Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 34 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
34
Dung lượng
372,5 KB
Nội dung
BÀI THẢO LUẬN Môn: Tiền tệ-Ngân hàng. Đề tài: Nghiên cứu về lạm phát của Trung Quốc & Việt Nam. Nhóm thảo luận: Leaders. Lớp: QTMA-K9. Bố cục bài: Phần 1: Lý luận chung về lạm phát, nguyên nhân và giải pháp…….2 Phần 2: Nghiên cứu về lạm phát ở Trung Quốc trong 2 năm 2007, 2008. 1. Thực trạng………………………………………………………5 2. Nguyên nhân……………………………………………………8 3. Giải pháp……………………………………………………… 11 Phần 3: Nghiên cứu về lạm phát ở Việt Nam trong 2 năm 2007, 2008. 1. Thực trạng……………………………………………………….15 2. Nguyên nhân…………………………………………………….21 3. Giải pháp…………………………………………………………27 4. Một số ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế……………… 31 Phần 1: Lý lụân chung về lạm phát 1. Khái niệm và các loại lạm phát 1.1 Khái niệm lạm phát Có 2 cách tiếp cận - Thứ nhất: xuất phát từ việc xem xét các nguyên nhân của lạm phát. Lạm phát là quá nhiều tiền đi săn quá ít hàng. Hoặc Lạm phát là khi tiền lương danh nghĩa tăng nhanh hơn năng suất lao động. chỉ đưa ra các cách giải thích khác nhau về nguyên nhân lạm phát, chưa phải là một định nghĩa lạm phát theo đúng nghĩa. - Thứ hai: tập trung vào những ảnh hưởng của lạm phát. Lạm phát là mức giá cả chung (mức giá bình quân ) tăng lên. Đây là hiện tượng phổ biến hiện nay và xảy ra ở tất cả các nước với mức biến động giá khác nhau. 1.2 Các loại lạm phát Căn cứ vào tốc độ lạm phát, chia ra làm 3 loại khác nhau: 1.2.1. Lạm phát vừa phải: Lạm phát vừa xảy ra khi tốc độ tăng giá chậm, ở mức 1 con số. 1.2.2. Lạm phát phi mã: Là loại lạm phát xảy ra khi giá cả bắt đầu tăng ở mức hai, ba con số như 20%, 100% hoặc 200%/ năm. 1.2.3. Siêu lạm phát: Xảy ra khi tốc độ tăng giá vượt xa mức lạm phát phi mã có thể lên tới hàng nghìn tỷ lần. Đặc trưng cơ bản của các cuộc siêu lạm phát: - siêu lạm phát có sức phá huỷ mạnh toàn bộ mọi hoạt động của nền kinh tế và thường đi kèm với suy thoái kinh tế nghiêm trọng. - lạm phát thường xảy ra do các biến cố lớn dẫn đến đảo lộn trật tự xã hội như chiến tranh, khủng hoảng chính trị. - Nguyên nhân duy nhất của mức tăng giá khủng khiếp là do phát hành tiền giấy không hạn chế nhằm bù đắp thiếu hụt NSNN. 2. Nguyên nhân lạm phát 2.1. Lạm phát cầu kéo Đây là nguyên nhân do tổng cầu (AD )- tổng chi tiêu của xã hội tăng lên - vượt qua mức cung ứng hàng hoá của xã hội dẫn đến áp lực làm tăng giá cả. Các lý do cụ thể: - Chi tiêu của chính phủ tăng lên - Chi dùng của các hộ gia đình tăng lên - Nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp tăng lên - Do chính sách tiền tệ mở rộng - Các yếu tố liên quan đến nhu cầu của nước ngoài 2.2. Lạm phát chi phí đẩy Đặc điểm quan trọng của loại lạm phát chi phí đẩy là áp lực làm tăng giá cả xuất phát từ sự tăng lên của chi phí sản xuất vượt quá mức tăng của năng suất lao động và làm giảm mức cung ứng hàng hoá của xã hội. Chi phí sản xuất có thể tăng lên do: - Mức tăng tiền lương vượt quá mức tăng của năng suất lao động. - Sự tăng lên của mức lợi nhuận ròng của người sản xuất đẩy giá cả hàng hoá lên. - Do giá nội địa của hàng nhập khẩu tăng