DỰ BÁO DÂN SỐ VÀ CHÍNH SÁCH DÂN SỐ với nhau, do vậy khi lập các kế hoạch và hoạch định các chínhsách phát triển cần nắm vững các mục tiêu, biện pháp, nguyên tắc cơ bản của chính sách dân số hiện hành.5.1. DỰ BÁO DÂN SỐ 5.1.1. Khái niệm, nhiệm vụ, phân loại dự báo dân số a. Khái niệm Dân số và sự phát triển kinh tế xã hội có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Dân số vừa là yếu tố của sản xuất, nhưng đồng thời lại là yếu tố của tiêu dùng, đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển. Để hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội tương lai cũng như lập kếhoạch, chương trình phát triển kinh tế xã hội hàng năm, việc nắm bắt tình hình phát triển dân số, quy mô, cấu trúc của nó là yêu cầu cần thiết và là thực tế khách quan. Dự báo dân số chính là để đáp ứng những yêu cầu nói trên.Dự báo dân số thực chất là những tính toán để xác định hoặc chỉ ramột kiểu tái sản xuất dân số nào đó trong tương lai, trên cơ sở những giả thiết về sự biến đổi của các quá trình dân số đã được chấp nhận.Dự báo dân số là một trong những bộ phận chủ yếu trong hệ thống dựbáo kinh tế xã hội. Dự báo dân số có nhiệm vụ là phát hiện những yếu tố tác động đến quá trình dân số, vạch ra bức tranh toàn cảnh về tình hình tái sảnxuất dân số trong tương lai.
Trang 1tế khách quan Dự báo dân số chính là để đáp ứng những yêu cầu nói trên
Dự báo dân số thực chất là những tính toán để xác định hoặc chỉ ra một kiểu tái sản xuất dân số nào đó trong tương lai, trên cơ sở những giả thiết về sự biến đổi của các quá trình dân số đã được chấp nhận
Dự báo dân số là một trong những bộ phận chủ yếu trong hệ thống dự báo kinh tế xã hội Dự báo dân số có nhiệm vụ là phát hiện những yếu tố tác động đến quá trình dân số, vạch ra bức tranh toàn cảnh về tình hình tái sản xuất dân số trong tương lai
Trang 2b Vai trò và nhiệm vụ của dự báo dân số
Dự báo dân số là một trong những dự báo quan trọng nhất trong hệ thống các dự báo và thường được thực hiện đầu tiên Bởi vì, dự báo dân số cung cấp các thông tin về nhân lực, lao động, làm tiền đề, cơ sở để xây dựng các chương trình, kế hoạch và để thực hiện các dự báo khác Với vai trò và ý nghĩa như vậy, dự báo dân số có một số nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình biến động dân số trong quá khứ và hiện tại, xem xét xu hướng biến đổi dân số trong tương lai, dự báo dân số có nhiệm vụ là phải tính toán và xác định được số lượng (quy mô) dân số sẽ có trong tương lai
- Dự báo dân số phải có nhiệm vụ tính toán, xác định và chỉ ra được những thay đổi trong tương lai về cơ cấu dân số theo tuổi, giới tính, dân tộc, tôn giáo, lao động, nghề nghiệp, nơi cư trú, theo tình trạng hôn nhân, v.v
- Dự báo dân số có nhiệm vụ là tính toán và chỉ ra những thay đổi trong tương lai các hiện tượng dân số có liên quan đến quá trình tái sản xuất dân số như: tỷ suất sinh thô, tỷ suất chết thô, tỷ suất nhập cư, xuất cư, tỷ suất biến động tự nhiên, tỷ suất di dân thuần túy, tỷ suất biến động chung dân số, số con bình quân một phụ nữ, tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi, tuổi thọ trung bình, v.v làm cơ sở để đề xuất các biện pháp của chính sách dân
số và họach định các chiến lược phát triển
- Ngoài những nội dung và nhiệm vụ chủ yếu nêu trên, trong chừng mực nhất định dự báo dân số còn có nhiệm vụ phát hiện và chỉ ra những hậu quả sâu xa của những thay đổi dân số tương lai đối với các quá trình phát triển, từ đó đề xuất những giải pháp hữu hiệu nhằm điều chỉnh sự phát triển dân số cho phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội từng thời kỳ
c Phân loại dự báo dân số
Tuỳ theo mục đích, nội dung và yêu cầu đặt ra để phân chia dự báo dân số theo từng loại cho thích hợp Về cơ bản có một số dạng dự báo dân
số chủ yếu sau đây:
<+> Theo thời gian
Dự báo dân số có thể là: Dự báo ngắn hạn; dự báo trung hạn; dự báo dài hạn
Trang 3+ Dự báo ngắn hạn là những dự báo được xác định trong khoảng thời hạn 5 năm Các dự báo ngắn hạn thường có độ chính xác tương đối cao hơn,
vì trong quãng thời gian không dài, tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan đến các quá trình dân số không nhiều, trong chừng mực nhất định
có thể lường trước và tính toán được Các dự báo dân số ngắn hạn có ý nghĩa rất lớn trong công tác lập kế hoạch và thường được sử dụng làm cơ sở
để xây dựng kế hoạch 5 năm về phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của khu vực, vùng
+ Dự báo trung hạn là những dự báo được xác định cho khoảng thời hạn trên dưới 15 năm (15 - 20 năm) Do độ dài của thời gian dự báo tương đối dài, nhiều thay đổi và những tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến các quá trình dân số khó xác định, vì thế mức độ chính xác của các dự báo trung hạn không cao
+ Dự báo dài hạn là những dự báo được xác định cho khoảng thời hạn
từ 30 năm trở lên Do thời hạn dự báo dân số dài nên những yếu tố ảnh hưởng đến các quá trình dân số khó lường trước và tính toán đầy đủ, chính xác được, vì vậy kết quả dự báo dài hạn thường có độ chính xác thấp, nhất
là các dự báo cụ thể, chi tiết Các dự báo dài hạn thường dựa trên một số giả thiết nào đó (như mức sinh, mức chết ) để định hướng về những thay đổi trên những nét đại thể và sơ bộ về các quá trình biến động dân số như quy
mô dân số, quy mô nguồn lao động, v.v
Các dự báo dài hạn thường được sử dụng rộng rải để đánh giá những hậu quả sâu xa về kinh tế xã hội trong tương lai, đặc biệt là hậu quả về vấn
đề môi sinh, vấn đề lương thực, thực phẩm, v.v
<+> Theo phạm vi không gian
Theo phạm vi không gian, dự báo dân số có thể chia thành các dạng chủ yếu sau đây:
- Dự báo dân số trên phạm vi toàn cầu (thế giới)
- Dự báo dân số theo từng khu vực, từng châu lục
- Dự báo dân số trong phạm vi toàn quốc tính cho một nước
- Dự báo dân số cho từng vùng kinh tế
Trang 4- Dự báo dân số cho các địa phương (tỉnh, huyện, xã ), các thành phố lớn
Phân chia dự báo dân số theo không gian và thời gian thực ra chỉ để xác định rõ hơn, cụ thể hơn mục tiêu của dự báo Trên thực tế, trong dự báo theo thời gian đã bao hàm trong đó dự báo theo không gian và ngược lại Cần chú ý rằng độ chính xác của các dự báo dân số tuỳ thuộc rất nhiều vào độ dài thời gian dự báo cũng như quy mô, phạm vi không gian của các
dự báo
5.1.2 Các phương pháp dự báo dân số
Có nhiều phương pháp dự báo dân số Tuỳ theo mục đích, nội dung, yêu cầu đặt ra về mức độ chính xác của các kết quả dự báo, nguồn số liệu thu thập được để lựa chọn phương pháp dự báo cho thích hợp Các phương pháp dự báo dân số sau đây thường được sử dụng nhiều:
a Phương pháp toán
Thực chất Theo phương pháp này, khi dự báo dân số thường sử dụng
các công cụ toán học để tính toán dân số tương lai
Thực chất của dự báo dân số theo phương pháp toán là dựa vào nguồn
số liệu điều tra, thống kê dân số, xem xét đánh giá tình hình vận động và biến đổi của các quá trình dân số đã xảy ra trong quá khứ và hiện tại, xác định xu thế vận động và biến đổi của nó trong tương lai với giả định diễn biến dân số theo thời gian trong thời kỳ dự báo tương ứng với một đường cong (hàm số) nào đó, lựa chọn các hàm số toán học thích hợp để dự báo dân số trong tương lai
Các bước tiến hành:
+ Thu thập số liệu điều tra dân số Đây là bước đầu tiên và rất quan trọng, vì nó cung cấp những thông tin dân số ban đầu (số liệu đầu vào) cho quá trình thực hiện dự báo
+ Chỉnh lý số liệu điều tra dân số
+ Sắp xếp số liệu điều tra dân số theo một trật tự hay theo một quy luật nào đó Thông thường, có thể sắp xếp số liệu dân số theo trình tự thời gian tăng dần
Trang 5+ Phân tích, đánh giá số liệu dân số để xem xét xu hướng vận động và biến thiên của các quá trình, các sự kiện dân số đã xảy ra trong quá khứ và hiện tại, từ đó làm cơ sở để định dạng hàm số toán học cho phù hợp
+ Lựa chọn hàm số toán học thích hợp để tiến hành dự báo dân số tương lai
+ Lựa chọn phương án dự báo Thông thường có 3 phương án: cao, trung bình và thấp
+ Thực hiện tính toán dự báo Đây là bước công việc rất quan trọng của quá trình dự báo
+ Kiểm tra, đánh giá kết quả dự báo và thực hiện điều chỉnh (nếu thấy cần thiết do có những sai sót nhất định ) và sau đó đưa kết quả dự báo ứng dụng vào thực tiễn
Ưu, nhược điểm
+ Ưu điểm:
Ưu điểm chủ yếu của phương pháp này là đơn giản và dễ tính toán
