1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giúp học sinh mở rộng kiến thức xã hội – nhân văn qua giờ đọc – hiểu ngữ văn phần văn học dân gian lớp 10 THPT

20 994 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 168,5 KB

Nội dung

Giúp học sinh mở rộng kiến thức xã hội – nhân văn qua giờ đọc – hiểu ngữ văn phần văn học dân gian lớp 10 THPT Giúp học sinh mở rộng kiến thức xã hội – nhân văn qua giờ đọc – hiểu ngữ văn phần văn học dân gian lớp 10 THPT Giúp học sinh mở rộng kiến thức xã hội – nhân văn qua giờ đọc – hiểu ngữ văn phần văn học dân gian lớp 10 THPT Giúp học sinh mở rộng kiến thức xã hội – nhân văn qua giờ đọc – hiểu ngữ văn phần văn học dân gian lớp 10 THPT Giúp học sinh mở rộng kiến thức xã hội – nhân văn qua giờ đọc – hiểu ngữ văn phần văn học dân gian lớp 10 THPT

Trang 1

A ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lí do chọn đề tài

Môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường trung học phổ thông: góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn, chuẩn bị cho họ tiếp tục học lên bậc học cao hơn và đặc biệt là bước vào đời sống Đó là những con người có vốn hiểu biết xã hội, có ý thức tự tu dưỡng, biết thương yêu quý trọng gia đình, bè bạn, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu

có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mỹ… như một công cụ để tư duy và giao tiếp

Trong chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT, học sinh được tiếp nhận những văn bản thuộc văn học dân gian Đây là bộ phận văn học lưu giữ những kiến thức xã hội trong nhiều thời đại, đồng thời qua đó cũng kết tinh những tinh thần nhân văn cao đẹp Văn học dân gian chính là cuốn bách khoa toàn thư về cuộc sống để giúp người dân lao động qua bao thời đại, chống lại bao nhiêu kẻ thù, thích ứng được với mọi biến thiên cuộc đời Vì vậy, học bộ phận văn học này, học sinh sẽ luôn được tiếp nhận những bài học nhân sinh sâu sắc, các triết lí

về đấu tranh, sinh tồn và phát triển mạnh mẽ nhất

Tuy nhiên, có quá nhiều khoảng cách giữa tác phẩm văn chương với người đọc nói chung, với học trò nói riêng - đó là khoảng cách giữa hiện thực và văn chương (hay giữa văn và đời); giữa bối cảnh sáng tác và thời đại sống của học trò Thực tế ấy đã khiến văn chương mãi chỉ là thế giới xa lạ với những khoảng cách không được xóa bỏ; những thông điệp trong tác phẩm trở thành thứ

lý thuyết đơn thuần sách vở, và do đó rất ít sức thuyết phục với học trò

Vì vậy, những năm gần đây, một trong những vấn đề khiến nhiều giáo viên văn trăn trở, bối rối, đó là tình trạng học trò chán học văn, chán văn chương Học trò thường có cảm giác hoặc buồn ngủ vì những điều phải nghe

Trang 2

như không liên quan gì đến các em Một trong những nguyên nhân là do đặc trưng của bộ môn Kiến thức học sinh cần tiếp nhận không dừng lại ở tác phẩm

mà là ở những giá trị tư tưởng, thẩm mỹ, những thông điệp tư tưởng, nghệ thuật nhà văn muốn gửi gắm, biểu hiện trong tác phẩm

Trong xã hội hiện nay với sự phát triển nhanh chóng trên các lĩnh vực đã

và đang tạo ra những tác động phức tạp ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ Một bộ phận học sinh được gia đình bao bọc,

lập trình sẵn cho tương lai của mình, các em trở thành những cô, cậu ấm Vì

vậy, sự hiểu biết về xã hội, sự giàu đẹp trong đời sống tâm hồn của các em đang

bị thu hẹp theo thời gian Đặc biệt, đối với lứa tuổi học sinh lớp 10, các em đã

có sự biến đổi không kém phần rõ rệt về bộ mặt bên ngoài, trong hoạt động sinh

lý cơ thể, trong thế giới nội tâm, thoát vui, thoắt buồn, vốn hiểu biết xã hội của các em còn rất hạn chế nhưng thích lí sự và hay chống đối ý kiến của cha mẹ và thầy cô

