vua Lê Đại Hành và suy vong thời vua Lê Long Đỉnh tức
Lê Ngọa Triều cuối năm 1009 Lê Long Đỉnh chết, các triều thần lúc đó cùng nhau suytôn điện tiền chỉ huy sứ Lí Công Uẩn lên làm vua, triều Lý thành lập
Trang 10- Triều đại nhà Lý (1009 -1226 ) Lí Thái Tổ đã có công dời đô từ Hoa Lư về Đại
La đổi tên là Thăng Long (1010) Năm 1054 đổi tên nước là nước Đại Việt, chia nướcthành 24 lộ, dưới lộ là phủ, châu, huyện xã Về văn bản pháp lí: Nhà Lí có bộ luật Hìnhthư(1042) Về quân đội thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông” Nhà Lí hai lần đánhthắng quân xâm lược Tống: lần thứ nhất (1075 ) , lần thứ hai (1077 ) Cách đánh giặccủa Lí Thường Kiệt rất độc đáo : Một là tấn công để tự vệ đó là mở cuộc tập kích vàođất Tống nhằm mục đích làm tiêu hao sinh lực địch trước khi địch đem quân xâm chiếmnước ta Phòng thủ để tấn công: Xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt, một địa điểm cách
xa biên giới nhưng gần Thăng Long , khiến cho quân Tống khi tiến vào nước ta bịphòng tuyến Như Nguyệt chặn lại, chúng rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan , khiếncho tướng giặc Quách Quỳ thất vọng, ra lệnh: “Ai bàn đánh sẽ bị chém.” chuyển sangthế phòng ngự Hơn 40 ngày bị cầm chân , quân tiếp viện không đến , lương thực cạndần , binh lính bị ốm đau, chết dần, chết mòn Nắm được tình hình bế tắc của địch, LíThường Kiệt đã sáng tác bài thơ thần “ Sông núi nước Nam” được coi là bản tuyênngôn độc lập lần thứ nhất của nước ta, nhằm giảm nhuệ khí quân giặc, khích lệ tinhthần chiến đấu của quân ta và khẳng định chủ quyền dân tộc Mặt khác nhận thấy chiếntranh đã đến hồi kết thúc, chủ động đề nghị giảng hòa , Quách Qùy chấp nhận ngay.Đây là kiểu kết thúc chiến tranh độc đáo, thể hiện tinh thần nhân nghĩa của dân tộc ta,muốn mở đường hiếu sinh cho người thất thế, mục đích để giữ mối quan hệ tốt giữa ĐạiViệt và nước Tống Vị vua cuối cùng của triều Lí là Lí Chiêu Hoàng
- Triều đại nhà Trần (1226 -1400), tên nước cũng là Đại Việt đã ba lần đánh tanquân xâm lược Mông Nguyên , một thứ giặc được coi là hùng mạnh nhất lúc bấy giờ.Bằng chiến thuật “vườn không nhà trống”, rút lui để bảo toàn lực lượng, khi giặc rơivào tình thế khó khăn lương thực cạn kiệt, vì thời tiết và lạ phong thổ quân lính ốm đau,mệt mỏi chán nản, quân ta đã tổ chức phản công và giành thắng lợi vẻ vang (lần1: 1258,lần 2: 1285, lần 3:1287-1288) thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Mông -Nguyên đã đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệđộc lập toàn vẹn lãnh thổ của chủ quyền quốc gia Góp phần xây đắp nên truyền thốngquân sự Việt Nam để lại nhiều bài học quý giá đó là cũng cố khối đoàn kết dân tộc, dựavào dân để đánh giặc, tinh thần quyết chiến đấu của toàn dân mà nòng cốt là lực lượngquân đội Chiến thắng chống quân Mông Nguyên gắn liền với nhà quân sự tài ba, lỗi lạc
là Trần Quốc Tuấn Nhà Trần chia nước thành 12 lộ Đặt ba chức quan chăm lo sảnxuất nông nghiệp: Hà đê sứ, khuyến nông sứ, đồn điền sứ nên kinh tế thời Trần pháttriển; ban hành bộ quốc triều hình luật (1230); văn học chữ Hán, chữ Nôm phát triểnchứa đựng lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc
-Triều đại nhà Hồ (1400 -1407),tên nước là Đại Ngu Sau khi cướp ngôi nhàTrần, Hồ Quý Ly lập ra nhà Hồ Ban hành một số cải cách chính trị, kinh tế, văn hóa, xãhội song chưa phù hợp với tình hình thực tế, chưa giải quyết được những yêu cầu bứcthiết của nhân dân nên nhanh chóng bị thất bại
-Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nghĩa quân Lam Sơn do LêLợi lãnh đạo mở đầu bằng hội thề Lũng Nhai(1416) và kết thúc bằng hội thề ĐôngQuan (1427)
Trang 11Nghệ thuật quân sự dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều cũng được Lê Lợi sử dụngtriệt để: Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh khi Vương Thông xuất quân hướng
về Cao Bộ (Chương Mĩ- Hà Tây) ngày 7-11-1426, biết được ý đồ của giặc ta đặt phụcbinh ở Tốt Động- Chúc Động giặc rơi vào trận địa,bị đánh bất ngờ làm 5 vạn quân giặc
bị tử thương 1 vạn bị bắt sống, Vương Thông bị thương tháo chạy về ĐôngQuan,Thượng Thư bộ binh Trần Hiệp cùng các tướng giặc Lí Lượng, Lí Đằng bị giết tạitrận
“Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm
Tốt Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm”.
(Trích Bình Ngô đại cáo )
Đặc biệt là trận Chi Lăng – Xương Giang ngày 8-10-1427 quân viện binh doLiễu Thăng chỉ huy tiến vào nước ta, bị mai phục ở ải Chi Lăng Quân ta vừa đánh vừalui, Liễu Thăng thúc quân đuổi theo lọt vào trận địa mai phục lập tức bị quân ta phónglao đâm chết, quân Minh hốt hoảng rối loạn, thừa cơ quân ta diệt hơn một vạn địch Saukhi Liễu Thăng bị giết Lương Minh lên thay cố chấn chỉnh đội ngũ tiến xuống XươngGiang (Bắc Giang) bị quân ta phục kích ở Cần Trạm, Phố Cát tiêu diệt ba vạn tên, Tổngbinh Lương Minh bị giết tại trận, Thựơng Thư bộ binh Lí Khánh phải thắt cổ tự tử.Thừa thắng quân ta diệt gần 5 vạn tên địch, số còn lại bị bắt sống Vương Thông ởĐông Quan vô cùng khiếp đảm, vội vàng xin hòa và chấp nhận hội thề Đông Quan(10-12-1427) để được an toàn rút quân về nước Chiến thắng Chi Lăng -Xương Giang mộtlần nữa chứng tỏ bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn đứng đầu Lê Lợi và Nguyễn Trải đãbiết khai thác yếu tố địa hình, địa vật nước ta để tìm ra một cách đánh phù hợp vớitương quan lực lượng chênh lệch giữa ta và địch một cách hiệu quả
Chiến thắng Chi Lăng -Xương Giang đã mở ra triều đại mới đó là thời Lê Sơ ( 1428– 1527 ) là triều đại phong kiến thịnh đạt nhất cả về chính trị, kinh tế lẫn văn hóa , giáodục Có bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của Nguyễn Trãi là bài : “ Bình Ngô ĐạiCáo” ;có bộ luật Hồng Đức (1483) là bộ luật tiến bộ nhất trong thời kì phong kiến
Bộ máy nhà nước thời Lê Sơ là nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế Hệthống thanh tra giám sát hoạt động của quan lại được tăng cường từ trung ương đến cấp
xã Các đơn vị hành chính được tổ chức chặt chẻ hơn đặc biệt là cấp thừa tuyên và cấp
xã Cách đào tạo bổ dụng quan lại lấy phương thức học tập thi cử làm phương thức chủyếu, là nguyên tắc để tuyển dụng quan lại (tức là phải có học, thi đổ, có bằng cấp thìmới được nhà nước bổ dụng làm quan)
Trang 12Về kinh tế thời Lê Sơ cũng phát triển mạnh mẽ, chú trọng kinh tế nông nghiệp,đặt ba chức quan chăm lo sản xuất nông nghiệp (hà đê sứ, khuyến nông sứ, đồn điềnsứ) Điều 25 vạn lính về quê chăm lo sản xuất nông nghiệp, định lại chính sách ruộngcông làng xã Cấm điều động dân binh trong mùa cấy gặt Các nghề thủ công truyềnthống phát triển, nhiều làng thủ công truyền thống ra đời Thăng Long là nơi tập trungnhiều ngành nghề thủ công nhất