Nó có thể sử dụng cho tất cả các dạng dự báo từ dài hạn đến trung hạn và ngắn hạn Tuy nhiên, phương pháp này tỏ ra thích hợp với các dạng dự báo trung hạn và dài hạn hơn là các dự báo ngắn hạn
+ Nhược điểm:
Phương pháp toán học thường được sử dụng chủ yếu để tính toán số lượng dân số chung trong tương lai Trong nhiều trường hợp cũng có thể sử dụng để tính toán dân số cho từng bộ phận cụ thể như dân số nam, nữ, dân
số theo từng nhóm, độ tuổi, dân số thành thị, nông thôn, v.v Do sự biến động dân số theo từng bộ phận không tương đồng với sự biến đổi dân số chung nên các hàm số toán học ít được sử dụng cho các dạng dự báo dài hạn, cụ thể, chi tiết Vì sử dụng phương pháp toán cho các dạng dự báo như vậy, kết quả dự báo dễ bị sai lệch nhiều, độ chính xác của các kết quả dự
báo không cao
Các hàm số toán học
Hàm gia tăng tuyến tính
Trang 6*Phương trình dự báo: Pt Po(1rt)
Trong đó: Po và Pt là số lượng dân số đầu và cuối kỳ dự báo
r là tỷ lệ gia tăng dân số trung bình năm kỳ dự báo
t là độ dài thời kỳ dự báo
Để xác định được dân số tương lai theo hàm gia tăng tuyến tính, nhiệm vụ đặt ra là phải xác định được (r) Thông số (r) có thể được xác định bằng phương pháp ngoại suy xu thế Trên cơ sở số liệu dân số thu thập được trong các thời điểm (năm) trước thời kỳ dự báo (trong quá khứ), xác định tỷ
lệ gia tăng dân số trung bình năm xảy ra trước đây, sử dụng phương pháp bình phương bé nhất để ngoại suy (r), sau đó xem xét xu thế biến thiên của (r) sẽ xảy ra trong tương lai để ước lượng giá trị (r) cho phù hơp Sau khi dự tính được (r), thay giá trị (r) này vào hàm số tuyến tính sẽ tính được tổng dân số chung kỳ dự báo
Ngoài ra, (r) cũng có thể được ngoại suy theo công thức đơn giản sau:
*Điều kiện áp dụng: Hàm số này thường được sử dụng trong trường
hợp khi trong thời kỳ nghiên cứu, dân số tăng hoặc giảm với một lượng gần như không đổi
Hàm gia tăng cấp số nhân
*Phương trình dự báo: Pt Po(1r)t
Trong đó: Po và Pt là số lượng dân số đầu và cuối kỳ dự báo
r là tỷ lệ gia tăng dân số trung bình năm kỳ dự báo
t là độ dài thời kỳ dự báo
Để dự báo dân số tương lai theo hàm gia cấp số nhân vấn đề đặt ra là phải xác định được (r) Phương pháp chung như cách tính (r) ở hàm tuyến tính
Ngoài ra, (r) cũng có thể được ngoại suy theo công thức đơn giản sau:
Trang 7Cách 1: t 1
Po
Pt r
r
Cách 3: log1log 1
Po
Pt t anti r
*Điều kiện áp dụng: Hàm số này thường được sử dụng trong trường
hợp khi trong thời kỳ nghiên cứu, dân số tăng hoặc giảm với một tỷ lệ gần như không đổi
Hàm gia tăng số mũ (lũy thừa)
*Phương trình dự báo: Pt Po*e rt
r được xác định bằng phương pháp ngoại suy xu thế và cách tính toán giống như các hàm số trên Ngoài ra, (r) cũng có thể được ngoại suy theo công thức đơn giản sau:
Po
Pt t
r 1ln
* Điều kiện áp dụng: Hàm số này thường được sử dụng trong trường
hợp khi trong thời kỳ nghiên cứu, dân số tăng hoặc giảm với một tỷ lệ gần như không đổi Chính với những yêu cầu và điều kiện như vậy, nên hàm số này thường được sử dụng để dự báo thời gian dân số tăng lên gấp (n) lần, đặc biệt nó thường được sử dụng rất phổ biến để tính thời gian dân số tăng lên gấp đôi (với n=2)
b Phương pháp thành phần (chuyển tuổi)
Thực chất
Thực chất của phương pháp thành phần (hay còn gọi là phương pháp chuyển tuổi) để dự báo dân số là dựa vào số liệu điều tra, thống kê dân số theo tuổi và giới tính, thực hiện chuyển tuổi những người sống (hay có mặt) đầu kỳ dự báo và còn tiếp tục sống được đến cuối kỳ dự báo; tính số trẻ em mới sinh ra và còn sống đến cuối kỳ dự báo; xác định số người di dân thuần túy xảy ra trong kỳ dự báo và sau đó tổng hợp các kết quả lại để xác định tổng dân số chung của kỳ dự báo
Trang 8Cơ sở của việc thực hiện dự báo theo phương pháp này chính là dựa vào phương trình cân bằng dân số: Pt = Po +B -D +I -O Việc dự báo dân số được tiến hành theo từng thành phần cụ thể như: B; D; I; O (NM) và tính riêng cho từng độ tuổi, nhóm tuổi và cho từng giới tính
Ưu, nhược điểm
Phương pháp này cho ta kết quả dự báo với độ chính xác tương đối cao, nhất là đối với các dạng dự báo ngắn hạn, cụ thể, chi tiết Do vậy, phương pháp này thường được sử dụng khá phổ biến cho các dạng dự báo nói trên
Tuy nhiên, do yêu cầu về nguồn số liệu đầu vào khá khắt khe và tính toán tương đối phức tạp nên phương pháp này hầu như ít được sử dụng cho các dạng dự báo trung hạn và dài hạn
Các bước tiến hành dự báo dân số
Bước1: Thu thập và chỉnh lý số liệu điều tra dân số
Bước 2: Xác định năm gốc và chuyển đổi dân số từ năm điều tra sang
năm gốc theo tuổi
- Phương pháp chung là dựa vào các hàm số toán học để tiến hành tính chuyển Có 3 hàm số toán học được giới thiệu ở trên Thông thường hàm gia tăng theo cấp số nhân được sử dụng phổ biến nhất khi tiến hành tính chuyển
t dt x
g x t dt
g
r Po
- Trong trường hợp khi biết tổng dân số chung năm gốc (P g), để chuyển dân số theo tuổi từ năm điều tra sang năm gốc có thể thực hiện thông qua việc sử dụng một hệ số điều chỉnh (k) nào đó Hệ số (k) có thể được xác định như sau:
k P
x g
Trang 9Bước 3: Dự báo tự nhiên số người có mặt vào đầu kỳ dự báo và còn
sống được đến cuối kỳ dự báo theo từng nhóm tuổi (chuyển tuổi) Công thức chung để tiến hành dự báo như sau:
x
t x n t n x x
g x
DBTN n
S là xác suất sống qua tuổi x và đạt tuổi x+n vào cuối kỳ dự báo
Riêng dân số nhóm tuổi mở (tuổi x+) vào cuối kỳ dự báo có thể được tính theo công thức sau:
)
*()
S là xác suất tiếp tục sống đến cuối kỳ dự báo của những người tuổi x
Bước 4: Dự báo tự nhiên số trẻ em mới sinh ra và còn sống được đến
cuối kỳ dự báo (Bs) Đây cũng chính là dân số tuổi o-n năm dự báo
Khi thực hiện phép chuyển tuổi dân số từ thời điểm hiện tại (t) sang thời kỳ dự báo (t+n) ta thấy trong dân số vắng mặt nhóm tuổi ban đầu (0- n tuổi) Số người ở nhóm tuổi này thực chất là số sống sót từ số trẻ em mới sinh trong thời kỳ dự báo (t) đến (t +n) Vì vậy, để dự báo dân số tương lai đầy đủ các thành phần, một trong những nhiệm vụ quan trọng là phải xác định được số trẻ em mới sinh và số sống được đến cuối thời kỳ dự báo
Số trẻ mới được sinh ra trong thời kỳ dự báo có thể tính như sau:
Trang 100 49
P : Dân số tuổi 0-n vào thời điểm cuối kỳ dự báo
t: Độ dài thời kỳ dự báo (năm) (t) luôn luôn bằng (n) (t=n), trong đó (n) là độ dài khoảng tuổi khảo sát
- Kb là hệ số tăng (giảm) mức sinh tính từ năm gốc đến năm dự báo Khả năng tăng, giảm mức sinh năm dự báo so với năm gốc có thể được xác định như sau:
g
DB b
Trang 11kiến mức sinh (TFR) đạt được trong kỳ dự báo và xác định khả năng tăng, giảm mức sinh trong kỳ dự báo Từ đó ước tính các tỷ suất sinh đặc trưng theo nhóm tuổi phụ nữ (15 - 49) trong kỳ dự báo
Ví dụ: Năm 1979 bình quân 1 phụ nữ sinh được 4,8 con
Năm 1989 bình quân 1 phụ nữ sinh được 4 con
Năm 1999 bình quân 1 phụ nữ sinh được 2,3 con
Năm 2004 bình quân 1 phụ nữ sinh được 2,15 con
Năm 2009 bình quân 1 phụ nữ sinh được 2,05 con
9535,015,2
05,
Tống dân số theo dự báo tự nhiên sẽ là:
DBTN n n
x
DBTN x x
DBTN x
DB
NM * *
)(
2
x
g x
DB
x
NMR : có thể được xác định theo phương pháp ngoại suy xu thế
Tổng số người di dân thuần túy trong suốt thời kỳ dự báo là:
Trang 12Bước 6: Tổng hợp kết quả dự báo để xác định tổng dân số chung kỳ
dự báo
DB x
DBTN x
DBC
DB DBTN
x
DBC x
tế xã hội trong từng thời kỳ, từng giai đoạn nhất định của đất nước
Hiểu theo quan điểm hệ thống, chính sách dân số là một bộ phận của chính sách kinh tế xã hội Vì vậy, các chính sách dân số và các chính sách phát triển có mối quan hệ mật thiết với nhau
5.2.2 Những mục tiêu và biện pháp của chính sách dân số
a Những mục tiêu chủ yếu của chính sách dân số
Các mục tiêu của chính sách dân số thường là:
- Bảo đảm quy mô, cơ cấu và tỷ lệ phát triển dân số đạt mức tối ưu, ổn định lâu dài và vững chắc, trên cơ sở điều chỉnh sự tăng, giảm mức sinh một cách hợp lý, khống chế tốt mức độ tử vong, không ngừng nâng cao tuổi thọ trung bình của dân cư
- Thực hiện phân bố dân cư và lao động một cách hợp lý giữa các vùng, các khu vực, tạo điều kiện khai thác triệt để và có hiệu quả cao các nguồn tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, môi trường và nguồn nhân lực cho phát triển
Trang 13- Không ngừng nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển toàn diện con người, góp phần vào quá trình phát triển bền vững của đất nước