Vì những lí do trên, trong nhiều năm qua tôi rất chú trọng việc giáo dục nhân cách học sinh trong quá trình dạy học Ngữ văn bằng cách thức giúp các em tích cực, chủ động khám phá ra các vấn đề xã hội trong tác phẩm văn chương, từ

đó nhận thấy văn học rất gần gũi, gắn liền với đời sống và nhận thức được giá trị giáo dục của văn học, hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách Sau đây

tôi xin chia sẻ với quý đồng nghiệp một kinh nghiệm nhỏ qua đề tài: “ Giúp học sinh mở rộng kiến thức xã hội – nhân văn qua giờ Đọc – hiểu Ngữ văn phần văn học dân gian lớp 10 THPT”.

2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu đề xuất một cách thức dạy và học có hiệu, nhằm giúp giáo viên cung cấp cho học sinh những kiến thức xã hội, chắt lọc tinh thần nhân văn qua những văn bản văn học dân gian

3 Giới hạn nghiên cứu

Phần Văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT

4 Phương pháp nghiên cứu

Trang 3

- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết:

Đọc, tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu viết về Văn học dân gian Việt Nam và nước ngoài; viết về vai trò, giá trị của văn chương đối với xã hội và nhân cách con người

Đọc, nghiên cứu các văn bản văn học dân gian trong chương trình lớp 10 THPT

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

Trao đổi trực tiếp với học sinh để tìm hiểu về vốn hiểu biết xã hội, khả năng lĩnh hội những giá trị nhân văn khi học văn

Khảo sát một số bài viết của học sinh trên lớp

- Phương pháp so sánh thống kê

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 Cơ sở lý luận

1.1 Vai trò của văn học dân gian

Nghị quyết TW Đảng lần 5 Khóa VIII đã đề ra đường lối xây dựng: “Nền văn hóa Việt Nam tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc” Trong thời kì hiện nay,

đây là nhiệm vụ quan trọng của các cấp, các ngành, trong đó ngành Giáo dục có vai trò then chốt Một trong những nhiệm vụ giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là chúng ta phải phát huy văn hóa dân gian đặc sắc của dân tộc, trong đó văn học dân gian có một vị trí to lớn Phát huy vai trò của văn học dân gian là nuôi dưỡng cội nguồn của lòng yêu nước, yêu dân tộc, tha thiết với văn hóa dân tộc, tránh đánh mất bản sắc dân tộc

Theo GS.Đinh Gia Khánh : “Văn học dân gian vừa là cuốn bách khoa của đời sống, vừa là một phương tiện giáo dục những phẩm chất tốt đẹp nhất của con người như tình yêu Tổ quốc, lòng dũng cảm, tinh thần lạc quan, lòng ngay thẳng, ý thức về điều thiện và tinh thần đấu tranh chống điều ác Nói tóm lại, có thế coi văn học dân gian như là một bộ bách khoa toàn thư về cuộc sống

Trang 4

của nhân dân lao động, được ghi lại bằng một phương thức nghệ thuật độc đáo” (Văn học dân gian Việt Nam, NXBGD 1997, Tr 49).

Mặt khác, việc giảng dạy văn học dân gian trong trường THPT chính là công việc tổng kết, giới thiệu các thành tựu nghiên cứu về văn học dân gian để

truyền đạt cho học sinh “Việc giảng dạy văn học dân gian trong nhà trường được đặt trong tổng thể văn hoá dân gian (mối liên quan chặt chẽ giữa đời sống thực tiễn và các yếu tố văn hoá khác ngoài yếu tố ngôn từ như âm nhạc, nhảy múa, diễn xướng, tâm linh…) nhằm đem đến một hiệu quả mới trong giảng dạy, học tập” (PGS.TS Nguyễn Thị Huế - Vấn đề nghiên cứu văn học dân gian những năm gần đây).

