1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án 5-tuần 22(CKT)

26 210 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • Ngày soạn:6/2/2010

  • Tiết 1: Kĩ thuật:

  • LẮP XE CẦN CẨU

  • *Giới thiệu bài

  • Tiết 2: Chính tả

    • Bài tập 3

  • Tiết 1: Luyện đọc, viết.

  • PHÂN XỬ TÀI TÌNH

  • I.Mục tiêu:

  • -H đọc với giọng hồi hộp hào hứng thể hiện niềm khâm phục của người kể chuyện về tài xử kiện của ông quan ,nhấn giọng ở những từ ,ngẫm,vãn cảnh,biện lễ....

  • -Củng cố nội dung bài.

  • -Giáo dục H tính trung thực,công bằng.

  • II.Lên lớp:

  • 1.Luyện đọc:

  • 1 H đọc toàn bài

  • Các H nối tiếp đọc theo đoạn,T chú ý sữa sai phát âm các từ rưng rưng, khung cửi,

  • sẽ rõ...T lưu ý cho Hiếu, Cường, ...luyện đọc trước lớp.

  • *Lưu ý giọng từng nhân vật (người dẫn chuyện,hai người đàn bà bán vải,quan án)

  • -Người dẫn chuyện giọng rõ ràng, rành mạch, biểu thị cảm xúc khâm phục

  • -Quán án:giọng ôn tồn,đỉnh đạc,trang nghiêm

  • 2.Luyện đọc diễn cảm

  • - H luyện đọc phân vai theo nhóm đôi, sau đó thi đọc trước lớp.

  • Nhận xét,bình chọn.

  • 3.Ôn nội dung bài

  • - T nêu câu hỏi H trả lời để ôn nội dung bài

  • - 1 H nhắc lại nội dung bài

  • + Em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của một người công dân tương lai.

  • 4 Củng cố,dặn dò

  • - T nhận xét tiết học

  • - Về nhà luyện đọc nhiều lần,chuẩn bị bài sau.