Đây là những mục tiêu cơ bản và chung nhất của chính sách dân số Trên cơ sở những mục tiêu tổng quát đó, từng thời kỳ, từng vùng, từng khu vực, từng địa phương cần cụ thể hóa các mục tiêu đó cho phù hợp với đặc điểm, điều kiện và tình hình thực tế cũng như yêu cầu, nhiệm vụ phát triển KTXH của đất nước và từng địa phương Nói cách khác, khi xác định mục tiêu của chính sách dân số, ngoài các mục tiêu chung cho cả nước còn phải được xác định mục tiêu cụ thể cho từng khu vực, vùng, miền, cho các địa phương và cho những mốc thời gian nhất định
Ngoài những mục tiêu chung và chủ yếu được đề xướng trong các chính sách dân số, trong quá trình thực hiện cần xây dựng và bổ sung thêm một số mục tiêu phụ, nhằm góp phần để thực hiện nhanh và có hiệu quả cao các mục tiêu chính Các mục tiêu phụ có thể được thể hiện dưới dạng các chỉ tiêu như sau:
+ Tăng, giảm tỷ suất sinh hợp lý hoặc duy trì sự ổn định lâu dài và vững chắc mức sinh ở mức tối ưu
+ Khống chế tích cực để bảo đảm mức chết không ngừng giảm xuống
và duy trì để mức chết thấp ổn định lâu dài
+ Quy định khoảng cách giữa hai lần sinh kế tiếp nhau một cách hợp
lý, khoảng thời gian tối ưu giữa lần sinh con đầu lòng và lần sinh con cuối cùng
+ Số lần sinh đẻ, số con bình quân đối với một cặp vợ chồng tính trên phạm vi toàn quốc và cho từng khu vực, vùng, miền, từng địa phương và cho từng giai đoạn, từng thời kỳ phát triển khác nhau
+ Không ngừng nâng cao chất lựơng dân số về mặt thể lực, trí lực và tinh thần, phấn đấu để chỉ số HDI từng bước được cả thiện
+ Cải thiện điều kiện dinh dưỡng, điều kiện y tế và chăm sóc sức khỏe cho người dân, bảo đảm mức chết, đặc biệt mức chết trẻ em giảm xuống, kỳ
Trang 14vọng sống trung bình của người dân tăng lên
+ Điều chỉnh sự phát triển dân số và thực hiện điều chuyển dân cư, lao động hợp lý, bảo đảm mật độ dân số tối ưu giữa các vùng, miền
Các mục tiêu của chính sách dân số quyết định hướng, nội dung và mức độ của các biện pháp chính sách dân số Vì thế, xác định có cơ sở khoa học các mục tiêu của chính sách dân số có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc quyết định sự thành công của nó Để xác định có căn cứ khoa học và thực tiễn các mục tiêu của chính sách dân số, cần dựa trên những cơ sở chủ yếu sâu đây:
- Những mục tiêu chiến lược của Đảng và Nhà nước về phát triển KTXH trước mắt và lâu dài được cụ thể hóa trong các kế hoạch 5 năm và trong chiến lược phát triển KTXH của đất nước
- Tình hình và đặc điểm phát triển dân số của đất nước nói chung, từng vùng, khu vực và từng địa phương nói riêng
- Đặc điểm và điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cũng như tình hình phân bố lực lượng sản xuất của từng vùng, khu vực, địa phương và trong cả nước
- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan và chủ quan đến các quá trình dân số và khả năng tác động của hệ thống các biện pháp của chính sách dân số
- Phong tục tập quán, tâm lý, văn hóa truyền thống, quan điểm, nhận thức và các hành vi nhân khẩu khác của người dân
- Hệ thống mạng lưới y tế, chăm sóc bảo vệ sức khỏe người dân, bảo hiểm xã hội và các dạng dịch vụ khác
- Tính quy luật của sự phát triển dân số và các kết quả dự báo dân số tương lai
- Kinh nghiệm thực tế của các nước, nhất là các nước có đặc điểm phát triển dân số và KTXH tương tự
b Những biện pháp chủ yếu của chính sách dân số
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của chính sách dân số là phải
Trang 15lựa chọn và quyết định đúng đắn các biện pháp của chính sách dân số Hiệu quả của chính sách dân số tùy thuộc rất nhiều vào tính đúng đắn của các biện pháp đề ra trong chính sách dân số Bởi vì các biện pháp của chính sách dân số và mức độ tác động của chúng trong chừng mực nhất định là cơ
sở cho việc định rõ mục tiêu của chính sách dân số Đến lượt nó, các biện pháp của chính sách dân số lại trở thành điều kiện, phương tiện để thực hiện các mục tiêu của chính sách dân số Giữa mục tiêu và biện pháp của chính sách dân số liên quan mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau
Các biện pháp của chính sách dân số là tổng thể những quy định, chế
độ, phương tiện, điều kiện về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, tư tưởng, tổ chức, pháp luật nhằm hướng vào việc thực hiện tốt các mục tiêu đã được đề ra trong chính sách dân số
Căn cứ vào sự định hướng của các mục tiêu của chính sách dân số, những biện pháp của nó có thể tác động theo hướng kích thích làm tăng hoặc khống chế, kìm hãm quá trình phát triển dân số Các biện pháp của chính sách dân số tác động lên các quá trình dân số thông qua việc tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào các yếu tố ảnh hưởng đến các quá trình dân số
Hệ thống các biện pháp của chính sách dân số bao gồm các nhóm chủ yếu sau:
Những biện pháp KTXH
Những biện pháp KTXH của chính sách dân số là tập hợp các quy định, chế độ về mặt KTXH hoạt động như là những kích thích hoặc kìm hãm nhằm phục vụ cho những mục tiêu của chính sách dân số
Về mặt kinh tế, trước hết phảỉ đề cập đến những quy định, chế độ liên quan đến vấn đề thu nhập, những ưu đãi về quyền lợi kinh tế gắn liền với việc thực hiện các mục tiêu của chính sách dân số Có thể nêu lên một loạt các vấn đề liên quan đến chính sách dân số như: chế độ trợ cấp nuôi con; phụ cấp sinh đẻ; thời gian nghỉ dưỡng sinh; những ưu đãi về giá đối với các
loại hàng hóa tiêu dùng và các dạng dịch vụ, v.v
Trong điều kiện cần hạn chế sự gia tăng dân số, các biện pháp kinh tế
xã hội cần ưu tiên tập trung hướng vào việc tác động làm giảm mức sinh,
Trang 16giảm số người nhập cư Ví dụ như các chính sách, chế độ, quy định về trợ cấp sinh đẻ, nuôi con và nhiều chế độ đãi ngộ khác có liên quan cần ưu đãi tập trung cho những đứa con thứ nhất và lần sinh thứ nhất, trợ cấp với mức thấp hơn cho đứa con thứ 2 và lần sinh thứ 2, bỏ các chế độ trợ, phụ cấp và các dạng dịch vụ xã hội khác đối với những đứa con và các lần sinh tiếp sau;
Ưu tiên cho những gia đình 1-2 con được vay vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi để đầu tư vào sản xuất, phát triển kinh tế gia đình; cấp đất canh tác và đất thổ cư ưu tiên cho những gia đình có từ 1-2 con; Đối với những người nhập cư bất hợp pháp, các chế độ trợ cấp và phụ cấp không được hưởng hoặc hưởng với mức rất thấp
Ngược lại, đối với các quốc gia, các khu vực, địa phương đang thực hiện chính sách dân số theo định hướng thúc đẩy gia tăng dân số nhanh, tất nhiên những quy định và chế độ về quyền lợi kinh tế và những ưu tiên đó lại hướng chủ yếu vào các lần sinh thứ 3, thứ 4
Cùng với những biện pháp kinh tế là những biện pháp về xã hội Thực
ra, những vấn đề về kinh tế và xã hội luôn đi liền với nhau, thâm nhập vào nhau Trong các biện pháp kinh tế thường bao hàm trong nó nội dung xã hội
và ngược lại, những vấn đề xã hội luôn luôn đan cài trong đó cả nội dung về kinh tế Về mặt xã hội, để phục vụ cho các mục tiêu của chính sách dân số, các biện pháp mang tính xã hội thường tập trung hướng vào việc đưa ra những quy định, chế độ ưu đãi, ưu tiên hoặc hạn chế, cấm đoán có liên quan đến các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe, nhà ở Ví dụ:
để hạn chế mức sinh, có thể quy định ưu tiên miễn giảm chế độ viện phí, chăm sóc y tế, khám thai miễn phí cho những phụ nữ sinh con lần đầu và lần 2; tạo điều kiện và cơ hội để tiếp cận giáo dục thuận lợi, thực hiện miễn giảm học phí cho con cái các gia đình đăng ký thực hiện đúng mục tiêu dân
số mà địa phương và nhà nước quy định khi con cái họ tiếp tục học lên những bậc học cao hơn; thực hiện phân phối nhà ưu tiên cho những cặp vợ chồng trẻ chỉ sinh 1 hoặc 2 con
Cùng với sự phát triển của đất nước, thu nhập quốc dân không ngừng được tăng lên, thông qua các biện pháp kinh tế - xã hội, chính phủ có đủ khả năng và điều kiện tác động để thực hiện và đạt được các mục tiêu của chính
Trang 17sách dân số trên phạm vi toàn xã hội Tuy nhiên, khi xác định và thực hiện những biện pháp KTXH của chính sách dân số cần phải quan tâm và chú ý đến đặc điểm dân cư theo các vùng, miền và các đối tượng khác nhau Khu vực nông thôn ở các nước nghèo luôn có số lượng dân số chiếm phần đông
so với cả nước, cần phải nghiên cứu và đề ra những biện pháp KTXH riêng cho phù hợp với đặc điểm về thu nhập và điều kiện xã hội của họ Đây là những vấn đề hết sức nhạy cảm và khá phức tạp, nhưng rất cần thiết, bởi vì
