CO BON TUAN 28, 29

21 490 0
CO BON TUAN  28, 29

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tuần lễ : 29 Ngày soạn : 12.03.2011 Tiết : 131 Ngày dạy : 15/16.03.11 Hướng dẫn đọc thêm : BẾN QUÊ Nguyễn Minh Châu I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT - Cảm nhận được ý nghĩa triết lí mang tính trải nghiệm về cuộc đời và con người mà tác giả gửi gắm trong truyện. - Những tình huống ngịch lý, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng trong truyện. Những bài học mang tính triết lí về con người và cuộc đời, những vẻ đẹp bình dị và quý giá từ những điều gần gũi xung quanh ta. - Đọc - hiểu một văn bản tự sự có nội dung mang tính triết lí sâu sắc. Nhận biết và phân tích những đặc sắc của nghệ thuật tạo tình huống, miêu tả tâm lí nhân vật, hình ảnh biểu tượng trong truyện. - Giáo dục học sinh tình cảm gia đình, tình yêu quê hương. * Tích h ợp giáo dục các kĩ năng sống cho HS : + Tự nhận thức được quan niệm của tác giả về giá trị cuộc sống và cách sống, bài học và ý nghĩa đích thực của đời sống rút ra qua câu chuyện. + Suy nghĩ sáng tạo: nêu vấn đề, phân tích, bình luận về những suy tư của nhân vật chính, ý nghĩa của quan niệm sống được nêu trong tác phẩm. II.CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : - Bài soạn, tranh " Bến quê ", hình ảnh tác giả . - Bảng phụ. 2.Học sinh : -Đọc tóm tắt tác phẩm và trả lời câu hỏi sách giáo khoa . III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ. H. Hãy sắp xếp các tác phẩm thơ hiện đại đã học theo giai đoạn lịch sử? (9 đ) 1.Từ 1945 - 1954 : - Đồng chí (Chính Hữu) - Khúc hát ru những em bé – Nguyễn Khoa Điềm (1971) 2. Từ 1954 - 1964 : - Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận (1958) - Bếp lửa – Bằng Việt (1963) - Con cò – Chế Lan Viên (1962) 3. Từ 1964 - 1975 : - Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật (1969) - Khúc hát ru những em bé – Nguyễn Khoa Điềm (1971) 4. Sau 1975 : - Ánh trăng- Nguyễn Duy, viết năm 1978. - Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải, viết năm 1980. - Viếng lăng Bác – Viễn Phương, viết năm 1976. - Sang thu – Hữu Thỉnh, viết năm 1977. - Nói với con – Y Phương, viết sau năm 1980. 3. Bài mới . * Giới thiệu bài :Cũng chọn không gian và thời gian vào những ngày sang thu ở quê hương, cũng gửi gắm trải nghiệm và triết lí, nhưng khác với Sang thu của Hữu Thỉnh - một bài thơ trữ tình với cảm xúc và biểu hiện tinh tế, Bến quê của Nguyễn Minh Châu lại là một truyện ngắn giản dị với tình huống và cách kể rất độc đáo, thú vị. HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả tác phẩm. *GV gọi HS dọc chú thích sách giáo khoa. ? Nêu vài nét chính về tác giả ? - Ông gia nhập Quân đội năm 1950, sau đó trở thành nhà văn quân đội GV: Sau 1975 Nguyễn Minh Châu sáng tác chủ yếu là truyện ngắn. Với thể loại này, Nguyễn Minh Châu đã thể hiện những tìm tòi đổi mới quan trọng về tư tưởng nghệ thuật, góp phần đổi mới văn học nước ta ở những năm 80 của thế kỷ XX. Nguyên Ngọc nhận xét: "NMC xứng đáng thuộc trong số những người mở đường tinh anh và tài năng, đã đi được xa nhất trong chặng mở đầu của công cuộc đổi mới văn học" - Nguyễn Minh Châu là cây bút văn xuôi xuất sắc của nên văn học Việt Nam thời chống Mỹ và là hiện tượng nổi bật nước ta những năm 80 của thế kỷ 20. - Sau 1975, có những tìm tòi, đổi mới mạnh mẽ về tư tưởng và nghệ thuật, mở ra chặng đường mới trong sáng tác của mình và thúc đẩy công cuộc đổi mới văn học. *GV: Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Minh Châu . - Tiểu thuyết : Cửa sông, Dấu chân người lính. - Truyện ngắn : Mảnh trăng cuối rừng , Bức tranh . ? Nêu xuất xứ của truyện ngắn " Bến quê " ? *GV: Giảng – Truyện ngắn "Bến quê " cũng như nhiều truyện ngắn khác hướng vào đời sống thế sự, nhân tình thường ngày với những chi tiết sinh hoạt đời thường , cũng có khi rất nhỏ để phát hiện chiều sâu của cuộc sống với bao quy luật và nghịch lí, vượt khỏi cái chật hẹp của cách nhìn, cách nghĩ trước đây của xã hội và của tác giả . Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản *GV: Hướng dẫn học sinh cách đọc: Giọng to rõ ràng mạch lạc, thể hiện sự trầm tư suy ngẫm, có sự xúc động đượm buồn, cả xót xa ân hận, thể hiện tâm trạng của Nhĩ trong hoàn cảnh đặc biệt. Giọng điệu truyền cảm, diễn tả sự tinh tế của màu sắc thiên nhiên, gợi cảm xúc . *GV: Đọc mẫu một đoạn. Gọi học sinh đọc tiếp và kết hợp với giải nghĩa từ khó . ? Hãy tóm tắt nội dung cốt truyện ? - Nhân vật Nhĩ trong truyện từng đi khắp mọi nơi trên trái đất, cuối đời anh bị cột chặt vào giường bệnh bởi căn bệnh hiểm nghèo. -Thời điểm đó, anh phát hiện ra vùng đất bên kia sông, nơi bến quê quen thuộc – một vẻ đẹp bình dị mà hết sức quyến rũ. Nhĩ kịp nhận ra sự vất vả của vợ . Anh khao khát được đặt chân qua bên kia sông . -Nhân vật Nhĩ đã chiêm nghiệm được cái quy luật đầy nghịch lí của đời người : Con người trên đời khó tránh được những khó khăn trắc trở . Con người phải trải nghiệm cuộc sống mới cảm nhận hết cái bí ẩn đẹp đẽ trong cái bình dị đơn sơ, giống như niềm say mê pha lẫn nỗi ân hận, đau đớn mà lời lẽ không bao giờ giải thích hết được . I . Giới thiệu 1. Tác giả : Nguyễn Minh Châu (1930- 1989). - Quê ở huyện Quỳnh Lưu , tỉnh Nghệ An, là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại, là một trong số những người “mở đường tinh anh và tài năng, đã đi được xa nhất” (Nguyên Ngọc) trong chặng mở đầu của công cuộc đổi mới văn học. 2. Tác phẩm : - "Bến quê" được in trong tập truyện cùng tên, là một sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Minh Châu giai đoạn sau 1975. - Xuất bản 1985 , in trong tập "Bến quê" . II. Đọc - hiểu văn bản: 1/ Thể loại: truyện ngắn , kết hợp kể ,tả, trữ tình và triết lí một cách giản di, nhỏ nhẹ mà thấm thía. -Tên truyện gợi những hình ảnh quen thuộc về làng quê và gợi tình thân thương. 2/ Tóm tắt truyện: Nhân vật Nhĩ trong truyện từng đi khắp mọi nơi trên trái đất, cuối đời anh bị cột chặt vào giường bệnh bởi căn bệnh hiểm nghèo. -Thời điểm đó, anh phát hiện ra vùng đất bên kia sông, nơi bến quê quen thuộc – một vẻ đẹp bình dị mà hết sức quyến rũ. Nhĩ kịp nhận ra sự vất vả của vợ . Anh khao khát được đặt chân qua bên kia sông . -Nhân vật Nhĩ đã chiêm nghiệm được cái quy luật đầy nghịch lí của đời người : Con người trên đời khó tránh được những khó khăn trắc trở . Con người phải GV hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu phần chú thích trong SGK Yêu cầu HS tóm tắt truyện ? Hãy tìm hiểu bố cục văn bản này theo cốt truyện? ? Hãy nhận xét về thể loại , phương thức biểu đạt của truyện? Nêu cảm nhận ban đầu của em về tên truyện Bến quê? Hoạt động 3: Hướng dẫn phân tích . GV: Trong "Bến Quê", nhân vật Nhĩ được đặt trong những tình huống như thế nào? Anh đã gặp những nghịch lý ra sao? ? Xây dựng tình huống truyện ấy, tác giả muốn thể hiện điều gì? => Tác giả muốn tâm sự và khái quát những quy luật, triết lý của cuộc đời: cuộc sống và số phận củ một con người chứa đầy những sự bất thường – những nghịch lý ngẫu nhiên vượt ra ngoài những dự định, ước muốn, cả những hiểu biết và toan tính của con người. Và con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình. Nhưng không phải lúc nào cũng sớm nhận ra những điều bình thường, giản dị ấy, phải qua bao trải nghiệm, có khi phải đến cuối đời, trong những hoàn cảnh trớ trêu của bản thân buộc phải nếm trải có thể hiểu được. => Đó cũng chính là chủ thể đặc sắc của truyện. ? Nhân vật Nhĩ rơi vào hoàn cảnh nào ? - Nhân vật chính được đặt trong những tình huống đặc biệt +Căn bệnh ngặt nghèo khiến anh bị liệt toàn thân . Tình huống này trớ trêu tạo ra một nghịch lí . Là con người đi nhiều nay phải bị cột chặt trên giường bệnh . +Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp của bờ bãi bên kia sông và những nét đẹp của người thân . *GV: Giảng : Từ những suy nghĩ của nhân vật Nhĩ, tác giả muốn tâm sự và khái quát những quy luật, triết lí cuộc đời, bình thường, giản dị nhưng không phải lúc nào cũng sớm nhận ra mà phải trải qua bao trải nghiệm, có khi phải đến cuối cuộc đời,trong hoàn cảnh trớ trêu mà bản thân buộc phải nếm trải . Đây cũng chính là chủ đề và đặc sắc của truyện . trải nghiệm cuộc sống mới cảm nhận hết cái bí ẩn đẹp đẽ trong cái bình dị đơn sơ, giống như niềm say mê pha lẫn nỗi ân hận, đau đớn mà lời lẽ không bao giờ giải thích hết được . 3/ Bố cục:Theo cốt truyện -Cuộc trò chuyện của Nhĩ với Liên ( bậc gỗ mòn lõm) -Nhĩ nhờ con trai sang bên kia sông, lại nhờ bọn trẻ giúp anh ngồi sát cửa sổ để ngắm cảnh và nghĩ ngợi.(Còn lại) 4/ Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. 4. Phân tích a.Tình huống truyện, tình huống của nhân vật chính: Nhĩ +Căn bệnh ngặt nghèo khiến anh bị liệt toàn thân . Tình huống này trớ trêu tạo ra một nghịch lí: là con người đi nhiều nay phải bị cột chặt trên giường bệnh . +Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp của bờ bãi bên kia sông và những nét đẹp của người thân .  Hoàn cảnh éo le của Nhĩ: Bệnh nặng, đang sống những ngày cuối cùng của cuộc đời. 4.Củng cố : -Tóm tắt nội dung đoạn trích. 