    • Rồi dần / bằng bằng xuống

    • Tiết 1: Toán

      • Bài tập 3

Nội dung

*Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản-Năm học 2010-2011* TUẦN 22 (Từ ngày 8/2/2011 đến ngày 12/2/2011) *********************** Thứ/ngày Tiết Môn Tên bài dạy Thứ hai (Chiều) (8/02) 1 2 3 4 Kỹ thuật Thể dục Chào cờ Lắp xe cần cẩu Bài 43 Thứ ba (Sáng) (9/02) 1 2 3 4 Toán Chính tả LTVC Lịch sử Diện tích XQ và diện tích TP của hình LP Nghe viết: Hà Nội Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ Bến Tre Đồng khởi Thứ ba (Chiều) (9/02) 1 2 3 Luyện tập đọc Luyện TLV L khoa học Lập làng giữ biển Ôn tập về văn kể chuyện Luyện bài tuần 21 Thứ tư (10/02) (Chiều) 1 2 3 Toán Kể chuyện Tập đọc Đạo đức Hát nhạc GVCT Ông Nguyễn Khoa Đăng Cao Bằng Giới thiệu địa phương GVCT Thứ sáu (Sáng) (12/02) 1 2 3 4 Toán LTVC Tập làm văn Địa lý Thể tích của một hình Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ Kể chuyện (Kiểm tra) Châu Âu Thứ sáu (Chiều) (12/02) 1 2 3 Luyện toán L. âm nhạc Sinh hoạt Diện tích XQ và diện tích TP của HLP GVCT Đội Cam Tuyền, ngày 5 tháng 2 năm 2011 Phạm Thị Hoài * Phạm Thị Hoài * 1 *Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản-Năm học 2010-2011* Ngày soạn:6/2/2010 Ngày giảng: Thứ hai ngày 8 tháng 2 năm 2010 Tiết 1: Kĩ thuật: LẮP XE CẦN CẨU I. Mục tiêu: - Chọn đúng và đủ các chi tiết lắp xe cần cẩu. - Biết cách lắp và lắp được xe cần cẩu đúng kĩ thuật, đúng quy trình.Xe lắp tương đối cgắc chắn và có thể chuyển động được. - Rèn luyện tính cẩn thận khi thực hành. II - Đồ dùng dạy học - Mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật III. Lên lớp *Giới thiệu bài - GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học - GV nêu tác dụng của xe cần cẩu trong thực tế: Xe cần cẩu được dùng để nâng hàng, nâng các vật nặng ở cảng hoặc ở các công trình xây dựng… *Hoạt động 1. Quan sát, nhận xét mẫu - Cho HS quan sát mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn. - Hướng dẫn HS quan sát kĩ từng bộ phận và trả lời câu hỏi: Để lắp xe cần cẩu, theo em cần phải lắp mấy bộ phận? Hãy nêu tên cac bộ phận đó. (Cần lắp 5 bộ phận: Giá đỡ cần cẩu; cần cẩu; ròng rọc; dâu tời; trục bánh xe). *Hoạt động 2. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật a)Hướng dẫn chọn các chi tiết -GV cùng HS chọn đúng, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK. - Xếp các chi tiết đã chọn vào lắp hộp theo từng loại chi tiết. b) Lắp từng bộ phận * Lắp giá đỡ cẩu (H.2-SGK) - GV nêu câu hỏi: Để lắp giá đỡ cẩu, em phải chọn những chi tiết nào? -Yêu cầu HS quan sát hình 2 (SGK). Sau đó, GV gọi 1 HS trả lời lên bảng chọn các chi tiết để lắp. - HS quan sát GV lắp 4 thanh thẳng 7 lỗ vào tấm nhỏ. - GV đặt câu hỏi tiếp: Phải lắp các thanh thẳng 5 lỗ vào hàng lỗ thứ mấy của thanh thẳng 7 lỗ? (lỗ thứ tư). - GV hứơng dẫn lắp các thanh thẳng 5 lỗ vào các thanh thẳng 7 lỗ. - Gọi 1 HS lên lắp các thanh chữ U ngắn, sau đó lắp tiếpvào bánh đai và tấm nhỏ. * Lắp cần cẩu (H.3-SGK) - Gọi1 HS lên lắp hình 3a (nhắc HS lưu ý vào vị trí các lỗ lắp của các thanh thẳng) - GV nhận xét và bổ sung cho hoàn thiện bước lắp. - Gọi 1 HS khác lên lắp hình 3b (nhắc HS lưu ý vị trí các lỗ lắp và phân biệt mặt phải, mặt trái cần cẩu để sử dụng vít). - GV hướng dẫn lắp hình 3c. * Lắp các bộ phận khác (H.4-SGK) * Phạm Thị Hoài * 2 *Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản-Năm học 2010-2011* - Yêu cầu HS quan sát hình 4 để trả lời câu hỏi trong SGK. - Gọi 2 HS lên trả lời câu hỏi và lắp hình 4a, 4b, 4c. Đây là 3 bộ phận đơn giản các em đã học ở lớp 4. - Toàn lớp quan sát và nhận xét. -GV nhận xét, bổ sung cho hoàn thành bước lắp. c) Lắp ráp xe cần cẩu (H.1-SGK) - GV lắp ráp xe cần cẩu theo các bước trong SGK. - GV lưu ý cách lắp vòng hãm vào trục quay và vị trí buộc dây tời ở trục quay cho thẳng với ròng rọc để quay tời được dễ dàng. - Kiểm tra hoạt động của cần cẩu (quay tay quay, dây tời quấn vào nhả ra dễ dàng), d) Hướng dẫn tháo rời chi tiết và xếp gọn vào hộp cách tiến hành như bài trên. Tiết 2: Thể dục : BÀI 43: NHẢY DÂY - PHỐI HỢP MANG VÁC TRÒ CHƠI “TRỒNG NỤ, TRỒNG HOA” I- Mục tiêu : - Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2 -3 người, ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác. - Tập bật cao, tập phối hợp chạy – mang vác. Yêu cầu thực hiện được động tác cơ bản đúng. - Chơi trò chơi “Trồng nụ, trồng hoa”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được. II- Địa điểm, phương tiện : - Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. - Phương tiện: Chuẩn bị mỗi em một dây nhảy và đủ bóng để học sinh tập luyện, vật chuẩn treo trên cao để tập bật cao (bóng hoặc khăn). Kẻ vạch giới hạn. iiI- các hoạt động dạy học Hoạt động 1 : Mở đầu 6 – 10 phút - Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học: 1-2 phút. - Lớp chạy chậm thành vòng tròn xung quanh sân tập: 1 phút. - Xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối: 1 - 2 phút - Chơi trò chơi “Nhảy lướt sóng”: 1 – 2 phút hoặc trò chơi do giáo viên chọn Hoạt động 2 : Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2 – 3 người: 5- 7 phút. Các tổ tập theo khu vực đã quy định, dưới sự chỉ huy chung của tổ trưởng, học sinh ôn lại tung và bắt tóng bằng hai tay, tập tung bắt bóng theo nhóm 3 người, phương pháp tổ chức tương tự như bài 42. - Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau: 6 – 8 phút. Phương pháp tổ chức tập luyện theo từng nhóm hoặc từng cặp. Lần cuối tổ chức thi đua giữa các nhóm theo cách nhảy tính số lần hoặc là cùng bắt đầu nhảy trong một thời gian nhất định xem ai nhảy được nhiều lần hơn. - Tập bật cao và tập chạy – mang vác: 5 - 7 phút. Tập bật cao theo tổ. Giáo viên làm mẫu cách bật nhảy với tay lên cao chạm vào vật chuẩn, sau đó cho học sinh bật nhảy thử một số lần, rồi mới bật chính thức theo lệnh của * Phạm Thị Hoài * 3 *Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản-Năm học 2010-2011* giáo viên. Tập phối hợp chạy – mang vác theo từng nhóm 3 người: 1 – 2 lần x 6 – 8m. Giáo viên làm mẫu 1 lần, sau đó học sinh làm theo. * Thi bật nhảy cao theo cách với tay cao lên chạm vật chuẩn: 1 -2 lần. Hoạt động 3 : Chơi trò chơi “trồng nụ, trồng hoa”: 5 -7 phút. Giáo viên nêu trò chơi, yêu cầu học sinh nhắc lại cách chơi và quy định chơi. Cho các đội thi đấu xem đội nào có nhiều người nhảy qua ở mức cao nhất. Giáo viên nhắc học sinh bảo hiểm để tránh chấn thương và động viên khuyến khích các em trong khi tập. Hoạt động 4 : Kết thúc 4 – 6 phút - Thực hiện động tác thả lỏng, hít thở sâu tích cực: 2 – 3 phút. - Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài, nhận xét và đánh giá kết quả bài học: 2 phút. - Giáo viên giao bài tập về nhà: Nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. Tiết 3: Chào cờ Tập trung đầu tuần Soạn:8 /02/2010 Giảng:Thứ 3 ngày 9/02/2010 Tiết 1: Toán DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN CỦA HÌNH LẬP PHƯƠNG A. Mục tiêu : Giúp HS: - Biết được hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt để -Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương .Bài tập cần làm bài 1,2. - Giáo dục học sinh yêu thích môn học. B.Đồ dùng dạy học GV chuẩn bị một số hình lập phương có kích thước khác nhau. C.Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Bài cũ: H làm bài tập 2/110. T nhận xs ghi điểm. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Hình thành công thức tính diện xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương - GV tổ chức cho HS quan sát mô hình trực quan và nêu câu hỏi để HS nhận xét, rút ra kết luận hình lập phương là hình chữ nhật đặc biệt ( có 3 kích thước bằng nhau). - HS tự rút ra kết luận công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương. HS làm một bài tập cụ thể ( trong SGK). Hoạt động 2: Thực hành. Bài 1: Vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương. GV yêu cầu tất cả HS làm bài theo công thức. GV gọi 2 HS đọc kết quả, các HS khác nhận xét, GV đánh giá bài làm của HS. Bài 2: - GV yêu cầu HS nêu hướng giải và tự giải bài toán. - GV đánh giá bài làm của HS. * Phạm Thị Hoài * 4 *Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản-Năm học 2010-2011* Hoạt động 3: củng cố: -HS nhắc lại cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương. -Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. Tiết 2: Chính tả NGHE VIẾT : HÀ NỘI I- Mục tiêu 1. Nghe- viết đúng chính tả trích đoạn bài thơ Hà Nộ. Trình bày đúng hình thức thơ 5 tiếng, rõ 3 khổ thơ. 2. Tìm được danh từ riêng là tên người, tên địa lí Việt Nam (BT2), viết được3-5 tên người tên địa lí theo yêu cầu của bài 3. II - Đồ dùng dạy – học - Bảng phụ viết quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam: Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam, cần viết chữ hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng tạo thành tên đó (Tiếng Việt 4, tập một , tr.68) III. các hoạt động dạy học Hoạt động 1 ( 5 phút ) -kiểm tra bài cũ HS viết những tiếng có thanh hỏi, thanh ngã.Tìm trong mẩu chuyện vui Sợ mèo không biết) Giới thiệu bài GV nêu MĐ, YC của tiết học Hoạt động 2. Hướng dẫn HS nghe - viết ( 20 phút ) - GV đọc trích đoạn bài thơ Hà Nội . Cả lớp theo dõi trong SGK. - GV hỏi HS về nội dung bài thơ. (Bài thơ là lời một bạn nhỏ mới đến thủ đô, thấy Hà Nội có nhều thứ lạ, nhiều cảnh đẹp) - HS đọc thầm lại bài thơ. GV nhắc các em chú ý những từ ngữ cần viết hoa (viết lại ra giấy nháp những từ ngữ đó): Hà Nội, Hồ Gươm, Tháp Bút, Ba Đình, chùa Một Cột, Tây Hồ. - HS gấp SGK. GV đọc từng dòng thơ cho HS viết (mỗi dòng đọc 1-2 lượt) GV đọc lại bàI chính tả cho HS soát lỗi; chấm chữa bài; nêu nhận xét chung. Hoạt động 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả ( 13 phút ) Bài tập 2 - Một HS đọc nội dung BT2 - HS phát biểu ý kiến. (Trong đoạn trích, có 1 DTR là tên người (Nhụ), có 2 DTR là tên địa lí Việt Nam (Bạch Đằng Giang, Mõm Cá Sấu)) - HS nhắc lại quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam. GV mở bảng phụ (đã ghi quy tắc); mời 1-2 HS nhìn bảng đọc lại: Khi viếư tên người, tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên. Bài tập 3 - HS đọc yêu cầu của bài tập, làm bài vào VBT. - chia lớp làm 3-4 nhóm ; các nhóm thi tiếp sức. GV giải thích cách chơi: + Mỗi HS lên bảng cố gắng viết nhanh 5 tên riêng vào đủ 5 ô rồi chuyển bút cho bạn trong nhóm viết tiếp (sẽ có bạn không điền đủ 5 ô nên bạn sau có thể bổ sung nội dung vào ô còn thiếu giúp bạn trước): * Phạm Thị Hoài * 5 *Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản-Năm học 2010-2011* Tên 1 bạn nam trong lớp (ô 1) Tên 1 bạn nữ trong lớp (ô 2) Tên 1 anh hùng nhỏ tuổi (ô 3) Tên 1 dòng sông (hoặc hồ, núi, đèo) (ô 4) Tên 1 xã (hoặc phường) (ô 5). * chú ý: HS có thể viết tên các xã (hoặc phường) khác để tránh cả lớp chỉ viết tên 1 địa phương mình. +Nhóm nào chỉ làm đầy ô 1 - ô dễ nhất sẽ không dược tính điểm cao. Nhóm làm đầy cả 5 ô sẽ được khen là hiểu biết rộng. - GV lập nhóm trọng tài HS để đánh giá kết quả cuộc chơi. - HS các nhóm thi tiếp sức. Sau Thời gian quy định, các nhóm ngừng chơi. đại diện nhóm đọc kết quả. Tổ trọng tài kết luận nhóm tìm được nhiều DTR , viết đúng, đủ loại. Cả lớp và GV bổ sung, kết luận nhóm thắng cuộc. - HS viết thêm vào vở tên 2 anh hùng nhỏ tuổi, 2 tên sông (hoặc hồ, núi đèo) Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò ( 2 phút ) GV nhận xét tiết học ; nhắc HS ghi nhớ quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam. Tiết 3: Luyện từ và câu NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ I- Mục tiêu 1. HS hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ điều kiện (ĐK)-kết quả (KQ), giả thiết (GT)-kết quả (KQ)Nội dung ghi nhớ. 2. Biết tìm các vế câu ghép và quan hệ từ trong câu ghép (BT1); tìm được QHT thích hợp để tạo câu ghép (BT2); biết thêm vế câu ghép đẻ tạo thành câu ghép (BT3) II .Đồ dùng dạy học Vở BT. III.Các hoạt động dạy học *Hoạt động 1: ( 5 phút ) - Kiểm tra bài cũ - Nhắc HS cách nối các vế câu ghép bằng QHT để thể hiện quan hệ ngauyên nhân – kết quả (tiết LTVC trước) - HS làm lại BT3, 4 (phần Luyện Tập) Giới thiệu bài Trong tiết LTVC tuần trước, các em đã học cách nối các vế câu ghép chỉ quan hệ nguyên nhân – kết quả bằng một QHT hoặc một cặp QHT. Trong giờ học hôm nay, các em sẽ học nối các câu ghép chỉ quan hệ điều kiện(gỉa thiết)- kết quả bằng QHT. Hoạt động 2 :Phần nhận xét ( 12 phút ) Bài tập 1 - Một HS đọc yêu cầu của bài - GV nhắc HS trình tự làm bài: + Đánh dấu phân cách các vế câu trong mỗi câu ghép + Phát hiện cách nốicác vế câu giữa hai câu ghép có gì khác nhau. - HS đọc thầm lại 2 câu văn, suy nghĩ, phát biểu ý kiến. GV mời 1 HS chỉ vào 2 câu văn đã viết trên bảng lớp, nêu nhận xét, chốt lại lời giải đúng: a)Nếu trời trở rét / thì con phải mặc áo ấm - ở câu a, 2 vế câu ghép được nối với nhau bằng cặp QHT nếu…thì…, thể hiện quan hệ ĐK-KQ. - Vế 1 chỉ điều kiện, vế 2 chỉ kết quả. * Phạm Thị Hoài * 6 *Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản-Năm học 2010-2011* b) Con phải mặc ấm,/ nếu trời trở rét. - ở câu b, 2 vế câu ghép được nối với nhau chỉ bằng 1 QHT nếu, thể hiện quan hệ ĐK-KQ. - Vế 1 chỉ kết quả, vế 2 chỉ điều kiện Bài tập 2 HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, phát biểu. GV chốt lại: Cặp QHT nối các vế câu thể hiện quan hệ ĐK-KQ, GT-KQ: nếu…thì…, nếu như thì…, hễ…thì…, hễ mà….thì…, giá …thì…., giá mà….thì, giả sử….thì…. - HS nêu ví dụ: Giả sử (giả dụ) tôi thả một con cá vàng vào bình nước thì nước sẽ như thế nào? ; Nếu như tôi thả một con cá vàng vào bình nước thì nước sẽ như thế nào?; Nước sẽ như thế nào nếu như (giả sử, giả dụ) tôi thả một con cá vàng vào bình nước? Hoạt động 3. Phần ghi nhớ ( 3 phút ) - Một, hai HS đọc to, rõ nội dung ghi nhớ - Hai, ba HS nhắc lại nội dung ghi nhớ (không nhìn SGK) * Chú ý: GV không cần phân biệt rành mạch với HS hai thuật ngữ điều kiện và giả thiết. Tuy nhiên có thể nói với các em: giả thiết là những cái chưa xảy ra hoặc khó xảy ra. (VD: Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng). Còn điều kiện là những cái có thể có thực, có thể xảy ra. (VD: Nếu nhiệt độ trong phòng lên đến 30 độ thì bật quạt.) Hoạt động 4. Phần Luyên tập ( 17 phút ) Bài tập 1 - HS đọc yêu cầu của bài tập; suy nghĩ, trao đổi cùng bạn. - GV mời 1 HS phân tích 2 câu văn, thơ đã viết trên bảng lớp: gạch dưới các vế câu chỉ ĐK(GT), vế câu chỉ KQ; khoanh tròn các QHT nối các vế câu. cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: a) Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước vế ĐK thì tôi sẽ nói cho ông biết trâu của tôi cày một ngày được mấy đường vế KQ b) Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng Vế GT vế KQ Nếu là hoa, tôi sẽ là một đoá hướng dương Vế GT vế KQ Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm Vế GT vế KQ - Cặp QHT nếu… thì… - QHT nếu * Là người, tôi sẽ chết cho quê hương được coi là một câu đơn, mở đầu bằng trạng ngữ. Bài tập 2 - HS đọc yêu cầu của bài tập - GV giải thích: Các câu trên tự nó đã có nghĩa, song để thể hiện quan hệ ĐK-KQ hay GT- KQ, các em phải biết điền các QHT thích hợp vào chỗ trống trong câu. - HS suy nghĩ, làm bàI cá nhân. - Mời 3-4 HS lên bảng thi làm bài đúng, nhanh. Những em này làm xong bài, trình bày kết quả. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: a) Nếu (nếu mà, nếu như) chủ nhật này trời đẹp thì chúng ta sẽ đi cắm trại (GT-KQ) * Phạm Thị Hoài * 7 *Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản-Năm học 2010-2011* b) Hễ bạn Nam phát biểu ý kiến thì cả lớp lại t rầm trồ khen ngợi (GT-KQ) c)Nếu(giá) ta chiếm được điểm cao này thì trận đánh sẽ rất thuận lợi (GT-KQ). Bài tập 3 Cách làm tương tự BT2. Lời giải: a)Hễ mà em được điểm tốt thì cả nhà đều mừng vui HS cũng có thể viết: Hễ em được điểm tốt là cả nhà mừng vui. b) Nếu chúng ta chủ quan thì việc này khó thành công (HS cũng có thể lược bớt chủ ngữ ở vế 2) c) Giá mà (giá như) Hồng chịu khó hoc hành t hì Hồng đã có nhiều tiến bộ trong học tập. HS cũng có thể lược bớt chủ ngữ trong vế 1 của câu: Nếu (nếu mà) chịu khó học hành thì Hồng đã có nhiều tiến bộ trong học tập. Hoạt động 5. Củng cố, dặn dò ( 2 phút ) - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS ghi nhớ kiến thức vừa luyện tập về câu ghép có quan hệ điều kiện giả thiết – kết quả, biết dùng QHT, cặp QHT thể hiện đúng các quan hệ điều kiện giả thiết – kết quả. Tiết 4: Lịch sử BẾN TRE ĐỒNG KHỞI I - Mục tiêu: - Biết cuối năm 1954- đầu năm1960 phong trào đồng khởi nổ ra và thắng lợi ở nhiều vùng nông thôn nièm Nam Việt Nam( Bến Tre là nơi tiêu biểu của phong trào “Đồng khởi”. II- Đồ dùng dạy học - Ảnh tư liệu về phong trào “Đồng khởi” - Bản đồ Hành chính Việt Nam (để xác định vị trí tỉnh Bến Tre). - Phiếu học tập của HS. III. Các hoạt động dạy - học 1. Bài cũ : H nêu nội dung bài trước 2. Bài mới: * Hoạt động 1 (làm việc cả lớp): Giới thiệu bài mới: + HS nhắc lại những biểu hiện về tội ác của Mĩ - Diệm. + GV nhấn mạnh: Trước tình hình đó, nhân dân miền Nam đã đồng loạt vùng lên “Đồng khởi” - GV nêu nhiệm vụ bài học: + Vì sao nhân dân miền Nam lại đồng loại đứng dậy khởi nghĩa? + Phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre diễn ra như thế nào ? + Phong trào “Đồng khởi” có ý nghĩa gì ? * Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm) - GV chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm thảo luận một nội dung sau: Nhóm 1: Tìm hiểu nguyên nhân bùng nổ phong trào “Đồng khởi” (Do sự đàn áp tàn bạo của chính quyền Mĩ - Diệm, nhân dân miền Nam buộc phải vùng lên phá tan ách kìm kẹp) Nhóm2: Tóm tắt diễn biến chính cuộc “Đồng khởi” ở Bến Tre. Nhóm 3:Nêu ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” * Phạm Thị Hoài * 8 *Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản-Năm học 2010-2011* (Mở ra thời kỳ mới: nhân dân miền Nam cầm vũ khí chiến đầu chống quân thù, đẩy quân Mĩ và quân đội Sài Gòn vào thế bị động, lúng túng). - Sau khi HS thảo luận, GV mời đại diện các nhóm lên trình bày, GV nhận xét, bổ sung. * Hoạt động 3 (làm việc cả lớp) GV cho HS nêu thông tin về phong trào “Đồng khởi” ở quê hương. *Hoạt động 3: Củng cố dặn dò -GV nhận xét tiết học. -Dặn HS về ôn bài và chuẩn bị bài sau: Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta. Buổi chiều: Tiết 1: Luyện đọc, viết. PHÂN XỬ TÀI TÌNH I.Mục tiêu: -H đọc với giọng hồi hộp hào hứng thể hiện niềm khâm phục của người kể chuyện về tài xử kiện của ông quan ,nhấn giọng ở những từ ,ngẫm,vãn cảnh,biện lễ -Củng cố nội dung bài. -Giáo dục H tính trung thực,công bằng. II.Lên lớp: 1.Luyện đọc: 1 H đọc toàn bài Các H nối tiếp đọc theo đoạn,T chú ý sữa sai phát âm các từ rưng rưng, khung cửi, sẽ rõ T lưu ý cho Hiếu, Cường, luyện đọc trước lớp. *Lưu ý giọng từng nhân vật (người dẫn chuyện,hai người đàn bà bán vải,quan án) -Người dẫn chuyện giọng rõ ràng, rành mạch, biểu thị cảm xúc khâm phục -Hai người đàn bà:giọng mếu máo,ấm ức -Quán án:giọng ôn tồn,đỉnh đạc,trang nghiêm 2.Luyện đọc diễn cảm - H luyện đọc phân vai theo nhóm đôi, sau đó thi đọc trước lớp. Nhận xét,bình chọn. 3.Ôn nội dung bài - T nêu câu hỏi H trả lời để ôn nội dung bài - 1 H nhắc lại nội dung bài + Em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của một người công dân tương lai. 4 Củng cố,dặn dò - T nhận xét tiết học - Về nhà luyện đọc nhiều lần,chuẩn bị bài sau. Tiết 1: Luyện tập làm văn ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN * Phạm Thị Hoài * 9 *Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản-Năm học 2010-2011* I.Mục tiêu -Củng cố kiến thức về văn kể chuyện. -Làm được một đề bài thực hành,thể hiện khả năng hiểu một truyện kể. -Giáo dục tính ham đọc truyện. II.Chuẩn bị: Bảng phụ viết sẵn nội dung. -Thế nào là kể chuyện? -Tính cách của nhân vật được thẻ hiện qua những mặt nào? -Bài văn kể chuyện có cấu tạo như thế nào? III.Lên lớp 1.Ôn lại kiến thức về văn kể chuyện. Nêu cấu tạo của bài văn kể chuyện.H nêu,nhận xét.T chốt lại ở bảng phụ 2.Thực hành kể chuyện Đề bài:Hãy kể một câu chuyện có nội dung:Kẻ kiêu ngạo sẽ chuốc lấy thất bại chua cay. *Gợi ý: Trước hết em nhớ lại các câu chuyện trong chương trình có nội dung này,ví dụ:Thỏ và Rùa,Cuộc chạy đua trong rừng,chuyện que diêm và kiến. H kể trong nhóm 4.H các nhóm kể trước lớp,nhận xét,bình chọn 3.Củng cố dặn dò T nhận xét tiết học về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe,chuẩn bị bài sau. Tiết 1: Luyện khoa học: LUYỆN BÀI TUẦN 21: NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI-SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT I.Mục tiêu: -Củng cố về tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên. -Củng cố về công dụng của 1 số loại chất đốt. -Biết ứng dụng kiến thức đã học trong thực tế. II. Chuẩn bị: Vở bài tập III.Lên lớp: HD HS làm bài tập trong vở bài tập. 1. Năng lượng mặt trời: Bài 1: (cá nhân):Nguồn năng lượng chủ yếu của sự sống trên Trái Đất là: Mặt Trời. Bài 2: (Nhóm 2)Vai trò của Mặt Trời đối với cuộc sống của con người là: Tất cả các ý a,b, c, d * Phạm Thị Hoài * 10 [...]... nước để xem có váng dầu không vì đồng tiền có dầu là đồng tiền đã qua tay anh bán dầu ông còn thông minh hơn nữa khi phân tích : chỉ kẻ sáng mắt mới biết là người bán dầu để tiền ở đâu mà lấy, nên đã lột được mặt nạ tên ăn cắp giả ăn mày, giả mù * Phạm Thị Hoài * 12 *Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản-Năm học 2010-2011* Mưu kế trừng trị bọn cướp đường của ông rất tài tình vì vừa đánh vào lòng tham... -Tiết 5: Hát nhạc Có giáo viên chuyên trách dạy -Ngày soạn:10/2/2010 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 12 tháng 2 năm 2010 Toán Tiết 1: THỂ TÍCH CỦA MỘT HÌNH I Mục tiêu : Giúp HS: * Phạm Thị Hoài * 15 *Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản-Năm học 2010-2011* - Có biểu tượng về thể tích của một hình - Biết so sánh thể tích của hai hình trong một số tình huống... lời, yêu cầu các HS khác nhận xét và đánh giá bài làm của HS Mục tiêu :HS biết so sánh thể tích của 2 hình trong trường hợp đơn giản Bài 3: GV tổ chức cho chơi xếp hình nhanh và được nhiều hình hộp chữ nhật - GV nêu yêu cầu cuộc thi để HS tự làm - GV đánh giá bài làm của HS - GV thống nhất kết quả 3 Củng cố, dặn dò:- Nhận xét tiết học 16 * Phạm Thị Hoài * *Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản-Năm học... tiêu: - Nhận xét các hoạt động trong tuần và nêu kế hoạch tuần tới -Giáo dục ý thức tự giác II Lên lớp: 1.Nhận xét nề nếp hoạt động trong tuần: -Ưu điểm: -Mặc dù học tuần đầu sau tết Nguyên án nhưng nề nếp lớp ổn định Các em ngoan, đi học chuyên cần một số em có tiến bộ rõ rệt trong học tập: Đạt, Toán 20 * Phạm Thị Hoài * *Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản-Năm học 2010-2011* - Giữ vệ sinh cá nhân... học, về nhà ôn lại bài chuẩn bị bài sau 22 * Phạm Thị Hoài * *Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản-Năm học 2010-2011* Tiết 1: Luyện toán: DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN CỦA HÌNH HỘP CHỮ NHẬT I.Mục tiêu: -Củng cố về cách tính diện tích XQ,TP của hình hộp chữ nhật -Giáo dục tính cẩn thận,chính xác trong tính toán II.Chuẩn bị : T nội dung bài tập có lên quan H:Vở BTTT2 III.Lên lớp:... quanh, diện tích toàn phần của hình lập phương và dựa trên kết quả tính hoặc nhận xét cạnh một độ dài hình lập phương để so sánh diện tích HS tự rút ra kết luận * Phạm Thị Hoài * 11 *Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản-Năm học 2010-2011* - 4 HS đọc kết quả và giải thích cách làm GV đánh giá bài làm của HS Sau phần luyện tập của tiết này, nếu còn thời gian GV nêu vấn đề dể HS nhận ra rằng: 1) Diện tích... các nước liên bang Nga, Pháp Buổi chiều: Tiết 1: Luyện toán: DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN CỦA HÌNH LẬP PHƯƠNG I.Mục tiêu: - Củng cố về cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lập phương -Làm được một số bài tập có liên quan -Giáo dục H tính cẩn thận chính xác * Phạm Thị Hoài * 19 *Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản-Năm học 2010-2011* II Chuẩn bị: Nội dung... núi, sông lớn Cảnh thiên nhiên tiêu biểu Đông Âu Trung Âu Tây Âu Bán đảo Xcan-dina-vi -Các nhóm làm vào giấy khổ to dán bài lên bảng Nhóm khác nhận xét ,bổ sung GV: hỏi thêm: +Em có biết vì sao mùa đông tuyết phủ trắng gần hết châu Âu từ dải đất phía Nam? GV kết luận 3: Người dân châu Âu và hoạt động kinh tế +Nêu số dân của châu Âu +So sánh số dân của châu Âu với dân số các châu lục khác +Mô tả đặc điểm... làm bài GV gọi một số HS nêu cách làm và đọc kết quả, các HS khác nhận xét GV đánh giá bài làm của HS Bài 2: Củng cố biểu tượng về hình lập phương và diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lập phương - HS tự tìm ra kết quả GV yêu cầu HS giải thích kết quả - GV đánh giá bài làm của HS và nêu kết quả của bài toán ( chỉ có hình 3, hình 4 là gấp được hình lập phương) Bài 3: Phối hợp kĩ năng... Phạm Thị Hoài * 13 *Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản-Năm học 2010-2011* là mận Hình ảnh mận ngọt đón môi ta dịu dàng nói lên lòng mến khách của người Cao Bằng Sự đôn hậu của những người dân mà khách được gặp thể hiện qua những từ ngữ và hình ảnh miêu tả: người trẻ thỉ rất thương, rất thảo, người già thì lành như hạt gạo, hiền như suối trong) - Tìm những hình ảnh thiên nhiên được so sánh với lòng yêu . các HS khác nhận xét, GV đánh giá bài làm của HS. Bài 2: - GV yêu cầu HS nêu hướng giải và tự giải bài toán. - GV đánh giá bài làm của HS. * Phạm Thị Hoài * 4 *Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc. nhạc Có giáo viên chuyên trách dạy Ngày soạn:10/2/2010 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 12 tháng 2 năm 2010 Tiết 1: Toán THỂ TÍCH CỦA MỘT HÌNH I. Mục tiêu : Giúp HS: * Phạm Thị Hoài * 15 *Giáo án 5-. (người dẫn chuyện,hai người đàn bà bán vải,quan án) -Người dẫn chuyện giọng rõ ràng, rành mạch, biểu thị cảm xúc khâm phục -Hai người đàn bà:giọng mếu máo,ấm ức -Quán án: giọng ôn tồn,đỉnh đạc,trang

Ngày đăng: 11/05/2015, 05:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w