bộ phận dân cư này chiếm đại đa số trong tổng dân số cả nước và lại là nơi luôn duy trì truyền thống sinh đẻ nhiều con Mặt khác, để các biện pháp KTXH phát huy hiệu quả, đáp ứng yêu cầu mục tiêu của chính sách dân số, cần rà soát lại những quy định trong các chính sách, chế độ về kinh tế xã hội không còn thích hợp hoặc cản trở việc thực hiện mục tiêu chính sách dân số
để bổ sung điều chỉnh cho phù hợp Cần loại bỏ hoàn toàn những quy định, chế độ có tác dụng ngược chiều với các mục tiêu trên Thực hiện lồng ghép các mục tiêu của chính sách dân số vào các chương trình phát triển kinh tế
xã hội
Ví dụ: Một số quy định ở nước ta về cấp đất canh tác theo số nhân khẩu ở nhiều địa phương đã cản trở cho việc thực hiện giảm sinh, đặc biệt ở vùng nông thôn trước đây Một số chính sách, chế độ bao cấp cho nạo hút thai (bao cấp tiền thuốc cho phụ nữ khi thực hiện nạo hút thai, bồi dưỡng vật chất cho những phụ nữ nạo hút thai do sử dụng các biện pháp tránh thai bị thất bại, phụ cấp cho các nhân viên y tế khi tiến hành các ca nạo hút thai ),
để tạo cho một số nhân viên y tế cửa quyền và sẽ nảy sinh tiêu cực Hơn nữa, thay vì phải sử dụng các phương tiện tránh thai, nhưng do việc tiếp cận dịch vụ nạo hút thai quá dễ dàng và thuận lợi, chi phí cho việc nạo phá thai quá rẻ, nên nhiều đối tượng khách hàng, nhất là các khách hàng thuộc khu vực thành thị thường lạm dụng nó Điều này sẽ ảnh hưởng đáng kể tới sức khoẻ nói chung, sức khỏe sinh sản nói riêng của cộng đồng dân cư cả hiện tại lẫn tương lai
Những biện pháp thông tin, giáo dục, tuyên truyền
Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục, vận động giữ vai trò chủ đạo trong việc thực hiện thành công mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ đề ra
Trang 18trong chính sách dân số Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, vận động, giáo dục sẽ có những tác động tích cực và đóng góp quan trọng trong việc nâng cao trình độ dân trí, trình độ nhận thức, hiểu biết và làm thay đổi quan niệm của người dân, tạo được lòng tin trong đông đảo quần chúng nhân dân, tạo ra dư luận xã hội rộng rãi, sự đồng tình ủng hộ trong quần chúng nhân dân
để mọi người tự nguyện thực hiện mục tiêu, yêu cầu của chính sách dân số Tuyên truyền, vận động, giáo dục tốt sẽ làm thay đổi nhận thức, nâng cao ý thức của người dân và nhiều hành vi dân số mới sẽ được hình thành từ ông bà cha mẹ, đến các cặp vợ chồng trẻ, từ thành thị đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc và các nhóm tôn giáo sẽ có được những bước chuyển biến đáng kể để thực hiện thành công mục tiêu ổn định quy mô gia đình và quy mô dân số, góp phần quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao mức sống dân cư
Trong việc thực hiện mục tiêu của chính sách dân số, tuyên truyền, vận động, giáo dục tư tưởng cần hướng vào một số nội dung và trên những phương diện chủ yếu sau đây:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức, thay đổi quan niệm, chuyển đổi hành vi dân số của người dân nói chung Cần xây dựng chiến lược tuyên truyền, vận động giáo dục hợp lý, phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng địa phương, từng cấp quản lý, từng nhóm đối tượng Đây là một trong những nội dung cơ bản nhằm đảm bảo tính ổn định và bền vững của mục tiêu và chương trình dân số Đặc biệt phải quan tâm nhiều hơn đến những địa bàn mà điều kiện sống còn gặp nhiều khó khăn ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo khó mà ở đó mức sinh, mức chết vẫn còn duy trì ở mức độ cao, chất lượng dân số thấp Vì khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa là những địa bàn dân cư có điều kiện KTXH chưa được phát triển, hạ tầng cơ sở còn nghèo nàn, mức sống dân cư thấp, mặt bằng dân trí chưa cao, chất lượng dân số và trình độ sức khoẻ sinh sản còn nhiều hạn chế, nhiều phong tục tập quán lỗi thời, lạc hậu đang ăn sâu, bám rễ trong nhận thức, quan niệm của người dân
Trang 19- Tuyên truyền, vận động, giáo dục phải được triển khai sâu rộng, các thông điệp liên quan đến việc thực hiện mục tiêu chính sách cần cụ thể, rõ ràng, phù hợp với từng nhóm đối tượng dân cư Cần tạo ra môi trường xã hội thuận lợi để các cộng đồng dân cư dễ dàng tiếp cận và tiếp nhận đầy đủ thông tin nhằm thực hiện tốt yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong chính sách dân số
- Tăng cường hoạt động của các kênh truyền thông cả gián tiếp lẫn trực tiếp Tăng thời lượng phát sóng trên các phương tiện thông tin đại chúng Xây dựng, mở rộng và phát triển các mô hình, các mạng lưới truyền thông trực tiếp cấp cơ sở Khuyến khích phát triển kênh truyền thông dân gian như hoạt động văn nghệ ở các cơ sở, xã, phường
- Tăng cường và đẩy mạnh công tác tư vấn, đối thoại Đa dạng hoá các loại hình tư vấn, coi trọng tư vấn tại các cơ sở y tế và tư vấn từ các công tác viên dân số đối với các cá nhân, gia đình và các nhóm đối tượng riêng Chú trọng và quan tâm nhiều hơn đến loại hình tuyên truyền này, vì nó phù hợp
và mang lại hiệu quả cao đối với các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo khó, nơi mà các phương tiện truyền thông đại chúng khó thâm nhập và hiệu quả tuyên truyền, giáo dục thấp Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao hơn trong công tác tư vấn, thường xuyên quan tâm đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năng tuyên truyền và tư vấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác trong lĩnh vực này
- Đầu tư thoả đáng về nhân, tài, vật, lực để đảm bảo đủ nguồn lực, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chương trình, nhất là đối với các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo khó phải dành cho họ những
sự ưu tiên thoả đáng
- Đưa giáo dục DS-SKSS-KHHGĐ, giáo dục giới tính, giáo dục gia đình, v.v vào chương trình giảng dạy trong và ngoài nhà trường Tiến hành xây dựng các chương trình, kế hoạch giáo dục, đào tạo bồi dưỡng kiến thức DS-KHHGĐ-SKSS, nhằm nâng cao kiến thức, hiểu biết, làm nền tảng
cơ sở cho việc chuyển đổi hành vi, hình thành ý thức đối với thanh niên, các bậc cha mẹ và các thế hệ tương lai để họ có thể chấp nhận quy mô gia đình
lý tưởng, coi đó như là một chuẩn mực xã hội
Trang 20Những biện pháp hành chính - pháp lý
Tính pháp lý-hành chính của chính sách dân số được thể hiện trước hết ở chỗ nó được thi hành và bảo vệ bằng pháp luật của Nhà nước Những quy định, chế độ về mặt giá trị định lượng và về trách nhiệm trong chính sách dân số phải được tổ chức, thực hiện với tư cách như là những văn bản pháp quy của Nhà nước Do vậy, hiệu lực, hiệu quả của các giải pháp hành chính- pháp lý rất cao
Có thể nêu ra một số các biện pháp hành chính - pháp lý của chính sách dân số như sau:
- Ban hành và thực hiện thống nhất một chính sách dân số trong cả nước với tư cách là một văn bản pháp quy của Nhà nước
- Đưa ra những quy định pháp luật cụ thể trong những biện pháp của chính sách dân số, đặc biệt những quy định có tính trách nhiệm và định lượng Ví dụ: Luật hôn nhân gia đình quy định tuổi kết hôn cho nam và nữ; chế độ một vợ một chồng; pháp lệnh dân số Việt Nam quy định cấm siêu âm phát hiện, thông báo giới tính thai nhi; chính sách khám, chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi; quy định về kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân, về sàng lọc trẻ sơ sinh để phát hiện trẻ khuyết tật nhằm can thiệp sớm sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng dân số; nhiều quy định về quyền hạn, trách nhiệm của cán bộ y tế và các tổ chức y tế khi thực hiện các biện pháp của chính sách dân số và y tế; trách nhiệm của các cấp lãnh đạo các địa phương, các cơ quan ban ngành, các tổ chức sản xuất kinh doanh về việc thực hiện những mục tiêu và biện pháp của chính sách dân số, quyền và nghĩa vụ của công dân khi thực hiện các mục tiêu và giải pháp của chính sách dân số
- Những văn bản quy định và hướng dẫn thực hiện liên quan đến các biện pháp hành chính- pháp lý phải thích hợp cho từng đối tượng, thậm chí cho cả các tổ chức Đảng và đoàn thể
Điều cần nhấn mạnh khi quyết định và thực hiện các mục tiêu và những biện pháp chính sách dân số là: phải lấy truyền thống giáo dục là chính, tránh những cưỡng bức thô bạo, đồng thời phải nghiêm chỉnh chấp
Trang 21hành những quy định pháp luật của nhà nước trong chính sách dân số
Những biện pháp chuyên môn - kỹ thuật
Y tế đóng một vai trò rất quan trọng đối với sự điều tiết quá trình tăng trưởng dân số Một mặt, với sự phát triển của hệ thống y tế và những thành
