1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chuẩn KTKN hóa học

11 467 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 535,41 KB

Nội dung

Tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng- Môn Hóa Học Page 1 Sơn Hòa- Lưu hành nội bộ BÁO CÁO CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG MÔN HÓA HỌC Nội dung 1: Các khái niệm cơ bản 1/ Khái niệm Chuẩn: • Chuẩn là những yêu cầu, tiêu chí tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định được dùng để làm thước đo đánh giá hoạt động, công việc, sản phẩm thuộc lĩnh vực nào đó. • Yêu cầu của Chuẩn là sự cụ thể hóa, chi tiết. Chuẩn chỉ ra những căn cứ để đánh giá chất lượng. Yêu cầu có thể được đo thông qua chỉ số thực hiện. 2/ Những yêu cầu cơ bản của Chuẩn: a. Chuẩn phải có tính khách quan, không lệ thuộc vào quan điểm hay thái độ chủ quan của người sử dụng Chuẩn. b. Chuẩn phải có hiệu lực ổn định về phạm vi lẫn thời gian áp dụng. c. Đảm bảo tính khả thi, có nghĩa là Chuẩn đó có thể đạt được. d. Đảm bảo tính cụ thể, tường minh và có tính định lượng. e. Đảm bảo không mâu thuẫn với các chuẩn khác trong cùng lĩnh vực hoặc những lĩnh vực có liên quan. 3/ Chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục (gọi tắt là Chuẩn): - Là mức độ yêu cầu và điều kiện mà đối tượng giáo dục được đánh giá phải đáp ứng để được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Chuẩn bao gồm các tiêu chuẩn và các tiêu chí. - Đối tượng được đánh giá chất lượng giáo dục chủ yếu là: Chương trình, SGK, giáo trình, tài liệu, cơ sở giáo dục, cán bộ quản lý, nhà giáo, học sinh. 4/ Chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình Giáo dục phổ thông: a/ Chuẩn KT-KN của Chương trình môn học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về KT-KN của môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức (mỗi bài, chủ đề, chủ điểm, mô đun). Tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng- Môn Hóa Học Page 2 Sơn Hòa- Lưu hành nội bộ b/ Chuẩn KT-KN của một đơn vị kiến thức là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về KT-KN của đơn vị kiến thức mà học sinh cần phải và có thể đạt được. c/ Chuẩn KT-KN là căn cứ để: - Biên soạn SGK và các tài liệu hướng dẫn dạy học, kiểm tra, đánh giá, đổi mới phương pháp dạy hoc, đổi mới kiểm tra, đánh giá. - Chỉ đạo, quản lý, thanh tra, kiểm tra thực hiện việc dạy học, kiểm tra, đánh giá, sinh hoạt chuyên môn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên. - Xác định mục tiêu mỗi giờ học, mục tiêu của quá trình dạy học. - Xác định mục tiêu kiểm tra, đánh giá đối với từng bài kiểm tra, bài thi, đánh giá kết quả giáo dục từng môn học, cấp học. d/ Các mức độ về KT-KN: * CÁC MỨC ĐỘ VỀ KIẾN THỨC:Yêu cầu HS phải nhớ, nắm vững, hiểu rõ các kiến thức cơ bản trong chương trình, SGK, đó là nền tảng vững vàng để có thể phát triển năng lực nhận thức ở cấp cao hơn. Có 6 mức độ là: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá và sáng tạo. + Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin, ghi nhứ, tái hiện thông tin, nhắc lại một loạt dữ liệu, từ các sự kiện đơn giản đến các lý thuyêt phức tạp. + Thông hiểu: Là khả năng nắm được, hiểu được { nghĩa của các khái niệm, hiện tượng, sự vật; giải thích được, chứng minh được. + Vận dụng: Là khả năng sử dụng các kiến thức đã học vào một hoàn