Về buôn bán: Nhà vua khuyến khích mở chợ, họp chợ Buôn bán với nứơc ngoài cũngđược duy trì (Vân Đồn - Quảng Ninh)
Về văn hóa giáo dục thời Lê Sơ cũng rất phát triển vua Lê Thái Tổ cho xây dựnglại Quốc tử giám, mở trường học ở các lộ, mở khoa thi và cho phép người có học đềuđược dự thi Nhà nước tuyển chọn người giỏi, có đạo đức để làm thầy giáo Thời Lê Sơ
tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đổ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên Riêng thời vua
Lê Thánh Tông (1460-1497) tổ chức được 12 khoa thi tiên sĩ, lấy đổ 501 tiến sĩ, 9 trạngnguyên
Giai đoạn bi đát nhất của lịch sử là cuộc chiến tranh Nam Triều - Bắc Triều(1527-1592) và chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 -1672) làm tổn thương tình đoàn kếtdân tộc Đất nước bị chia cắt, nhân dân cực khổ
Khôn ngoan qua được Thanh Hà Dẫu rằng có cánh khó qua Lũy Thầy
Phong trào Tây Sơn bùng nổ , nhân vật lịch sử nổi tiếng đó là Quang Trung(Nguyễn Huệ) người anh hùng áo vải , vị lãnh tụ nông dân kiệt xuất đã lật đổ các tậpđoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảngthống nhất quốc gia đồng thời đánh tan quân Xiêm (1785), quân Thanh (1789) bảo vệđộc lập và lãnh thổ của tổ quốc Sau đó bắt tay vào khôi phục kinh tế, ban hành chiếukhuyến nông, mở cửa ải thông thương chợ búa Xây dựng nền văn hóa dân tộc, ban bốchiếu lập học Đề cao chữ Nôm, lập viện sùng chính dịch chữ Hán sang chữ Nôm doNguyễn Thiếp đứng đầu và thực hiện những chính sách quốc phòng, ngoại giao
Nghệ thuật quân sự của Nguyễn Huệ cũng thật là độc đáo Biết lợi dụng yếu tố thiênthời địa lợi để đặt phục kich ở khúc sông Rạch Gầm -Xoài Mút ở tỉnh Tiền Giang dài6km, rộng 1 đến 2 km ở giữa có cù lao Thới Sơn, hai bên bờ cây cối rậm rạp Địa hìnhthuận lợi để đặt phục kích, khi giặc lọt vào trận địa mai phục Nguyễn Huệ ra lệnh phảncông quân giặc bị tiêu diệt gọn Chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút ngày 19-1-1785 làmột trong những trận mai phục thủy chiến lớn nhất của nhân dân ta, đập tan âm mưuxâm lược của quân Xiêm Làm cho quân Xêm “ngoài miệng tuy nói khoác, nhưng trongbụng thì sợ quân Tây Sơn như cọp”(Đại Nam thực lục)
Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh thần tốc, bất ngờ táo bạo, tổ chức chiến đấu hết sức
cơ động Đó cũng là nét độc đáo trong cách đánh giặc của Quang Trung Ông đã choquân ăn tết trước và bất ngờ tiêu diệt 29 vạn quân Thanh trong dịp tết kỉ Dậu năm 1789
từ đêm 30 tết đến ngày mồng 5 tết Giải phóng Thăng Long đồn lũy kiên cố bị san bằng
Trang 13“ thây ngổn ngang đầy đồng, máu chảy thành suối quân Thanh đại bại ”(Hoàng Lê NhấtThống Chí)
Quang Trung mất(1792) Quang Toản nối ngôi nhưng không đủ năng lực và uy tínđiều hành công việc của quốc gia Nội bộ triều Tây Sơn nảy sinh mâu thuẫn và suy yếu.Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền - Nguyễn Ánh (1802), ban hành bộhoàng triều luật lệ (1815) tức bộ luật Gia Long Triều Nguyễn tồn tại đến năm 1945 (vịvua cuối cùng của triều đại phong kiến là Bảo Đại)
c) Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918 ( lớp 8).