5. Hướng dẫn tự học - Học bài. - Về nhà chuẩn bị tiếp những nội dung còn lại theo các câu hỏi ở SGK IV.RÚT KINH NGHIỆM : __________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________ ========================================================================= Tuần lễ : 29 Ngày soạn : 12.03.2011 Tiết : 132 Ngày dạy : 15/16.03.11 Hướng dẫn đọc thêm : BẾN QUÊ Nguyễn Minh Châu I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT - Cảm nhận được ý nghĩa triết lí mang tính trải nghiệm về cuộc đời và con người mà tác giả gửi gắm trong truyện. - Những tình huống ngịch lý, những ảnh hưởng giàu ý nghĩa biểu tượng trong truyện. Những bài học mang tính triết lí về con người và cuộc đời, những vẻ đẹp bình dị và quý giá từ những điều gần gũi xung quanh ta. - Đọc - hiểu một văn bản tự sự có nội dung mang tính triết lí sâu sắc. Nhận biết và phân tích những đặc điểm của nghệ thuật tạo tình huống, miêu tả tâm lí nhân vật. hình ảnh biểu tượng trong truyện. - Giáo dục học sinh tình cảm gia đình, tình yêu quê hương. * Tích h ợp giáo dục các kĩ năng sống cho HS : + Tự nhận thức được quan niệm của tác giả về giá trị cuộc sống và cách sống, bài học và ý nghĩa đích thực của đời sống rút ra qua câu chuyện. + Suy nghĩ sáng tạo: nêu vấn đề, phân tích, bình luận về những suy tư của nhân vật chính, ý nghĩa của quan niệm sống được nêu trong tác phẩm. II.CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : - Bài soạn, tranh " Bến quê ", hình ảnh tác giả . - Bảng phụ. 2.Học sinh : -Đọc tóm tắt tác phẩm và trả lời câu hỏi sách giáo khoa . III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ. ? Phân tích tình huống truyện, tình huống của nhân vật Nhĩ ? ( 9 đ ) +Căn bệnh ngặt nghèo khiến anh bị liệt toàn thân . Tình huống này trớ trêu tạo ra một nghịch lí: là con người đi nhiều nay phải bị cột chặt trên giường bệnh . +Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp của bờ bãi bên kia sông và những nét đẹp của người thân .  Hoàn cảnh éo le của Nhĩ: Bệnh nặng, đang sống những ngày cuối cùng của cuộc đời. 3. Bài mới . * Giới thiệu bài: Truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu chứa đựng những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi của gia đình quê hương. HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Hướng dẫn phân tích tiếp . * GV: Hướng dẫn tìm hiểu những cảm xúc và những suy nghĩ của nhân vật Nhĩ . *GV gọi HS đọc lại đoạn : Từ đầu …" Trước cửa sổ nhà mình " ? Qua cái nhìn của nhân vật Nhĩ , cảnh vật thiên nhiên một buổi sáng đầu thu được miêu tả như thế nào ? *GV: Treo bảng phụ có những chi tiết :" Những chùm hoa bằng lăng cuối mùa thưa thớt nhưng đậm sắc hơn ; Dòng sông màu đỏ nhạt như rộng thêm; vòm trời cao hơn ; Bờ bãi màu vàng thau xen màu xanh non …" * HS: Thảo luận: Những hình ảnh được cảm nhận một cách tinh tế , cảnh vật vừa quen vừa lạ, tưởng chừng như lần đầu tiên cảm thấy tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó . Vẻ đẹp trù phú đầy màu sắc . ? Đọc những câu hỏi của Nhĩ và thái độ im lặng của Liên, I . Giới thiệu II. Đọc - hiểu văn bản: 1/ Thể loại 2/ Tóm tắt truyện 3/ Bố cục 4/ Phương thức biểu đạt 4. Phân tích a.Tình huống truyện, tình huống của nhân vật chính: Nhĩ. b. Cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật Nhĩ về vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông, về gia đình. * Vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông =>Cảnh vật được tả theo tầm nhìn của Nhĩ, từ gần đến xa. Tạo thành không gian có chiều sâu, rộng. Cảnh vật được người đọc cảm thấy hình như anh đã nhận ra điều gì của bản thân? *HS: Đọc, suy luận trả lời : -Đêm qua em có nghe thấy gì không ? Hôm nay là ngày mấy ? Ta thấy Nhĩ đã nhận ra mình chẳng còn sống được chẳng bao lâu nữa . Anh đang phải đối phó với hoàn cảnh bi đát không còn lối thoát . *GV: Yêu cầu đọc lại hai câu nói của Nhĩ và của Liên : Anh cứ yên tâm anh chỉ làm em khổ … Có hề sao đâu , miễn là anh sống … ? Nhĩ đã thấu hiểu và biết ơn với vợ như thế nào ? *GV: Nhĩ cảm nhận lần đầu tiên về sự vất vả , tần tảo, chịu thương chịu khó và sự âu yếm thương yêu của vợ anh . Anh nhận thấy những ngón tay gầy guộc, âu yếm vuốt ve bên vai chồng. Thấy vợ mặc chiếc áo vá … ? Em hãy tìm trong tác phẩm đoạn văn nào diễn tả sự thấu hiểu và biết sâu sắc của Nhĩ với vợ ? - " Cũng như cảnh bãi bồi đang nằm phơi mình bên kia – tâm hồn Liên vẫn giữ những nét nguyên vẹn nét tần tảo và chịu đựng hy sinh từ bao đời xưa – và cũng chính nhờ vào các điều đó mà sau nhiều ngày tháng tìm kiếm …, Nhĩ đã thấy được nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này ". ? Em nhận xét về cách diễn tả trạng thái tâm lí nhân vật của tác giả ở đoạn văn này ? - Cách miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về tâm hồn con người, về cách viết tài hoa của Nguyễn Minh Châu . *GV: Liên hệ với bài Sang thu của Hữu Thỉnh –để khắc sâu : "Sấm cũng bớt bất ngờ trên hàng cây đứng tuổi ". ? Không chỉ cảm nhận thấm thía tấm