cảnh cụ thể mới: Vận dụng nhận biết, hiểu biết thông tin để giải quyết vấn đề đặt ra; là khả năng đòi hỏi HS phải biết vận dụng kiến thức, biết sử dụng phương pháp, nguyên l{ hay { tưởng để giải quyết một vấn đề nào đó. + Phân tích: Là khả năng phân chia mọt thông tin ra thành các phần thông tin nhỏ sao cho cố thể hiểu được cấu trúc, tổ chức của nó và thiết lập mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng. Tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng- Môn Hóa Học Page 3 Sơn Hòa- Lưu hành nội bộ + Đánh giá: Là khả năng xác định giá trị thông tin: bình xét, nhận định, xác định được giá trị của một tư tưởng, một nội dung kiến thức, một phương pháp. + Sáng tạo: Là khả năng tổng hợp, sắp xếp, thiết kế lại thông tin, khai thác, bổ sung thông in từ các nguồn tư liệu khác để sáng lập một hình mẫu mới. Tuy nhiên trong chương trình GDPT, chủ yếu đề cập đến 3 mức độ đầu, các mức độ còn lại chú trọng phát huy năng khiếu, sở trường, năng lực sáng tạo của HS. *CÁC MỨC ĐỘ VỀ KỸ NĂNG: Biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi, giải bài tập, làm thực hành, có kỹ năng tính toán, vẽ hình, dựng biểu đồ Thông thường kỹ năng được xác định theo 3 mức độ: + Thực hiện được. + Thực hiện thành thạo. + Thực hiện sáng tạo. Tuy nhiên trong chương trình GDPT, chủ yếu đề cập đến 2 mức độ đầu, các mức độ còn lại chú trọng phát huy năng khiếu, sở trường, năng lực sáng tạo của HS. Nội dung 2: TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG THÔNG QUA CÁC KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC I. Những nguyên tắc định hướng dạy học theo chuẩn KT – KN của chương trình giáo dục phổ thông thông qua các kỹ thuật dạy học tích cực I.1. Về thực hiện nội dung dạy học - Soạn giáo án đầy đủ, chi tiết, nhưng bài lên lớp không nhất thiết phải tiến hành toàn bộ các phần của SGK. Để đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên tập trung vào phần trọng tâm của bài và chú ý hướng dẫn học sinh tự học theo SGK. - Hình thức bài soạn không quy định cứng nhắc (tùy theo khả năng của giáo viên và trình độ của học sinh). Nội dung bài soạn phải nêu rõ các bước tiến hành của giáo viên Tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng- Môn Hóa Học Page 4 Sơn Hòa- Lưu hành nội bộ và các hoạt động của học sinh. Kiến thức trong bài soạn và khi lên lớp phải bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình và SGK. Khi tiến hành bài lên lớp theo hướng đổi mới phương pháp dạy học, nhất thiết phải dựa vào các hoạt động, hệ thống câu hỏi (đặc biệt, cần có các hoạt động dẫn dắt vào bài, chuyển phần sao cho tạo được hứng thú học tập cho học sinh), tránh chép nội dung của SGK lên bảng. Môn Hoá học là môn khoa học thực nghiệm, các bài lên lớp luôn gắn liền với các thí nghiệm (dùng các thí nghiệm hoá học để dẫn dắt vấn đề, tạo niềm tin khoa học cho học sinh) và luôn liên hệ với các sự vật, hiện tượng thực tế xảy ra xung quanh ta. - Tận dụng tối đa các thiết bị thí nghiệm và các phương tiện hỗ trợ, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong bài lên lớp (máy vi tính, phần mềm, dữ liệu mô phỏng, thí nghiệm ảo, tranh, ảnh, sơ đồ trực quan…). I.2. Về thực hành, thí nghiệm - Cần khắc phục khó khăn để tiến hành đầy đủ các thí nghiệm trong các bài học. - Phải đảm bảo dạy đủ số tiết thực hành của từng chương