1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GIAO AN BDGVGIAO AN BDGV Chuan KTKN-Hoa THPT

14 356 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 155 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Vụ Giáo dục Trung học GIÁO ÁN BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN CỐT CÁN DẠY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MÔN HOÁ HỌC CẤP THPT (Lưu hành nội bộ) Tháng 7/2010 BUỔI 1: HOẠT ĐỘNG 1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG DẠY HỌC MÔN HOÁ HỌC CẤP THPT HIỆN NAY. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN Mục tiêu: Giúp HV: - Hiểu được những thuận lợi và khó khăn trong dạy học môn Hoá học ở cấp THPT hiện nay - Quán triệt các văn bản chỉ đạo chuyên môn của Bộ, Sở và vận dụng sáng tạo trong dạy học và KTĐG bộ môn. - Biết tổ chức các nhóm học tập và giao lưu học hỏi Kết quả cần đạt: Các thành viên tham gia sẽ: - Hiểu rõ hơn và nhận thức đúng hơn những thuận lợi và khó khăn, sự cần thiết đổi mới PPDH và KTĐG theo chuẩn KTKN của chương trình môn học. - Hình thành một số kĩ năng vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể, khắc phục những khó khăn của địa phương để nâng cao chất lượng dạy học theo chuẩn KT-KN. - Tạo sự thân thiện, thái độ hợp tác trong quá trình học tập Phương tiện đánh giá: Hoạt động giám sát các hoạt động cá nhân, nhóm kết quả trao đổi, thảo luận; tài liệu của học viên. Tài liệu/thiết bị: Phiếu học tập, giấy A4, A2, bút dạ, kéo, băng dính, máy tính, máy chiếu, . Tổ chức các hoạt động dạy học 2 PHIẾU HỌC TẬP 1 Làm quen và phân nhóm Nhiệm vụ 1: + Chia lớp thành các nhóm học tập. Trong mỗi nhóm cử: - Nhóm trưởng để điều hành - Thư kí để ghi chép - Theo dõi thời gian - Hậu cần + Lập danh sách nhóm (Họ tên, đơn vị, số điện thoại, e-mail) + Nộp lại cho GV Nhiệm vụ 2: + Tự giới thiệu: họ tên, đơn vị công tác, số năm công tác, thích gì nhất, ghét gì nhất, mong đợi điều gì trong khoá học này, câu châm ngôn yêu thích nhất + Thảo luận nhóm, viết ra giấy A4: ý tưởng giới thiệu các thành viên trong nhóm. - Trình bày theo ý tưởng của nhóm: - Giới thiệu thành viên trong nhóm. - Kết quả cần đạt của nhóm trong khoá học 3 PHIẾU HỌC TẬP 2 1. Đ/c hãy cho biết những thuận lợi và khó khăn trong giảng dạy môn hoá học ở trường THCS hiện nay? Nguyên nhân của những khó khăn? 2. Đ/c hãy nêu những nội dung có trong SGK mà không có trong chuẩn KT – KN của chương trình GDPT và ngược lại những nội dung có trong chuẩn KT – KN của chương trình GDPT mà không có trong SGK? Nhiệm vụ : (Đóng vai là cán bộ quản lý hoặc giáo viên bộ môn) + Làm việc cá nhân (5 phút): Mỗi GV suy nghĩ và viết ra giấy A4 ít nhất: 3 thuận lợi 3 khó khăn và nguyên nhân 3 nội dung khác nhau + Thảo luận nhóm viết ra ít nhất (15 phút): 5 thuận lợi 5 khó khăn và nguyên nhân 5 nội dung khác nhau + Báo cáo kết quả theo nhóm (10 phút): 5 thuận lợi 5 khó khăn và nguyên nhân 5 nội dung khác nhau + Chỉnh và nộp lại báo cáo cho GV (5 phút) PHIẾU HỌC TẬP 3 Theo đ/c hiện nay cần những biện pháp chỉ đạo thực hiện như thế nào để tháo gỡ những khó khăn và nâng cao chất lượng dạy học môn hoá học ở trường THPT? Nhiệm vụ: (Đóng vai là cán bộ quản lý hoặc giáo viên bộ môn) + Làm việc cá nhân như sau (5 phút): Mỗi GV suy nghĩ và viết ra giấy A4 ít nhất: 3 giải pháp cấp TW 3 giải pháp cấp Sở + Thảo luận nhóm (10 phút): Mỗi