lòng, người đàn ông một đời bôn tẩu, tìm kiếm ấy còn khát khao điều gì ? - Người cha khao khát được khám phá vẻ cuộc sống của bãi bồi bên kia sông. Khát khao ấy xâm chiếm tâm hồn anh mãnh liệt nhưng không thể thực hiện nên khó diễn tả thành lời cho đứa con trai còn ít tuổi, chưa có những trải nghiệm như anh hiểu nổi . - Khi nhận ra vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông vào buổi sáng đầu thu. Cũng là lúc Nhĩ nhận ra mình chẳng còn sống bao lâu nửa . - Không thể thực hiện điều mình khao khát nên anh nhờ con trai. Bởi đứa con không hiểu được ước muốn của người cha để rồi lỡ chuyến đò sang ngang duy nhất trong ngày . -Câu chuyện của Nhĩ và cậu con trai sự chiêm nghiệm của anh về quy luật của đời người :Con người ở trên đời thật khó tránh được những cái vòng vèo hoặc chùng chình . Câu chuyện như thức tỉnh mọi người về cái vòng vèo chùng chình mà chúng ta đang sa vào trên đường đời , để hướng tới những giá trị đích thực vố rất giản dị gần gũi và bền vững . *GV: Giảng giải : Nhân vật Nhĩ là nhân vật tư tưởng – một loại nhân nhân nổi lên trong sáng tác của Minh Châu giai đoạn 1975 nhà văn đã gửi gắm qua nhân vật những suy cảm nhận một cách tinh tế, vừa quen, vừa lạ, tưởng chừng như lần đầu tiên Nhĩ cảm thấy tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó. *Về gia đình => Nhĩ càng thấu hiểu vợ với lòng biết ơn sâu sắc và cảm động. Liên thương yêu chồng, tần tảo, hi sinh vì chồng con.Nhĩ đã tìm thấy chỗ dựa và sức mạnh tinh thần chính là từ tổ ấm gia đình. Hình ảnh so sánh thật là sát hợp. c. Cảm xúc, tâm trạng và những chiêm nghiệm của nhân vật Nhĩ về con người và cuộc đời - Cảm xúc, tâm trạng: ao ước được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông -> Đây chính là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, sâu xa trong cuộc sống chen vào những ân hận, xót xa như có cái gì không phải với quê hương, với tuổi trẻ của mình. - Một quy luật khác được rút ra từ trải nghiệm của Nhĩ là sự cách biệt khác nhau giữa các thế hệ già, trẻ, cha con :Dù rất thương nhau nhưng đâu dễ hiểu nhau. Làm thế nào để các thế hệ thật hiểu nhau, bổ sung cho nhau đem lại niềm vui cho nhau khi chưa muộn. - Chiêm nghiệm: Anh muốn giục đứa con nhưng qua đó thức tỉnh mọi người hãy sống khẩn trương, sống có ích đừng la cà, chùng chình dềnh dàng, vô bổ. Hãy dứt ra khỏi nó, để hướng tới những giá trị đích thực, vốn rất giản dị, gần gũi và bền vững. ngẫm triết lí về cuộc đời con người, nhưng nhân vật không phải là cái loa của tác giả, những triết lí đã được chuyển hoá vào trong đời sống nội tâm của nhân vật với diễn biến của tâm trạng dưới sự tác động của hoàn cảnh được miêu tả tinh tế hợp lí . *GV: Liên hệ tác phẩm bức tranh của Nguyễn Minh Châu để khắc sâu phong cách thể hiện của tác giả . *GV: Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật của truyện : Sáng tạo hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng . ? Thế nào là hình ảnh biểu tượng ? - Hình ảnh biểu tượng thường có hai ý nghĩa : Ý nghĩa thực và ý nghĩa biểu tượng qua hình ảnh. Một số hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng : +Hình ảnh bãi bồi ven sông và toàn bộ khung cảnh : vẻ đẹp đời sống bình dị vừa thân thuộc , hình ảnh quê hương xứ sở của mỗi con người. +Hình ảnh bờ sông bên này bọ sụt lở " Tiếng những tảng đất lở bên này sông … đổ ụp vào trong giấc ngủ của Nhĩ lúc gần sáng . Bông hao bằng lăng cuối thu sắc tím đậm hơn" Sự sống của nhân vật Nhĩ vào những ngày cuối cùng . + Người con trai sà vào đám cờ thế gợi ra những điều mà Nhĩ cho là vòng veò, chùng chình không tránh khỏi . + Hành động của Nhĩ có vẻ khác thường ở cuối truyện : đu mình nhô người ra ngoài giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát như đang như đang khẩn thiết ra hiệu cho người nào đó : Phải thoát ra, dứt ra khỏi sự chùng chình để hướng tới giá trị đích thực , giản dị mà bền vững. Hoạt động 2:Tổng kết *GV: Nêu những nét nổi bật về nghệ thuật và nội dung của truyện . *HS: Trình bày ý kiến . - Nghệ thuật : Miêu tả tâm lí tinh tế . Cách sử dụng nhiều hình ảnh giàu tính biểu tượng. Xây dựng tình huống truyện giàu sức biệu hiện. Trần thuật theo dòng tâm trạng của nhân vật . - Nội dung : Truyện ngắn Bến quê đã thể hiện những suy ngẫm trải nghiệm của nhà văn về cuộc sống và thức tình sự trân trọng đối với vẻ đẹp bình dị, gần gũi của cuộc sống quê hương . *GV: Bổ sung yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ trong sách giáo khoa ? Ý nghĩa của văn bản này là gì? Con người ở trên đời thật khó tránh được những cái vòng vèo hoặc chùng chình. Câu chuyện như thức tỉnh mọi người về cái vòng vèo chùng chình mà chúng ta đang sa vào trên đường đời, để hướng tới những giá trị đích thực vốn rất giản dị, gần gũi và bền vững . III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Lựa chọn người kể chuyện ở ngôi thứ ba. - Sáng tạo trong việc tạo nên tình huống của truyện nghịch lí. - Xây dựng những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng trong văn bản: hình ảnh bãi bồi bên kia sông; những bông hoa bằng lăng cuối mùa, tiếng những tảng đất lở ở bờ sông bên này; cậu con trai của Nhĩ sa vào đám phá cờ thế; hành động và cử chỉ của Nhĩ ở cuối truyện. 