1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

chuan KTKN Hoa 9

32 375 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 326 KB

Nội dung

Vụ giáo dục trung học Bộ giáo dục và đào tạo Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng Của chương trình giáo dục phổ thông Môn hoá học lớp 9 thcs Hà nội - 2009 1 Phần thứ hai Đ2. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông môn hoá học lớp 9 thcs Chương 1: Các loại hợp chất vô cơ Bài 1, 2 : oxit A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng Kiến thức Biết được: - Tính chất hoá học của oxit: + Oxit bazơ tác dụng được với nước, dung dịch axit, oxit axit. + Oxit axit tác dụng được với nước, dung dịch bazơ, oxit bazơ. - Sự phân loại oxit, chia ra các loại: oxit axit, oxit bazơ, oxit lưỡng tính va oxit trung tính. - Tính chất, ứng dụng, điều chế canxi oxit và lưu huỳnh đioxit. Kĩ năng - Quan sát thí nghiệm và rút ra tính chất hoá học của oxit bazơ, oxit axit. - Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hoá học của CaO, SO 2 . - Phân biệt được các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của một số oxit. - Phân biệt được một số oxit cụ thể. - Tính thành phần phần trăm về khối lượng của oxit trong hỗn hợp hai chất. B. Trọng tâm − Tính chất hóa học của oxit − Phản ứng điều chế mỗi loại oxit. C. Hướng dẫn thực hiện - Tiến hành một số thí nghiệm song song đồng thời với cả oxit bazơ và oxit axit khi tác dụng với nước và dùng quỳ tím để xác nhận sự tạo thành dung dịch bazơ và dung dịch axit. Trên cơ sở đó, giúp HS quan sát và nhận xét: chất có tính bazơ thì tác dụng với các chất có tính axit và ngược lại. - Học sinh hiểu được cơ sở để phân loại oxit bazơ và oxit axit là dựa vào những tính chất hoá học của chúng ⇒ phán đoán tính chất của CaO, SO 2 . - Sử dụng thí nghiệm để HS quan sát và nhận xét CaO và SO 2 , chất nào là oxit axit, chất nào là oxit bazơ. Viết đúng các phương trình hoá học minh hoạ cho mỗi tính chất của CaO và SO 2 . - Biết được các phương pháp điều chế CaO và SO 2 trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp và những phản ứng hoá học làm cơ sở cho phương pháp điều chế. - Học sinh biết tiến hành một số thí nghiệm hoá học đơn giản, an toàn và tiết kiệm hoá chất. Học sinh biết tiến hành những thí nghiệm để chứng minh cho một tính chất hoá học nào đó. - Luyện tập: + Viết phương trình hóa học của các phản ứng minh họa tính chất và điều chế oxit (dưới dạng giải thích hoặc sơ đồ) + Phân biệt các oxit bằng phương pháp hóa học + Bài toán tính khối lượng, nồng độ dung dịch, tính % khối lượng hỗn hợp các oxit và xác định công thức oxit Bài 3, 4: axit A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng Kiến thức Biết được: - Tính chất hoá học của axit: Tác dụng với quỳ tím, với bazơ, oxit bazơ và kim loại. 2 - Tính chất, ứng dụng, cách nhận biết axit HCl, H 2 SO 4 loãng và H 2 SO 4 đặc (tác dụng với kim loại, tính háo nước). Phương pháp sản xuất H 2 SO 4 trong công nghiệp. Kĩ năng - Quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận về tính chất hoá học của axit nói chung. - Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hoá học của axit HCℓ, H 2 SO 4 loãng, H 2 SO 4 đặc tác dụng với kim loại. - Viết các phương trình hoá học chứng minh tính chất của H 2 SO 4 loãng và H 2 SO 4 đặc, nóng. - Nhận biết được dung dịch axit HCℓ và dung dịch muối clorua, axit H 2 SO 4 và dung dịch muối sunfat. - Tính nồng độ hoặc khối lượng dung dịch axit HCℓ,H 2 SO 4 trong phản ứng. B. Trọng tâm − Tính chất hóa học của axit, tính chất riêng của H 2 SO 4 . − Nhận biết axit H 2 SO 4 và muối sunfat C. Hướng dẫn thực hiện - Tiến hành một số thí nghiệm để HS quan sát và rút ra tính chất hóa học của axit + Axit tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước (được gọi là phản ứng trung hoà) + Khi xét tác dụng của axit với kim loại, không viết phương trình hoá học của kim loại với axit nitric HNO 3 . + Không nêu điều kiện để kim loại tác dụng với dung dịch axit giải phóng khí hiđro. + Chỉ viết phương trình hoá học của H 2 SO 4 đặc, nóng với kim loại đồng Cu (chú ý không giải phóng H 2 ). - Từ tính chất chung của axit, yêu cầu HS phán đoán tính chất của axit HCl, axit H 2 SO 4 loãng: có đầy đủ tính chất của axit. Axit H 2 SO 4 đặc có những tính chất hoá học riêng: tính oxi hoá (tác dụng với những kim loại kém hoạt động) và tính háo nước (Sử dụng thí nghiệm để thấy tính chất riêng của H 2 SO 4 ). - Sử dụng thí nghiệm để HS quan sát và nhận biết H 2 SO 4 . - Luyện tập: + Viết phương trình hóa học của các phản ứng minh họa tính chất, điều chế axit và mối quan hệ giữa axit với oxit (dưới dạng giải thích hoặc sơ đồ) + Nhận biết các axit bằng phương pháp hóa học + Bài toán tính khối lượng, nồng độ dung dịch, tính % khối lượng hỗn hợp các axit. Bài 6: thực hành tính chất hoá học của oxit và axit A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng Kiến thức Biết được: Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm: - Oxit tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ hoặc axit. - Nhận biết dung dịch axit, dung dịch bazơ và dung dịch muối sunfat. Kĩ năng - Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên. - Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng và viết được các phương trình hoá học của thí nghiệm. - Viết tường trình thí nghiệm. B. Trọng tâm − Phản ứng của CaO và P 2 O 5 với nước. − Nhận biết các dung dịch axit H 2 SO 4 , HCl và muối sunfat C. Hướng dẫn thực hiện − Hướng dẫn HS các thao tác của từng TN như: + Rót chất lỏng vào ống nghiệm 3 + Nhỏ giọt chất lỏng vào ống nghiệm bằng công tơ hút + Nhỏ giọt chất lỏng lên giấy chỉ thị bằng công tơ hút + Lắc ống nghiệm + Đốt chất rắn trong bình thủy tinh miệng rộng − Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra và nhận xét Thí nghiệm 1. Phản ứng của canxi oxit với nước + Mẩu nhỏ CaO tan nhanh và ống nghiệm nóng lên + Quỳ tím chuyển màu xanh và phenolphtalein không màu chuyển màu hồng + Kết luận: CaO là oxit bazơ tác dụng với nước tạo dung dịch bazơ Thí nghiệm 2. Phản ứng của điphotpho pentaoxit P 2 O 5 với nước. + Photpho cháy tạo khói trắng + Sau khi thêm nước, lắc nhẹ thì khói trắng tan hết và dung dịch trong bình làm quỳ tím hóa đỏ + P 2 O 5 là oxit axit tác dụng với nước tạo dung dịch axit Thí nghiệm 3. Nhận biết dung dịch mỗi chất trong 3 lọ mất nhãn đựng H 2 SO 4 loãng, HCℓ và Na 2 SO 4 . - Biết quy trình nhận biết các chất gồm hai giai đoạn: lập sơ đồ nhận biết và cách tiến hành các thao tác theo trình tự hợp lí. Bài 7, 8: bazơ A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng Kiến thức Biết được: - Tính chất hoá học chung của bazơ (tác dụng với chất chỉ thị màu, và với axit); tính chất hoá học riêng của bazơ tan (kiềm) (tác dụng với oxit axit và với dung dịch muối); tính chất riêng của bazơ không tan trong nước (bị nhiệt phân huỷ). - Tính chất, ứng dụng của natri hiđroxit NaOH và canxi hiđroxit Ca (OH) 2 ; phương pháp sản xuất NaOH từ muối ăn. - Thang pH và ý nghĩa giá trị pH của dung dịch. Kĩ năng - Tra bảng tính tan để biết một bazơ cụ thể thuộc loại kiềm hoặc bazơ không tan. - Quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận về tính chất của bazơ, tính chất riêng của bazơ không tan. - Nhận biết môi trường dung dịch bằng chất chỉ thị màu (giấy quỳ tím hoặc dung dịch phenoℓphtalêin); nhận biết được dung dịch NaOH và dung dịch Ca (OH) 2 . - Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của bazơ. - Tìm khối lượng hoặc thể tích dung dịch NaOH và Ca (OH) 2 tham gia phản ứng. B. Trọng tâm − Tính chất hóa học của bazơ. − Thang pH C. Hướng dẫn thực hiện - Tiến hành các thí nghiệm để HS quan sát và nhận xét: + Các dung dịch bazơ (kiềm − bazơ tan): làm đổi màu quỳ tím thành xanh hoặc dung dịch phenolphtalêin không màu thành màu đỏ, tác dụng với oxit axit và axit tạo thành muối và nước, tác dụng với dung dịch muối. + Bazơ không tan bị nhiệt phân huỷ, tạo thành oxit và nước. + Cả bazơ tan và bazơ không tan đều tác dụng với axit tạo thành muối và nước. Phản ứng này là phản ứng trung hoà. - Dựa vào tính chất chung của bazơ, HS phán đoán tính chất của NaOH và Ca(OH) 2 (có thể tiến hành một số thí nghiệm để chứng minh) - Giới thiệu thang pH và dùng giấy pH để thực hành. - Luyện tập: + Viết phương trình hóa học của các phản ứng minh họa tính chất, điều chế bazơ và mối quan hệ giữa bazơ với oxit (dưới dạng giải thích hoặc sơ đồ) 4 + Phân biệt các bazơ, bazơ bằng phương pháp hóa học + Bài toán tính khối lượng, nồng độ dung dịch, tính % khối lượng hỗn hợp các bazơ và xác định công thức bazơ. Bài 9, 10, 11: muối. Phân bón hoá học A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng Kiến thức Biết được: - Tính chất hoá học của muối: tác dụng với kim loại, dung dịch axit, dung dịch bazơ, dung dịch muối khác, nhiều muối bị nhiệt phân huỷ ở nhiệt độ cao. - Một số tính chất và ứng dụng của natri clorua (NaCl) và kali nitrat (KNO 3 ). - Khái niệm phản ứng trao đổi và điều kiện để phản ứng trao đổi thực hiện được. - Tên, thành phần hoá học và ứng dụng của một số phân bón hoá học thông dụng. Kĩ năng - Tiến hành một số thí nghiệm, quan sát giải thích hiện tượng, rút ra được kết luận về tính chất hoá học của muối. - Nhận biết được một số muối cụ thể và một số phân bón hoá học thông dụng. - Viết được các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của muối. - Tính khối lượng hoặc thể tích dung dịch muối trong phản ứng. B. Trọng tâm − Tính chất hóa học của muối. − Phản ứng trao đổi và điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi. − Một số muối được làm phân bón hóa học C. Hướng dẫn thực hiện - Tiến hành một số thí nghiệm để HS quan sát và nhận xét: + Muối tác dụng với bazơ, với axit, với muối, với kim loại. + Một số muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao (phản ứng với kim loại là phản ứng thế, phản ứng với bazơ, axit, muối là phản ứng trao đổi, phản ứng phân hủy muối là phản ứng phân tích) - Sử dụng mô hình hoặc sơ đồ động để giúp HS qua sát và rút ra nhận xét: Phản ứng trao đổi là phản ứng hoá học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới không tan hoặc dễ bay hơi. - Có thể sử dụng các thí nghiệm song song mang tính phản chứng để giúp HS thấy điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi: Phản ứng trao đổi giữa dung dịch các chất chỉ xảy ra nếu sản phẩm tạo thành có chất dễ bay hơi, hoặc chất không tan. - Muối ăn có trong nước biển và đời sống hàng ngày nên giúp HS tự trao đổi ý kiến với nhau để biết về NaCl. Giới thiệu về KNO 3 . - Trước hết, cần cho HS biết các nguyên tố vi lượng có tác dụng như thế nào đối với cây trồng. Từ đó thấy việc sử dụng một số muối làm phân bón hóa học. - Những phân bón hoá học đơn thường dùng là phân đạm (urê, amoni nitrat, amoni sunfat); phân lân (photphat tự nhiên, supephotphat); phân kali; phân bón kép có chứa hai hoặc cả ba nguyên tố dinh dưỡng N, P, K; phân bón vi lượng chứa một lượng rất ít các hợp chất của bo, của kẽm, của mangan… - Luyện tập: + Viết phương trình hóa học của các phản ứng minh họa tính chất và điều chế muối + Viết phương trình hóa học của các phản ứng biểu diễn mối quan hệ giữa muối với axit, bazơ, oxit (dưới dạng giải thích hoặc sơ đồ) + Phân biệt các muối bằng phương pháp hóa học + Bài toán tính khối lượng, nồng độ dung dịch, tính % khối lượng hỗn hợp các muối và xác định công thức muối. 5 Bài 12: mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng Kiến thức - Biết và chứng minh được mối quan hệ giữa oxit axit, bazơ, muối. Kĩ năng - Lập sơ đồ mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ. - Viết được các phương trình hoá học biểu diễn sơ đồ chuyển hoá. - Phân biệt một số hợp chất vô cơ cụ thể. - Tính thành phần phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của hỗn hợp chất rắn, hỗn hợp lỏng, hỗn hợp khí. B. Trọng tâm − Mối quan hệ hai chiều giữa các loại hợp chất vô cơ. − Kĩ năng thực hiện các phương trình hóa học. C. Hướng dẫn thực hiện - Hướng dẫn HS tự lập sơ đồ tóm tắt về tính chất hoá học của các loại hợp chất vô cơ và mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ. (có thể dùng sơ đồ trống hoặc sơ đồ khuyết một phần) - Học sinh nắm vững những biến đổi qua lại chủ yếu giữa các loại hợp chất vô cơ, không yêu cầu sơ đồ hoá toàn bộ các biến đổi qua lại. Có thể tham khảo sơ đồ về mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ trong bài 12 sách giáo khoa Hoá 8 (trang 40). Chú ý đánh số thứ tự các mũi tên chỉ các biến đổi hoá học. - Rèn luyện HS viết các phương trình hoá học minh hoạ cho các phản ứng hoá học chỉ sự biến đổi trực tiếp giữa hai loại hợp chất vô cơ. - Luyện tập: + Viết phương trình hóa học của các phản ứng minh họa tính chất và điều chế oxit, axit, bazơ, muối + Viết phương trình hóa học của các phản ứng biểu diễn mối quan hệ giữa oxit, axit, bazơ, muối (dưới dạng giải thích hoặc sơ đồ) + Phân biệt các hợp chất vô cơ bằng phương pháp hóa học + Bài toán tính khối lượng, nồng độ dung dịch, tính % khối lượng hỗn hợp các chất và xác định công thức hợp chất. Bài 14: thực hành tính chất hoá học của bazơ và muối A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng Kiến thức Biết được: Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm: - Bazơ tác dụng với dung dịch axit, với dung dịch muối. - Dung dịch muối tác dụng với kim loại, với dung dịch muối khác và với axit. Kĩ năng - Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công 5 thí nghiệm trên - Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết được các phương trình hoá học. - Viết tường trình thí nghiệm. B. Trọng tâm − Phản ứng của bazơ với muối, với axit. − Phản ứng của muối với kim loại, với axit, với muối. 6 C. Hướng dẫn thực hiện − Hướng dẫn HS các thao tác của từng TN như: + Rót chất lỏng vào ống nghiệm + Nhỏ giọt chất lỏng vào ống nghiệm bằng công tơ hút + Thả đinh sắt vào ống nghiệm + Lắc ống nghiệm + Thả một lượng nhỏ chất rắn vào đáy ống nghiệm. − Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra và nhận xét Thí nghiệm 1. Phản ứng của Natri hiđroxit với sắt (III) clorua + Có kết tủa màu vàng nâu xuất hiện Thí nghiệm 2. Phản ứng của đồng (II) hiđroxit với axit HCl. + kết tủa Cu(OH) 2 tan thành dung dịch có màu xanh Thí nghiệm 3. Đồng (II) sunfat tác dụng với sắt + Sau 4 -5 phút có một lớp màu đỏ bám trên đinh sắt Thí nghiệm 4. Bari clorua tác dụng với muối Na 2 SO 4 . + Có kết tủa màu trắng xuất hiện Thí nghiệm 5. Bari clorua tác dụng với axit H 2 SO 4 . + Có kết tủa màu trắng xuất hiện Kết luận: − Bazơ có tính chất tác dụng với axit và muối − Muối có tính chất tác dụng với kim loại, muối và axit − Dung dịch BaCl 2 là thuốc thử để nhận biết H 2 SO 4 và muối sunfat - Các hoá chất NaOH, H 2 SO 4 là những hoá chất dễ ăn mòn da, giấy, vải ., khi làm thí nghiệm phải hết sức cẩn thận, không để hoá chất dây vào người, quần áo, sách vở và bàn học. Chương 2: kim loại Bài 15, 16, 17: tính chất của kim loại. dãy hoạt động hoá học của kim loại. A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng Kiến thức Biết được: - Tính chất vật lí của kim loại. - Tính chất hoá học của kim loại: Tác dụng với phi kim, dung dịch axit, dung dịch muối. - Dãy hoạt động hoá học của kim loại K, Na, Mg, Aℓ, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au. ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại. Kĩ năng - Quan sát hiện tượng thí nghiệm cụ thể, rút ra được tính chất hoá học của kim loại và dãy hoạt động hoá học của kim loại. - Vận dụng được ý nghĩa dãy hoạt động hoá học của kim loại để dự đoán kết quả phản ứng của kim loại cụ thể với dung dịch axit, với nước và với dung dịch muối. - Tính khối lượng của kim loại trong phản ứng, thành phần phần trăm về khối lượng của hỗn hợp hai kim loại. B. Trọng tâm − Tính chất vật lí và tính chất hóa học của kim loại − Dãy hoạt động hóa học của kim loại. C. Hướng dẫn thực hiện - Tiến hành một số thí nghiệm để HS rút ra nhận xét: 7 + Kim loại có tính dẻo, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, ánh kim. Dựa vào tính chất vật lí và một số tính chất khác, người ta sử dụng kim loại trong đời sống và sản xuất. + Kim loại tác dụng với nhiều phi kim tạo thành muối và oxit. Một số kim loại tác dụng với dung dịch axit (HCℓ, H 2 SO 4 loãng .) tạo thành muối và giải phóng khí hiđro . Kim loại hoạt động hoá học mạnh hơn (trừ Na, K, Ca .) có thể đẩy kim loại hoạt động yếu hơn ra khỏi dung dịch muối tạo thành kim loại mới và muối mới. - Học sinh có thể tự tiến hành một số thí nghiệm đơn giản : + uốn dây kim loại + đốt nóng một đoạn dây đồng trên đèn cồn (để một mẩu nến ở giữa đoạn dây đồng, HS sẽ quan sát thấy mẩu nến bị chảy ra) + đốt dây Fe (xoắn ruột gà) trong bình chứa O 2 . + Kim loại Zn tác dụng với dung dịch HCl + Đinh sắt tác dụng với dung dịch CuSO 4 . HS quan sát hiện tượng thí nghiệm, giải thích và rút ra nhận xét. - HS biết cách tiến hành nghiên cứu một số thí nghiệm đối chứng để rút ra kim loại hoạt động, yếu và cách sắp xếp theo từng cặp. Từ đó rút ra ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của một số kim loại từ các thí nghiệm và các phản ứng đã