tựu đạt được trong lĩnh vực khoa học y học, mạng lưới y tế không ngừng
được mở rộng đã góp phần đáng kể vào việc hạ thấp mức chết và kéo dài tuổi thọ của người dân Mặt khác, bằng những biện pháp y tế có thể can thiệp, tác động điều chỉnh (làm tăng, giảm) mức sinh, khống chế tốc độ gia tăng dân số
Sự can thiệp của y tế đến việc giảm của mức sinh có thể tác động theo một số hướng chủ yếu sau:
- Tránh thụ thai:
Biện pháp tránh thai, là một trong những phương tiện kỹ thuật được sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực quản lý mức sinh, thực hiện quy mô gia đình lý tưởng Hiện nay, BPTT được sử dụng tương đối phổ biến trong hầu hết các nước, trong đó có các nước đang phát triển và Việt Nam, coi đó như
là một trong những phương cách hữu hiệu để thực hiện giảm sinh
Tránh thụ thai bằng việc sử dụng các phương tiện tránh thai là hướng tác động chủ yếu từ phía y học đến việc hạ thấp tỷ suất sinh Đây là hướng tác động ít có hại nhất đối với sức khỏe người mẹ và thường có điều kiện để
áp dụng rộng rãi cho nhiều bộ phận, nhiều đối tượng dân cư Vì vậy, các
BPTT trở nên rất quan trọng và nó đóng vai trò như là yếu tố quyết định hàng đầu trong việc thực hiện điều chỉnh mức sinh
Ngày nay, ngành y tế đã và đang sử dụng nhiều phương tiện tránh thai khác nhau (thuốc uống, vòng tránh thai ) và hiệu quả đạt được cũng rất khả quan, đã góp phần đáng kể cho việc điều chỉnh và kiểm soát mức sinh Nếu được giải quyết tốt về cả hai phương diện kỹ thuật- y tế và vấn đề đầu tư - tài chính, thì đây chính là phương cách hữu hiệu nhất và sẽ được sử dụng rộng rãi, phổ biến và phù hợp với nhiều đối tượng dân cư
- Nạo phá thai và triệt sản
Mặc dù, nạo hút thai không được coi là biện pháp tránh thai trong
Trang 22chương trỡnh KHHGĐ, nhưng trong nhiều trường hợp, nú cũng trở thành một trong những phương cỏch mà đụi khi nhiều phụ nữ cũng cần đến sự can thiệp của biện phỏp kỹ thuật này để thực hiện mục tiờu trỏnh sinh ngoài ý muốn Để đạt được cỏc mục tiờu đề ra trong chớnh sỏch dõn số, phỏ thai trở thành giải phỏp tỡnh thế nhưng rất cần thiết nhằm khắc phục hậu quả của những nguy cơ như vậy
Đỡnh sản và triệt sản cũng là một trong những giải phỏp mang tớnh
kỹ thuật - chuyờn mụn thường được sử dụng trong việc quản lý mức sinh,
nú thuận tiện và thớch hợp với cả phụ nữ và nam giới Thực hiện đa dạng hoỏ cỏc BPTT, trong đú mở rộng hỡnh thức đỡnh sản và triệt sản tạo điều kiện để thu hỳt nam giới cựng tham gia chia sẻ với phụ nữ trong lĩnh vực
DS - KHHGĐ, nhất là khi dịch vụ đỡnh sản nam dễ dàng, phổ biến và phỏt triển hơn
CÂU HỎI ễN TẬP
Câu 1: Khỏi niệm, vai trò của dự báo dân số?
Câu 2: Các phương pháp dự báo dân số, ưu nhược điểm và trường hợp
Câu 6: Chính sách dân số Việt Nam qua các giai đoạn phát triển khác
nhau, nội dung cơ bản và cơ sở thực tiễn của những nội dung này, kết quả
đạt được và những tồn tại?
Trang 23TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Giáo trình dân số và phát triển, Tống Văn Đường và Nguyễn Nam Phương, Nxb đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2007
2 Các báo cáo phát triển hàng năm của Liên hiệp Quốc
3 Kinh tế học của các nước thế giới thứ ba, Todardo NXB giáo dục,
Hà nội 1998
4 Cơ sở của nhân khẩu học, Nxb tư tưởng Matxcơva 1989
5 Nhập môn nghiên cứu dân số, Nxb Thống kê 1991
6 Giáo trình dân số học, Chủ biên GS Phùng Thế Trường 1995
7 Giáo trình dân số và phát triển, Chủ biên PGS.TS Nguyễn Đình Cử
Trang 24Chương 6
DÂN SỐ VÀ CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ
Mục đích
- Phõn tớch mối quan hệ giữa dõn số, lao động và việc làm
- Phân tích mối quan hệ giữa dân số và tăng trưởng, phát triển kinh tế
- Phân tích ảnh hưởng của dân số đến tích luỹ và tiêu dùng
- Phân tích vai trò của hệ thống các chính sách dân số và phát triển kinh tế
6.1 DÂN SỐ VÀ NGUỒN LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM
6.1.1 Một số khỏi niệm cơ bản
Dân số trong độ tuổi lao động: dân số trong độ tuổi lao động là tất cả
những người đang trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật từng nước ở nước ta, độ tuổi lao động quy định theo bộ luật lao động Việt Nam
là từ đủ 15 tuổi đến đủ 55 tuổi đối với nữ và từ đủ 15 tuổi đến đủ 60 tuổi đối với nam
Dân số ngoài độ tuổi lao động: là những người có tuổi nằm ngoài
(trên hoặc dưới) độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật
Nguồn lao động: về nguyên tắc: nguồn lao động là bộ phận dân số
trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động Theo định nghĩa này thì những người trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật (ngoại trừ những người tàn tật, mất sức) đều thuộc nguồn lao động
Lực lượng lao động: về nguyên tắc, lực lượng lao động là một bộ phận
của dân số trong độ tuổi lao động đang làm việc hoặc không có việc làm (thất nghiệp) nhưng có nhu cầu làm việc và đang tìm kiếm việc làm Tuy nhiên, trong thực tế lực lượng lao động còn được tính cho cả những người trên và dưới tuổi lao động hiện đang tham gia hoạt động lao động
Dân số hoạt động kinh tế: Là tất cả những người (kể cả trong và
Trang 25ngoài độ tuổi lao động) đang tham gia hoặc đang tích cực tham gia vào một ngành hay lĩnh vực hoạt động nào đó trong nền kinh tế quốc dân trong một khoảng thời gian nhất định
Như vậy dân số hoạt động kinh tế bao gồm hai bộ phận:
Những người đang có việc làm (đang làm việc)
Những người không có việc làm (thất nghiệp), nhưng có nhu cầu làm việc và đang tích cực đi tìm việc làm trong khoảng thời gian xác định của cuộc tổng điều tra dân số
Về nguyên tắc các khái niệm “lực lượng lao động”, “dân số đang làm việc” và “dân số hoạt động kinh tế” là có sự khác nhau, tuy nhiên, 3 khái niệm này khi tính toán và sử dụng trong thực tế chúng có thể được hiểu như nhau
Dân số không hoạt động kinh tế: Bao gồm những người không hoạt
động kinh tế vì những lý do sau:
- Tàn tật, mất sức lao động (không có khả năng lao động)
- Học sinh, sinh viên đang đi học ở các trường cả trường công lẫn trường tư
- Những người làm việc nhà: là những người đang tham gia vào các hoạt động chỉ trong pham vi hộ gia đình như làm công việc nội trợ, trông nom nhà cửa, con cái và người già )
- Những người được hưởng lợi tức hoặc một khoản thu nhập nào đó mà không phải làm việc: những người nhận được thu nhập nhờ đầu tư cho thuê nhà, tài sản, tiền nhuận bút bản quyền tác giả, quyền phát minh sáng chế, lương hưu, lợi tức cho vay
- Những người khác
Những người được nhận một khoản trợ cấp, trợ giúp nào đó có tính chất tư nhân (không thuộc vào các dạng kể trên)
Việc làm: Mọi hoạt động tạo ra thu nhập không bị luật pháp ngăn cấm
gọi là việc làm (theo quy định của luật lao động Việt Nam)
Thất nghiệp và thiếu việc làm:
+ Thất nghiệp: là trạng thái không có việc làm Theo tổ chức lao động
quốc tế (ILO) thì “ người thất nghiệp là những người không có việc làm
Trang 26nhưng đang tích cực tìm việc làm hoặc đang chờ được trở lại làm việc" Như vậy, theo tổ chức ILO thì những người thất nghiệp là những người trong 1 khoảng thời gian nhất định, hội tụ đủ 3 tiêu thức sau đây:
- Có khả năng lao động
- Không có việc làm
- Đang tích cực tìm việc làm
+ Thiếu việc làm: Nếu coi số giờ làm việc trung bình mỗi năm theo
quy định của từng nước là thước đo (căn cứ) để xác định mức độ có việc, thì thiếu việc làm là tình trạng người lao động có việc làm, nhưng việc làm đó không đảm bảo đủ số giờ quy định
Từ những khái niệm trên có thể khái quát thành lược đồ phân tích mối quan hệ giữa dân số và lao động như sau:
Hỡnh 6.1: Sơ đồ mối quan hệ giữa Dõn số và lao động
Dân số trên tuổi LĐ (P60+)
P15-59 không có khả năng LĐ
P 60+ có tham gia LĐ
P 60+ không tham gia LĐ
Làm việc
trong nền
KTQD
Thất nghiệp và
đang tìm việc
Làm việc nhà
Học sinh, sinh viên
Khác P15-59
không có khả năng LĐ
LLLĐ ( Dân số hoạt động
kinh tế)
LLLĐ dự trữ (Dân số trong tuổi LĐ không hoạt động KT )
Trang 276.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá mối quan hệ dân số - lao động - việc làm
a Tỷ lệ dân số trong tuổi lao động
Được xác định bằng cách lấy tổng dân số trong độ tuổi lao động chia cho toàn bộ dân số nói chung và thường biểu thị bằng %
LR15 - 59 = (P15-59 / P) *100
Trong đó: LR15 - 59 là tỷ lệ dân số trong tuổi lao động
P15 - 59 là tổng số dân trong độ tuổi lao động
P là tổng dân số
Chỉ tiêu này phản ánh tiềm năng nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước Nó thường xuyên thay đổi và phụ thuộc rất nhiều vào sự biến đổi của các quá trình dân số như sinh, chết, di dân Tỷ lệ này cao hay thấp đều có ảnh hưởng đến nhịp độ tăng trưởng kinh tế xã hội từng thời kỳ
b Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thô (CLFPR)
CLFPR phản ảnh mức độ tham gia hoạt động lao động (mức độ tham
gia hoạt động kinh tế) của dân cư trong tuổi lao động Nó được xác định bằng cách lấy số người thực tế tham gia lực lượng lao động chia cho toàn bộ dân số và thường được biểu thị bằng %
Công thức: 100
P
P CLFPR LF Trong đó: CLFPR là tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thô
PLF là số người trong tuổi lao động tham gia lực lượng lao động
P là tổng số dân
Đây là chỉ tiêu rất quan trọng phản ánh mức độ tham gia hoạt động kinh tế của dân số, nhưng nó cũng có những hạn chế nhất định
c Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chung (GLFPR)
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tham gia hoạt động kinh tế của những người trong tuổi lao động Nó được xác định bằng cách lấy số người trong
độ tuổi lao động thực tế tham gia lực lượng lao động chia cho toàn bộ dân
số trong tuổi lao động và thường biểu thị bằng %
59 15
P P GLFPR LF
Trang 28Trong đó: GLFPR là tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chung
PLF là số người tham gia lực lượng lao động
P15-59 là tổng số dân trong độ tuổi lao động
d Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đặc trưng theo tuổi và giới (ASSLFPRx)
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tham gia hoạt động kinh tế theo các độ tuổi, nhóm tuổi, giới tính của dân số trong độ tuổi lao động Nó được xác định bằnh cách lấy số người ở độ tuổi, nhóm tuổi của một giới tính nào đó thực tế tham gia LLLĐ chia cho số lượng dân số ở độ tuổi, nhóm tuổi thuộc
giới tính đó và thường được biểu thị bằng %
x
LFx x
P
P ASSLFPR
Trong đó: ASSLFPRx là tỷ lệ tham gia lực lượng lao động theo tuổi và giới tính
PLFx là số người tuổi x thực tế tham gia lực lượng lao dộng
Px là tổng dân số tuổi x
Ghi chú: công thức này có thể tính riêng cho nam và nữ
Mức độ tham gia lực lượng lao động theo tuổi có dạng như sau:
Trang 29Hình 6.2: Tỷ lệ tham gia lao động đặc trưng theo nhóm tuổi
ở Việt Nam năm 1999
20- 29
25- 34
30- 39
35- 44
40- 49
45- 54
50- 59 60+
e Tỷ số đổi mới nguồn nhân lực (LFNR)
Tỷ số này phản ánh mức độ thay đổi, bổ sung để trẻ hoá nguồn nhân lực vào một thời điểm hay một thời kỳ nào đó
Tỷ số này được xác định bằng cách lấy số người dưới tuổi lao động mới được bổ sung vào nguồn nhân lực chia cho số người trong tuổi lao động phải ra khỏi nguồn nhân lực (nghỉ hưu) và thường biểu thị bằng %
Công thức tính:
100100
59 55
14 10 59
P LFNR
Trong đó: LFNR là tỷ số đổi mới nguồn nhân lực
P14hoặc P10-14 là số lượng dân số dưới tuổi 15 sắp bước vào tuổi lao động
P 59 hoặcP5559 là số lượng dân số trước tuổi 55 đối với nữ và 60 tuổi đối với nam sắp ra khỏi tuổi lao động
Tỷ số này càng cao phản ánh chênh lệch của số người mới nhập vào
Trang 30tuổi lao động nhiều hơn so với số người sắp bước ra khỏi tuổi lao động, nguồn lao động sẽ được trẻ hoá hơn và ngược lại
- Tỷ số này > 100% phản ánh số người mới gia nhập nguồn nhân lực nhiều hơn số người bước ra khỏi nguồn nhân lực, quy mô nguồn nhân lực tăng lên và trẻ hoá hơn
- Tỷ số này = 100% phản ánh quy mô nguồn nhân lực không thay đổi
- Tỷ số này < 1000% phản ánh quy mô nguồn nhân lực giảm xuống
f Tỷ số phụ thuộc chung (DR)
Tỷ số này được xác định bằng cách lấy số trẻ em dưới 14 tuổi và số người già trên 60 tuổi chia cho tổng số người trong tuổi lao động và thường được hiển thị bằng %
59 15
60 14
P là tổng dân số trên tuổi 60
Tỷ số này phản ánh mức độ đảm nhận (hay gánh nặng kinh tế) của những người trong tuổi lao động phải làm việc để nuôi chính mình và nuôi thêm bao nhiêu trẻ em và người già ăn theo
h Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm
*Tỷ lệ thất nghiệp: được xác định bằng cách lấy số người thất nghiệp
(không có việc làm) trong năm chia cho toàn bộ lực lượng lao động thực tế
có trong năm đó
*Tỷ lệ thiếu việc làm: được xác định bằng cách lấy số người hoặc số
thời gian (ngày, giờ ) thiếu việc làm (không đủ việc làm) trong năm chia cho toàn bộ lực lượng lao động hoặc tổng quỹ thời gian (ngày, giờ ) cần làm việc theo quy định trong năm đó
Ở Việt Nam, thất nghiệp chỉ tính cho khu vực thành thị, còn thiếu việc làm thường tính cho lao động khu vực nông thôn
Trang 316.1.3 Mối quan hệ dân số và nguồn lao động, việc làm (cung, cầu lao động)
a Mối quan hệ giữa dân số và lao động
- Dân số học thường chia tổng dân số ra làm ba bộ phận hợp thành cơ bản sau đây: bộ phận dân số chưa có khả năng lao động, bao gồm tất cả số trẻ em tính từ lúc mới sinh ra (0 tuổi) cho đến hết tuổi 15 (ký hiệu P0-14); bộ phận dân số trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động là tất cả những người từ tuổi 15 đến đủ tuổi 60 hoặc tuổi 65 (ký hiệu p15-59 hoặc p15-64); bộ phận dân số hết khả năng lao động (số người già), là những người từ 60 tuổi hoặc 65 tuổi trở lên (ký hiệu P60+)
Chỉ có dân số trong tuổi lao động mới thực sự là sự thống nhất giữa người sản xuất với người tiêu dùng Dân số trong tuổi lao động giữ vị thế vô cùng quan trọng trong tổng dân số nói chung, và chính họ là những người trực tiếp đảm đương việc sản xuất ra toàn bộ của cải vật chất và tinh thần cho xã hội Vì vậy, sự biến đổi của bộ phận dân số trong độ tuổi lao động và
có khả năng lao động đóng vai trò quan trọng và luôn trở thành vấn đề cốt lõi của sự phát triển bền vững
Mối quan hệ tác động qua lại giữa dân số và lao động, việc làm có thể biểu diễn thông qua lược đồ và xem xét trên một số phương diện chủ yếu sau đây
Sơ đồ 6.3: Mối quan hệ giữa dân số - lao động và việc làm
Các quá trình DS
- Sinh
- Chết
- Di dân
Kết quả của qúa trình DS
- Quy mô dân số
- Cơ cấu dân số
- Phân bố dân số
- Chất lượng dân số
Các kết quả việc làm
- Quy mô việc làm
- Cơ cấu việc làm
- Quy mô nguồn lao động
- Cơ cấu nguồn lao động
- Phân bố nguồn lao động
- Chất lượng nguồn lao động
Trang 32A1 Ảnh hưởng của dân số đến nguồn lao động (cung và cầu lao động)
* Qui mô, cơ cấu, phân bố dân số ảnh hưởng đến qui mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng nguồn lao động
Dân số và nguồn lao động có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau Dân số là cơ sở tự nhiên hình thành nên nguồn lao động - lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội Nguồn lao động là bộ phân dân số trong tuổi lao động
* Cơ cấu theo tuổi và giới tính của dân số ảnh hưởng đến qui mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng nguồn lao động
- Cơ cấu theo tuổi và giới tính của dân số có ảnh hưởng nhất định đến qui mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng nguồn lao động Một dân cư có số người trẻ dưới 15 tuổi đông và chiếm tỷ trọng cao trong dân số (thường do mức sinh cao), thông thường hàng năm số người gia nhập vào lực lượng lao động nhiều hơn so với số người già ra khỏi lực lượng lao động Điều đó làm cho quy mô nguồn lao động không ngừng được tăng lên, cơ cấu lực lượng lao động được trẻ hóa liên tục, dòng di chuyển của lao động diễn ra nhiều và mạnh hơn, chất lượng nguồn nhân lực sẽ được cải thiện hơn so với một dân
cư già, với số người già chiếm đa phần trong dân số
* Chất lượng dân số ảnh hưởng đến qui mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng nguồn lao động
Trang 33Nguồn lao động là bộ phận chủ yếu của dân số Chất lượng dân số tốt cũng có nghĩa là chất lượng nguồn nhân lực cao và ngược lại Thể lực, trí lực, nhân cách, phẩm hạnh, hành vi ứng xử, lối sống v.v của dân cư có ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cũng như quy mô, cơ cấu và sự phân bố của nguồn nhân lực
Dân số trẻ thường nguồn lao động trẻ Dân số trong tuổi lao động trẻ thường sẽ có thể lực, trí lực tốt hơn so với những người lao động cao tuổi
Họ là bộ phận dân số khá linh hoạt và năng động trong cuộc sống, trong công việc và thường di chuyển, thay đổi nghề nghiệp, nơi làm việc và nơi cư trú nhiều hơn Nhóm dân cư này chính là những đối tượng trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia và đóng góp vào quá trình phân công lại lao động xã hội, thực hiện phân bố và phân bố lại lực lượng lao động, lực lượng sản xuất theo ngành và lãnh thổ, góp phần chuyển dịch và đổi mới cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất trong nền kinh tế quốc dân
Trình độ học vấn của dân cư ảnh hưởng rất đáng kể đến chất lượng nguồn nhân lực Số năm đi học trung bình dài hay ngắn, thời gian tiếp cận với giáo dục, mức độ tiếp nhận giáo dục của dân số cũng như của từng cá nhân trước tuổi lao động nhiều hay ít, v.v đều ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến vấn đề giáo dục chuyên môn nghề nghiệp của họ trong tương lai Khi trình độ học vấn của dân cư được nâng cao, nhiều người trẻ được tiếp cận và tiếp nhận giáo dục tốt, tỷ lệ biết chữ cao sẽ tác động tích cực đến vấn đề giáo dục chuyên môn, nghề nghiệp, đào tạo kỹ thuật, nâng cao
kỹ năng của người lao động
* Vai trò của mức sinh trong sự thay đổi nguồn lao động (cung lao động)
Mức sinh giữ một vị thế rất quan trọng trong sự phát triển dân số, lao động và phát triển KT-XH Tầm quan trọng của nó được nhìn nhận trong vai trò như là yếu tố quyết định hình dáng cấu trúc tuổi, giới tính và chi phối những biến đổi trong quy mô, sự phân bố, tốc độ gia tăng dân số và lao
động
Mức sinh thay đổi, tại thời điểm đó số trẻ em mới được sinh ra có ảnh
Trang 34hưởng đến số lượng dân số nhưng không trực tiếp tác động đến quy mô nguồn lao động, mà thường sau 15 năm Tuy nhiên, mức sinh cao thường đi
liền với nó là quy mô dân số đông và nguồn lao động dồi dào
Mức sinh cao hay thấp, tăng nhanh hay chậm tất yếu sẽ làm cho cấu trúc tuổi của dân số và lao động trẻ ra hoặc già đi, cấu trúc giới tính có thể mất cân đối hoặc hài hoà và hợp lý hơn
Giảm sinh trong khu vực các nước phát triển dẫn đến tình trạng lão hoá lực lượng lao động xã hội, vì số người trẻ bổ sung vào đội ngũ lao động giảm xuống Mức sinh không chỉ ảnh hưởng gián tiếp mà còn trực tiếp tác động đến nguồn lao động Tại thời điểm mức sinh cao, số phụ nữ sinh đẻ nhiều và đẻ dày, mức độ tham gia vào lực lượng lao động của phụ nữ trẻ bị hạn chế, ảnh hưởng đáng kể đến nhiều ngành sản xuất, nhất là những ngành cần nhiều lao động nữ
Sinh đẻ nhiều, điều kiện học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của phụ nữ bị hạn chế, chất lượng nguồn nhân lực nữ thấp, khả năng tìm kiếm việc làm và cạnh tranh của lao động nữ trên thị trường lao động khó khăn hơn, cung lao động, đặc biệt là lao động nữ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao giảm xuống Ngược lại, khi mức sinh giảm thấp, gia đình ít con tạo điều kiện để người phụ nữ nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn của mình Giảm mức sinh đồng thời còn tạo ra nhiều
cơ hội thuận lợi để người phụ nữ có điều kiện chăm sóc gia đình và nuôi dạy con cái tốt hơn, góp phần cải thiện thể lực và trí lực của dân cư nói chung, người phụ nữ và tương lai của con cái của họ nói riêng, chất lượng lao động hiện tại và tương lai sẽ được nâng cao
*Tác động của mức chết đến nguồn lao động
- Mức chết thay đổi ảnh hưởng đáng kể đến quy mô, cơ cấu, chất lượng và phân bố nguồn nhân lực Nhìn chung, khi mức chết tăng lên, quy
mô nguồn lao động thường giảm xuống và tỷ số phụ thuộc có thể giảm theo,
vì số lượng người già và trẻ em đa phần chết nhiều hơn so với số dân trong tuổi lao động Mức chết giảm xuống, thường mức chết trẻ em và người già giảm theo, tuổi thọ trung bình dân cư tăng lên, cung lao động lão niên nhiều
Trang 35hơn Mặt khác, khi mức chết, đặc biệt tỷ suất chết trẻ em giảm sẽ kéo theo
sự hạ giảm của mức sinh, cung lao động trẻ tương lai giảm xuống, cơ cấu nguồn lao động già đi và chất lượng nguồn nhân lực sẽ bị ảnh hưởng
* Tác động của di dân đến nguồn lao động
Mục đích và động cơ của người di dân chủ yếu là để tìm kiếm công việc làm có thu nhập cao Vì vậy, những người di chuyển đa phần đều là dân cư trong tuổi lao động và phần đông trong số họ là nam giới khỏe mạnh
có trình độ học vấn, có nghề nghiệp và trình độ chuyên môn cao Do vậy, vùng đi quy mô, cơ cấu, phân bố và chất lượng nguồn nhân lực giảm xuống Ngược lại, vùng nhập cư nguồn lao động sẽ được gia tăng về quy mô và cơ cấu, chất lượng nguồn nhân lực cũng được cải thiện hơn
A2 Ảnh hưởng của nguồn lao động (cung lao động) đến dân số
Dân số tác động đến nguồn lao động, nhưng đồng thời nguồn lao động cũng tác động trở lại và ảnh hưởng đáng kể đối với sự biến đổi của các quá trình, các sự kiện dân số Quy mô nguồn lao động lớn và có xu hướng gia tăng, đồng nghĩa với nó là hàng năm số người mới gia nhập vào đội ngũ lao động nhiều hơn so với số ra khỏi lực lượng lao động Nguồn lao động được trẻ hóa, dân số trong tuổi sinh đẻ tăng lên, số trẻ em mới được sinh ra hàng năm nhiều hơn, quy mô dân số đông, cơ cấu dân số trẻ lại Ngược lại, khi số lượng lao động giảm, có nghĩa là số người trẻ mới gia nhập vào nguồn lao động ít hơn so với số người già ra khỏi đội ngũ lao động, dân số trong tuổi lao động- tuổi sinh đẻ được bổ sung ít, số trẻ em mới được sinh ra hàng năm không nhiều, mức sinh gia tăng chậm dần, quy mô dân số tăng không đáng
kể, dân số có xu hướng già hóa, mức chết biến đổi theo chiều hướng xấu đi Cầu lao động vùng A tăng lên, trong khi lao động địa phương không đáp ứng được sẽ thu hút người lao động vùng B chuyển đến Đa phần số lao động di chuyển là nam giới khỏe mạnh trong độ tuổi còn trẻ, có trình độ học vấn và chuyên môn cao Điều này làm cho quy mô dân số và lao động vùng
B giảm xuống, già đi; chất lượng dân số và lao động vùng B giảm theo, trong khi dân số và lao động vùng A thì hoàn toàn ngược lại Sự di chuyển lao dộng - dân số như vậy có thể còn dẫn đến tình trạng cơ cấu dân số và lao
Trang 36động của cả 2 vùng bị mất cân bằng, ảnh hưởng đến hôn nhân và gia đình Hôn nhân có thể bị đẩy lùi lại hoặc được thúc đẩy nhanh hơn, điều đó ảnh hưởng đến mức sinh và dân số, lao động tương lai của cả 2 vùng Trong nhiều trường hợp, do cung lao động tăng vượt quá cầu và quy mô nguồn lao động quá lớn đã gây nên nhiều áp lực về việc làm Cạnh tranh trên thị trường lao động để tìm kiếm việc làm trở nên khốc liệt hơn Muốn có việc làm và việc làm với thu nhập cao, đòi hỏi những người tham gia vào quá trình lao động phải có trình độ chuyên môn cao, tức là lao động phải qua đào tạo Do vậy, người lao động phải thường xuyên phấn đấu học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng, kỹ xảo của mình nhằm không ngừng đáp ứng được những yêu cầu ngày càng khắt khe của công việc Họ phải dành thời gian nhiều hơn cho học tập, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp nên phải trì hoãn việc hôn nhân, đẩy lùi tuổi kết hôn chậm lại và sinh đẻ ít con để đầu tư chăm sóc, nuôi dạy con cái chất lượng hơn Điều đó đưa đến kết quả là mức sinh và quy mô dân số giảm xuống nhưng chất lượng dân số được nâng cao hơn
Lao động di chuyển từ nông thôn ra thành thị, cung dân số - lao động thành thị tăng lên, còn quy mô, phân bố và cơ cấu, chất lượng dân số - lao động nông thôn giảm xuống Mức sinh khu vực nông thôn nói riêng và cả nước nói chung đều có xu hướng giảm theo, vì dân số trong tuổi lao động- tuổi sinh đẻ ở nông thôn giảm đi Hơn nữa, những người lao động đang trong độ tuổi "mắn đẻ" nhất khi được chuyển ra thành phố, với môi trường sống mới văn minh, họ thường có nhiều hoài bão hơn, nhiều người muốn sinh ít con để có điều kiện đầu tư chăm sóc, nuôi dạy con cái tốt hơn và cố gắng học tập để phấn đấu vươn lên trên con đường công danh sự nghiệp Rõ ràng, với quy mô dân số trong tuổi sinh đẻ - tuổi lao động ở nông thôn giảm xuống và nhận thức, hành vi sinh đẻ tiến bộ hơn của những người mới đến khi sinh sống trong môi trường đô thị; với quan niệm sinh đẻ ít nhưng đầu
tư nâng cao chất lượng cho con cái, hơn là sinh nhiều nhưng con cái ít được học hành là tiền đề quan trọng cho việc hạ giảm mức sinh, giảm quy mô và năng cao chất lượng dân số, chất lượng cuộc sống dân cư
Trang 37b Mối quan hệ giữa dân số và việc làm
b1 Ảnh hưởng của dân số đến việc làm (cầu lao động)
- Quy mô dân số tăng, nhu cầu về lượng hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng lớn Để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng tăng lên do số lượng dân số đông hơn, đòi hỏi phải mở rộng và phát triển sản xuất, đa dạng hóa các ngành nghề hoạt động Điều đó dẫn đến số chỗ làm việc sẽ được tạo ra nhiều hơn,
cơ cấu việc làm biến đổi theo
- Cơ cấu dân số quyết định cơ cấu tiêu dùng Mỗi độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, nơi cư trú, dân tộc, tôn giáo đều có tâm lý, sở thích, mốt tiêu dùng khác nhau Nhu cầu của trẻ em và người lớn, người già, nam và nữ,
các dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, các vùng miền cư trú khác nhau là không giống nhau về số lượng, chủng loại hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng Để thỏa mản đầy đủ nhu cầu tiêu dùng cho các đối tượng đó, tất yếu phải mở rộng và phát triẻn sản xuất, thay đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu nghành nghề Điều đó
có nghĩa là số lượng việc làm sẽ được tạo mở nhiều thêm, cơ cấu việc làm
sẽ thay đổi và phát triển đa dạng hơn
- Mức sinh tăng hay giảm đều gây ra những thay đổi đáng kể trong các chương trình, kế hoạch hóa lao động, việc làm và trong nhiều chiến lược phát triển KT-XH tương lai
Mức sinh cao, số trẻ em mới được sinh ra nhiều, nhu cầu tiêu dùng, đặc biệt tiêu dùng của trẻ em (nhu cầu về sữa, đồ chơi, tã lót, quần áo ) thay đổi và tăng lên, nhiều ngành nghề và quy mô sản xuất phải mở rộng, việc làm cũng tăng theo Mức sinh tăng, các khoản chi phí cho giáo dục, y
tế, chăm sóc sức khoẻ và nhiều lĩnh vực hoạt động khác đều tăng lên Đầu
tư cho phát triển tất yếu phải có những điều chỉnh nhất định, dẫn đến quy
mô và cơ cấu việc làm sẽ thay đổi theo Đối với một nước nghèo và thiếu vốn, giải quyết vấn đề này không hề đơn giản chút nào Hơn nữa, khi mức sinh tăng, số trẻ em mới được sinh ra nhiều hơn, nhiều dạng dịch vụ khác ăn theo cũng phát triển hơn, cơ cấu việc làm thay đổi (dịch vụ chăm sóc trẻ sơ sinh, ô sin giúp việc gia đình, nhà trẻ tư nhân ) Nghĩa là, cùng với mức sinh tăng lên, nhiều việc làm mới được tạo ra, quy mô, cơ cấu việc sẽ đa dạng hơn
Trang 38Mức sinh giảm xuống, quy mô gia đình thu nhỏ lại, dân số bị lão hóa,
số người già trong xã hội đông hơn, việc chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ của con cái thường bị hạn chế (do ít con, con cái hư hỏng vì cha mẹ nuông chiều, do quan hệ gia đình, tình cảm lỏng lẻo, do áp lực công việc ) Các chính sách bảo đảm xã hội đối với người già không được đáp ứng đầy đủ, nhiều người già (đặc biệt người già ở nông thôn) vẫn phải sống dựa vào chính mình Trong điều kiện như vậy, một bộ phận dân số cao tuổi phải gia nhập trở lại thị trường lao động, áp lực về việc làm tăng lên, tạo việc làm cho người già trở nên nan giải Vì vậy, các chủ trương, chính sách liên quan đến lao động, việc làm và phát triển phải có những thay đổi cho thích hợp
- Sự biến đổi của mức chết cũng ảnh hưởng đáng kể đến việc làm (cầu
về lao động) Mức chết tăng lên, nhất là mức chết của dân cư trong tuổi lao động cao dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực, nhiều chỗ làm việc không có người đảm nhận, nhất là những việc làm đòi hỏi trình độ chuyên môn lành nghề cao Điều đó chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến công tác kế hoạch hóa lao động, việc làm và các chiến lược phát triển Hơn nữa, khi mức chết tăng cao, số người chết trung bình hằng năm nhiều lên, dịch vụ phục vụ tang lễ và nhiều dạng hoạt động khác đi kèm cũng thay đổi, cơ cấu việc làm cũng biến đổi theo
Mức chết giảm xuống, nhất là mức chết của dân số trong tuổi lao động giảm, cung lao động tăng lên tương đối, nhu cầu và áp lực về việc làm tăng theo, một loạt các chính sách về phát triển, trong đó có chính sách về việc làm cần có sự điều chỉnh cho phù hợp
Mức chết giảm xuống, mức sinh thường cũng giảm theo, dân số có xu hướng già hóa, số lượng người già đông hơn, tuổi thọ trung bình của dân cư tăng lên, triển vọng sống trung bình sau khi nghỉ hưu kéo dài ra, việc làm cho người già, dịch vụ chăm sóc người già (vui chơi, giải trí, chăm sóc sức khỏe cho người già, bảo hiểm xã hội ) tăng theo Tất cả những vấn đề dân
số và lao động như vậy chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc cải thiện chất lượng cuộc sống dân cư, ổn định xã hội và sự phát triển bền vững của nền kinh tế nói chung Điều đó đòi hỏi phải có những thay đổi trong các chính sách, chiến lược phát triển, trong đó có chính sách lao động, việc làm
Trang 39- Di dân làm cho quy mô, cơ cấu, chất lượng và phân bố dân số cả vùng đi và vùng đến thay đổi Di dân chủ yếu xảy ra đối với những người đang trong độ tuổi lao động sẽ dẫn đến tình trạng cung lao động nơi đến tăng, cung lao động nơi đi giảm xuống Điều đó tất yếu sẽ ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực đến cầu lao động (việc làm) của cả hai miền đi và đến Người di chuyển ngoài tuổi lao động thì vùng đến quy mô dân số đông hơn,
cơ cấu dân số có thể già đi hoặc trẻ ra và vùng đi hoàn toàn ngược lại Nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và nhiều dạng dịch vụ khác sẽ thay đổi theo Vùng đến nhu cầu tiêu dùng tăng lên đòi hỏi phải phát triển và mở rộng sản xuất, cầu về lao động tăng lên, cơ cấu và chất lượng việc làm sẽ thay đổi, vùng đi thì ngược lại, cầu lao động sẽ giảm xuống
b2 Ảnh hưởng của việc làm (cầu lao động) đến dân số
- Ảnh hưởng của việc làm đến mức sinh
Kinh tế phát triển, quy mô sản xuất mở rộng, chỗ làm việc được tạo ra nhiều, nhu cầu lao động tăng lên, tìm kiếm việc làm dễ dàng và thuận lợi, điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức và hành vi sinh đẻ của người dân, mức sinh thường có xu hướng tăng lên Ngược lại, việc làm khó tạo ra,
tỷ lệ thất nghiệp cao, thanh niên đến tuổi lao động không tìm được việc làm hoặc tìm kiếm việc làm khó khăn, đa phần người dân không muốn sinh đẻ nhiều, vì sợ con cái của họ sinh ra và khi lớn lên bị rơi vào tình cảnh thất nghiệp, không có công việc làm, cuộc sống và tương lai của chúng gặp nhiều khó khăn
Tạo ra nhiều việc làm thủ công, đơn giản yêu cầu về mặt kỹ thuật thấp, có khả năng và dễ dàng thu hút được nhiều lao động trẻ em (việc làm trong khu vực nông thôn) sẽ là động lực cho việc sinh đẻ nhiều con, điều này sẽ khuyến khích việc gia tăng mức sinh Ngược lại, phát triển nhiều việc làm với yêu cầu kỹ thuật cao, đòi hỏi con người khi tham gia vào quá trình lao động phải có chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ lành nghề cao, nghĩa là người lao động phải qua đào tạo Tìm việc làm khó khăn thì đông con trở thành gánh nặng cho gia đình, vì thế nhiều gia đình không muốn và không dám sinh đẻ nhiều con
Trang 40Phụ nữ ở bất kỳ nơi nào cũng vậy thường chiếm trên dưới một nửa dân số nói chung và nguồn nhân lực xã hội nói riêng Tạo được nhiều việc làm, đặc biệt là công việc làm ngoài xã hội cho người phụ nữ sẽ thu hút nhiều lao động nữ tham gia vào các hoạt động sản xuất và người phụ nữ sẽ bớt đi sự cô đơn- vốn là yếu tố cản trở rất lớn đối với công tác DS-KHHGĐ, mức sinh sẽ giảm xuống Có việc làm, trong môi trường lao động tập thể, người phụ nữ có điều kiện để giao tiếp, mở rộng quan hệ xã hội, giao lưu học hỏi, trao đổi và phổ biến các kiến thức, kinh nghiệm, trong đó có kiến thức về DS-KHHGĐ, từ đó họ có thể kiểm soát được mức sinh của mình Hơn nữa, tham gia vào hoạt động lao động sản xuất, thông qua tập thể lao động, bằng hệ thống dư luận xã hội tác động, người phụ nữ sẽ tự điều chỉnh hành vi sinh đẻ của mình theo chuẩn mực chung Kết hôn muộn, sinh đẻ thưa và ít con là những chuẩn mực xã hội mà mọi người đều hướng tới Mặt khác, nhiều phụ nữ tham gia vào quá trình lao động, sản xuất và làm việc với cường độ lao động cao, áp lực công việc lớn ảnh hưởng đáng kể đến khả năng hồi phục thể lực và sức khỏe, tâm lý chung của họ là không muốn sinh
đẻ nhiều con
- Ảnh hưởng của việc làm đến mức chết của dân cư
Làm việc với cường độ lao động cao trong môi trường khắc nghiệt, độc hại, ô nhiễm , sẽ ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và tuổi thọ, rủi ro về chết cao hơn Tuy nhiên với những công việc làm nhẹ nhàng và có thu nhập cao, điều kiện sống tốt sẽ góp phần cải thiện chế độ dinh dưỡng- tiền đề quan trọng để hạ giảm mức chết một cách vững chắc Hơn nữa, việc làm có thu nhập cao sẽ bảo đảm được khả năng tài chính, tạo điều kiện để người dân thuận lợi và dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ cho cả con cái và gia đình, khả năng sống sót tăng lên
- Việc làm ảnh hưởng đến di dân
Những khu vực, ngành nghề và lĩnh vực hoạt động có thu nhập tốt lại tao ra được nhiều chỗ làm việc, cầu về lao động cao, sẽ thu hút lao động từ các vùng, miền và ngành nghề khác đến, tạo nên những dòng di chuyển dân
cư lớn, kể cả những người trong tuổi lao động cũng như ngoài tuổi lao động