lên, có thể do áp lực lạm phát của nước xuất khẩu, hoặc do giá trị nội tệ giảm so với ngoại tệ hoặc do ảnh hưởng của khủng hoảng - Do sự tăng lên của thuế và các khoản nghĩa vụ với NSNN ảnh hưởng tới mức sinh lời của hoạt động đầu tư, giá cả tăng lên là tất yếu nhằm duy trì mức sinh lời thực tế. 3. Hậu quả của lạm phát 3.1. Lạm phát có thể dự tính được Mức lạm phát thực tế phù hợp với dự tính nên lạm phát không gây ảnh hưởng gì đến sản lượng, hiệu quả và phân phối thu nhập. 3.2. Lạm phát không thể dự tính Khi tỷ lệ lạm phát biến động ngoài dự tính, nó tạo nên sự biến động bất thường về giá trị tiền tệ và làm sai lệch toàn bộ thước đo các quan hệ giá trị, ảnh hưởng đến mọi hoạt động kinh tế xã hội: - Lạm phát tạo nên sự bất ổn định cho môi trường kinh tế xã hội - Phân phối lại thu nhập quốc dân và của cải xã hội - Lãi suất tăng lên - Ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế - Ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp 4. Các giải pháp kiềm chế lạm phát 4.1. Giá của chính sách chống lạm phát 4.2. Các giải pháp giảm tỷ lệ lạm phát 4.2.1. Nhóm giải pháp tác động vào tổng cầu Các giải pháp này nhằm hạn chế sự gia tăng quá mức của tổng cầu, gồm: - chính sách tiền tệ khan hiếm - kiểm soát chi tiêu của NSNN - thực hiện chính sách khuyến khích tiết kiệm giảm tiêu dùng 4.2.2. Nhóm giải pháp tác động vào cung Giải pháp quan trọng nhất là tác động vào mối quan hệ giữa mức tăng tiền lương và mức tăng của năng suất lao động xã hội. 4.2.3. Nhóm giải pháp nhằm mở rộng khả năng cung ứng hàng hoá - Giải pháp tình thế : nhập khẩu hàng hóa, nhất là các hàng hoá khan hiếm góp phần giảm áp lực đối với giá cả. - Chiến lược dài hạn: tăng khả năng sản xuất hàng hoá trong nước. Phần 2. Nghiên cứu tình trạng lạm phát ở Trung Quốc. Lạm phát đang công phá nhiều nền kinh tế, nhưng đáng lo ngại hơn cả là bệnh dịch này không còn dừng lại ở Mỹ hay ở châu Âu mà nay đã tràn sang cả Trung Quốc - nơi tăng trưởng kinh tế là hi vọng, động lực của kinh tế toàn cầu. Lạm phát ở Trung Quốc vẫn đang tăng bất chấp các giải pháp cấp bách của chính phủ nhằm “hạ nhiệt” nền kinh tế, như chính sách khuyến khích nông dân tăng cường nuôi lợn, hay quyết định tăng lãi suất lên gấp 6 lần của chính phủ hồi năm ngoái. I.Thực trạng lạm phát đó của Trung Quốc được thể hiện rất rõ. BẢNG THỐNG KÊ Tỷ lệ lạm phát của Trung Quốc từ 2003 2008 Nguồn: http://www.tradingeconomics.com Năm 2007 và 2008 là 2 năm mà Trung Quốc đối mặt với tình hình lạm phát căng thẳng nhất. Đây là một số số liệu về lạm phát 8 tháng đầu năm 2008: Tháng/2008 1 2 3 4 5 6 7 8 Tỷ lệ lạm phát (%) 7.1 8.7 8.3 8.5 7.7 7.11 6.3 4.9 Trung Quốc, một trong những nền kinh tế được coi là “cứu tinh” của kinh tế châu Á, đã kết thúc tháng 1/2008 với tỷ lệ lạm phát cao nhất trong vòng 11 năm qua, một phần do ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt. Thời tiết quá lạnh làm hỏng mùa màng, nông nghiệp, khiến giá thực phẩm tiếp tục leo thang, qua đó đẩy lạm phát tiếp tục tăng dữ dội. Do vậy, chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc (CPI) đã tăng 7,1% so với cùng kỳ năm ngoái, theo như con số chính thức của Tổng cục Thống kê