2. Ý nghĩa văn bản - Cuộc sống, số phận con người chứa đầy những điều bất thường, nghịch lí, vượt ra ngoài những dự định và toan tính của chúng ta. - Trên đường đời, con người khó lòng tránh khỏi những vòng vèo, chùng chình, để rồi vô tình không nhận ra được những vẻ đẹp bình dị, gần gũi trong cuộc sống. - Thức tỉnh sự trân trọng giá trị của cuộc sống gia đình và những vẻ đẹp bình dị của quê hương. 4.Củng cố : ? Liên hệ bản thân em có lần nào “chùng chình, vòng vèo” trong một việc nào đó không? *HS: Làm bài tập 1 sách giáo khoa. *GV: Gợi ý thiên nhiên vừa mang nghĩa thực vừa mang nghĩa biểu tượng , màu sắc biến đổi tinh tế. Hình ảnh hoa bằng lăng, bầu trời, bãi bờ, dòng sông, con thuyền, bến quê . Hs có thể chọn một trong những hình ảnh trên. 5. Hướng dẫn tự học - Tóm tắt truyện, nắm được tình huống và ý nghĩa của truyện. - Nhận xét về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, miêu tả tâm lí nhân vật. -Chuẩn bị bài : Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ( tiếp theo). IV.RÚT KINH NGHIỆM : __________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________ ========================================================================= Tuần lễ : 28 Ngày soạn : 12.03.2011 Tiết : 133 Ngày dạy : 16/18.03.11 CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT - Nắm vững hơn cách làm một bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ - Đặc điểm, yêu cầu đối với bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Các bước làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. - Tiến hành các bước làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Tổ chức triển khai các luận điểm. - Giáo dục học sinh lòng ham muốn học văn, làm tốt kiểu bài này. II.CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : - Giáo án, SGK. - Bảng phụ . 2.Học sinh : - Soạn bài. III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ : ? Thế nào là bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ ? (9đ) - Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy. - Bài nghị luận cần phân tích các ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu… của đoạn thơ, bài thơ để nhận xét được xác đáng. - Bài nghị luận phải có bố cục rõ ràng, lời văn gợi cảm, chân thành. 3. Bài mới : * Giới thiệu bài: Giờ học trước, các em đã tìm hiểu bài nghị luận về một đoạn thơ , bài thơ , các yêu cầu với bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ . Giờ học này, chúng ta cùng tìm hiểu cách làm cụ thể về kiểu bài này. HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI HỌC * Hoạt động 1: Hướng dẫn củng cố kiến thức - GV đưa 8 đề văn SGK lên bảng phụ gọi học sinh đọc 8 đề. ? Yêu cầu của đề được thể hiện ở những từ ngữ nào? (HS xác định, GV gạch chân). ? Đối tượng nghị luận là gì? ?: Nếu chia nhóm dạng đề em sẽ căn cứ vào đối tượng hay từ ngữ yêu cầu của đề? *GV cho HS đọc phần II trong SGK. Cho đề bài: Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh Lập dàn bài A/ Mở bài : Giới thiệu bài thơ quê hương, nêu ý kiến khái quát của mình về tình yêu quê hương trong bài thơ. B/ Thân bài : Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ : + Khái quát chung về bài thơ : Một tình yêu tha thiết , trong sáng, đậm chất lí tưởng, lãng mạn. + Cảnh ra khơi : Vẻ đẹp trẻ trung, giàu sức sống, đầy khí I/ Củng cố kiến thức 1. Nhắc lại được những kiến thức cơ bản của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ 2. Các bước làm bài nghị luận về một tác phẩm thơ hoặc một đoạn thơ. - Tìm hiểu đề và tìm ý. - Lập dàn ý theo bố cục ba phần rõ ràng. - Viết bài. - Sửa bài. Dàn bài chung - Mở bài : Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình. - Thân bài : Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ. - Kết bài : Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ. thế vượt trường giang. + Cảnh trở về: Đông vui, no đủ, bình yên. + Nỗi nhớ : Hình ảnh đọng lại : vẻ đẹp, sức mạnh, mùi nồng mặn của quê hương C/ Kết bài : Cả bài thơ là một khúc ca quê hương tươi sáng, ngọt ngào. Nó là sản phẩm của một hồn thơ trẻ trung, tha thiết, đầy mơ mộng. GV cho HS đọc văn bản “Quê hương” trong SGK. * Gọi HS đọc văn bản