biết. - Luyện tập: + Viết phương trình hóa học của các phản ứng minh họa tính chất chung và điều chế kim loại + Bài toán tính khối lượng kim loại, tính % khối lượng hỗn hợp các kim loại và xác định nguyên tố. Bài 18, 19, 20: nhôm, sắt và hợp kim sắt A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng Kiến thức Biết được: - Tính chất hoá học của nhôm, sắt: chúng có những tính chất hoá học chung của kim loại; nhôm và sắt không phản ứng với H 2 SO 4 đặc, nguội; nhôm phản ứng được với dung dịch kiềm; sắt là kim loại có nhiều hoá trị. - Phương pháp sản xuất nhôm bằng cách điện phân nhôm oxit nóng chảy. - Thành phần chính của gang và thép. - Sơ lược về phương pháp luyện gang và thép. Kĩ năng - Dự đoán, kiểm tra và kết luận về tính chất hoá học của nhôm và sắt. Viết các phương trình hoá học minh hoạ. - Quan sát sơ đồ, hình ảnh để rút ra được nhận xét về phương pháp sản xuất nhôm và luyện gang, thép. - Phân biệt được nhôm và sắt bằng phương pháp hoá học. - Tính thành phần phần trăm về khối lượng của hỗn hợp bột nhôm và sắt. Tính khối lượng nhôm hoặc sắt tham gia phản ứng hoặc sản xuất được theo hiệu suất phản ứng. B. Trọng tâm − Tính chất hóa học của nhôm − Tính chất hóa học của sắt − Khái niệm hợp kim sắt và cách sản xuất gang, thép. C. Hướng dẫn thực hiện - Sử dụng hiện vật để thấy: + Nhôm, sắt có tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt; nhưng sắt dẫn điện, dẫn nhiệt kém nhôm. + Nhôm là kim loại nhẹ, sắt có tính nhiễm từ. - Từ tính chất chung của kim loại, HS dự đoán tính chất hóa học của nhôm và sắt. - Tiến hành một số thí nghiệm để HS quan sát và rút ra nhận xét: 8 + Nhôm có những tính chất hoá học chung của kim loại: tác dụng với phi kim, dung dịch axit (trừ HNO 3 đặc nguội, H 2 SO 4 đặc nguội), tác dụng với dung dịch muối của kim loại kém hoạt động. + Nhôm còn có phản ứng với dung dịch kiềm giải phóng hiđro. + Sắt có những tính chất hoá học chung của kim loại: tác dụng với phi kim, dung dịch axit (trừ HNO 3 đặc nguội, H 2 SO 4 đặc nguội), tác dụng với dung dịch muối của kim loại kém hoạt động. + Sắt thể hiện hóa trị II và III trong các hợp chất - Nhôm, hợp kim nhôm và hợp kim sắt có nhiều ứng dụng trong công nghiệp và đời sống. - Nhôm được sản xuất bằng cách điện phân hỗn hợp nóng chảy của Aℓ 2 O 3 và Criolit. - Gang là một loại hợp kim của sắt với cacbon, trong đó hàm lượng cacbon chiếm từ 2 – 5%; ngoài ra trong gang còn có lượng rất nhỏ một số nguyên tố khác như Si, Mn, S . Thép là hợp kim của sắt với cacbon va một số nguyên tố khác, trong đó hàm lượng cacbon chiếm dưới 2%. Thép được luyện trong lò luyện thép bằng cách oxi hoá một số nguyên tố có trong gang như C, Mn, Si, S, P . - Chỉ biết: + Phản ứng CO khử Fe 2 O 3 thành Fe trong quá trình luyện gang. + Sơ đồ cấu tạo lò luyện gang và lò luyện thép (lò thổi oxi). + Sơ lược về qui trình kỹ thuật. + Không viết phương trình hoá học của Aℓ với dung dịch NaOH. - Luyện tập: + Viết phương trình hóa học của các phản ứng minh họa tính chất và điều chế Al, Fe + Bài toán tính khối lượng Al, Fe , tính % khối lượng hỗn hợp Al, Fe với các kim loại khác và xác định nguyên tố Al, Fe. Bài 21: sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng Kiến thức Biết được: - Khái niệm về sự ăn mòn kim loại và một số yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại. - Cách bảo vệ kim loại không bị ăn mòn. Kĩ năng - Quan sát một số thí nghiệm và rút ra nhận xét về một số yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại. - Nhận biệt được hiện tượng ăn mòn kim loại trong thực tế. - Vận dụng kiến thức để bảo vệ một số đồ vật bằng kim loại trong gia đình. B. Trọng tâm − Khái niệm ăn mòn kim loại và các yếu tố ảnh hưởng − Biện pháp chống ăn mòn kim loại C. Hướng dẫn thực hiện - Thông qua các hiện tượng tự nhiên, gíup HS thấy: + Sự phá huỷ kim loại và hợp kim do tác dụng hoá học trong môi trường tự nhiên được gọi là sự ăn mòn kim loại. - Tiến hành thí nghiệm để HS thấy: + Kim loại bị ăn mòn là do kim loại tác dụng với các chất như nước, oxi (trong không khí), đất và các chất khác . trong môi trường. + Sự ăn mòn kim loại không xảy ra hoặc xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào các chất trong môi trường (thành phần môi trường), nhiệt độ của môi trường . (sơ lược). - Thông qua các hiện tượng tự nhiên, gíup HS thấy: 9 + Các biện pháp chống ăn mòn là: ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường hoặc chế tạo những hợp kim ít bị ăn mòn. - Luyện tập: + Xét các hiện tượng ăn mòn kim loại trong tự nhiên hoặc trong các nhóm kim loại, phi kim, hợp chất. + Cách phòng, chống sự ăn mòn kim loại thông qua một số bài tập cụ thể. Bài 23: thực hành tính chất hoá học của nhôm, sắt A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng Kiến thức Biết được: Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm: - Nhôm tác dụng với oxi. - Sắt tác dụng với lưu huỳnh. - Nhận biết kim loại nhôm và sắt. Kĩ năng - Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên. - Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết được các phương trình hoá học. - Viết tường trình thí nghiệm. B. Trọng tâm − Phản ứng của nhôm với oxi. − Phản ứng của sắt với lưu huỳnh. − Nhận biết nhôm và sắt C. Hướng dẫn thực hiện − Hướng dẫn HS các thao tác của từng TN như: + Khum tờ bìa và xúc bột nhôm vào đó + Nhỏ giọt chất lỏng vào ống nghiệm bằng công tơ hút + Lấy bột kim loại vào ống nghiệm + Lắc ống nghiệm + Đun nóng ống nghiệm trên đèn cồn. − Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra và nhận xét Thí nghiệm 1. Phản ứng của nhôm với oxi + bột nhôm cháy sáng chói theo tia + chất tạo thành màu trắng Thí nghiệm 2. Tác dụng của lưu huỳnh với bột sắt. + sắt màu xám đen, lưu huỳnh màu vàng + sản phẩm màu đen tuyền không bị nam châm hút Thí nghiệm 3. Phân biệt Al với Fe + Kim loại không tan trong dung dịch NaOH là Fe + Kim loại tan trong dung dịch NaOH là Al - Tiếp tục rèn luyện kĩ năng thực hành hoá học, phương pháp nhận biết các chất. Chương 3: phi kim. Sơ lược bảnG tuần hoàn Các nguyên tố hoá học Bài 25: tính chất của phi kim A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng Kiến thức Biết được: - Tính chất vật lí của phi kim. - Tính chất hoá học của phi kim: Tác dụng với kim loại, với hiđro và với oxi. - Sơ lược về mức độ hoạt động hoá học mạnh, yếu của một số phi kim. 10 [...]... + Viết phương trình hóa học của các phản ứng minh họa tính khử của cacbon + Bài toán tính khối lượng than, khối lượng chất bị khử và lượng nhiệt tỏa ra hoặc tiêu thụ trong phản ứng của cacbon Bài 28, 29: hợp chất của cacbon A Chuẩn kiến thức, kĩ năng Kiến thức Biết được: - CO là oxit không tạo muối, độc, khử được nhiều oxit kim loại ở nhiệt độ cao - CO2 có những tính chất của oxit axit - H2CO3 là axit... nghiệm khử CuO bằng CO) + CO2 là khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí, không duy trì sự sống và sự cháy; - Tiến hành một số thí nghiệm theo hình 3.12; 3.13 (trang 86) ; 3.14; 3.15 và 3.16 (trang 89) SGK để giúp HS quan sát và rút ra nhận xét: + CO2 là oxit axit, tác dụng với nước, kiềm và oxit bazơ; được dùng trong sản xuất nước giải khát có ga, dập tắt đám cháy + H2CO3 là axit yếu, không bền,... tác dụng với Br2 tối đa là 1 :2 Những hợp chất có liên kết ba C ≡ C cũng cộng Br2, H2 theo tỉ lệ mol tối đa là 1 :2 tương tự axetilen + Phân biệt axetilen với me tan Làm các bài tập SGK trang 122 Bài 39: BENZEN A Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Biết được: − Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo của benzen − Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, khối lượng... và chỉ − ứng dụng: Làm nhiên liệu và dung môi trong tổng hợp hữu cơ Kĩ năng − Quan sát thí nghiệm, mô hình phân tử, hình ảnh thí nghiệm, mẫu vật, rút ra được đặc điểm về cấu tạo phân tử và tính chất 19 − Viết các PTHH dạng công thức phân tử và CTCT thu gọn − Tính khối lượng benzen đã phản ứng để tạo thành sản phẩm trong phản ứng thế theo hiệu suất B Trọng tâm − Cấu tạo và tính chất hóa học của benzen... khí thiên nhiên và khí mỏ dầu; các sản phẩm chưng cất dầu mỏ, ích lợi của phương pháp cracking dầu mỏ, cách khai thác, chuyển vận, bảo quản dầu mỏ, cách dập tắt đám cháy do dầu mỏ Làm bài tập 4- trang 1 29 SGK Bài 41 : NHIÊN LIệU A Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Biết được: − Khái niệm về nhiên liệu, các dạng nhiên liệu phổ biến (rắn, lỏng, khí) − Hiểu được: Cách sử dụng nhiên liệu (gas, dầu hỏa,... thức cá nhân, dưới hình thức bài tập chạy lấy điểm − Các bài tập còn lại cho làm dưới hình thức nhóm Có thể đổi số để học sinh tập trung hơn Nếu không kịp giờ có thể hướng dẫn về nhà bài cuối Bài 49: THựC HàNH TíNH CHấT CủA ANCOL ETYLIC Và AXIT AXETC A Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức − Thí nghiệm thể hiện tính axit của axit axetic − Thí nghiệm tạo este etyl axetat Kĩ năng − Thực hiện thí nghiệm... amino axit tạo nên) và khối lượng phân tử của protein ~ − Tính chất hóa học của protein ( loại đơn giản): phản ứng thủy phân, phản ứng phân hủy, phản ứng đông tụ , phản ứng màu C Hướng dẫn thực hiện 29 − Dùng hình ảnh các loại thực phẩm liên quan đến protein, đặt câu hỏi để học sinh liên hệ và phát biểu về trạng thái tự nhiên của protein − GV giới thiệu thành phần và đặc điểm cấu tạo phân tử của protein . học lớp 9 thcs Hà nội - 20 09 1 Phần thứ hai Đ2. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông môn hoá học lớp 9 thcs. dung dịch, tính % khối lượng hỗn hợp các bazơ và xác định công thức bazơ. Bài 9, 10, 11: muối. Phân bón hoá học A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng Kiến thức Biết

Ngày đăng: 26/09/2013, 23:10

Xem thêm

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

− GV theo dừi, quan sỏt, nhận xột, đỏnh giỏ kết quả từng nhúm cụng khai trờn bảng. Sau mỗi TN cần cho học sinh bỏo cỏo, GV đặt cõu hỏi để học sinh trả lời (viết phương trỡnh, ý nghĩa  thớ nghiệm, kinh nghiệm…) và đỏnh giỏ cõu trả lời. - chuan KTKN Hoa 9
theo dừi, quan sỏt, nhận xột, đỏnh giỏ kết quả từng nhúm cụng khai trờn bảng. Sau mỗi TN cần cho học sinh bỏo cỏo, GV đặt cõu hỏi để học sinh trả lời (viết phương trỡnh, ý nghĩa thớ nghiệm, kinh nghiệm…) và đỏnh giỏ cõu trả lời (Trang 31)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w