nước này đưa ra ngày 19/2/2008. Thời gian qua tại Trung Quốc, giá gạo, trứng gà, rau quả đã tăng mạnh mẽ, liên tục. Trong đó, đặc biệt tăng mạnh là giá thịt, nhất là thịt lợn, với việc ở nhiều nơi tăng tới gần 50%. Riêng thực phẩm tăng tới 18% tính về giá trong tháng 1/2008. Trong đó, tăng dữ dội nhất và cũng dễ nhìn thấy nhất là mặt hàng thịt lợn, tăng tới 59%. Cùng thời gian, dầu ăn tăng 37% và rau xanh tăng tới 14%. Các mặt hàng phi thực phẩm tăng 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Lạm phát của Trung Quốc tiếp tục leo thang như vậy, bất chấp các nỗ lực kiềm chế lạm phát của chính phủ nước này.Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào hôm 3/2 đã chủ trì một cuộc họp khẩn cấp của Bộ chính trị để bàn về những nỗ lực giải cứu. Đây là cuộc họp thứ 2 kiểu này trong vòng một tuần. Trong khi đó, các nhà xuất khẩu của Trung Quốc, đất nước được mệnh danh là “công xưởng của thế giới’, đã buộc phải tăng giá hàng, khiến “bão giá” lan sang cả Mỹ và châu Âu.Giá cả của khu vực dịch vụ tại Trung Quốc cũng đã tăng 2,6%, phản ánh chi phí nhân công ở nước này đang có xu hướng tăng.Tỷ lệ lạm phát 7,1% của Trung Quốc trong tháng 1/2008 là mức cao nhất kể từ tháng 9/1996, khi lạm phát lập ngưỡng 7,4%. Theo ICBC, chỉ số CPI của Trung Quốc sẽ vào khoảng 8,2% trong tháng 3, giảm nhẹ so với tháng 2, khi tác động của đợt bão tuyết đã tàn phá Trung Quốc hồi đầu năm không còn đeo đẳng nữa . Lạm phát ở Trung Quốc trong tháng 2 năm 2008 đã tăng lên 8,7% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng cao nhất trong gần 12 năm qua. Giá lương thực, thực phẩm tăng 23,3%, trong khi giá những loại hàng hóa khác chỉ tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước. Một đợt tăng giá ngũ cốc mới trên thế giới trong đó có giá gạo và lúa mỳ, có thể sẽ gia tăng thêm sức ép đối với nỗ lực chống lạm phát của Chính phủ Trung Quốc. Tuy nhiên, các nhà kinh tế đã dự đoán tỷ lệ lạm phát của Trung Quốc có thể sẽ bắt đầu giảm trong nửa cuối năm 2008, khi biện pháp kiểm soát vĩ mô của chính phủ phát huy tác dụng Quả thật, lạm phát của Trung Quốc đã giảm vào tháng 7 theo số liệu mới được thông báo, giúp Trung Quốc đẩy mạnh tăng trưởng của nền kinh tế khi đang có dấu hiệu chậm lại.Tổng cục Thống kê ở Bắc Kinh thông báo rằng giá tiêu dùng trong tháng 7 tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2007. Hãng tin Reuters cho hay: giá thịt ở Trung Quốc tăng 45% so với năm 2007 và giá lương thực tính chung tăng hơn 15%. Một khó khăn lớn nữa với kinh tế Trung Quốc là tình trạng giá dầu leo thang, đã lên 128 USD/thùng, trong khi nhu cầu dầu của Trung Quốc đang tăng mạnh. Để tránh rơi vào tình trạng thiếu nhiên liệu, Trung Quốc gần đây đã phải áp dụng các biện pháp trợ giá tới 45 tỷ USD (tương đương 1,1% GDP và khoảng 5,2% tổng thu ngân sách). Để không xảy ra tình trạng mất điện trong mùa hè này, Trung Quốc có thể cần phải áp dụng các biện pháp trợ giá tốn kém hơn. Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo cho hay, nước này đặt ra mục tiêu giữ CPI vào khoảng 4,8% năm nay. Nhiệm vụ ưu tiên của chính sách điều chỉnh kinh tế vĩ mô năm 2008 là ngăn chặn tăng trưởng kinh tế quá nóng và giữ cấu trúc giá tăng hợp lý. "Đồng thời, chúng ta xem xét khả năng chịu đựng mức giá tăng của cá nhân, doanh nghiệp và toàn thể xã hội, đồng thời cố gắng tránh tăng giá đột ngột’’, ông Ôn Gia Bảo nói. Thủ tướng Trung Quốc thừa nhận, nước này đang phải đối mặt với ’’áp lực lạm phát ngày một gia tăng’’ và nhiệm vụ giảm lạm phát là ’’rất khó khăn’’. Tất cả những dấu hiệu trên báo hiệu tình trạng giảm tốc đang đến gõ cửa Trung Quốc. Trung Quốc đã phát triển quá nhanh để giữ được tốc độ 10% mà họ đã duy trì 30 năm, và sẽ giảm xuống 8% vào năm sau. II. Nguyên nhân gây ra lạm phát ở Trung Quốc 1. Lạm phát cầu kéo Giá thực phẩm tăng cao được xem như là nguyên nhân chính đẩy tỷ lệ lạm phát của Trung Quốc từ mức 6,5% của tháng 12/2007 lên 7,1% trong tháng đầu tiên của năm 2008. Mùa đông tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ kỷ qua ở đất nước đông dân nhất thế giới đã gây ảnh hưởng nghiên trọng đến nguồn cung thực phẩm, dẫn đến việc giá cả tăng 18%. Các trận bão tuyết lớn đã khiến giao thông đình trệ, mùa vụ thất thu, gia súc gia cầm chết hàng loạt. Nguyên nhân CPI tăng mạnh chủ yếu là do giá thực phẩm tăng mạnh, nhất là các sản phẩm thịt. Nhóm thực phẩm đã tăng giá tới 15,4%, trong khi các nhóm khác chỉ tăng khoảng 0,9%. Nhất là giá thịt lợn, ở nhiều nơi tăng tới gần 50%. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng thời tiết khắc nghiệt không phải là nguyên nhân duy nhất đằng sau tình trạng giá thực phẩm leo thang. Giá hàng tiêu dùng tại TQ đã tăng 1,2% chỉ trong 1 tháng, từ tháng 12/2007 đến tháng 1/2008. Đợt bão tuyết tồi tệ nhất vào đầu tháng 2/2008 ở TQ đã làm hư hại khoảng 10% diện tích canh tác của nước này, tàn phá nhiều công trình, gây cản trở giao thông, đẩy giá cả nhu yếu phẩm tăng cao. Một số chuyên gia đã nâng dự báo lạm phát của Trung Quốc năm 2008 từ 4,5% lên 5%. Ngày 20/2, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc (MOA) cho biết, khoảng 11,87 triệu ha cây trồng của nước này bị hỏng. Khoảng 7 triệu ha đất canh tác đã bị ảnh hưởng do bão tuyết, trong đó hơn 700 triệu ha mất trắng hoa màu khiến cho nguồn cung lương thực – thực phẩm bị sụt giảm. Trung Quốc còn buộc phải chi nhiều khoản tiền đầu tư để sửa chữa hệ thống giao thông, điện, viễn thông bị hư hại. Vì vậy, bão tuyết không chỉ làm gia tăng lạm phát, mà còn ảnh hưởng chính sách thắt chặt đầu tư, hạn chế tình trạng kinh tế phát triển quá nóng của Trung Quốc. 2. Lạm phát chi phí đẩy Áp lực tăng giá cả xuất phát từ sự tăng lên của chi phí sản xuất vượt qua mức tăng của sức lao động và làm giảm mức cung ứng hàng hóa của xã hội. Tình trạng lạm phát gia tăng chủ yếu do giá lương thực phẩm và giá năng lượng trên thị trường toàn cầu tăng và do tác động của một số nhân tố trong nước, trong đó có chi phí đầu vào và nhu cầu tăng mạnh. Một đợt tăng giá ngũ cốc mới trên thế giới trong đó có giá gạo và lúa mỳ, có thể sẽ gia tăng thêm sức ép đối với nỗ lực chống lạm phát của Chính phủ Trung Quốc. Có một số ý kiến cho rằng công nghiệp hoá, đô thị hoá đã đẩy nhanh tốc độ thu hẹp diện tích đất trồng mới là nguyên nhân cơ bản của lần lạm phát mang tính xu hướng này. Về