và của cả năm học, tuỳ điều kiện cơ sở vật chất mà Hiệu trưởng cho phép giáo viên tiến hành lựa theo lịch sắp xếp, miễn là đảm bảo đủ số tiết và nội dung. - Nên tận dụng tối đa Phòng học bộ môn hóa học và tiến hành các thí nghiệm thực hành theo phướng hướng đổi mới phương pháp dạy học thực hành. II. Dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng của môn hoá học đối với cấp THCS II.1. Quan hệ giữa Chuẩn KT – KN, SGK và Chương trình GDPT môn hoá học cấp THCS Một trong những yêu cầu có tính nguyên tắc của chương trình học theo luật giáo dục (2005) là phải “quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng phạm vi về cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học hoặc trình độ đào tạo” (Luật giáo dục, Nxb CTQG, HN, 2005, tr10). Theo đó có thể hiểu việc thực hiện chương trình THCS về cơ bản đều xuất phát từ mục tiêu giáo dục, mục tiêu môn học, mục tiêu mỗi cấp học và ở từng lớp, song lại có điểm khác cơ bản về trình độ chương trình của mỗi cấp, mỗi lớp, việc phân biệt mức độ kiến Tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng- Môn Hóa Học Page 5 Sơn Hòa- Lưu hành nội bộ thức chuẩn ở mỗi lớp, sẽ quy định phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá. Điều này sẽ khắc phục nhiều sai sót mà chúng ta thường phạm phải, như không phân biệt trình độ học sinh ở các cấp khác nhau, không rèn luyện kĩ năng học tập bộ môn, việc giáo dục tư tưởng qua bài dạy thường chung chung, công thức làm cho học sinh nhàm chán, không có hiệu quả. Để giải quyết vấn đề này, trước hết cần tìm hiểu sâu sắc và vận dụng một cách sáng tạo những quy định của Luật giáo dục (2005) về “Chương trình GDPT, SGK, Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình GDPT”:  Chương trình GDPT thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông; quy định chuẩn kiến thức, kĩ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông. SGK cụ thể hoá các yêu cầu về nội dung kiến thức và kĩ năng quy định chương trình giáo dục của các môn học ở mỗi lớp của giáo dục phổ thông, đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục phổ thông (Luật giáo dục, NXB CTQG, HN, 2005, tr10).  Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến, thức, kĩ năng của chương trình GDPT thể hiện những yêu cầu cụ thể mức độ cần đạt được về kiến thức, kĩ năng của chương trình GDPT được minh chứng bằng những đơn vị kiến thức và yêu cầu cụ thể về kĩ năng của SGK hoá học. Như vậy: * Chương trình GDPT qui định khung mức độ cần đạt được về kiến thức, kĩ năng, sau khi học chủ đề, nội dung trong chương trình HS phải đạt được mức độ về kiến thức, kĩ năng mà chương trình qui định nhưng chưa được cụ thể hóa bằng những nội dung kiến thức và yêu cầu kĩ năng cụ thể - có tính chất pháp lệnh. * SGK cụ thể hóa yêu cầu về nội dung kiến thức và kĩ năng của chương trình giáo dục phô thông, nhưng do SGK là tài liệu cơ bản dùng cho HS học tập cho nên mặc dù đã bám sát chương trình nhưng còn cung cấp thêm những nguồn kiến thức khác để cho SGK sinh động, hấp dẫn phù hợp với loại tài liệu học tập và nhận thức của HS. Tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng- Môn Hóa Học Page 6 Sơn Hòa- Lưu hành nội bộ * Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng là sự thể hiện cụ thể hóa các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng của chương trình bằng các kiến thức cụ thể của SGK. • Như vậy, Chương trình GDPT thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông; quy định chuẩn KT-KN, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông; • SGK cụ thể hoá các yêu cầu về nội dung kiến thức và kĩ năng quy định chương trình giáo dục của các môn học ở mỗi lớp của giáo dục phổ thông (theo từng phần); II.2. Sử dụng Chuẩn kiến thức, kỹ năng để xác định mục tiêu tiết dạy: Phải căn cứ vào tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định mục tiêu bài học, GV đối chiếu giữa tài liệu Hướng dẫn Chuẩn kiến thức kĩ năng với SGK để xác định kiến thức nào là kiến thức cơ bản, kiến thức nào là kiến thức trọng tâm, đồng thời xác định những kĩ năng cần hình thành cho học sinh. Cụ thể là: Nội dung 3: TỔ CHỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG 1. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn học 1.1. Thuận lợi: - Kiểm tra, đánh giá là một vấn đề quan trọng, vì vậy gần đây nhiều nhà giáo dục, các cấp quản lí đã quan tâm đến vấn đề này. - Thông qua các hội nghị, lớp tập huấn, tinh thần đổi mới đã bắt đầu đi vào thực tế. - Phần lớn các GV ở trường phổ thông đã nhận thức được { nghĩa to lớn của việc kiểm tra, đánh giá và ít nhiều có sự cải tiến về nội dung, hình thức, phương pháp dạy học. - Đã có những giáo viên, nhà trường tích cực và thu được kết quả tốt trong đổi mới kiểm tra, đánh giá đồng bộ với cố gắng đổi mới phương pháp dạy học nhưng chưa có nhiều và chưa được các cấp quản lí giáo dục quan tâm khuyến khích, nhân rộng điển hình. 1.2. Khó khăn và nguyên nhân: a/ Chưa đạt được sự thăng bằng: giáo viên dạy khác nhau nên kiểm tra, đánh giá khác nhau. Tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng- Môn Hóa Học Page 7 Sơn Hòa- Lưu hành nội bộ  Thiếu tính khách quan: phần lớn dựa vào các đề thi có sẵn và ép kiến thức của học sinh theo các dạng câu hỏi được ấn định trước trong các đề thi có sẵn.  Thiếu tính năng động: Do chưa có ngân hàng đề thi nên số lượng câu hỏi kiểm tra rất hạn chế và chủ yếu dựa vào nội dung của các đề thi tốt nghiệp hay các đề thi vào lớp 10 các trường THPT của các năm trước.  Coi nhẹ kiểm tra đánh giá chất lượng nắm vững bản chất hệ thống khái niệm hoá học cơ bản, các định luật hóa học cơ bản, còn nặng về ghi nhớ và tái hiện .  Chưa chú { đánh giá năng lực thực hành, tổng hợp kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Hầu như ít kiểm tra về thí nghiệm hoá học và năng lực tự học của học sinh.  Chưa sử dụng các phương tiện hiện đại trong việc chấm bài và phân tích kết quả kiểm tra để rút ra các kết luận đúng. 2. Quan niệm kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học: 2.1 Khái niệm: kiểm tra có thể hiểu là việc thu thập những dữ liệu, thông tin về một lĩnh vực nào đó là cơ sở cho việc đánh giá. Nói cách khác thì kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét. Khái niệm đánh giá có thể hiểu là căn cứ vào các kiến thức, số liệu,biểu đồ, các dữ liệu, các thông tin để ước lượng năng lực hoặc phẩm chất để nhận định, phán đoán và đề xuất quyết định. Nói ngắn gọn thì đánh giá là nhận định giá trị. 2.2. Ba chức năng của kiểm tra: a) Đánh giá kết quả học tập của HS là quá trình xác định trình độ đạt tới những chỉ tiêu của mục đích dạy học, xác định xem khi kết thúc một giai đoạn (một