Do nhu cầu tìm kiếm thị trường, thuộc địa, 1-9-1858 thực dân Pháp xâm lượcnước ta taị Đà Nẵng Nhà Nguyễn yếu hèn không phối hợp với nhân dân để chống giặcngoại xâm Vì quyền lợi giai cấp Nhà Nguyễn đã phản bội lợi ích của dân tộc lần lượt
kí các hiệp ước đầu hàng ( 1862, 1874 ,1883 và 1884 ) Thực dân Pháp lần lượt chiếm
ba tỉnh miền Đông Nam Kì, ba tỉnh miền Tây Nam Kì, mở rộng xâm lược Bắc Kì lầnmột (1873 -1874), lần hai (1882 -1884)
Đối lập với triều đình Nhà Nguyễn, nhân dân kiên quyết đấu tranh chống thựcdân Pháp xâm lược
Trước hành động xâm lược của liên quân Tây Ban Nha-Pháp, khiến cho nhân ĐàNẵng vô vùng căm phẩn đã nổi dậy đấu tranh, thực dân Pháp bị thất bại phải kéo quânvào Gia Định
-1859 Pháp đánh vào Gia Định, phong trào kháng chiến nhân dân sôi nổi Nghĩaquân Nguyển Trung Trực đã đốt cháy tàu Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông(10-12-1861)
Nghĩa quân do Trương Định lãnh đạo đã làm địch thất điên bát đảo, ông đượcnhân dân tôn là Bình Tây Đại Nguyên Soái
Nhân dân sáu tỉnh Nam Kì nêu cao tinh thần quyết tâm kháng chiến chống Pháp.Tấm gương Nguyển Trung Trực trước kháng chiến ở miền Đông, sau sang miền Tâylập căn cứ ở Hòn Chông( Rạch Giá) Bị giặc bắt đem ra chém, ông đã khẳng khái tuyênbố: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”
Khi thực dân Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ 1và lần thứ 2 cũng bị quân và dân tađánh trả quyết liệt Đã giết được tên Gác-Ni-Ê , Ri-Vi-E và nhiều sĩ quan, binh línhPháp
Hưởng ứng chiếu Cần Vương có ba cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Khởi nghĩa BaĐình (1886 -1887) , khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892) đặc biệt là khởi nghĩa HươngKhê (1885 -1895) Phong trào Cần Vương đã gây cho địch nhiều khó khăn, lúng túngnhưng cuối cùng bị thất bại Thất bại của phong trào Cần Vương chứng tỏ ngọn cờ cứunước theo phạm trù phong kiến không phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử
Tiếp theo là cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1884 -1913) và phong trào đấutranh chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX quy mô quyết liệt, thời giankéo dài đã gây cho địch nhiều thiệt hại song kết quả cũng bị thất bại Một lần nữa chứng
tỏ giai cấp nông dân không đảm đương được sứ mệnh lịch sử
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX do ảnh hưởng cuả cuộc khai thác thuộc địa lầnthứ nhất của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam phân hóa sâu sắc Một số sĩ phu yêu nước
Trang 14đương thời đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tưsản như phong trào Đông Du của Phan Bội Châu (1905 -1909), Đông Kinh Nghĩa Thụccủa Lương Văn Can, Nguyễn Quyền (1907), cuộc vận động Duy Tân của Phan ChuTrinh, phong trào chống thuếTrung Kì (1908) và phong trào yêu nước trong thời kìchiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) Tất cả đều bị thất bại chứng tỏ phong tràocách mạng Việt Nam còn bế tắc về đường lối, khủng hoảng về lãnh đạo cách mạng.
Nguyễn Tất Thành không tán thành con đường cứu nước của các bậc tiền bối.Người quyết định đi ra nước ngoài, xem nước ngoài làm thế nào để về cứu giúp đồngbào ta Những hoạt động cứu nước của Người (1911- 1917) tuy chỉ mới bước đầunhưng là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn chodân tộc Việt Nam
d) Lịch sử Việt Nam( lớp 9).