cung lương thực, công nghiệp hoá, đô thị hoá đã từng bước đẩy nhanh việc chiếm dụng một khối lượng lớn tư liệu sản xuất, dẫn tới khó khăn cho tăng trưởng lương thực. Một là chiếm dụng đất làm giảm diện tích đất canh tác. Từ 2003- 2006, diện tích đất canh tác thuần giảm ở Trung Quốc là 60.0915 triệu mẫu, bình quân hàng năm giảm trên 10 triệu mẫu. Theo xu thế hiện nay, đến năm 2020, đất canh tác ở Trung Quốc sẽ thiếu hụt từ 100 triệu mẫu trở lên. Hai là chuyển dịch khối lượng lớn sức lao động trẻ của nông thôn, khiến sản xuất ở nông thôn bị suy giảm, tăng trưởng năng suất lao động chậm Ba là, công nghiệp hoá, đô thị hoá từng bước đẩy giá lương thực tăng nhanh. Quá trình này đã đẩy nhanh tốc độ tăng nhu cầu sử dụng đất cùng với sự suy giảm nhanh chóng của diện tích đất canh tác đã khiến giá đất sử dụng cho công nghiệp tăng vọt, kéo theo giá đất nông nghiệp. Cùng lúc đó hiệu suất trồng trọt giảm sút khiến thành phẩm lương thực có cơ tăng giá. Đây lại là lạm phát do chi phí đẩy. Sự phát triển của công nghiệp hoá và đô thị hoá còn kéo theo sự tăng giá của dầu thô, nguyên liệu và các sản phẩm thiết yếu khác, đồng thời nó làm tăng giá tư liệu sản xuất, khiến giá các vật dụng phải đầu tư vào sản xuất lương thực cùng các dịch vụ có liên quan tăng giá rõ rệt. Chi phí sản xuất tăng do các nguyên nhân sau: Thứ nhất, lương nhân công tăng nhanh. Năm 2005, giá nhân công rẻ khiến Trung Quốc nhanh chóng trở thành công xưởng của thế giới nhưng [...]... là nhân dân tệ đang mạnh lên rõ rệt khiến hàng hóa Trung Quốc lên giá khi xuất khẩu III Một số bài học từ Trung Quốc trong kiềm chế lạm phát Sau thời gian nỗ lực, hiện nay Trung Quốc thành công trong việc kiểm soát và giữ tỷ lệ lạm phát ở mức như mục tiêu đề ra trong năm 2008 là 4,8% Và lạm phát thấp nhất trong 14 tháng qua cho phép chính phủ Trung Quốc cắt giảm các khoản chi phí vay mượn, đồng thời... sách của Trung Quốc vẫn phải cân bằng các biện pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chống nguy cơ lạm phát tăng trở lại Phần 2 Nghiên cứu tình trạng lạm phát ở Việt Nam I Thực trạng lạm phát Việt Nam 12 là con số được lặp lại nhiều lần khi nói đến lạm phát trong những ngày cuối năm 2007 Theo ước tính mới nhất của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam. .. 4 thế giới Vậy, Trung Quốc đã làm những gì để kiềm chế lạm phát? Nhận thấy lạm phát đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế cũng như xã hội, ngay khi bước sang năm 2008, các nhà lãnh đạo Trung Quốc khẳng định, chống lạm phát là ưu tiên kinh tế hàng đầu của đất nước Không như Mỹ, nước thường xuyên chú trọng tăng lãi suất khi khối lượng đồng đô la Mỹ quá lớn, đến nay Trung Quốc không tăng... cung tiền của Việt Nam đã ngày một dãn rộng trong vòng 3 năm qua So sánh tốc độ tăng trưởng cung tiền và tăng trưởng GDP của ba nước, lấy mốc năm 2004 bằng 100% Cung tiền đo bằng M2 (gồm tổng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng) (Nguồn: Số liệu Thống kê tài chính quốc tế của Tổ chức Tiền tệ Quốc tế, riêng số liệu tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2007 của Việt Nam và Trung Quốc lấy từ nguồn Economist... đến cuối tháng 