1.2 Kiến thức xã hội trong tác phẩm văn chương

Điều hiển nhiên, dễ thấy ở mỗi văn bản văn học là những kiến thức xã hội

và đời sống Ở đó qua lăng kính nghệ thuật nhà văn trực tiếp hay gián tiếp

chuyển tải những vấn đề xã hội vào trong tác phẩm văn chương Cho nên văn

học là cuộc sống, gần gũi và gắn bó với mỗi người Con người có nhu cầu nhận thức bởi vì họ chỉ sống trong một khoảng thời gian, không gian nhất định Văn học chính là một phương tiện có khả năng phá vỡ giới hạn tồn tại trong không gian, thời gian cụ thể, đồng thời đem lại những hiểu biết phong phú, bởi vì

“Cuộc đời là điểm xuất phát và cũng là đích đến của văn học” (Tố Hữu)

Đọc văn là hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức của con người

Nó giúp chúng ta hiểu biết rõ hơn, sâu hơn về cuộc sống xung quanh và thậm chí chính bản thân mình, từ đó tác động vào cuộc sống hiệu quả hơn Thông qua cuộc sống và hình ảnh của nhiều người khác nhau được trình bày trong các tác phẩm cụ thể, văn học còn giúp cho mỗi người đọc hiểu được bản chất của con người nói chung Đồng thời chính từ cuộc đời người khác, mỗi người đọc có thể liện hệ, tự so sánh, đối chiếu để hiểu bản thân mình hơn với tư cách là một con người cá nhân Như vậy, qua giờ đọc văn, học sinh nắm vững kiến thức xã hội

để hiểu đời có nghĩa là bài dạy đạt được kết quả, tác phẩm văn chương tìm được

mảnh đất màu mỡ để sinh trưởng và tìm được đích đến.

Trang 5

1.3 Giá trị nhân văn trong tác phẩm văn chương

Nhà văn khi phản ánh hiện thực cuộc sống thông qua tác phẩm văn học,

dù trực tiếp hay gián tiếp bao giờ cũng bộc lộ một thái độ tư tưởng, tình cảm, một sự nhận xét, đánh giá của mình Như vậy, tất cả đều sẽ tác động đến người đọc Bởi con người ta nhận thức không chỉ để nhận thức mà nhận thức là để hành động Con người không chỉ có nhu cầu hiểu biết mà còn có nhu cầu hướng

thiện, khao khát một cuộc sống tốt lành Chính vì vậy văn học có khả năng đem đến cho người đọc những bài học quý giá về lẽ sống để họ tự rèn luyện bản thân mình ngày một tốt đẹp hơn.

Tuy nhiên đặc trưng giáo dục của văn học hoàn toàn khác với những nguyên tắc áp đặt của pháp luật hay những lời giáo huấn trực tiếp trong những bài giảng về đạo đức Bởi văn học giáo dục con người bằng con đường đi từ cảm xúc đến nhận thức, bằng cái thật, cái đúng, cái đẹp của những hình tượng sinh động, đầy sức thuyết phục Có lẽ vì thế tác dụng giáo dục của văn học không phải ngay lập tức mà dần dần thấm sâu nhưng rất lâu bền, nó gợi ra những cảm nghĩ sâu xa về cuộc đời và con người, nó gián tiếp đưa ra những bài học những

đề nghị về cách sống Với những khả năng ấy, văn học không những góp phần hoàn thiện nhân cách con người mà còn hướng họ tới những hành động cụ thể, thiết thực, vì một cuộc đời ngày càng tốt đẹp hơn, hướng họ đến chân, thiện, mĩ.

Mỗi văn bản bao giờ cũng hàm chứa trong nó những triết lý của đời sống

Và hơn thế, mỗi tác phẩm văn học trước hết là số phận con người với tất cả buồn, vui, sướng, khổ với mơ ước và khát vọng thiêng liêng Cho nên, giờ đọc văn trong nhà trường chính là sự hướng dẫn học sinh một cách tự giác, có lý luận về kiến thức am hiểu cuộc sống xã hội để các em sống có ích hơn

2 Thực trạng của vấn đề

2.1.Thuận lợi

Chưa bao giờ cả xã hội lại có tiếng nói chung bức thiết mong muốn đổi mới nền giáo dục như hiện nay, cũng chưa bao giờ ngành giáo dục ý thức rõ cần phải truyền đạt các kiến thức xã hội, những kĩ năng sống cho học sinh trong thời

Trang 6

kì hội nhập như bây giờ Trong đó, dạy văn cũng là dạy các em học sinh làm người, con người có khả năng thích ứng, hội nhập tốt với xã hội hiện đại

Hiện nay tài liệu tham khảo đa dạng, giúp ích rất nhiều trong công tác giảng dạy của giáo viên Các lớp học nâng cao trình độ tạo điều kiện để giáo viên tham gia học tập để nâng cao trình độ nghiệp vụ theo kịp với xu thế đổi mới của thời đại Đó là những điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện đề tài

2.2 Khó khăn

- Về phía người giáo viên:

Thời gian trong một tiết dạy rất ngắn nên việc mở rộng cũng chỉ trong một thời gian hạn hẹp, vậy giáo viên khó kết hợp lồng ghép được nếu không khéo léo

Các trang thiết bị của môn Ngữ văn như tranh ảnh, một số tác phẩm có đoạn trích được học ở thư viện còn hạn chế, do đó giáo viên muốn tham khảo không có nên gặp nhiều khó khăn trong giảng dạy

- Về phía học sinh:

Ngày nay, phần lớn các bậc phụ huynh vẫn có tư tưởng là làm thế nào con

em mình có nhiều kiến thức, cho đi học thêm đủ thứ cốt để vào được đại học,có một việc làm ổn định, họ ít chú ý đến vốn hiểu biết xã hội và đạo đức của con

em mình

Xã hội cũng đang có một số thế hệ trẻ, bị nhu cầu vật chất cám dỗ dữ dội nên những giá trị nhân văn ở một số học sinh bị xuống cấp hết sức nghiêm trọng đáng báo động là lứa tuổi thanh thiếu niên, do thích đua đòi, ăn chơi lêu lổng, thiếu sự quan tâm của gia đình… Nên thực tế đã có bao nhiêu chuyện xảy ra ngoài xã hội, học sinh vi phạm pháp luật ngày càng gia tăng

Học sinh hiện nay có xu thế xem nhẹ các môn xã hội trong đó có môn Ngữ văn dẫn đến chất lượng học tập không cao

Để khắc phục tình trạng đó, nhà trường đóng một vai trò hết sức quan trọng, trong đó người giáo viên dạy bộ môn Ngữ Văn càng có nhiều thuận lợi Môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt ngoài việc giúp các em bước đầu có năng lực

Trang 7

cảm thụ các giá trị chân, thiện, mĩ trong nghệ thuật thì việc việc mở rộng kiến thức xã hội, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm cho học sinh trở nên rất cần thiết

2.3 Kết quả của thực trạng trên: (Qua phiếu thăm dò trắc nghiệm)

Đối tượng lớp 10A2 và 10A7 năm học 2011 – 2012

Vốn kiến thức xã hội – nhân văn Lớp 10A2 (45 hs ) Lớp 10A7 ( 45 hs ) Tốt - Khá 13/45 = 28,9 % 15/45 = 33,3 % Trung Bình 21/45 = 46,7 % 22/45 = 48,9 %

Qua bảng thống kê trên đây, tôi thấy vốn hiểu biết xã hội – nhân văn của học sinh chưa cao Từ thực trạng đó, tôi đi tìm giải pháp giúp học sinh mở rộng kiến thức xã hội – nhân văn thông qua giờ Đọc – hiểu phần văn học dân gian lớp

10 THPT

3 Giải pháp và tổ chức thực hiện

Ở đề tài này, tôi đi tìm hiểu cụ thể một số văn bản thuộc văn học dân gian Qua đó sẽ giúp học sinh mở rộng kiến thức xã hội, chắt lọc được những giá trị nhân văn hữu ích

3.1 Mở rộng kiến thức xã hội qua văn bản văn học dân gian

Môn Ngữ văn là môn học giữ vị trí quan trọng trong chương trình giảng dạy các môn văn hóa phổ thông Trong môn Ngữ văn, một bộ phận văn học

được đưa vào đầu chương trình mỗi cấp học, đó chính là Văn học dân gian Học

sinh tìm hiểu văn học dân gian không chỉ khám phá được cái hay, cái đẹp của sáng tác nghệ thuật ngôn từ, mà còn thu thập được vốn hiểu biết về văn hóa xã hội, phong tục tập quán, nếp sinh hoạt dân gian của dân tộc Văn học dân gian là một kho tri thức vô giá mang trong mình những lời dạy, lời đúc kết quý báu của bao đời dành cho các thế hệ sau Dù nó được thể hiện dưới dạng văn vần, câu thơ, tục ngữ thì những giá trị của nó dành cho con người là vô giá Tuy nhiên, với đặc thù riêng của bộ phận văn học dân gian – những sáng tác có khoảng cách xa so với thực tại, chứa đựng những tư duy, những quan niệm thẩm mỹ của người xưa,… là những khó khăn lớn đối với người học nội dung văn học này

Trang 8

Từ thực tế này đòi hỏi giáo viên Ngữ văn cần có những sáng tạo mới phù hợp với nội dung văn học dân gian, nhằm tổ chức, định hướng cho học sinh thu thập thông tin, chinh phục kho tàng tri thức một cách hiệu quả, nắm bắt được những giá trị tinh thần quý giá nhất trong đời sống tinh thần của con người

Trong chương trình Ngữ văn 10, có rất nhiều văn bản văn học dân gian được đưa vào giảng dạy, mỗi văn bản đều hàm chứa nhiều kiến thức xã hội – nhân văn hữu ích Tuy nhiên, vì điều kiện thời gian, tôi chỉ đi sâu tìm hiểu một

số văn bản nhất định như là hướng đi chung cho sáng kiến của mình

3.1.1 Văn bản Chiến thắng Mtao Mxây (trích Đăm Săn – sử thi Tây

Nguyên)

Văn bản tái hiện lại một bức tranh xã hội hết sức sống động của dân tộc ta thời cổ đại Tuy nhiên, so với xã hội hiện đại ngày nay thì xã hội trong đoạn trích trở nên xa vời Thoạt đầu, khi tiếp cận văn bản này, có lẽ trong thái độ của học sinh có phần chê cười với cách hành xử, ngôn ngữ, cách sinh hoạt của những nhân vật Nhiệm vụ của người giáo viên phải dẫn dắt, định hình được thái

độ đúng đắn cho người học Từ đó, các em thêm trân trọng, am hiểu những tập tục trở thành nét đẹp văn hóa cộng đồng người Việt

Trước hết, cần cung cấp cho học sinh những hiểu biết về thể loại sử thi để các em dễ dàng tiếp cận văn bản Sử thi còn gọi là anh hùng ca, thường sử dụng bút pháp so sánh, phóng đại và lí tưởng hóa Là thể loại tiếp nối ngay sau thần thoại, sử dụng chất liệu từ thần thoại nên nó mang đậm các yếu tố hoang đường, huyền ảo Đây là thế giới gồm cả thần linh và con người Tuy nhiên, con người chiếm ưu thế, bởi lẽ sự xuất hiện của sử thi luôn gắn với sự tan rã của cộng đồng nguyên thủy để hình thành các nhà nước dân chủ chủ nô trong buổi bình minh lịch sử.Với cảm hứng ngợi ca, sử thi xây dựng kiểu nhân vật tù trưởng anh hùng mang lí tưởng của cộng đồng và thời đại Không đi sâu phân tích, miêu tả tỉ mỉ tâm lí nhân vật, nhân vật được hiện lên qua hành động, họ là những con người

cộng đồng Đọc – hiểu sử thi Đăm Săn nói chung, đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây nói riêng, cần phải thông qua những gì xảy đến đối với cá nhân Đăm Săn

Trang 9

và qua cách mà Đăm Săn xử lí những tình huống để nhằm thỏa mãn khát vọng của cá nhân mà “đọc” ra được tất thảy những gì thuộc về cộng đồng Ê-đê đương thời

Khi học văn bản này, học sinh không chỉ có thêm hiểu biết về sử thi Tây Nguyên mà các em còn được gián tiếp đến với mảnh đất Tây Nguyên Nơi đây, dường như còn in dấu chân xưa của tổ tiên loài người thời tiền sử Các phong tục, các kiểu suy nghĩ, “trong lồng ngực chất đầy thần linh”, vũ khí, cách giao đấu, cảnh ăn mừng chiến thắng của người anh hùng Tây Nguyên đều thể hiện đầy đủ một chân trời tiền sử Nắm bắt được những nét đặc trưng đó, mai sau các

em nếu được sống, học tập, công tác ở Tây Nguyên sẽ không ngỡ ngàng với những tập tục xa lạ, sống hòa đồng hơn với con người nơi đây – những người dân chân thành nhưng dũng mãnh và khao khát tự do

3.1.2 Văn bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy

Ở Việt Nam, tư liệu về thể loại truyền thuyết khá phong phú: từ những truyền thuyết thời Hùng Vương, Bắc thuộc đến thời phong kiến và đương đại Đây là thể loại quan trọng nhất của văn học dân gian Việt Nam, góp phần tìm hiểu truyền thống, đặc trưng văn hóa, bản lĩnh của các cộng đồng dân tộc ta Lấy đối tượng phản ánh là nhân vật, sự kiện lịch sử và phong tục của các địa phương, truyền thuyết thể hiện cái nhìn, cách đánh giá riêng của nhân dân về những vấn đề phản ánh đó Khuynh hướng chủ đạo của truyền thuyết là ngợi ca, tôn vinh các anh hùng, các thành tựu lao động, sáng tạo văn hóa Chính vì vậy, chức năng của truyền thuyết là nhằm giáo dục ý thức về lịch sử cho mỗi thành viên của cộng đồng Truyền thuyết là lịch sử của nhân dân, phản ánh lịch sử theo quan điểm của nhân dân lao động; gắn bó mật thiết với các lễ hội, tín ngưỡng và phong tục dân gian, mang tính dân tộc và địa phương rõ nét

Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy Phản ánh quá trình

hình thành, phát triển của nhà nước Âu Lạc Thục Phán An Dương Vương xuất hiện với những sứ mệnh lịch sử mới: thống nhất đất nước về phương diện dân tộc, lãnh thổ; xây dựng nhà nước sơ khai; đối phó với thù trong, giặc ngoài

Trang 10

Truyền thuyết vùng Phú Thọ kể về việc Thục Phán vốn là một tù trưởng bộ Ai Lao, dòng giống Hùng Vương Ông hai lần đánh vua Hùng thất bại Hùng Vương nhường ngôi cho Sơn Tinh, nhưng Sơn Tinh từ chối và khuyên vua Hùng nhường ngôi cho Thục Phán Thế là Thục Phán lên ngôi, lấy hiệu là An Dương Vương Tất cả sự hư cấu của truyền thuyết đó nhằm che giấu một sự thật lịch sử là sự thất bại, kết thúc của thời đại Hùng Vương mà Thục Phán là người chiến thắng Thời đại Vua Hùng mang tính chất tổ chức của những thị tộc, bộ lạc, chưa có biểu hiện của sự hình thành nhà nước Khi Thục Phán lên ngôi, việc đầu tiên của ông là dời đô về Cổ Loa Không phải đợi đến năm 1010, Lí Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long thị mảnh đất này mới trở thành thủ đô của đất nước, mà ngay từ thời An Dương Vương, nhà vua đã nhìn thấy vị trí thuận lợi, trung tâm của vùng đất này

Việc xây thành chứng tỏ nhà vua đã xác lập mô hình nhà nước phong kiến

sơ khai với kinh thành là trung tâm điều hành, giải quyết những công việc của đất nước Sau khi xây thành xong, An Dương Vương đánh bại quân xâm lược Triệu Đà Truyền thuyết đã phản ánh chân thực một thành tựu văn minh đáng tự hào của người Việt cổ: việc chế tạo và sử dụng cung nỏ Năm 1959, đã đào được kho mũi tên đồng ở di tích Cổ Loa, chứng tỏ thành tựu văn minh của người Việt

cổ được phát huy, làm nên chiến thắng hào hùng

Ở chặng hai của truyền thuyết này, An Dương Vương làm mất nước vào tay Triệu Đà, chấm dứt thời kì xây dựng nhà nước sơ khai, khiến đất nước rơi vào khoảng hơn nghìn năm Bắc thuộc (179 tr.CN – 938) Trong lịch sử, Mị Châu không bị cha chém đầu mà cả hai cha con ôm nhau nhảy xuống biển; nhân vật Trọng Thủy không nhảy xuống giếng mà chết, thậm chí con hắn ở nước Triệu còn lên ngôi hoàng đế Nhưng trong truyền thuyết, Trọng Thủy đã phải chết, chết nhục nhã để rửa mối hận tình cho Mị Châu qua hình ảnh Ngọc trai – Giếng nước

Qua truyền thuyết này, vốn kiến thức xã hội được mở rộng: Học sinh thâu tóm được toàn bộ quá trình hình thành, phát triển và suy tàn của nhà nước Âu

Ngày đăng: 10/05/2015, 10:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w