nhóm viết ra ít nhất: 5 giải pháp cấp TW 5 giải pháp cấp Sở + Báo cáo kết quả theo nhóm (10 phút): 5 giải pháp cấp TW 5 giải pháp cấp Sở + Chỉnh và nộp lại báo cáo (5 phút) BUỔI 2: HOẠT ĐỘNG 2 Tìm hiểu: Lí do phải ban hành tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT- KN - Ý nghĩa của tài liệu 1. Mục tiêu: − GV biết được lí do phải tập huấn hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN − Thống nhất được mục tiêu dạy học; giúp cho công tác chỉ đạo định hướng, kiểm tra, đánh giá thống nhất. − GV hiểu được ý nghĩa việc ban hành tài liệu chuấn KT-KN của chương trình; khai thác trong dạy học; cách thức đạt được mục tiêu dạy học; không bị lệ thuộc hoàn toàn vào SGK. 2. Kết quả cần đạt: − GV biết được lí do phải tập huấn hướng dẫn thực hiện KT-KN − Dựa vào chuẩn KT-KN để xác định mục tiêu của bài học.Thống nhất trên phạm vi cả nước, giảm lệ thuộc vào SGK khi giảng dạy. − GV thảo luận, làm rõ mục tiêu của đợt tập huấn 3. Phương tiện đánh giá: − Quan sát các thành viên tham gia − Kết quả thảo luận của GV 4. Tài liệu cần: − Chương trình giáo dục phổ thông; SGK − Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn học. Thời gian Hoạt động của người hướng dẫn Hoạt động của người tham gia 40 phút Chiếu một số hình ảnh và clip video dạy học về các tiết dạy cũ để GV nghiên cứu Theo dõi một số hình ảnh và clip video dạy học về các tiết dạy cũ 15 phút Gợi ý một số phân tích các tiết dạy nói trên, tập trung vào việc GV chưa hiểu chuẩn KT - KN Phân tích các hạn chế về cách làm việc của GV và các hoạt động của HS trong một số tiết dạy đã theo dõi 15 phút Gợi ý giải pháp khắc phục hạn chế về: - KT – KN chuẩn và trọng tâm bài - Phương pháp lên lớp Đề xuất giải pháp với sự chỉ đạo của Bộ GD và ĐT ⇒ thấy ý nghĩa của việc ban hành Tài liệu. 4 PHIẾU HỌC TẬP 4 Theo đ/c: tiết lên lớp đã được quan sát có những hạn chế nào về cách làm việc của GV và các hoạt động của HS? (viết ra ít nhất 3 hạn chế trong cách tiến hành của GV và 3 hạn chế trong các hoạt động của HS) PHIẾU HỌC TẬP 5 Theo đ/c: nên làm như thế nào để khắc phục được những hạn chế nói trên? (viết ngắn gọn cách khắc phục các hạn chế trong cách tiến hành của GV và hoạt động của HS) HOẠT ĐỘNG 3 Tìm hiểu cấu trúc của tài liệu 1. Mục tiêu: − GV hiểu được cấu trúc của tài liệu từ đó tạo điều kiện cho việc sử dụng tài liệu được tốt hơn − Xây dựng sơ đồ mối quan hệ giữa các đơn vị kiến thức − GV so sánh nội dung chuẩn KT-KN với chương trình và SGK từ đó rút ra nhận xét − GV biết tài liệu hướng dẫn chuẩn KT-KN được xây dựng như thế nào? Từ đó biết cách sử dụng tài liệu. 2. Kết quả cần đạt: − GV hiểu được cấu trúc của tài liệu. − GV biết cách sử dụng tài liệu. 3. Phương tiện đánh giá: − Sơ đồ cấu trúc tài liệu − Quan sát các thành viên tham gia 4. Tài liệu cần: − Tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN môn Hóa học cấp THPT − Bảng phụ hoặc giấy Tơrôki, băng dính hai mặt. Thời gian Hoạt động của người hướng dẫn Hoạt động của người tham gia Ghi chú 15 phút Chiếu trên màn hình chuẩn KT – KN của một bài học Phiếu học tập 6 Trao đổi, chia sẻ ý kiến trong nhóm nhỏ: phân tích từng nội dung trong chuẩn KT – KN để xác định trọng tâm và phương pháp tiến hành. 15 phút Sử dụng kỹ thuật hợp tác nhóm nhỏ để thảo luận nhóm Thảo luận nhóm 30 phút Áp dụng kỹ thuật chuyên gia ⇒ Yêu cầu trình bày Phân tích từng nội dung trong chuẩn KT – KN để xác định trọng tâm và phương pháp tiến hành. 5 PHIẾU HỌC TẬP 5 Cấu trúc của Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn KT – KN môn học? (nêu rõ cấu trúc để thấy phần hướng dẫn thực hiện) BUỔI 3: HOẠT ĐỘNG 4 Phương pháp dạy học tích cực Mục tiêu: Giúp HV hiểu và vận dụng được PPDH tích cực, đảm bảo tính phù hợp và hiệu quả đối với các trường THPT, phù hợp với đối tượng HS địa phương. Kết quả cần đạt: Các thành viên tham gia sẽ: - Hiểu được PPDH tích cực trong giảng dạy là gì. - Biết vận dụng một số kỹ thuật học tập tích cực trong dạy học phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và đảm bảo tính hiệu quả. Phương tiện đánh giá: Hoạt động giám sát các hoạt động cá nhân, nhóm kết quả trao đổi, thảo luận; tài liệu của học viên. Tài liệu cần: Phiếu học tập, giấy A4, A2, bút dạ, kéo, băng dính, máy tính, máy chiếu, . Tổ chức các hoạt động dạy học Thời gian Hoạt động của người hướng dẫn Hoạt động của người tham gia Ghi chú 30 phút Chiếu trên màn hình một số hình ảnh minh họa cho các kĩ thuật học tích cực Phiếu học tập 4 về yêu cầu áp dụng kĩ thuật học tích cực cho một phần trọng tâm của một hoặc hai bài học (Sử dụng kỹ thuật hợp tác nhóm nhỏ) Theo dõi và trao đổi nhóm nhỏ về việc áp dụng từng kĩ thuật đã xem cho một số phần trọng tâm của bài học 30 phút - Trình chiếu một giáo án, yêu cầu sử dụng kĩ thuật hợp tác nhóm nhỏ phân tích từng phần của giáo án xem đã đạt chuẩn KT – KN chưa? - Đề xuất giải pháp chỉnh sửa. Áp dụng kĩ thuật thích hợp vào phần trọng tâm theo phiếu HT 4 Trang bị cho GV một số kĩ thuật học tích cực (có phân tích và ví dụ kèm theo): - Kĩ thuật thảo luận nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hợp tác nhóm nhỏ, kĩ thuật các mảnh ghép, kĩ thuật chuyên gia, kĩ thuật tư duy (so sánh đối chiếu và so sánh đối lập), kĩ thuật điền khuyết, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật XYZ, Lược đồ tư duy v.v . 6 7 PHIẾU HỌC TẬP 6 1) Học tích cực (Active learning) là gì? Tại sao phải học tích cực? 2) Có bao nhiêu cách học tích cực ? Nêu các dấu hiệu của tính tích cực trong học tập? Ứng dụng học tích cực vào lớp học như thế nào ? 3) Hãy lấy ít nhất 5 ví dụ minh hoạ mối quan hệ giữa tính tích cực trong học tập và hứng thú nhận thức của HS 4) Hãy nêu những kĩ thuật học tích cực có thể áp dụng trong dạy học hoá học ở cấp THPT. 5) Hãy nêu những dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực? Dạy học hoá học theo hướng tích cực cần đổi mới nhứng yếu tố nào? 6) Hãy nêu một số ví dụ cụ thể (bài học hoặc một phần bài học) để minh hoạ sự áp dụng các kỹ thuật dạy học tích cực thích hợp và áp dụng lược đồ tư duy có hiệu quả 7) Để áp dụng có hiệu quả phương pháp dạy học tích cực và các kỹ thuật học tích cực cần phải có những điều kiện gì? Hãy nêu từ hai đến ba hoạt động, bài học hoặc một phần bài học cụ thể để minh hoạ HOẠT ĐỘNG 5 Vận dụng Chuẩn kiến thức kĩ năng và kĩ thuật học tích cực trao đổi về một giáo án và một đề thi tốt nghiệp THPT 1. Mục đích: − GV vận dụng chuẩn KT – KN và kĩ thuật học tích cực để xem xét một giáo án của đồng nghiệp và một đề thi tốt nghiệp THPT − GV hiểu việc thực hiện đúng chuẩn KT – KN, cách sử dụng kĩ thuật học tích cực vào bài soạn một cách thích hợp và cách soạn một đề thi tốt nghiệp THPT phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng 2. Kết quả cần đạt: − GV hiểu được một bài hoặc một trích đoạn biết xác định đúng nội dung chuẩn KT-KN, biết cách sử dụng thích hợp các kĩ thuật học tích cực − Vận dụng được các kĩ thuật đã học để thiết kế các hoạt động của bài giảng. − GV hiểu và vận dụng được các kĩ thuật trên vào dạy học − GV biết soạn một đề thi phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng 3. Phương tiện đánh giá: − Sản phẩm thực hiện của các kĩ thuật − Quan sát các thành viên tham gia − Nghe các thành viên trao đổi tại các nhóm 4. Tài liệu cần: − Giáo án của đồng nghiệp và một số Giáo án có trong tài liệu − Đề thi có trong tài liệu. − Kĩ thuật học tích cực − Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT - KN − SGK 8 9 PHIẾU HỌC TẬP 7 1) Hãy nêu ví dụ cụ thể và phân tích các nội dung về mối quan hệ giữa Chương trình giáo dục phổ thông, SGK và hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn hoá học 10, 11, 12 ? 2) Nêu cách sử dụng chuẩn KT-KN để xác định mục tiêu bài học? Hãy đưa từ hai đến ba bài học hoặc phần bài học cụ thể để minh hoạ 3) Dựa vào Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN hãy nêu các ví dụ về sử dụng thí nghiệm hoá học, sử dụng thiết bị dạy học, sử dụng bài tập hoá học theo hướng dạy học tích cực? 4) Hãy vận dụng chuẩn KT – KN và phương pháp dạy học tích cực để xây dựng các hoạt động cho một bài học cụ thể ở lớp 10, 11, 12 THPT ? 5) Hãy cho biết các bài soạn đã cho có những phần nào chưa thực hiện đúng chuẩn KT - KN? 6) Trong bài soạn đã sử dụng được phương pháp học tích cực chưa? Hãy bổ sung? 7) Hãy chỉ ra những câu hỏi chưa đảm bảo độ chính xác khoa học, chưa đúng với chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học, chưa đúng với cấu trúc đề thi trong đề thi tốt nghiệp THPT? BUỔI 4 : HOẠT ĐỘNG 6 Thực hành soạn bài theo hướng dẫn thực hiện chuẩn KT - KN có áp dụng PP học tích cực 1. Mục đích: − GV thực hành soạn một bài hoặc một nội dung trọng tâm của bài; biết xác định đúng chuẩn kiến thức và kĩ năng và trọng tâm của bài học − GV biết cách sử dụng Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN, SGK để soạn bài. − Vận dụng được các kĩ thuật đã học vào bài soạn. 2. Kết quả cần đạt: − GV soạn giảng được một bài hoặc một trích đoạn biết xác định đúng nội dung chuẩn KT-KN, biết cách sử dụng thích hợp các kĩ thuật học tích cực − Vận dụng được các kĩ thuật đã học để thiết kế các hoạt động của bài giảng. − GV hiểu và vận dụng được các kĩ thuật trên vào dạy học 3. Phương tiện đánh giá: − Sản phẩm thực hiện của các kĩ thuật − Quan sát các thành viên tham gia − Nghe các thành viên trao đổi tại các nhóm 4. Tài liệu cần: − Kĩ thuật học tích cực − Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT - KN − SGK 10 PHIẾU HỌC TẬP 8 Hãy sử dụng tài liệu “Hướng thực hiện chuẩn KT – KN”, SGK, các kĩ thuật học tích cực để vận dụng soạn bài ““Luyện tập chương 5 – SGK hoá học 12” THPT [...]