6 năm 2007, GDP của Việt Nam tăng 22%, còn mức cung tiền mặt cho lưu thông và tiền gửi ngân hàng đã tăng lên đến 110% Trong cùng giai đoạn này, GDP của Trung Quốc tăng 29%, nhưng mức cung tiền chỉ tăng 50% Chênh lệch giữa tăng GDP và tăng cung tiền của Thái Lan là hầu như không đáng kể Việt Nam tăng trưởng kinh tế thấp hơn so với Trung Quốc, nhưng tăng cung tiền lại cao... tiếp theo của Chính phủ, trước mắt DN vẫn phải nỗ lực, và huy động các nguồn lực hỗ trợ khác 2- Ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động của ngân hàng Đối với hoạt động huy động vốn: do lạm phát tăng cao, việc huy động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn Lạm phát tăng cao, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải thực hiện thắt chặt tiền tệ để giảm khối lượng tiền trong lưu thông, nhưng nhu cầu vay vốn của các... riêng 6 tháng đầu năm 2007, mức lương trả cho nhân công Trung Quốc đã tăng 18% Thứ hai, Trung Quốc đang khuyến khích các địa phương như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thẩm Quyến, Quảng Châu và Nam Ninh tăng tối đa lương tối thiểu của người lao động vì vậy sự tăng lương đã góp phần làm cho hàng hóa Trung Quốc tăng giá Thứ ba, giá của các loại nguyên liệu thô đầu vào đều tăng khiến giá sản phẩm phải đội lên theo Thứ... năm đến nay Với ý kiến cho rằng đô thị hóa là nguyên nhân sâu xa của lạm phát thì để kiềm chế được nó, Trung Quốc phải giải quyết vấn đề từ gốc khởi nguyên của cuộc lạm phát lần này ở Trung Quốc - một tiến trình đô thị hoá thiếu sự điều tiết Nắm lấy điểm đầu ấy để giải quyết quyết liệt mới là cách xử trị cả gốc lẫn ngọn, còn nếu chỉ dựa vào những biện pháp giải quyết trong chính sách tiền tệ, chính sách... khác nhằm tăng thêm các nguồn cung cấp và ổn định giá trong nước Đáng chú ý là tháng 7/2008, Ngân hàng Trung ương giảm bớt hạn chế đối với việc cho vay của các ngân hàng Ngân hàng Trung ương nâng chỉ tiêu vay năm 2008 của các ngân hàng quốc gia khoảng 5% và các ngân hàng khu vực khoảng 10% Do tình hình lạm phát giảm xuống mức thấp nhất, ngày 15/9/2008, Ngân hàng Trung ương quyết định giảm lãi suất cơ... mại cho rằng: “Nguyên nhân sâu xa của mọi nguyên nhân dẫn đến lạm phát ở VN cao thời gian qua là do sức cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu cả trên ba cấp độ quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm” Điều này giải thích vì sao cùng chịu tác động chung của tình hình thế giới, mức tăng chỉ số giá tiêu dùng của nhiều nước được kiềm chế thấp hơn VN o Chuyên gia Nhật Bản lưu ý, lạm phát VN hiện nay nên được hiểu . Nghiên cứu về lạm phát của Trung Quốc & Việt Nam. Nhóm thảo luận: Leaders. Lớp: QTMA-K9. Bố cục bài: Phần 1: Lý luận chung về lạm phát, nguyên nhân và giải pháp…….2 Phần 2: Nghiên cứu về. 1: Lý lụân chung về lạm phát 1. Khái niệm và các loại lạm phát 1.1 Khái niệm lạm phát Có 2 cách tiếp cận - Thứ nhất: xuất phát từ việc xem xét các nguyên nhân của lạm phát. Lạm phát là quá nhiều. cửa Trung Quốc. Trung Quốc đã phát triển quá nhanh để giữ được tốc độ 10% mà họ đã duy trì 30 năm, và sẽ giảm xuống 8% vào năm sau. II. Nguyên nhân gây ra lạm phát ở Trung Quốc 1. Lạm phát