bài, một chương, một học kz, một năm ) của quá trình dạy học đã hoàn toàn đến một mức độ và kiến thức về kỹ năng b) Phát hiện lệch lạc (theo lý thuyết thông tin) phát hiện ra những mặt đã đạt được và chưa đạt được mà môn học đề ra đối với HS, qua đó tìm ra những khó khăn và trở ngại trong quá trình học tập của HS Xác định được những nguyên nhân lệch lạc về phía người dạy cũng như người học để đề ra phương án giải quyết. Tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng- Môn Hóa Học Page 8 Sơn Hòa- Lưu hành nội bộ c) Điều chỉnh qua kiểm tra (theo lý thuyết điều kiện) GV điều chỉnh kế hoạch dạy học (nội dung và phương pháp sao cho thích hợp để loại trừ những lệch lạc, tháo gỡ những khó khăn trở ngại, thúc đẩy quá trình học tập của HS). 3. Yêu cầu đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT-KN của môn học: + GV đánh giá sát, đúng trình độ HS với thái độ khách quan, công minh và hướng dẫn HS biết tự đánh giá năng lực của mình. + Trong quá trình dạy học, cần kết hợp một cách hợp lý hình thức tự luận với hình thức trắc nghiệm khách quan trong KTĐG kết quả học tập của HS, chuẩn bị tốt cho việc đổi mới các kz thi theo chủ trương của Bộ GDĐT. + Thực hiện đúng quy định của Quy chế Đánh giá, xếp loại HS THCS, HS THPT do Bộ GDĐT ban hành, tiến hành đủ số lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kz, kiểm tra học kz cả lý thuyết và thực hành. + Điểm kiểm tra thực hành (điểm hệ số 1), giáo viên căn cứ vào tường trình thí nghiệm một bài thực hành (được thống nhất trước trong toàn tỉnh) theo hướng dẫn, rồi thu và chấm lấy điểm thực hành. + Bài kiểm tra 45 phút nên thực hiện ở cả hai hình thức: trắc nghiệm khách quan và tự luận (tỉ lệ nội dung kiến thức và điểm phần trắc nghiệm khách quan tối đa là 50%). Bài kiểm tra cuối học kì nên tiến hành dưới hình thức 100% tự luận. Trong quá trình dạy học giáo viên cần phải luyện tập cho học sinh thích ứng với cấu trúc đề thi và hình thức thi TNPT mà Bộ GDĐT tổ chức hằng năm. Tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng- Môn Hóa Học Page 9 Sơn Hòa- Lưu hành nội bộ MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN CHÚ Ý 1. DẠY TIẾT ÔN TẬP & LUYỆN TẬP: * Ôn tập & luyện tập là khác nhau, nhưng đôi lúc phải đan xen nhau. - Tiết ôn tập là hệ thống hóa kiến thức, rèn luyện bằng bài tập. - Tiết luyện tập là tập cho HS cách giải bài tập (Tập HS làm Bt)  VAT đề xuất: + Giờ luyện tập mà có nội dung thực hành là tốt. + Không nên dạy theo băng, đĩa (Diễn kịch). + Không nên dạy tràn lan mà nên dạy tập trung vào kiến thức trọng tâm, dạy cho HS các kỹ năng tính toán như chia nhẩm cho 2, 4, 6, 8…… + Giờ dạy nên nhẹ nhàng, nên để HS tự giải bài tập, để cho HS chỉ lẫn nhau, cuối tiết GV đưa ra bảng kiến thức cần nhớ để khắc sâu cho HS (Vì thế GV nên chủ động chuẩn bị bài trước). Không gọi nhiều HS giải cùng một lúc nhiều bài tập Kiến thức nhiều và nặng nề cho HS. Do đó yêu cầu GV phải luôn luôn điều chỉnh phương pháp dạy học. 2. CHUẨN KIẾN THỨC – KỸ NĂNG: - SGK trước đây 4 năm là pháp l{, hiện nay là tài liệu tham khảo chính của giáo viên và học sinh khi lên lớp( giáo viên có thể bổ sung them các tài liệu tham khảo khác) - Hiện nay HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN HÓA HỌC THCS là pháp lý. Tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng- Môn