viết về quê hương (trang 81). SGK. ? Chỉ ra bố cục 3 phần của bài văn? ? Mở bài, tác giả viết những ý gì? 1. Mở bài : Từ đầu -> thành công khởi đầu rực rơ õ=> Chỉ ra cảm xúc dạt dào, lai láng chảy suốt đời của Tế Hanh đó là bài Quê hương là thành công nhất. H.Câu nào là câu luận điểm trong bài viết ở phần thân bài? 2. Thân bài: Tiếp đó -> thành thực của Tế Hanh => Cảm xúc lúc nồng nàn, lúc mạnh mẽ, lúc lắn sâu tinh tế của Tế Hanh khi ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống lao động của quê hương, về hình ảnh, nhịp điệu sâu sắc của bài thơ. 3. Kết bài : Hai câu còn lại => Phần này khẳng định sức hấp dẫn của bài thơ. *Hoạt động 2 : Bài tập * GV nêu định hướng và yêu cầu của mỗi bài tập. Sau đó cho HS tiến hành làm bài, các HS khác nhận xét. GV đúc kết , cho điểm. Phân tích bài thơ “Khúc hát ru những em bé…”. +Gợi ý: -Nội dung cảm xúc của khổ thơ này là gì ? Cảm xúc của nhà thơ được gợi lên từ hương vị, đặc điểm nào của thiên nhiên ? Hình ảnh ngôn từ, đặc sắc như thế nào ? -Lập dàn ý chi tiết theo các phần mở bài, thân bài, kết bài.) [ Học sinh làm việc theo nhóm, cử đại diện nhóm trình bày trước lớp ] 3. Cách thức tổ chức, triển khai luận điểm * Bố cục : 3 phần. 1. Mở bài : 2. Thân bài: 3. Kết bài : * Phần thân bài : - Những hình ảnh đẹp như mơ, đầy sức mạnh khi ra khơi. - Cảnh trở về tấp nập, no đủ. - Hình ảnh người dân chài giữa biển khơi. - Hình ảnh, nôn từ giàu sức gợi cảm…… * Phần thân bài nối kết với phần mở bài chặt chẽ, tự nhiên. II. Luyện tập 1. Bài tập:. Lập dàn ý phân tích bài “Khúc hát ru những em bé…”. a. Mở bài: - Giới thiệu thời gian tác phẩm ra đời 1969 (kháng chiến chống mĩ) - Bài thơ là lời ru tha thiết của người mẹ đang địu con… b. Thân bài: - Tình cảm yêu thương, trìu mến của người mẹ đối với con. - Hình ảnh người mẹ trong công việc. c. Kết bài: Khúc hát ru được mọi người yêu mến bởi tình cảm bao la của người mẹ với con thật xúc động-> hiểu thêm tình mẹ. 4.Củng cố : - Học sinh nhắc lại các bước làm bài nghị luận về một tác phẩm thơ hoặc một đoạn thơ. 5. Hướng dẫn tự học - Nắm chắc đặc điểm dàn ý bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ. - Hoàn thành bài văn nghị luận theo dàn bài trên. - Chuẩn bị bài: “Mây và sóng”. IV.RÚT KINH NGHIỆM : __________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________ ========================================================================= Tuần lễ : 28 Ngày soạn : 12.03.2011 Tiết : 134 Ngày dạy : 18/19.03.11 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT - Biết chuyển từ ngữ địa phương sang từ ngữ toàn dân tương ứng. - Mở rộng vốn từ ngữ địa phương. Hiểu tác dụng của từ ngữ địa phương. - Nhận biết được một số từ ngữ địa phương, biết chuyển chúng sang từ ngữ toàn dân tương ứng và ngược lại. - Yêu thích sự phong phú, giàu đẹp của Tiếng Việt. II.CHUẨN BỊ : 1 .Giáo viên : - Giáo án, SGK. - Bảng phụ 2. Học sinh : -Bài soạn -Bảng phụ III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Oån định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà . 3.Bài mới: * Giới thiệu bài : Nước ta có ba vùng ngôn ngữ lớn: Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Với từng vùng ngôn ngữ này có những lớp từ ngữ đặc thù. Giờ học này, chúng ta cùng nhận biết từ ngữ địa phương qua một số bài tập cụ thể. Bên cạnh đó cần xác định thái độ đúng trong việc sử dụng từ ngữ địa phương. HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1 : Nhận biết các từ ngữ địa phương *GV: Hướng dẫn học sinh nhận biết từ ngữ địa phương, và chuyển các từ đó thành những từ ngữ toàn dân tương ứng . -Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 1.abc. - Chia nhóm cho học sinh làm bài, thảo luận (5Phút ) *GV: Gọi HS các nhóm lên bảng điền vào bảng . *HS: Nhận xét bổ sung . 1. Tìm từ ngữ địa phương trong các đoạn trích sau đây (trích từ truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng) và chuyển những từ ngữ địa phương đó sang từ ngữ toàn dân tương ứng. a) Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. Với vẻ mặt xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run: – Ba đây con ! – Ba đây con ! b) Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại : – Thì má cứ kêu đi. Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng : – Vô ăn cơm ! Anh Sáu vẫn ngồi im giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đưng trong bếp nói vọng ra : – Cơm chín rồi ! Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo : – Con kêu rồi mà người ta không nghe. c) Bữa sau, đang nấu cơm thì mẹ nó chạy đi mua thức ăn. Mẹ nó dặn, ở nhà cần gì thì gọi ba I/Nhận biết các từ ngữ địa phương * Tìm từ ngữ địa phương trong các đọan trích và chuyển những từ ngữ đó sang từ ngữ toàn dân tương ứng. Bài tập 1: a. b Từ địa phương Từ toàn dân Từ địa phương Từ toàn dân Thẹo Sẹo má Mẹ Lặp bặp Lắp bắp Kêu Gọi Ba Bố . cha Đâm Trở thành Đũa bếp Đữa cả c. Từ địa phương Từ toàn dân Từ địa phương Từ toàn dân Lui cui Lúi cúi Nói trổng Nói trống không Nhằm Cho là Vô Vào * Vận dụng kiến thức về từ địa phương để hiểu nghĩa của các từ trong câu đó về từ ngữ có sử dụng phương ngữ. Bài 2: a. kêu từ toàn dân (có thể thay bằng nói to ) b. kêu : Từ địa phương, từ toàn dân: (gọi tương tương) giúp cho. Nó không nói không rằng, cứ lui cui dưới bếp. Nghe nồi cơm sôi, nó giở nắp, lấy đũa bếp sơ qua – nồi cơm hơi to, nhắm không thể nhắc xuống để chắt nước được, đến lúc đó thì nó mới nhìn lên anh Sáu. Tôi nghĩ thầm con bé đang bị dồn vào thế bí, chắc nó phải gọi ba thôi. Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên: – Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái ! – Nó cũng lại nói trổng. *GV cho đọc và nêu yêu cầu bài tập 2: 2. Đối chiếu các câu sau đây (trích từ truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng), cho biết từ kêu nào là từ địa phương, từ kêu ở câu nào là từ toàn dân. Hãy dùng cách diễn đạt khác hoặc dùng từ đồng nghĩa để làm rõ sự khác nhau đó. a) Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên. – Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái ! – Nó cũng nói trổng. b) – Con kêu rồi mà người ta không nghe. * GV cho HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập 3. *HS: làm bài. *GV: Có thể gọi một HS lên bảng trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung . 3. Trong hai câu đố sau, từ nào là từ địa phương ? Những từ đó tương đương với những từ nào trong ngôn ngữ toàn dân? Không cây không trái không hoa Có lá ăn được, đó là lá chi. (Câu đố về lá bún) Kín như bưng lại kêu là trống Trống hổng trống hảng lại kêu là buồng. (Câu đố về cái trống và buồng cau) Bài tập 4: Về nhà làm Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh nhận xét về cách sử dụng từ địa phương . *GV: Nêu yêu cầu của bài tập 5. ? Có nên cho bé Thu trong truyện ngắn" Chiếc lược ngà " dùng từ ngữ toàn dân không ? Vì sao ? *HS : Trả lời *GV: Có thể yêu cầu HS thử thay thế các từ ngữ địa phương trong đoạn tích bằng từ toàn dân rồi so sánh . ? Vì sao trong lời kể chuyện của tác giả cũng có những từ ngữ địa phương ? *HS: Trình bày ý kiến, nhận xét, bổ sung *GV: Cho học sinh làm bài tập bổ sung . -Từ địa phương dùng để xưng hô . - Từ địa phương dùng từ gọi tên các sự vật, hiện tượng, hoạt động, trạng thái … ? Qua các bài tập trên, em hãy nêu ý kiến về việc sử dụng từ ngữ địa phương trong nói, viết (mặt tích cực, mặt hạn chế của từ địa phương,cách sử dụng). Bài 3: -Trái : quả -Chi : gọi - kêu : gọi - Trống hổng trống hảng: trống rỗng trống rễnh II. Sử dụng từ địa phương : * Phân tích tác dụng của từ ngữ địa phương trong một văn bản đã học Bài 5: a. Không nên cho bé Thu trong truyện " Chiếc lược ngà" dùng từ toàn dân vì bé Thu còn nhỏ, chưa dịp giao tiếp với bên ngoài nên em chỉ có thể dùng từ địa phương mình . b. Trong lời kể của tác giả cũng dùng một số từ ngữ địa phương để nêu sắc thái địa phương nơi sự việc diễn ra. Tuy nhiên tác giả không dùng qúa nhiều từ ngữ địa phương để khỏi gây khó hiểu cho người đọc . Bài 6: -Từ địa phương dùng để xưng hô . Vùng Từ địa phương Từ toàn dân -Nghệ Tĩnh -Thừa Thiên–Huế -Nam trung bộ - Nam bộ -Bắc Ninh ,Bắc Giang . -Phú Thọ -Mi, choa, nghỉ - eng, ả, mụ -tau,mày,bọ -má,tui ,ba,ổng - u, bầm bủ , -Bá -Mày, tôi, hắn -anh,chị ,bà -tao.mầy,tôi (xưng người đàn ông lớn tuổi ) -tôi,ổng,bả -mẹ, -Bác . - Từ địa phương dùng từ gọi tên các sự vật, hiện tượng, hoạt động , trạng thái … -Chộ–Thấy,ngái–xa, -nỏ – chẳng -giả đò – giả vờ , sương gánh mè - vừng -te - rách *Kết luận: -Từ ngữ địa phương vừa có mặtt tích cực, vừa có mặt tiêu cực. Mặt tích cực là bổ sung, làm phong phú thêm từ ngữ toàn dân. Mặt tiêu cực là gây trở ngại cho việc giao tiếp giữa các vùng, miền khác nhau trong một nước. Vì vậy: Khi sử dụng cần chú ý làm thế nào để phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của nó. (VD: Sử dụng với đối tượng giao tiếp là người cùng địa phương hoặc người ở địa phương khác nhưng có hiểu biết về tiếng địa phương mình.) -Khi tạo lập văn bản: Sử dụng từ ngữ địa phương một cách hợp lý sẽ có tác dụng tạo sắc thái riêng cho văn bản, song cần chú ý không nên sử dụng khi không thật cần [...]