Theo chủ quan bản thân tôi xác định rằng: Kíên thức lịch sử Việt Nam lớp 9được coi là chú trọng của chương trình ôn luyện học sinh giỏi Thông thường hàng nămthi học sinh giỏi cấp huyện khoảng cuối tháng 2, cấp tỉnh khoảng cuối tháng 3 Vậy tôiphân chia kiến thức lịch sử Việt Nam lớp 9 để ôn luyện theo các giai đoạn như sau:
* Giai đoạn Việt Nam từ (1919-1930):
+ Tình hình Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất
Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp và tác độngcủa nó đến kinh tế xã hội Việt Nam làm cho xã hội Việt Nam bị phân hoá sâu sắc Bêncạnh giai cấp cũ vẫn tồn tại là địa chủ phong kiến và nông dân thì nảy sinh các giai cấp
và tầng lớp mới như tư sản, tiểu tư sản, công nhân Mỗi giai cấp tầng lớp xã hội có địa
vị quyền lợi khác nhau nên có thái độ chính trị khác nhau trong cuộc đấu tranh dân tộc
và đấu tranh giai cấp Đồng thời giáo viên biết nhấn mạnh giai cấp công nhân Việt Nam
ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất và ngày càng phát triển về số lượnglẫn chất lượng trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp Giai cấpcông nhân Việt Nam cũng chịu nhiều tầng lớp áp bức bóc lột nên cuộc sống của họ vôcùng khốn khổ Ngoài những đặc điểm của công nhân quốc tế, giai cấp công nhân ViệtNam còn có đặc điểm riêng sau:
- Bị áp bức bóc lột nặng nề nhất nên có tinh thần cách mạng nhất
- Có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân
- Kế thừa truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc
- Giai cấp công nhân Việt Nam có điều kiện sớm tiếp thu chủ nghĩa Mác- LêNin, tiếp thu ảnh hưởng của cách mạng Tháng Mười Nga và phong trào cách mạng thếgiới
Với những đặc điểm trên giai cấp công nhân Việt Nam là giai cấp yêu nước,cách mạng Cùng với giai cấp nông dân trở thành hai lực lượng chính của cách mạng,trong đó giai cấp công nhân nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc vàgiải phóng giai cấp
Trang 15+ Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1919-1925)
- Ảnh hưởng của cuộc cách mạng Tháng Mười Nga và phong trào cách mạng thếgiới
- Phong trào dân tộc-dân chủ công khai (1919-1925)
- Phong trào công nhân (1919-1925)
+ Cuộc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc và vai trò củaNgười đối với việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập Đảng củagiai cấp vô sản Việt Nam
- Cuộc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc:
Vài nét về hoàn cảnh lịch sử Quá trình tìm đường cứu nước đến với chủnghĩa Mác- Lê Nin
Ngày 5 tháng 6 năm 1911 người lấy tên là Ba, xin làm phụ bếp trên tàu đô đốcLa-Tu-Sơ-Trê-Lơ-Vin, rời bến cảng Nhà Rồng bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứunước
Năm 1912 Người tiếp tục làm thuê cho một chiếc tàu khác để từ Pháp đi Tây BanNha, Bồ Đào Nha, An Giê Ri,…
Cuối 1912 Người đi Mĩ, cuối 1913 từ Mĩ trở về Anh Qua nhiều năm bôn bahải ngoại Người nhận rõ: Giai cấp công nhân và nhân dân các nước đều là bạn, chủnghĩa đế quốc ở đâu cũng là thù Đó là cơ sở giúp Người dễ dàng tiếp thu quan điểm vềgiai cấp và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác - Lê Nin sau này
Năm 1917 cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ và thắng lợi Vào thời điểm này,Nguyễn Ái Quốc rời Luân Đôn (Anh) về Pari (Pháp) Người tham gia hoạt động trongphong trào công nhân Pháp và tìm hiểu cách mạng tháng Mười Nga
Năm 1919 Người gửi đến hội nghị Véc -Xai bản yêu sách của nhân dân An Nam
kí tên Nguyễn Ái Quốc.Bản yêu sách tuy không được chấp nhận song tên tuổi củaNgười đã có tiếng vang lớn trên trường quốc tế
Tháng 7 -1920 Người đọc được sơ thảo luận cương của Lê - Nin về vấn đề dântộc và thuộc địa Người đã tìm thấy ở đó con đường cứu nước và giải phóng dân tộc.Tháng 12-1920 Người bỏ phiếu tán thành quốc tế thứ 3 và tham gia thành lập Đảngcộng sản Pháp Từ đó Người khẳng định: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không
có con đường nào khác bằng con đường cách mạng vô sản
Như vậy sau nhiều năm bôn ba hải ngoại, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra conđường cứu nước đúng đắn đó là con đường kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xãhội, kết hợp tinh thần yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản
- Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lậpchính Đảng của giai cấp vô sản
Đó là thời kì hoạt động của Người ở Pháp(1920-1923), ở Liên Xô(1923-1924)
và ở Trung Quốc(1924-1927)
Trang 16Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đã có tác dụng quyết định trong việcchuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập chính Đảng của giai cấp vôsản ở Việt Nam Đây là công lao to lớn của Người.
+ Phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm trước khi Đảng cộng sảnViệt Nam ra đời
Hướng dẫn học sinh so sánh sự ra đời, thành phần tham gia và phương thứchoạt động của ba tổ chức cách mạng: Hội Việt Nam Cách mang Thanh niên (tháng 6-1925), Tân Việt cách mạng Đảng( tháng 7-1928) và Việt Nam Quốc Dân Đảng 1927.Nhấn mạnh vai trò của hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
Cuộc khởi nghĩa Yên Bái nắm được nguyên nhân bùng nổ, diễn biến,kết quả vànguyên nhân thất bại Cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại kéo theo sự tan rã của ViệtNam Quốc Dân Đảng Đánh dấu sự phá sản hoàn toàn của phong trào dân tộc dân chủtheo khuynh hướng tư sản
+ Đảng cộng sản Việt Nam ra đời( 3-2-1930)
- Ba tổ chức cộng sản ra đời trong năm1929
- Hội nghị thành lập Đảng (lí do tiến hành hội nghị, thời gian, địa điểm, nội dungcủa hội nghị thành lập Đảng), vai trò công lao to lớn của Nguyễn Ái Quốc trong việcthành lập Đảng
- Luận cương chính trị (10-1930)
- Ý nghĩa cuả sự thành lập Đảng( làm sáng tỏ sự ra đời của Đảng cộng sản ViệtNam là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam
* Giai đoạn Việt Nam từ (1930-1945).
Đây là giai đoạn bắt đầu có sự lãnh đạo của Đảng và sau 30 năm bôn ba hải ngoại28-1-1941 Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Thắng lợi của cuộctổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà rađời là kết quả của ba cuộc tổng diễn tập: Phong trào cách mạng( 1930-1931) đỉnh cao là
Xô Viết Nghệ Tĩnh,cao trào dân chủ (1936-1939) và cuộc vận động cách mạng tiến tớitổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám(1939-1945)
+ Đảng đã vận dụng chủ nghĩa Mác- Lê Nin, đường lối của quốc tế cộng sản vàohoàn cảnh cụ thể của đất nước Đề ra nhiệm vụ cách mạng Việt Nam phù hợp với từngthời kì
Giáo viên cùng học sinh lập bảng so sánh giữa phong trào (1930-1931)và phongtrào (1936-1939)theo những nội dung sau:
Kẻ thù
Nhiệm vụ (khẩu hiệu)
Mặt trận
Trang 17Hình thức phương pháp đấu
tranh
Kết quả
Ví dụ: Kẻ thù của phong trào cách mạng(1930-1931) là đế quốc, phong kiến
Kẻ thù của phong trào cách mạng(1936-1939) là chủ nghĩa phát xít, bọn phảnđộng thuộc địa, tay sai không chịu thi hành chính sách của chính phủ mặt trận nhân dânPháp
Bởi vậy khẩu hiệu, nhiệm vụ của hai phong trào cũng khác nhau:
(1930-1931):Khẩu hiệu đánh đổ đế quốc Pháp Đông Dương hoàn toàn độclập,đánh đổ phong kiến chia ruộng đất cho dân cày
(1936-1939) :Tạm gác khẩu hiệu trên mà thực hiện khẩu hiệu mới: chống chủnghĩa phát xít, chống chiến tranh đế quốc.Nêu nhiệm vụ trước mắt của nhân dân ĐôngDương là chống phát xít, chống phản động thuộc địa, đòi tự do dân chủ, cơm áo, hoàbình
Phong trào (1930-1931) đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh được coi là cuộc tổngdiễn tập đầu tiên chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám của nhân dân ta vì:
- Lần đầu tiên Đảng được tập dượt lãnh đạo quần chúng đấu tranh
- Lần đầu tiên quần chúng được tập dượt đấu tranh dưói sự lãnh đạo của Đảng Phong trào để lại nhiều bài học quý cho cách mạng tháng Tám sau này: Bàihọc về sự lãnh đạo của Đảng, về liên minh công nông, về giành và giữ chính quyềnbằng bạo lực cách mạng, về xây dựng chính quyền nhân dân một hình thức chính quyềnkiểu mới(Xô Viết)
+ Những cuộc khởi nghĩa vũ trang báo hiệu thời kì đấu tranh mới: Khởi nghĩaBắc Sơn(27-9-1940) , khởi nghĩa Nam Kì(23-11-1940), binh biến Đô Lương(13-1-1941)
Các cuộc khởi nghĩa trên đều bị thất bại do thực dân Pháp lúc đó còn mạnh Khởinghĩa nổ ra chưa chín muồi, chưa đúng thời cơ Mặc dù bị thất bại song ba sự kiện trênđã:
- Nói lên lòng yêu nước nồng nàn thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất vì độclập tự do của dân tộc ta
- Giáng một đòn chí tử vào thực dân Pháp, cảnh cáo nghiêm khắc phát xít Nhậtvừa mới đặt chân lên đất nước ta Đó là tiếng súng báo hiệu của cuộc khởi nghĩa toànquốc
- Để lại cho cách mạng nhiều bài học kinh nghiệm quý giá nhất là bài học vềthời cơ cách mạng Riêng khởi nghĩa Bắc Sơn để lại cho cách mạng đội du kích BắcSơn Khởi nghĩa Nam Kì để lại cho cách mạng lá cờ đỏ sao vàng năm cánh sau này trởthành quốc kì một biểu tượng thiêng liêng của đất nước Cuộc binh biến Đô Lươngchứng tỏ khả năng làm cách mạng của binh lính khi có điều kiện
Trang 18+ Hội nghị trung ương Đảng lần thứ VIII (5-1941) và việc thành lập mặt trậnViệt Minh(19-5-1941)
- Hội nghị trung ương lần VIII (5-1941) cho học sinh nắm được hoàn cảnh diễn
ra hội nghị, nội dung và ý nghiã của hội nghị Nhấn mạnh vai trò của Nguyễn Ái Quốc,
Hồ Chí Minh
- Về mặt trận Việt Minh: Cho học sinh nắm được hoạt động của mặt trận ViệtMinh bằng xây dựng lực lượng chính trị, xây dựng căn cứ địa cách mạng, xây dựng lựclượng vũ trang và chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang Sự ra đời của mặt trận Việt Minh là sựsáng tạo của Đảng của chủ tịch Hồ Chí Minh
+ Cao trào kháng Nhật cứu nước tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm1945.Đêm (9-3-1945) Nhật đảo chính Pháp Ban thường vụ trung ương Đảng họp đề rachỉ thị: “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” Chứng tỏ tình thế cáchmạng đã xuất hiện, Đảng phát động cao trào kháng Nhật cứu nước Thay khẩu hiệuđánh đuổi Nhật Pháp bằng đánh đuổi phát xít Nhật, thành lập chính quyền cách mạngcủa nhân dân Đông Dương
+ Cách mạng tháng Tám thành công nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời.Nắm được thời cơ cách mạng, diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử và nguyên nhânthắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám Một lần nữa khẳng định công lao to lớn của
Hồ Chí Minh trong việc lãnh đạo nhân dân ta làm cách mạng tháng Tám thành công,khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà(2-9-1945)
* Giai đoạn (1945-1954 )
+ Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám có những thuận lợi song khó khănchồng chất đó là giặc đói, giặc dốt, ngoại xâm và nội phản, đẩy nước Việt Nam dân chủcộng hoà rơi vào tình thế “ ngàn cân treo sợi tóc” Dưới sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu
là chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những biện pháp diệt giặc đói bằng biện pháp cấp bách
là lá lành đùm lá rách, hủ gạo tiết kiệm ngày đồng tâm Biện pháp lâu dài là tăng giasản xuất
Giải quyết khó khăn về tài chính chính phủ kêu gọi quỹ độc lập, tuần lể vàngphát hành tiền Việt Nam(31-1-1946) đến ngày 23-11-1946 đồng tiền Việt Nam đượclưu hành trong cả nước
Đối với giặc dốt: Ban hành sắc lệnh lập cơ quan bình dân học vụ (8-9-1945), thựchiện phong trào bình dân học vụ Nạn mù chữ nhanh chóng được đẩy lùi
Đối với ngoại xâm và nội phản với biện pháp vừa mềm dẻo vừa kiên quyết chủtịch Hồ Chí Minh đã lần lượt loại bỏ, cô lập kẻ thù Chú ý sách lược của Đảng, chínhphủ trong việc phân hóa kẻ thù, triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù.Cuộc đấu tranh này diễn ra hai thời kì: Trước (6-3-1946) ta chủ trương hoà với Tưởng
để đánh Pháp ở Nam Bộ Từ (6-3-1946) trở đi(19-12-1946) ta chủ trương hoà với Pháp
để đuổi Tưởng
+ Về hiệp định sơ bộ( 6-3) và tạm ước Việt-Pháp(14-9-1946)
Trang 19Cho học sinh nắm hoàn cảnh kí kết và nội dung của nó.
Ý nghĩa của việc kí hiệp định sơ bộ (6-3-1946):
- Ta đã nhanh chóng đẩy được quân Tưởng về nước, tránh được một kẻ thù nguyhiểm quét được bọn tay sai phản động Tránh được một cuộc chiến đấu bất lợi cho ta
- Tranh thủ thời gian hoà hoãn để củng cố chính quyền, xây dựng lực lượngchuẩn bị cho kháng chiến lâu dài
- Thể hiện sự thiện chí của chính phủ ta, nhân dân ta, sự lãnh đạo sáng suốt củaĐảng ta đã đưa đất nước ta thoát khỏi tình thế “ ngàn cân treo sợi tóc”
+ Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ: Hoàn cảnh lịch sử, nội dung lời kêu gọitoàn quốc kháng chiến đêm(19-12-1946) Cuộc chiến đấu diễn ra ở các đô thị
+ Đường lối kháng chiến xuyên suốt chín năm trường kì chống thực dân Pháp vàbọn can thiệp Mĩ là: Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng
hộ của bạn bè quốc tế
+ Các chiến dịch lớn: Xác định được hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả, và ýnghĩa của chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947, chiến dịch biên giới1950, chiến cuộcđông xuân 1953-1954 đặc biệt là chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ xương sống của kếhoạch Na Va, góp phần vào thắng lợi ở hội nghị Giơ-ne-vơ
+ Mối quan hệ giữa hậu phương với tiền tuyến trong cuộc chiến tranh nhân dânchống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ
+ Hoàn cảnh ra đời, nội dung và ý nghĩa của đại hội đại biểu toàn quốc lần thứhai của Đảng(2-1951)
+ Hoàn cảnh ra đời, diễn biến của hội nghị Giơ-ne-vơ.Nội dung, ý nghĩa củahiệp định Giơ-ne-vơ
Nguyên nhân thắng lợi ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954).Một lần nữa khẵng định vai trò lãnh đạo của Đảng và công lao của Hồ Chí Minh đối vớivận mệnh quốc gia
III MỘT SỐ CÂU HỎI ,BÀI TẬP
1) CÂU HỎI PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI
Câu 1) Lập bảng thống kê các cuộc phát kiến lớn về địa lí các thế kỉ (XV-XVI)
theo các mục sau :
thời gian người phát kiến kết quả
Đánh giá hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí đối với sự phát triển của xã hội
Câu 2) Tại sao nói: Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản là một kiệt tác bất hũ?