Hóa Học Page 10 Sơn Hòa- Lưu hành nội bộ Vì thế không cần dạy hết nội dung SGK mà dạy theo CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG. (Đúng đến 2015, phải qua kz họp QH mới được sửa đổi) NỘI DUNG CÓ TRONG CHUẨN KTKN (Phải bổ sung) → SGK KHÔNG CÓ CHUẨN KHÔNG CÓ ←(Không thực hiện) SGK CÓ * Giáo viên giỏi là giáo viên biết hệ thống hóa kiến thức một cách khoa học. * Thanh tra khi kiểm tra chỉ có 2 nhiệm vụ là: + Kiểm tra GV dạy đúng chuẩn KTKN chưa? + Kiểm tra đạo đức tác phong nhà giáo 3. GIỜ DẠY MÔN HÓA HỌC: Phải soạn giáo án khi lên lớp:( gồm 3 cột: hoạt động Thầy, hoạt động trò và ghi bảng) - Giáo án có thể chỉ cần ghi những công việc phải làm, những bài tập phải giải, những bài tập tương tự cho về nhà….( soạn kỷ cột hoạt động của Thầy) - Giáo án soạn không theo một hình thức nào (không có khuôn khổ nhất định) tùy theo tình hình học tập của HS mà soạn có hiệu quả về chất lượng. - Khi lên lớp không nhất thiết dạy hết các phần trong SGK. Mà phải bám sát A. Chuẩn KT, chuẩn KN, B. Trọng tâm, C. Hướng dẫn thực hiện (tùy theo điều kiện CSVC, trình độ nhận thức của HS mà thực hiện đến bước…, không bắt buộc thực hiện đầy đủ phần C). - Phần còn lại hướng dẫn cho HS đọc và tự học ( Có thể có hệ thống câu hỏi hướng dẫn và có kiểm tra phần học & tự đọc của HS). - Kiến thức nâng cao đưa vào phần củng cố bài và HDTH. - Thống nhất bỏ các ký hiệu trạng thái tồn tại như (l), (r), (dd), (k)… trong các PTHH. (Vì không có tính liên tục giữa các cấp học). [...]... chuẩn KT( bám sát trọng tâm của chuẩn kiến thức – Kỹ năng) - Khi củng cố kiến thức có thể vượt chuẩn Một số khái niệm, chuẩn kiến thức không yêu cầu thì không mở rộng( vì gây rối cho học sinh, gây nặng nề kiến thức) nên Dạy cho HS thì bắt buộc HS chấp nhận kiến thức & vận dụng mà không cần giải thích bản chất (Bản chất GV hiểu mà không dạy) Tóm lại: GIỜ DẠY TRÊN LỚP HOẶC KIỂM TRA MÀ KHÔNG BÁM VÀO CHUẨN...Tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng- Môn Hóa Học - Trong quá trình lên lớp nhất thiết phải có những hoạt động gây hứng thú, vào bài và vào các phần phải có chuyển ý và biết lắng nghe HS để kịp thời điều chỉnh cách tiến hành , tăng hiệu quả hoạt động nhóm của học sinh (VAT: GV dạy nhẹ nhàng, HS học thoải mái Chất lượng HS hiểu bài là tốt hơn việc dạy tràn... kiến thức) nên Dạy cho HS thì bắt buộc HS chấp nhận kiến thức & vận dụng mà không cần giải thích bản chất (Bản chất GV hiểu mà không dạy) Tóm lại: GIỜ DẠY TRÊN LỚP HOẶC KIỂM TRA MÀ KHÔNG BÁM VÀO CHUẨN KTKN LÀ KHÔNG ĐÚNG Page 11 Sơn Hòa- Lưu hành nội bộ . Tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng- Môn Hóa Học Page 1 Sơn Hòa- Lưu hành nội bộ BÁO CÁO CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG MÔN HÓA HỌC Nội dung 1: Các khái niệm cơ bản 1/ Khái niệm Chuẩn: • Chuẩn. tối đa Phòng học bộ môn hóa học và tiến hành các thí nghiệm thực hành theo phướng hướng đổi mới phương pháp dạy học thực hành. II. Dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng của môn hoá học đối với. nhà giáo, học sinh. 4/ Chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình Giáo dục phổ thông: a/ Chuẩn KT-KN của Chương trình môn học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về KT-KN của môn học mà học sinh

Ngày đăng: 10/05/2015, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w