... Các nhóm trình bày ý kiến kiến và ghi kết luận − Căn cứ vào chuẩn KT – KN của chương trình THPT, GV sử dụng các kĩ thuật: so sánh – đối chiếu; suy nghĩ – thảo luận cặp đôi; sắp xếp nội dung theo chủ đề v.v… để phân tích một đề thi tốt nghiệp THPT − GV áp dụng kĩ thuật XYZ để xác định các mức độ nhận thức theo thang Bloom đối với từng câu hỏi, sau đó dùng kĩ thuật so sánh đối lập để kiểm tra lại ma trận... cần thiết phải dạy học theo Chương trình và Hướng dẫn chuẩn KT-KN 3 Phương tiện đánh giá: − Bài soạn của các nhóm − Quan sát các thành viên tham gia 4 Tài liệu cần: − SGK, Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT - KN của lớp 10,11,12 − Bảng phụ hoặc giấy tơrôki, bút dạ, băng dính hai mặt Thời gian Hoạt động của người hướng dẫn Hoạt động của người tham gia - Yêu cầu lần lượt các nhóm trình bày kết quả trên bảng... đồng nghiệp trình bày - Phát biểu ý kiến cá nhân hoặc ý kiến chia sẻ về bài trình bày của đồng nghiệp Sử dụng kĩ thuật phòng tranh − GV các nhóm trình bày soạn giảng một bài hoặc một nội dung của bài; biết xác định đúng mục tiêu về kiến thức và kĩ năng của bài học − Sau khi quan sát bài của các nhóm khác, GV trong cùng nhóm áp dụng kĩ thuật 635 viết ý kiến cá nhân lên một mẩu giấy, trưởng nhóm tập hợp... phải soạn đề KT theo Chương trình và Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN 3 Phương tiện đánh giá: − Đề KT có sẵn − Quan sát các thành viên tham gia 4 Tài liệu cần: − Sách giáo khoa, Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT - KN của lớp 10,11,12 − Bảng phụ hoặc giấy tơrôki, bút dạ, băng dính hai mặt Thời gian Hoạt động của người hướng dẫn - Trình chiếu một đề KT trên màn 10 phút hình hoặc trên giấy tơrôki Hoạt động của... soạn được bởi các học viên − Quan sát các thành viên tham gia 4 Tài liệu cần: − Ngân hàng câu hỏi TNKQ có sẵn (phần tài liệu tham khảo) − Sách giáo khoa, Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT - KN của lớp 8, 9 THCS − Bảng phụ hoặc giấy tơrôki, bút dạ, băng dính hai mặt PHIẾU HỌC TẬP 9 Hãy sử dụng tài liệu “Hướng thực hiện chuẩn KT – KN”, SGK, để vận dụng soạn “Đề thi tốt nghiệp THPT theo cấu trúc đề thi 11... ở các địa phương cần tiến hành như Bộ đã tập huấn cho giáo viên cốt cán − Cần nghiên cứu mục tiêu, nội dung, đối tượng, điều kiện bồi dưỡng − Xây dựng kế hoạch chi tiết đợt bồi dưỡng, tập huấn (thời gian, địa điểm, số lượng, yêu cầu) − Xác định nhu cầu, đánh giá kết quả đợt bồi dưỡng thông qua các mẫu phiếu thăm dò, khảo sát ( trước và sau đợt bồi dưỡng)… − Chú ý đến việc tổ chức các hoạt động của GV,... thức, kĩ năng cần chú trọng việc sử dụng hiệu quả các thiết bị dạy học; đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học một cách hợp lí 2 Xây dựng kế hoạch chi tiết đợt bồi dưỡng, tập huấn (thời gian, địa điểm, số lượng, yêu cầu): nội dung 6 buổi như trong tài liệu 14 . NĂNG MÔN HOÁ HỌC CẤP THPT (Lưu hành nội bộ) Tháng 7/2010 BUỔI 1: HOẠT ĐỘNG 1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG DẠY HỌC MÔN HOÁ HỌC CẤP THPT HIỆN NAY. MỘT. - Nhóm trưởng để điều hành - Thư kí để ghi chép - Theo dõi thời gian - Hậu cần + Lập danh sách nhóm (Họ tên, đơn vị, số điện thoại, e-mail) + Nộp lại cho

Ngày đăng: 26/09/2013, 07:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Hình thành một số kĩ năng vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể, khắc phục những khó khăn của địa phương để nâng cao chất lượng dạy học theo chuẩn KT-KN. - GIAO AN BDGVGIAO AN BDGV Chuan KTKN-Hoa THPT
Hình th ành một số kĩ năng vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể, khắc phục những khó khăn của địa phương để nâng cao chất lượng dạy học theo chuẩn KT-KN (Trang 2)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w