... Sáu khơng được ở gần con, cả cuộc bài của em được bắt đầu như thế nào ? đời chỉ được gần con có vài ngày ngắn ? Phần Thân bài em đã sắp xếp các ý như thế nào, theo ngủi, nhưng con chẳng nhận mình Đến khi trình tự nào ? con chịu nhận cha thì cũng là lúc anh phải ra đi - Chiếc lược ngà anh Sáu làm chưa kịp tận ? Các đoạn văn trong phần Thân bài đã được em chú ý đến tay tặng cho con thì anh đã hy sinh... chia tay cũng là giây phút cuối cùng mà hai cha con được ở Hoạt động 2 : Nhận xét bài viết của hs trong lớp bên nhau a Ưu điểm : 2 Nhưng dù trái ngang, tình cảm gia đình - Bài viết hồn chỉnh bố cục ba phần vẫn thiêng liêng và cao đẹp - Cơ bản nắm được vấn đề cần nghị luận - Anh Sáu u con, hạnh phúc và đau khổ b Tồn tại : vì con, chăm chút làm chiếc lược cho con - Còn khá vụng về trong việc diễn đạt - Bé... người mẹ đối Giọng văn tâm Cổng trường Tuỳ bút Biểu cảm kết với con cái và vai trò to lớn của tình mở ra hợp với tự sự nhà trường đối với cuộc sống của - Khắc họa tâm lí mỗi con người nhân vật Qua bức thư của người bố viết - Lời nói chân Biểu cảm kết cho con, thể hiện tình u thương thành Mẹ tơi Tuỳ bút hợp với tự sự của cha mẹ đối với con cái - Hình nảh cụ thể Cuộc chia Truyện Tự sự kết hợp - Tình... cập, bàn luận, thuyết niệm thể loại, cũng khơng chỉ kiểu văn minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá về những vấn đề, bản (hay nói cách khác, văn bản nhật những hiện tượng gần gũi bức xúc với cuộc sống của con dụng có thể sử dụng mọi thể loại, mọi người và cộng đồng kiểu văn bản) Nó chỉ đề cập tới chức *GV: Nói thêm - Văn bản nhật dụng khơng phải là khái năng, đề tài và tính cập nhật của nội niệm về thể... b¶n nhËt dơng IV.RÚT KINH NGHIỆM : ========================================================================= Tuần lễ : 29 Ngày soạn : 19.03.2011 Tiết : 137 Ngày dạy : 22/23.03.11 TỔNG KẾT VĂN BẢN NHẬT DỤNG I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT - Củng cố và hệ thống lại những kiến thức cơ bản về văn bản nhật dụng - Đặc trưng của văn bản nhật... Phép nhân hố, Biên chứng mang Biểu cảm kết hợp thành một chứng nhân lịch sử cùng lối viết giàu nhân lịch sử nhiều yếu với tự sự, miêu tả khơng chỉ của riêng Hà Nội mà cảm xúc tố hồi kí còn của cả nước -Con người phải sống hồ hợp Sử dụng phép so Bức thư của Nghị luận kết với với thiên nhiên như mạng sống sánh, nhân hố, thủ lĩnh da Viết thư biểu cảm thuyết của chính mình Đây là vấn đề điệp ngữ phong đỏ... bản nhật dụng IV.RÚT KINH NGHIỆM : ========================================================================= Tuần lễ : 29 Ngày soạn : 19.03.2011 Tiết : 136 Ngày dạy : 22/23.03.11 TỔNG KẾT VĂN BẢN NHẬT DỤNG I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT - Củng cố và hệ thống lại những kiến thức cơ bản về văn bản nhật dụng - Đặc trưng của văn bản nhật... mẹ đối với con cái - Hình nảh cụ thể Cuộc chia Truyện Tự sự kết hợp - Tình cảm thân thiết của hai anh -Tình tiết cảm tay của ngắn với miêu tả biểu em và nỗi buồn chua xót khi ở động, lựa cgọn những con cảm trong hồn cảnh gia đình bất hạnh ngơi kể thứ nhất búp bê Huế còn nổi tiếng về những làn điệu dân ca và âm nhạc cung Miêu tả chân thật Ca Huế trên Tự sự kết hợp đình Ca Huế là hình thức sinh và... làm văn số 7 IV.RÚT KINH NGHIỆM : ========================================================================= Tuần lễ : 29 Ngày soạn : 13.03.2011 Tiết : 138-139 Ngày dạy : 23/25.03.11 BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 7 I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT - Biết cách vận dụng kiến thức và kỹ năng khi làm bài nghò luận văn học về một tác phẩm truyện... can  Niềm xúc động thành kính và nỗi đau xót của nhà thơ đã được biểu hiện rất chân thành, sâu sắc Khổ 4 : Tâm trạng lưu luyến khơng muốn rời + Nghĩ ngày mai xa Bác lòng bin rịn, lưu luyến + Muốn làm con chim, bơng hoa  để được gần Bác 1,5 + Muốn làm cây tre “trung hiếu” để làm tròn bổn phận thực hiện lời dạy 5 “Trung với nước, hiếu với dân”  Nhịp dồn dập, điệp từ “Muốn làm” nhắc ba lần mở đầu cho . mà hai cha con được ở bên nhau. 2. Nhưng dù trái ngang, tình cảm gia đình vẫn thiêng liêng và cao đẹp. - Anh Sáu yêu con, hạnh phúc và đau khổ vì con, chăm chút làm chiếc lược cho con. - Bé. mình khao khát nên anh nhờ con trai. Bởi đứa con không hiểu được ước muốn của người cha để rồi lỡ chuyến đò sang ngang duy nhất trong ngày . -Câu chuyện của Nhĩ và cậu con trai sự chiêm nghiệm. nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đưng trong bếp nói vọng ra : – Cơm chín rồi ! Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo : – Con kêu rồi mà người ta không nghe. c)

Ngày đăng: 11/05/2015, 20:00

Mục lục

    HOT NG CA GV & HS

    NI DUNG BI HC

    HOT NG CA GV & HS

    NI DUNG BI HC

    HOT NG CA GV & HS

    NI DUNG BI HC

    I/ Cng c kin thc

    HOT NG CA GV & HS

    NI DUNG BI HC

    HOT NG CA GV & HS

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan