Giáo án 5-tuần 27(CKT)

32 169 0
Giáo án 5-tuần 27(CKT)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

*Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản-Năm học 2010-2011* ****************************************************************** TUẦN 27 (Từ ngày 14/3/2011 đến ngày 18/3/2011) *********************** Thứ/ngày Tiết Môn Tên bài dạy Thứ hai (Chiều) (14/3) 1 2 3 4 Kỹ thuật Thể dục Chào cờ Lắp máy bay trực thăng Bài 53 Tập trung đầu tuần Thứ ba (Sáng) (15/3) 1 2 3 4 Toán Chính tả LTVC Lịch sử Quãng đường Nhớ viết: Cửa sông MRVT: Truyền thống Lễ kí hiệp định Pa-ri. Thứ ba (Chiều) (15/3) 1 2 3 Luyện tập đọc Luyện TLV L khoa học Tranh làng Hồ Luyện bài tuần 26 Ôn tập tả cây cối Thứ tư (16/3) 1 2 3 4 5 Toán Kể chuyện Tập đọc Đạo đức Hát nhạc Luyện tập Kể chuyện được chưứng kiến hoặc tham gia Đất nước Em yêu hoà bình GVCT Thứ sáu (Sáng) (18/3) 1 2 3 4 Toán LTVC Tập làm văn Địa lý Luyện tập Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối. Tả cây cối. Châu Mĩ Thứ sáu (Chiều) (18/3) 1 2 3 Luyện toán L. Âm nhạc Sinh hoạt Thời gian GVCT Lớp Cam Tuyền, ngày 11 tháng 3 năm 2011 Phạm Thị Hoài ********************************************************************** *Phạm Thị Hoài* 1 *Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản-Năm học 2010-2011* ****************************************************************** Ngày soạn: 12/3/2011 Ngày giảng: Thứ hai ngày 14 tháng 3 năm 2011 Buổi chiều: Tiết 1: Kĩ thuật: LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG I. Mục tiêu: - Chọn đúng và đủ các chi tiết lắp máy bay trực thăng. -Biết cách lắp và lắp được máy bay trực thăng theo mẫu, tương đối chắc chắn. - Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của máy bay trực thăng. II . Đồ dùng dạy học: - Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn. Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III. Lên lớp : *Hoạt động 1. Quan sát, nhận xét mẫu - Cho HS quan sát mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn. - GV hướng dẫn HS quan sát kĩ từng bộ phận của mẫu và đặt câu hỏi: Để lắp máy bay trực thăng, theo em cần phải lắp mấy bộ phận? Hãy kể tên cac bộ phận đó. (Cần lắp 5 bộ phận: thân và đuôi máy bay; sàn ca bin và giá đỡ; ca bin; cánh quạt; càng máy bay). *Hoạt động 2. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật a)Hướng dẫn chọn các chi tiết -Gọi 1-2 HS lên bảng chọn đúng, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK và xếp vào lắp hộp theo từng loại. - Toàn lớp quan sát và bổ sung cho bạn. - GV nhận xét, bổ sung cho hoàn thành bước chọn chi tiết. b) Lắp từng bộ phận * Lắp thân và đuôi máy bay (H.2-SGK) - Yêu cầu HS quan sát hình 2 (SGK) để trả lời câu hỏi: Để lắp thân và đuôi máy bay cần phải chọn những chi tiết nào và số lượng là bao nhiêu?(chọn 4 tấm tam giác; 2 thanh thẳng 11 lỗ; 2 thanh thẳng 5 lỗ; 1 thanh thẳng 3 lỗ; 1 thanh chữ U ngắn). - GV hướng dẫn lắp thân và đuôi máy bay trực thăng. Trong khi lắp, GV cần thao tác chậm và lưu ý để HS thấy được thanh thẳng 3 lỗ được lắp vào giữa 2 thanh thẳng 11 lỗ và lắp ngoài 2 thanh thẳng 5 lỗ chéo nhau. GV cũng cần cho HS biết phân biệt mặt phải, mặt trái của thân và đuôi máy bay. * Lắp sàn ca bin và giá đỡ (H.3- SGK). - Yêu cầu HS quan sát hình và trả lời câu hỏi trong SGK. - GV đặt câu hỏi: Để lắp được sàn ca bin và giá đỡ, em cần phải chọn những chi tiết nào? (chọn tấm nhỏ, tấm chữ L, thanh chữ U dài). - Gọi 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi và thực hiện bước lắp (nhắc HS lắp ở hàng lỗ thứ hai của tấm nhỏ.) * Lắp sàn ca bin và các thanh đỡ (H.3-SGK) - GV đặt câu hỏi: để lắp được sàn ca bin và các thanh đỡ, ngoài các chi tiết ở hình 2, em phải chọn thêm các chi tiết nào? - GV lắp tấm chữ L vào đầu của 2 thanh thẳng 11 lỗ cùng với thanh chữ U dài. * Lắp ca bin (H.4-SGK) ********************************************************************** *Phạm Thị Hoài* 2 *Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản-Năm học 2010-2011* ****************************************************************** Đây là nội dung đã được thực hành nhiều, vì vậy GV cần: - Gọi 1-2 HS lên bảng lắp ca bin -Yêu cầu toàn lớp quan sát và bổ sung bước lắp của bạn. - Nhận xét, bổ sung cho hoàn thành bước lắp. * Lắp cánh quạt (H. 5 –SGK) - Yêu cầu HS quan sát hình và trả lời câu hỏi trong SGK. - GV nhận xét câu trả lời của HS, sau đó hướng dẫn lắp cánh quạt: + Lắp phần trên cánh quạt: Lắp vào đầu trục ngắn 1 vòng hãm, 3 thanh thẳng 9 lỗ, bánh đai và 1 vòng hãm. + Lắp phần dưới cánh quạt: Lắp v ào đầu trục ngắn còn lại 1vòng hãm và bánh đai. * Lắp càng máy bay (H. 6–SGK) - GV hướng dẫn lắp thân máy bay. Khi lắp, GV thao tác chậm và lưu ý cho HS biết mặt phải, mặt trái của càng máy bay. - Yêu cầu HS quan sát hình và trả lời câu hỏi trong SGK. - Gọi 1 HS lên trả lời câu hỏi và lắp càng thứ hai của máy bay. - Toàn lớp quan sát và bổ sung bước lắp của bạn. - GV nhận xét, uốn nắn thao tác của HS. Sau đó hướng dẫn thao tác nói hai càng máy bay bằng 2 thanh thẳng 6 lỗ. c) Lắp ráp máy bay trực thăng (H.1-SGK) - GV lắp ráp máy bay trực thăng theo các bước trong SGK. - Trong các bước lắp, GV cần chú ý: + Bước lắp thân máy bay bào sàn ca bin và giá đỡ: Lắp lỗ thứ nhất và lỗ thứ ba của thanh chữ U ngắn vào lỗ thứ hai và lỗ thứ tư ở hàng lỗ cuối của tấm nhỏ. Đây là bước lắp khó, GV thao tác chậm để HS theo dõi. + Bước lắp cánh quạt vào trần ca bin, GV gọi 1 HS thực hiện bước lắp. (Dùng vòng hãm để giữ trục cánh quạt với trần ca bin). + GV lắp tấm sau của ca bin máy bay. +Bước lắp giá đỡ sàn ca bin vào càng máy bay, GV lưu ý để HS biết vị trí lỗ lắp ở càng máy bay, mối ghép giữa cánh quạt và trần ca bin. - Kiểm tra các mối ghép đã đảm bảo chưa, nhất là mối ghép giữa giá đỡ sàn ca bin với càng máy bay. d) Hướng dẫn tháo rời chi tiết và xếp gọn vào hộp Cách tiến hành như các bài trên. Lưu ý: Cuối tiết 1, GV dặn dò HS mang túi hoặc hộp đựng để cất giữ các bộ phận sẽ lắp ở cuối tiết 2. Tiết 2: Thể dục:Bài 53 MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN TRÒ CHƠI" CHUYỀN VÀ BẮT BÓNG TIẾP SỨC " I Mục tiêu: Thực hiện được động tác chuyền cầu bằng mu bàn chân( hoặc bất cứ bộ phận nào của cơ thể). ********************************************************************** *Phạm Thị Hoài* 3 *Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản-Năm học 2010-2011* ****************************************************************** -Biết cách tâng cầu và phát cầu bằng mu bàn chân. -Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi. II- Địa điểm, phương tiện - Trên sân trường. III- Nội dung và phương pháp lên lớp 1. Phần mở đầu: 6-10 phút. - GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học: 1 phút. - Xoay các khớp cổ chân, hông, vai. - Ôn các động tác tay, chân, vặn mình và toàn thân của bài thể dục phát triển chung. Mỗi động tác 2x8 nhịp. * Trò chơi khởi động: 1 phút. * Kiểm tra bài cũ : 1-2 phút. 2. Phần cơ bản: 18-22 phút a) Môn thể thao tự chọn : 14-16 phút - Đá cầu. - Học tâng cầu bằng mu bàn chân: 9-11 phút. Tập theo đội hình vòng tròn. + GV nêu tên động tác. + Cán sự làm mẫu và giải thíchđộng tác. + Chia tổ luyện tập + GV theo dõi, giúp đỡ sau đó kiểm tra lại. - Ôn chuyền cầu bằng mu bàn chân: 4-5 phút. + Đội hình vòng tròn. + GV nêu tên động tác. + Cho 1 nhóm ra làm mẫu. + Cia tổ đẻ luyện tập. b) Trò chơi " Chuyền và bắt bóng tiếp sức ". Đội hình và phương pháp dạy như các tiết 51, 52. 3. Phần kết thúc: 4-6 phút. - GV cùng HS hệ thống bài: 1 phút. - Đi thường theo 2-4 hàng dọc và hát : 2-3 phút. * Trò chơi hoặc một số động tác hồi tĩnh: 1-2 phút. - GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học, giao bài về nhà: Tập đá cầu hoặc ném bóng trúng đích Tiết 3: Chào cờ: Tập trung đầu tuần ********************************************************************** *Phạm Thị Hoài* 4 *Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản-Năm học 2010-2011* ****************************************************************** Ngày soạn:12/03/2011 Ngày giảng:Thứ ba ngày15 tháng 3 năm 2011 Tiết 1: Toán: QUÃNG ĐƯỜNG I . Mục tiêu : - Biết cách tính quãng đường đi được của một chuyển động đều. - Học sinh cẩn thận khi làm bài. Bài tập cần làmbài 1,2. II . Chuẩn bị : -Mô hình giới thiệu quãng đường. III . Các hoạt động dạy học 1. Bài cũ: HS nêu cách tính quãng đường và làm bài tập 2 tiết trước GV sửa bài, nhận xét và ghi điểm . 2. Bài mới: HĐ1 : Hướng dẫn cách tính quãng đường ( 8-10phút) - Giáo viên nêu ví dụ 1 .Gọi học sinh đọc ví dụ 1 . - Gọi 1 học sinh tóm tắt: v = 42,5 km / giờ t = 4 giờ S = … km ? - Yêu cầu HS thảo luận tìm cách tính quãng đường. - Các nhóm lần lượt trình bày cách làm : lấy trung bình 1 giờ (42,5 km ) nhân với 4 - Cả lớp giải vào nháp. Quãng đường xe đi là : 42.5 x 4 = 170 ( km ) Đáp số : 170 km H : Muốn tính quãng đường ta làm như thế nào? Qui tắc: Muốn tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian. - Yêu cầu các nhóm tự hình thành công thức . - Giáo viên kết luận và đưa ra công thức chính xác nhất: S = v × t v: là vận tốc ;S: là quãng đường; t :là thời gian . - Yêu cầu học sinh nêu lại qui tắc . * Vận dụng làm vì dụ 2 - Tương tự ví dụ 1 yêu cầu học sinh thực hiện. -Gọi 1 HS lên bảng làm lớp làm vào vở nháp. -GV nhận xét sửa bài Giải: Đổi: 2giờ 30phút = 2,5 giờ ********************************************************************** *Phạm Thị Hoài* 5 *Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản-Năm học 2010-2011* ****************************************************************** Quãng đường người đó đã đi được là: 12 x 2,5 = 30 (km) Đáp số: 30 km HĐ 2 : Vận dụng thực hành ( 18-20 phút) Bài 1: -Gọi học sinh đọc đề bài, HD tìm hiểu đề bài và giải vào vở (Tính quãng đường đi được trong 3 giờ: 15,2 x 3 = 30,4 (km) ) Bài 2: -Gọi học sinh đọc đề bài, tìm hiểu đề bài. (Chú ý đỏi 12 phút ra giờ) - Gọi1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở . 3. Củng cố dặn dò: ( 1-2 phút) - Nêu cách tính vận tốc, quãng đường. Tiết 2: Chính tả: NGHE-VIẾT: CỬA SÔNG I. Mục tiêu : - Nhớ - viết đúng CT 4 khổ thơ cuối của bài “Cửa sông”. -Tìm được các tên riêng trong 2 đoạn trích trong SGK, củng cố, khắc sâu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài (BT2) - Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch. II. Chuẩn bị : - GV : Bảng phụ viết sẵn bài tập 2, III. Các hoạt động dạy học 1. Bài cũ : ( 3-5 phút) - GV gọi 2 HS lên bảng viết, lớp viết vào giấy nháp. Ơ- gien Pô –chi-ê, Pháp, Pô-chi-ê, Pa-ri, Pi-e Đơ-gây-tê. -GV nhận xét, sửa sai cụ thể từng lỗi 2. Bài mới: Giới thiệu bài - ghi đề ( 1-2 phút) HĐ1: Hướng dẫn nghe - viết chính tả. (18-20 phút) a) Tìm hiểu nội dung đoạn văn. -Gọi HS đọc thuộc bài chính tả: Cửa sông. H. Cửa sông là địa điểm đạc biệt như thế nào? (…là nơi biển tìm về với đất, nơi nước ngọt hòa lẫn nước mặn, nơi cá vào đẻ trứng, tôm búng càng, nơi tàu ra khơi, nơi tiễn người ra biển.) b) Hướng dẫn viết từ khó. -Yêu cầu 1 HS lên bảng viết các từ khó, lớp viết vào giấy nháp các từ: con sóng, nước lợ, nông sâu, uốn cong, lưỡi sóng, lấp lóa. - GV nhận xét HS viết từ khó. Yêu cầu viết lại ( nếu sai) c) Viết chính tả – chấm bài. ********************************************************************** *Phạm Thị Hoài* 6 *Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản-Năm học 2010-2011* ****************************************************************** - Kiểm tra HS đọc thuộc bài -GV hướng dẫn tư thế ngồi viết, cách trình bày bài. -HS nhớ viết bài vào vở. - GV treo bảng phụ : Đọc cho HS dò bài -Yêu cầu HS đổi vở theo từng cặp để sửa lỗi sai bằng bút chì. - GV chấm bài của tổ 1-2, nhận xét cách trình bày và sửa sai. HĐ2 : Luyện tập. (8-10 phút) Bài 2: -Yêu cầu học sinh đọc bài tập 2 , gạch dưới các tên riêng tìm được; giải thích cách viết các tên riêng đó. GV phát phiếu cho học sinh làm. -Nhận xét bài HS làm và chốt lại. Tên người: Cri-xto-phô – rô, Cô-lôm-bô; A-mê-ri-gô; Ve-xpu-xi; Ét-mân; Hin-la-ri, Ten -sinh No-rơ-gay. -Tên địa lí: I-ta –li-a; Lo-ren; A-mê-ri-ca; E-vơ-rét; Hi-ma-lay –a; Niu Di –lân. 3.Củng cố dặn dò : ( 2 phút) - Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc viết hoa. GV nhận xét tiết học. Tiết 3: Luyện từ và câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRUYỀN THỐNG I. Mục tiêu: - Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về truyền thống trong những câu tục ngữ, ca dao quen thuộc của BT1; điền đúng tiếng vào ô trống từ gợi ý của những câu ca dao, tục ngữ(BT2) -HS khá giỏi thuộc một số câu tục ngữ , câu ca dao trong BT1,2 -Giáo dục HS truyền thống tốt đẹp của dân tộcViệt Nam. II. Chu n b :ẩ ị Bảng viết sẵn bài tập 2. Phiếu học tập bài tập 1.Từ điển Tiếng Việt. III. Các hoạt động dạy học: 1.Bài cũ: (3-5 phút) - Yêu cầu 2 học sinh đọc lại đoạn văn ngắn viết về tấm gương hiếu học, sử dụng biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu; chỉ rõ những từ ngữ thay thế (BT3, tiết LTVC trước). -GV nhận xét và ghi điểm cho HS 2. Bài mới: Giới thiệu bài - ghi đề ( 1-2 phút) HĐ 1: Hướng dẫn làm bài tập 1. (13-15 phút) -Yêu cầu học sinh đọc đề tìm hiểu đề bài. -GV yêu cầu HS làm việc , nội dung sau : * Tìm câu tục ngữ, ca dao ghi lại truyền thống quý báu của dân tộc ta (hãy minh họa mỗi truyền thống bằng một câu tục ngữ ca dao). Ghi câu tục ngữ, ca dao vào giấy. ********************************************************************** *Phạm Thị Hoài* 7 *Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản-Năm học 2010-2011* ****************************************************************** -Yêu cầu 2 em làm bảng nhóm ,sau đó lên dán kết quả lên bảng. -GV cùng cả lớp nhận xét chọn đáp án đúng. Có thể tìm câu tục ngữ, ca dao: a.Yêu nước: Con ơi, con ngủ cho lành. Để mẹ gánh nước rửa bành con voi Muốn coi lên núi mà coi Coi bà Triệu Ẩu cưỡi voi đánh cồng. b.Lao động cần cù: Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ. Có công mài sắt có ngày nên kim. c. Đoàn kết: Một cây làm chẳng lên non Ba cây chùm lại lên hòn núi cao. d.Nhân ái: Môi hở răng lạnh. Anh em như thể tay chân. Rách lành đùm bọc, khó khăn đỡ đần. -Yêu cầu HS đọc lại các câu tục ngữ, ca dao trên HĐ2. Làm bài tập 2.( 13-15 phút) -Yêu cầu học đọc đề bài và nêu yêu cầu đề. -Giáo viên chia lớp thành bốn nhóm, hoạt động theo nhóm. -Giáo viên phát phiếu học tập ( ô chữ trong sgk) cho học sinh làm. -Đại diện 4 nhóm dán bài làm của mình lên bảng. -Yêu cầu các nhóm đọc lại các câu tục ngữ ca dao sau khi đã điền hoàn chỉnh. -GV đánh giá nhóm thắng cuộc là nhóm giải được ô chữ: Uống nước nhớ nguồn nhanh nhất. 3.Củng cố dặn dò: (2 phút) -Tổng kết bài và nhận xét tiết học Tiết 4: Lịch sử LỄ KÝ HIỆP ĐỊNH PA – RI I . Mục tiêu : - HS biết : -Ngày 27/1 /1973 Mỹ buộc phải ký hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở VN. +Những điểm cơ bản của hiệp định ; Mĩ phải tôn trọng đọc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của VN, rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi VN; chấm dứt dính líu về quân sự ở VN, có trách nhiệm hàn gắn vết thương chiên tranh ở VN. +Ý nghĩa hiệp định Pa-ri đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi VN tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân ta tiến tới dành thắng lợi hoàn toàn. ********************************************************************** *Phạm Thị Hoài* 8 *Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản-Năm học 2010-2011* ****************************************************************** -HS tự hào về trang sử vẻ vang chống ngoại xâm của dân tộc. II . Chuẩn bị : Hình ảnh , tư liệu về hiệp định Pa – ri . Bản đồ hành chính Việt Nam. III . Hoạt động dạy học 1. Bài cũ : Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không (5phút) - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi : HS1 : Vì sao Mĩ ném bom hủy diệt Hà Nội ? HS2: Đọc bài học tóm tắt SGK ? - Nhận xét và ghi điểm cho HS . 2. Bài mới: Giới thiệu bài - Ghi đề HĐ1 : Tình hình dẫn đến hiệp định Pa-ri ( 8-10phút) - Yêu cầu HS đọc nội dung SGK - Hoạt động cả lớp : H:Vì sao Mĩ lại buộc phải kí hiệp định Pa-ri về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam? ( Sau những đòn choáng váng trong Tết Mậu Thân 1968 và những thất bại nặng nề ở hai miền Nam, Bắc trong năm 1972, Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam) H:Lễ kí hiệp định Pa-ri diễn ra ở đâu, vào thời gian nào, trong khung cảnh như thế nào? (Ngày 27-1-1973 cờ đỏ sao vàng, cờ nửa đỏ, nửa xanh, giữa ngôi sao vàng treo đầy đường phố Clê – be (Pa-ri) . Nhiều nơi xuất hiện khẩu hiệu ủng hộ Việt Nam, Trung tâm hội nghị Quốc tế trang hoàng lộng lẫy….của dân tộc) HĐ2 : Tìm hiểu về nội dung cơ bản và ý nghĩa của hiệp định Pa-ri. ( 10-12 phút) - Hoạt đông cá nhân , nội dung : 1 . Nêu những nội dung cơ bản của Hiệp định Pa- ri về Việt Nam? - Nhìn vào sách – Trình bày – Gv chốt : (Những nội dung cơ bản của Hiệp định Pa-ri:Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; phải rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi Viêt Nam; phải chấm dứt dính líu quân sự tại Việt Nam; phải có trách nhiệm trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh tại Việt Nam.) * GV cho cả lớp xem tranh ảnh , tư liệu về lễ ký hiệp định Pa -ri . HĐ3 : Tìm hiểu về Ý nghĩa (5-6 phút) - Hoạt động nhóm , nội dung : Lễ ký hiệp địng Pa – ri có ý nghĩa gì ? - Đại diện nhóm trình bày – Gv chốt : (Hiệp định Pa-ri đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng Việt Nam. Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi nước ta, lực lương cách mạng miền Nam chắc chắn mạnh hơn kẻ thù. Đó ********************************************************************** *Phạm Thị Hoài* 9 *Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản-Năm học 2010-2011* ****************************************************************** là thuận lợi rất lớn để nhân dân ta tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.) 3. Củng cố dặn dò: ( 1-2 phút) - Yêu cầu HS đọc bài học tóm tắt SGK / 55. Dặn về học bài và chuẩn bị bài sau . Buổi chiều Tiết 1: Luyện tập đọc: TRANH LÀNG HỒ I. Mục tiêu: - H đọc lưu loát, diễn cảm cả bài; ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ ca ngợi vẽ đẹp độc đáo của những bức tranh. -Nắm chắc nội dung bài -Giáo dục H biết quý trọng giữ gìn nét đẹp cổ của văn hoá dân tộc. II. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi sẵn đoạn 1 III. Lên lớp: 1.Luyện đọc: -Các H nối tiếp đọc 3 đoạn của bài.T chú ý sữa lỗi phát âm các từ nhấp nhánh,lĩnh luyện,khoáy -H luyện đọc nhóm đôi,đọc trước lớp,nhận xét,bình chọn -Chú ý Tuấn, Thoại luyện đọc nhiều trước lớp. *Lưư ý:-Toàn bài đọc với giọng vui tươi rành mạch,thể hiện cảm xúc trân trọng trước những bức tranh dân gian làng Hồ,ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu,giữa các cụm từ,nhấn giọng ở những từ gợi tả 2.Luyện đọc diẽn cảm -3 H đọc cả bài nêu cách đọc diễn cảm -H luyện đọc đoạn 1 theo nhóm đôi,thi đọc,bình chọn.T nhận xét,ghi điểm. 3.Ôn nội dung bài -T nêu các câu hỏi ở sách giáo khoa H lần lượt trả lời để ôn nội dung bài -1 H nhắc lại nội dung bài -Qua bài tập đọc em biết thêm được điều gì? -T nhận xét tiết học.Về nhà luyện đọc nhiều nhất là Thoại, Tuấn.Chuẩn bị bài sau. Tiết 2: Luyện Tập làm văn: ÔN TẬP TẢ CÂY CỐI I. Mục tiêu : -Củng cố cách làm văn tả cây cối. ********************************************************************** *Phạm Thị Hoài* 10 . tư (16/3) 1 2 3 4 5 Toán Kể chuyện Tập đọc Đạo đức Hát nhạc Luyện tập Kể chuyện được chưứng kiến hoặc tham gia Đất nước Em yêu hoà bình GVCT Thứ sáu (Sáng) (18/3) 1 2 3 4 Toán LTVC Tập làm văn Địa. toán L. Âm nhạc Sinh hoạt Thời gian GVCT Lớp Cam Tuyền, ngày 11 tháng 3 năm 2011 Phạm Thị Hoài ********************************************************************** *Phạm Thị Hoài* 1 *Giáo. bước lắp. * Lắp cánh quạt (H. 5 –SGK) - Yêu cầu HS quan sát hình và trả lời câu hỏi trong SGK. - GV nhận xét câu trả lời của HS, sau đó hướng dẫn lắp cánh quạt: + Lắp phần trên cánh quạt: Lắp vào

Ngày đăng: 11/05/2015, 05:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Tiết 1: Kĩ thuật:

  • LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG

    • QUÃNG ĐƯỜNG

    • ....................................................................

    • Tiết 2: Chính tả:

    • NGHE-VIẾT: CỬA SÔNG

    • MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRUYỀN THỐNG

    • Tiết 4: Lịch sử

    • LỄ KÝ HIỆP ĐỊNH PA – RI

      • Tiết 1: Toán:

      • LUYỆN TẬP

      • ĐẤT NƯỚC

        • --------------------------------------------------------------

        • Tiết 4: Đạo đức

        • EM YÊU HOÀ BÌNH (Tiết 2)

          • LUYỆN TẬP

          • Tiết 2: Luyện từ và câu:

          • LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG TỪ NGỮ NỐI

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan