o Hạn chế: - Loại tài nguyên không khôi phục được bao gồm các loại khoáng sản đang được khai thác để sử dụng trong công nghiệp.. Toàn bộ nguồn năng lượng được sử dụng trong hoạt động g
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU 1
P HẦN 1: TỔNGQUAN 2
P HẦN 2: NỘIDUNG 3
1 Tìm hiểu về tài nguyên thiên nhiên (TNTN): 3
1.1 Tài nguyên thiên nhiên là gì? 3
1.2 Phân loại TNTN: 4
1.2.1 Phân loại theo công dụng: 4
1.2.1.1 Nguồn năng lượng: 4
1.2.1.2 Các loại khoáng sản: 6
1.2.1.3 Nguồn tài nguyên rừng: 6
1.2.1.4 Nguồn đất đai: 7
1.2.1.5 Nguồn nước: 7
1.2.1.6 Biển và thủy sản: 8
1.2.1.7 Khí hậu: 8
1.2.2 Phân loại theo khả năng tái sinh: 8
2 TNTN với phát triển kinh tế: 9
3 Tài nguyên thiên nhiên với phát triển bền vững: 10
3.1 Phát triển bền vững: 10
3.1.1 Phát triển bền vững là gì ? 10
3.1.2 Mặt tích cực và hệ lụy: 10
3.2 Vai trò của TNTN với phát triển bền vững: 11
4 Sử dụng TNTN trong tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay: 12
4.1 hiện trạng TNTN ở Việt Nam hiện nay: 12
4.1.1 Hiện trạng tài nguyên đất ở VN: 12
4.1.2 Hiện trạng tài nguyên nước ở VN: 13
4.1.3 Hiện trạng tài nguyên biển ở VN: 15
Trang 24.2 Chính sách sử dụng TNTN: 25
4.2.1 Một số vấn đề về sử dụng TNTN để phát triển kinh tế: 25
4.2.2 Bảo vệ tài nguyên môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững: 27
KẾT LUẬN 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
TNTN là các sản phẩm của tự nhiên, do tự nhiên sinh ra và là có hạn Trong quá trình khai thác sử dụng cho mục đích của mình con người đã lấy đi những tài nguyên này để khai thác, chế biến tạo thành những sản phẩm vật chất phục vụ cho cuộc sống Nhưng trong thời đại ngày nay, kinh tế thế giới phát triển và dân số gia tăng chóng mặt Cuộc sống con người ngày càng khó khăn Con người càng ra sức khai thác thì những nguồn lực này càng cạn kiệt Bởi vì nhu cầu của con người là vô hạn trong khi TNTN lại có hạn Liệu chúng ta có nghĩ tới một ngày nào đó những nguồn lực của tự nhiên này sẽ không còn nữa? Phải chăng đã đến lúc nghĩ khác đi cho một tương lai khác cho con người – nơi mà có những nguồn năng lượng sạch và không sử dụng TNTN một cách lãng phí, gây ô nhiễm và nhiều những hệ lụy khác… Hơn nữa thiết nghĩ con người cũng là sinh ra từ thiên nhiên, nếu cứ tiếp tục hủy hoại thiên nhiên thì
sẽ có lúc thiên nhiên quay ngược trở lại với con nguời chúng ta Có nhiều nỗ lực với môi trường và TNTN được đưa ra, nhưng chỉ là một số nhỏ so với sự hủy hoại mà con người đang làm Rõ ràng vấn đề bây giờ là phải tìm ra các nguồn năng lượng mới và sạch để thay thế nhằm giảm tải ô nhiễm và giúp cân bằng lại môi trường thiên nhiên Những điều nêu trên là một trong những vấn đề cốt yếu của chính sách phát triển của các quốc gia Phát triển chưa đủ mà phải là phát triển bền vững Vấn đề này thiết nghĩ không phải chỉ là “nhiệm vụ” của các nhà làm chính sách hay chỉ đơn thuần của các nguyên thủ quốc gia mà còn là của mọi công dân, từ trong ý thức của mỗi người Bài tiểu luận được cố gắng hoàn thành trong thời hạn sớm nhất có thể Quan trọng hơn có tinh thần làm việc có trách nhiệm từ các thành viên của nhóm Tiều luận này được chia thành nhiều phần cụ thể có khái niệm, hạn chế, phân loại, và ý nghĩa đối với phát triển,… Tuy nhiên thành viên nhóm luôn lưu ý tới một điều là con nguời thì chắc hẳn là không thể thiếu được những sai lầm khó tránh khỏi Do vậy những sai sót lỗi lầm không đáng có mong được giảng viên bỏ qua và đánh giá bài làm này trên cơ
sở khách quan nhất
Xin cảm ơn thầy
Trang 4Phần 1: TỔNG QUAN
Giới thiệu đề tài và lí do chọn đề tài:
Vấn đề của các TNTN đã có từ lâu trên các phương tiện báo đài là một vấn đề hết sức bức xúc hiện nay Đã nghe nói đến từ lâu, nay trong học phần kinh tế phát triển này nhóm mới có cơ hội để thực hiện ý tưởng Vì vậy ngay khi được giao chọn đề tài, nhóm đã chọn đề tài này
Khái niệm TNTN, phân loại, công dụng, vai trò của TNTN với phát triển kinh
tế và đặc biệt là phát triển bền vững Cuối cùng là tình hình ở VN hiện nay
Ngoài giới hạn của giáo trình Kinh tế phát triển, trường Đại học Công Nghiệp
Tp HCM, các thành viên còn tham khảo nhiều tài liệu trên nhiều kênh khác nhau Cụ thể sẽ được liệt kê chi tiết trong phần Tài liệu tham khảo
1 Phân tích chủ đề tiểu luận thành các phần nhỏ để nghiên cứu
2 Tổng hợp từ các ý kiến đưa ra để thống nhất thành một bài làm hoàn chỉnh
3 Sử dụng nguồn tài liệu từ nhiều phương tiện Trong đó Internet là một phương tiện hữu hiệu nhất
Trang 5Phần 2: NỘI DUNG
1 Tìm hiểu về tài nguyên thiên nhiên (TNTN):
1.1 Tài nguyên thiên nhiên là gì?
o Định nghĩa
Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận quan trọng trong môi trường tự nhiên Nguồn tài nguyên thiên nhiên bao gồm những yếu tố vật chất của tự nhiên mà con người có thể nghiên cứu, khai thác, sử dụng và chế biến để tại ra sản phẩm, của cải vật chất nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người và
xã hội
Vật chất mà tài nguyên thiên nhiên là một dạng cụ thể của nó, được con người biến đổi mà không làm biến mất nó trong quá trình hoạt động Vật chất đề cập ở đây cần phải hiểu cả hai dạng : hữu hình và vô hình Có thể nói rằng tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, tri thức, thông tin được con người sử dụng để tạo ra của cải vật chất hay tạo ra giá trị sử dụng mới Xã hội loài người càng phát triển thì số loại hình tài nguyên và số lượng mỗi loại tài nguyên được con người sử dụng, khai thác càng gia tăng
o Hạn chế:
- Loại tài nguyên không khôi phục được bao gồm các loại khoáng sản đang được khai thác để sử dụng trong công nghiệp Sự hình thành các tài nguyên khoáng sản phải mất hàng triệu năm; vì vậy, các tài nguyên này khi hao kiệt thì không phục hồi được Do đó, đối với tài nguyên khoáng sản, phải sử dụng thật tiết kiệm, sử dụng tổng hợp và cần sản xuất các loại vật liệu thay thế (ví dụ, sản xuất các chất dẻo tổng hợp để thay thế các chi tiết bằng kim loại…)
- Tài nguyên không bị hao kiệt như năng lượng Mặt Trời, không khí, nước… Không khí và nước có lượng rất lớn đến mức con người không thể sử dụng làm cho chúng cạn kiệt được Tuy nhiên, tài nguyên nước không phân bố đều giữa các vùng trên Trái Đất: có nhiều vùng đang
Trang 6phải đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt, đặc biệt là thiếu nước an toàn Không khí và nguồn nước đang bị đe doạ ô nhiễm nghiêm trọng làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của con người
1.2 Phân loại TNTN:
1.2.1 Phân loại theo công dụng:
1.2.1.1 Nguồn năng lượng:
Nguồn năng lượng lại có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau Theo tính chất thương mại là nguồn năng lượng được sử dụng phổ biến ở các nước (đặc biệt là các nước công nghiệp phát triển) bao gồm các nguồn năng lượng mới: dầu hỏa, khí đốt, than đá, thủy điện, uraniom, địa nhiệt, mặt trời, sức nước, sức gió Năng lượng phi thương mại là năng lượng được sử dụng để tạo ra nhiệt năng và chỉ còn được sử dụng ở các nước đang phát triển bao gồm củi đốt và năng lượng sinh khói (rơm rạ, thân cây các loại, phân súc vật…) Ở Việt Nam, hiện nay bình quân mỗi năm ở các vùng nông thôn, miền núi sử dụng khoảng 22 triệu tấn củi cho việc đun nấu Tuy nhiên, tỷ trọng năng lượng phi thương mại ở các nước đang phát triển sẽ giảm dần cùng với sự phát triển của nền kinh tế
Toàn bộ nguồn năng lượng được sử dụng trong hoạt động giao thông, sản xuất điên năng, phục vụ các ngành sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, từ điện năng, nguồn năng lượng lại tiếp tụ đi vào phục vụ cho tất cả các lĩnh vực hoạt động khác nhau của nền kinh tế cuãng như đời sống con người Có thể nói năng lượng
có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước Năng lượng là cơ
sở cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước Việt Nam hiện nay
Để phản ánh quy mô nguồn năng lượng và khả năng đóng góp của nguồn năng lượng vào hoạt động kinh tế, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu như: Trữ lượng tài nguyên năng lượng (than, dầu, khí…), trong khi đó bao gồm trữ lượng tham dò và trữ lượng có khả năng khai thác; khả năng khai thác/ năm
Mức độ đánh giá chính xác quy mô nguồn năng lượng là sự phản ánh khác nhau giữa trữ lượng thăm dò và trữ lượng có khả năng khai thác Khả năng khai
Trang 7thác/năm là chit tiêu phản ánh sự đóng góp trực tiếp của nguồn năng lượng vào kết quả hoạt động của nền kinh tế
Trong các nguồn năng lượng, thủy năng là nguồn năng lượng có ý nghĩa quan trọng đối với các nước đang phát triển Trên 45% điện năng tiêu thụ ở các nước đang phát triển được sản xuất ở các nhà máy thủy điện Ở VN, tỷ lệ này hiện nay là 63% với Nhà máy thủy điện Hòa Bình có công suất là 1920 MW và hiện đang triển khai xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La với công suất 3600MW
Dầu hỏa là nguồn năng lượng có giá trị lớn nhất trên thế gời hiện nay Ưu điểm của nguồn năng lượng này là sử dụng thuận lợi, dễ vận chuyển (bằng đường ống, tầu biển) và ít gây ô nhiễm hơn than Tổ chức OPEC bao gồm 13 nước sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ trên thế giới, hiện đang kiểm soát khoảng 80% lượng dầu thô trên thị trường thế giới Các nhà khoa học dự đoán dầu mỏ có thể khai thác được trong vòng 60 năm nữa Dầu khí của VN theo đánh giá của WB, trữ lượng có khả năng khai thác là 1 tỷ tấn, đứng thứ tư khu vực châu Á – TBD
Sau hàng trăm năm được coi là thứ nhiên liệu độc hại, vừa khó khai thác lại vừa gây ô nhiễm khi sử dụng, bây giờ than đá lại bắt đầu được sử dụng ưa chuộng trở lại nhờ giá rẻ và nhờ kỹ thuật sử dụng hoàn toàn mới Lợi thế đầu tiên của than đá là trữ lượng dồi dào, bảo đảm giá cả ổn định Theo ước tính của các chuyên gia, nếu không tìm thấy mỏ mới thì nhân loại cũng đủ lượng than để dùng trong hai thế kỷ nữa, trong khi các mỏ dầu hỏa và khí đốt đang cạn dần, Lợi thế thứ hai là các mỏ than phân bố tương đối đều giữa các vùng lãnh thổ trên trái đất Chỉ trừ ở Chây Âu là đã bị khai thác gần cạn, còn than có mặt ở khắp mọi nơi: châu Á, châu Úc, châu Mỹ, chây Phi… Nhược điểm chính của than đá là gây ô nhiễm do khói than có nhiều chất đột hại như CO2…Nhưng những nhược điểm này đang dần biến mất do những kỹ thuật lọc khí đang được thí nghiệm và đặc biệt là có hai quy trình kỹ thuật có nhiều triển vọng là biến than đá từ thể rắn sang thể khí đang được tính đến trong những dự án xây dựng
Trang 8nhà máy nhiệt điện Do những ưu thế trên, than đá có khả năng trở thành nguồn năng lượng chính của thế kỷ 21
Việt Nam có trữ lượng than lớn, chủ yếu nằm ở khu vực Quảng Ninh chạy từ đảo Cái Bầu trên vịnh Hạ Long cho tới Phả Lại với chiều dài 150km Theo đánh giá, trữ lượng thăm dò khoảng 3,5 tỷ tấn
1.2.1.2 Các loại khoáng sản:
Các loại khoáng sản là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp khai thác và công nghiệp sản xuất các loại vật liệu như công nghiệp luyện kim, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, thủy tinh, sành sứ Trong số 16 loại khoáng sản chủ yếu được sản xuất trên thế giới hiện nay, các nước đang phát triển dẫn đầu thế giới về sản xuất bô-xít, phốt phát và chiếm tỷ trọng lớn về sản xuất coban, cromit, thiếc, đồng trong khi đó các nước công nghiệp phát triển cung cấp các loại khoáng sản chủ yếu: kiềm, lưu huỳnh, quặng sắt, niken và kẽm
Việt Nam được đánh giá là có nguồn khoáng sản đa dạng như bô-xit, thiếc, đồng, cromit, quặng sắt, đá vôi… Trong đó có thể nói triển vọng nhất là nguồn bô-xit, trải dọc theo biên giới phía bắc với trữ lượng 5 tỷ tấn và ở vùng Tây Nguyên là 7 tỷ tấn Một số cơ sở khai thác quặng sắt ở Thái Nguyên, apatit ở Lào Cai và thiếc ở Cao Bằng đều có quy mô còn nhỏ
1.2.1.3 Nguồn tài nguyên rừng:
Rừng vừa có giá trị kinh tế vừa phải có giá trị bảo vệ môi trường Về mặt kinh
tế, rừng cho sản phẩm gỗ, ngoài ra rừng còn cho chúng ta các sản phẩm động thực vật: thịt thú rừng, những cây dược liệu quý, những loại cỏ có hương thơm, dầu thực vật, vỏ cây quý, hoa quả có giá trị thương mại Những sản phẩm này của rừng là một nguồn thu nhập quan trọng của những người dân nông thôn ở vùng rừng núi của các nước đang phát triển Rừng còn có giá trị bảo vệ môi trường: chống xói mòn, lụt lội, điều hòa khí hậu, chống sự thiêu đốt của mặt trời, tạo môi trường rất quan trọng nhưng khó định lượng hơn giá trị kinh tế Hai mặt này thường có mâu thuẫn với nhau Từ xưa đến náy con người thường có
Trang 9nhu cầu sử dụng gỗ và đất đai Do khai phá rừng để trồng trọt, diện tích đất rừng
tự nhiên đang bị giảm dần, những dải rừng đang bị đe dọa Nguồn tài nguyên thường được đánh giá qua các chỉ tiêu: Diện tích có rừng chê phủ (triệu ha); Tổng trữ lượng gỗ rừng (triệu m3); trữ lượng gỗ/ha có rừng che phủ
Ở Việt Nam, diện tích đất đai có rừng che phủ đã giảm từ 15-16 triệu ha (năm 1945) xuống chỉ còn 8-9 triệu ha, tức là giảm từ 45% tổng diện tích xuống còn 28% diện tích đất có rừng chê phủ Trong khi tỷ kệ này ở Thái Lan là 52%, ở Philippin là 58% và ở Indonesia là 67%
1.2.1.4 Nguồn đất đai:
Đất đai có ý nghĩa quan trọng trong phát triển nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu cho các công trình xây dựng nhà ở và các tuyết giao thông trên bộ Ở VN, đất có khả năng canh tác là 9,5 triệu ha, trong đó đã sử dụng 7 triệu ha, thực tế đất có thể huy động thêm từ 2 đến 2,5 triệu ha, nhưng phần lớn là đất dốc bị xói mòn và thoái hóa Hệ số sử dụng đất trồng cây còn thấp, mới chỉ đạt chỉ số trung bình trong cả nước là 1,3 Bên cạnh đó, thời gian qua do nhiều khu công nghiệp và đô thị mới đang hình thành nên đất canh tác bị xâm lấn, diện tích đất nông nghiệp có
xu hướng bị co hẹp nhanh chóng
1.2.1.5 Nguồn nước:
Nước là nguồn tài nguyên không thể thiếu trong sản xuất và đời sống, là cơ sở
để xây dựng hệ thống thủy điện, vận tải thủy, tạo bể chứa, đập tràn phục vụ tưới tiêu, là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho đời sống con người Việt Nam có nguồn nước phong phú, có 9 hệ thống sông ngòi với lưu lượng dòng chảy 840 tỷ m3/năm, ngày mưa bình quân 100 ngày/năm Bên cạnh đó còn có nhiều hồ, đầm lầy và các mạch nước ngầm Tuy vậy, mặt hạn chế là mưa theo mùa và tài nguyên nước phân bố không đồng đều giữa các vùng Ở các vùng núi nước rất hiếm, ở các vùng ven biển lại thiếu nước ngọt vào mùa khô Mặt khác, nhiều nguồn nước
đã bị ô nhiễm, việc cung cấp nước sạch ở nhiều vùng nông thôn và đô thị đang gặp rất nhiều khó khăn
Trang 101.2.1.6 Biển và thủy sản:
Với hơn 3200 km bờ biển chạy suốt chiều dài đất nước đã tạo điều kiện thuận
lời cho Việt Nam trong vận tải biển Hoạt động nuôi và đánh bắt hải sản cũng có ý nghĩa to lớn, vừa tạo ra nguồn thu nhập, vừa là nguồn dinh dưỡng của đa số nhân dân Một số sinh vật biển như cá, tôm, cua, sò, hến có giá trị cao trên thị trường thế giới Ngoài ra cá vùng ven biển còn có điều kiện phát triển nghề làm muối, trồng và sản xuất các sản phẩm từ cói Trữ lượng hải sản cho phép đánh bắt mỗi năm ở VN là 1,5 triệu tấn cá và 5-6 vạn tấn tôm
1.2.1.7 Khí hậu:
o Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, gió mùa nóng và ẩm, độ ẩm bình quân hàng năm
là 87%, rất thuận lời cho trông cây nông nghiệp và hoa quả nhiệt đới Điều kiện khí hậu kết hợp với nguồn nước và đất đai đã cung cấp các loại nông sản có giá trị xuất khẩu: lúa gạo, cao su, cà phê, chè, thuốc lá, tơ tằm, thịt và các sản phẩm chăn nuôi
Tuy vậy, một vấn đề đang đặt ra với Việt Nam hiện nay là phải hạn chế tình trạng ô nhiễm không khí từ các chất thải công nghiệp, khí thải từ các phương tiện giao thông, ô nhiễm do tàn phá rừng…
1.2.2 Phân loại theo khả năng tái sinh:
Nhóm tài nguyên không thể tái tạo là những tài nguyên có quy mô không thay đổi như đất đai và những tài nguyên khi sử dụng sẽ mất dẫn hoặc biến đổi tính chất hóa, lý như các loại khoáng sản kim loại, phi kim loại, than đá, dầu mỏ…Khi chúng ta khai thác lên một thùng dầu thì cũng có nghĩa là trữ lượng dầu thế giới bị giảm đi một thùng Còn nếu như có thể tái tạo thì cũng phải trải qua một quá trình hàng triệu năm
Nhóm tài nguyên có thể tái tạo, bao gồm nguồn rừng, thổ nhưỡng, các loại động, thực vật trên cạn và dưới nước… Nguồn tài nguyên này, sau khi khai thác
có thể được tái sinh, phục hồi, tiếp tục sinh sôi, nảy nở dưới những tác động tích cực của cong người
Trang 112 TNTN với phát triển kinh tế:
Giữa tài nguyên và kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ qua lại với nhau, đó là mối quan hệ tương tác, thường xuyên và lâu dài
Tài nguyên thiên nhiên là một yếu tố nguồn lực quan trọng:
Tài nguyên thiên là một trong những yếu tố nguồn lực đầu vào của quá trình sản xuất Xét trên phạm vi toàn thể giới, nếu không có tài nguyên , đất đai thì
sẽ không có sản xuất và cũng không có sự tồn tại của con người Tuy nhiên, đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế, tài nguyên thiên nhiên chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ Trên thực tế, nếu công nghệ là cố định thì lưu lượng của TNTN sẽ là mức hạn chế tuyệt đối về sản xuất vật chất trong ngành công nghiệp sử dụng khoáng quặng làm nguyên liệu đầu vào như nhôm, thép…TNTN chỉ trở thành sức mạnh kinh tế khi con người biết khai thác và
sử dụng một cách hiệu quả Thực tế đã cho thấy nhiều quốc gia mặc dù có trữ lượng tài nguyen phong phú, đa dạng, điều kiện thuận lợi, song vẫn là nước nghèo và kém phát triển, ví dụ như Cô-oét, Arập-Sêút, Vê nê zuê la, Chi lê Ngược lại nhiều quốc gia có ít tài nguyên khoáng sản nhưng lại trở thành những nước công nghiệp phát triển như Nhật Bản, Anh, Pháp, Italia…
Có thể nói, TNTN là yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển, các nước đang phát triền thường quan tâm đến việc xuất khẩu sản phẩm thô, đó là những sản phẩm được khai thác trực tiếp từ nguồn TNTN của đất nước, chưa qua chế biến hoặc ở dạng sơ chế Nguồn TNTN cũng là cơ sở để phát triển các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, công nghiệp chế biên, các ngành công nghiệp năng, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, thủy tinh, sành sứ…
Tài nguyên thiên nhiên là cơ sở tạo tích lũy vốn và phát triển ổn định:
Đối với hầu hết nước, việc tích lũy vốn đòi hỏi một quá trình lâu dài, gian khổ liên quan chặt chẽ với tiêu dùng trong nước và thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài Tuy nhiên, có nhiều quốc gia, nhờ những ưu đãi của tự nhiên có nguồn tài nguyên lớn, đa dạng nên có thể rút nhắn quá trình tích lũy vốn bằng cách
Trang 12khai thác các sản phẩm thô để bán hoặc để đa dạng hóa nền kinh tế tạo nguồn tích lũy vốn ban đầu cho sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước
Như trên chúng ta đã thấy, nguồn TNTN thường là cơ sở để phát triển một số ngành công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành kinh tế khác, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước Sự giàu có về tài nguyên, đặc biệt về năng lượng giúp cho một quốc gia
ít bị lệ thuộc hơn vào các quốc gia khác và có thể tăng trưởng một cách ổn định, độc lập khi thị trường tài nguyên thế giới bị rời vào trạng thái bất ổn
Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển:
TNTN là cơ sở để phát triển nông nghiệp và công nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động Điều này đặc biệt quan trọng đối với các nước đang phát triển ở thời kỳ đầu công nghiệp hoá như Việt Nam Tuy vậy, cần đề phòng tình trạng khai thác quá mức TNTN để xuất khẩu nguyên liệu thô
3 Tài nguyên thiên nhiên với phát triển bền vững:
và đang được tăng cường mạnh mẽ Hợp tác quốc tế về tài nguyên và môi trường thu được nhiều kết quả tốt Tốc độ gia tăng ô nhiễm đã từng bước được hạn chế Chất lượng môi trường tại một số nơi, một số vùng đã được cải thiện, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, cũng như quá trình phát triển bền vững của đất nước
Trang 13Hiện nay, tình trạng sử dụng đất tăng mạnh, tài nguyên nước ngày càng bị lạm dụng, rừng tự nhiên bị khai thác lấy gỗ, trữ lượng cá cho hoạt động đánh bắt
bị cạn kiệt, và tài nguyên khoáng sản ngày càng bị khai thác nhiều hơn Không có
gì sai nếu sử dụng tài nguyên thiên nhiên để tăng trưởng kinh tế Nhưng để phát triển bền vững cần phải đảm bảo các tài nguyên có thể tái tạo được khai thác ở mức thích hợp
3.2 Vai trò của TNTN với phát triển bền vững:
Ưu điểm:
- Chống thoái hóa, thực hiện sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất
- Bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước
- Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên khoáng sản
- Bảo vệ môi trường biển, ven biển, hải đảo và phát triển tài nguyên biển
- Bảo vệ và phát triển rừng
- Giảm ô nhiễm không khí ở các đô thị và khu công nghiệp
- Quản lý có hiệu quả chất thải rắn và chất thải nguy hại
- Bảo tồn đa dạng sinh học
- Giảm nhẹ biến đổi khí hậu và hạn chế những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu, góp phần phòng, chống thiên tai
Nhược điểm:
Các vấn đề môi trường như ô nhiễm môi trường đất, nước
Không khí nhiều nơi còn nặng nề
Suy giảm đa dạng sinh học
Khai thác khoángsản và quản lý chất thải rắn đang gia tăng, gây bức xúc trong nhân dân
Hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường còn chưa đồng bộ
Lực lượng cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng
Nhận thức về bảo vệ môi trường và PTBV ở các cấp
Trang 14 Các ngành và nhân dân chưa đầy đủ
Tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên vẫn đang diễn ra tương đối phổ biến
4 Sử dụng TNTN trong tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay:
4.1 hiện trạng TNTN ở Việt Nam hiện nay:
4.1.1 Hiện trạng tài nguyên đất ở VN:
a/ Thực trạng quy hoạch khai thác và sử dụng tài nguyên đất:
Vùng núi nước ta chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ Sử dụng hợp lý đất đồi núi không chỉ mang lại lợi ích lâu dài cho phát triển kinh tế xã hội miền núi mà còn tạo
ra sự bảo hộ cho sản xuất và đời sống dân cư vùng đồng bằng
Đặc trưng cơ bản của vùng núi là địa hình chia cắt mạnh, gây trở ngại lớn cho việc canh tác, phát triển hạ tầng và tiếp nhận tiến bộ khoa học kỹ thuật Bên cạnh
đó, tỷ lệ diện tích đất có thể canh tác không nhiều Khoảng 50% diện tích có sườn
dốc trên 20 độ Đất bị xói mòn mạnh, ước tính hàng năm khoảng 15- 350 tấn/ha Ngoài ra, phần lớn đất bị phong hóa, nghèo dinh dưỡng đặc biệt là các nguyên tố vi lượng
Trang 15Qua nghiên cứu trong vòng hai mươi năm qua, có thể nhận thấy tình trạng thoái hóa đất đồi núi đang diễn ra trên quy mô rộng, bao gồm quá trình xói mòn, rửa trôi
và sa mạc hóa
Quá trình xói mòn, rửa trôi quan sát được trên cả ba loại đất: Đất canh tác nương rẫy có độ dốc cao; đất một số hệ luân canh điển hình; lâm nghiệp với các thảm thực bì khác nhau
b/ Quá trình sa mạc hóa:
Sự khô hạn diễn ra phổ biến trên đất đồi núi khi mất rừng hoặc canh tác nông nghiệp quá mức Kết quả theo dõi chế độ ẩm của đất nương rẫy vùng Tây Bắc trong nhiều năm qua cho thấy tới độ sâu 50cm, độ ẩm trong đất nhỏ hơn độ ẩm cây héo, nghĩa là đất bị thiếu nước nghiêm trọng
Do hậu quả của việc chặt phá rừng, đốt rừng bừa bãi, sử dụng đất không bền vững qua nhiều thế hệ (du canh, du cư, độc canh, quảng canh) nên đất bị kho hạn nghiêm trọng, nhiều nơi mất khả năng sản xuất Tại Tây nguyên, việc mở rộng diện tích nông nghiệp ồ ạt không có quy hoạch làm đất bị xống cấp nhanh, xuất hiện hiện tượng chua hóa, thiếu nước đặc biệt vào mùa khô Kết quả nghiên cứu cho thấy trồng chè ở vùng đất bazan đã làm cho đất bị mất khoảng 120 tấn khô/năm, kéo theo sự thất thoát một lượng lớn các chất dinhdưỡng như nitơ, phốt pho, canxi-magiê và các chất hữu cơ
Để hạn chế tình trạng thoái hóa đất, việc áp dụng cả hai nhóm giải páhp công trình và phi công trình rất cần thiết các tài nguyên thiên nhiên khác như: đất, rừng, khoáng sản trong các quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội vùng cao theo hướng bền vững
4.1.2 Hiện trạng tài nguyên nước ở VN:
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam không phải là quốc gia mạnh
về tài nguyên nước bởi hơn 60% lượng nước bề mặt ở Việt Nam có nguồn gốc từ các nước khác Dù Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực nhưng khoảng một nửa dân số Việt Nam vẫn chưa có đủ nước sinh hoạt Những vấn đề nảy sinh từ biến đổi
Trang 16khí hậu cũng tác động đến tài nguyên nước Việt Nam, làm gia tăng thách thức vốn
đã rất nghiêm trọng…
Ô nhiễm và suy thoái:
Báo cáo đánh giá ngành nước Việt Nam cho thấy, tổng lượng nước mặt hằng năm của nước ta vượt tiêu chuẩn quốc tế, nhưng không đều giữa các mùa Mùa khô
ở Việt Nam kéo dài và khắc nghiệt, lượng nước trong thời gian này chỉ bằng khoảng 30% lượng nước của cả năm Vào thời điểm này, khoảng một nửa trong số
16 lưu vực sông chính bị thiếu nước - bất thường hoặc cục bộ
Về nước ngầm, Việt Nam có nguồn nước chất lượng tốt với trữ lượng lớn nhưng
ở nhiều nơi, nước ngầm bị khai thác tập trung nên đang có mức sụt giảm nghiêm trọng
Không chỉ suy thoái, tài nguyên nước còn ô nhiễm nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân Tại Hà Nội, mỗi ngày thành phố thải ra khoảng 300.000 - 400.000m3
nước thải Tuy nhiên, lượng nước thải này không qua xử lý hoặc chỉ được xử lý sơ
bộ trước khi xả vào tuyến thoát nước chung, do đó nồng độ chất ô nhiễm ở một số điểm xả rất cao Ở TP Hồ Chí Minh, riêng lượng nước thải công nghiệp xả ra môi
Trang 17trường mỗi ngày là 400.000m3 Một số ngành công nghiệp hóa chất, phân bón, khai thác khoáng sản có lượng nước thải lớn, chứa nhiều chất độc hại được thải trực tiếp
ra các sông, ao, hồ, kênh, rạch nên đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Trên thực tế, tính trung bình, mỗi người Việt Nam có thể nhận 9.650m3
nước/năm trong khi mức trung bình thế giới là 7.400m3 Tuy nhiên, xét về nguồn nước nội địa, Việt Nam chỉ đạt mức trung bình kém của thế giới với 3.600m3/người/năm, ít hơn mức bình quân toàn cầu (4.000m3/người/năm) Nếu tính theo tiêu chí nguồn nước nội địa, Việt Nam thuộc diện quốc gia thiếu nước Điều đáng lo là, vì 63% tổng tài nguyên nước mặt của chúng ta là ngoại lai, cụ thể ở lưu vực sông Hồng, nguồn nước ngoại lai chiếm 50% tổng khối lượng nước bề mặt, còn
ở lưu vực sông Cửu Long, con số này là 90% nên chúng ta không thể chủ động bảo
vệ, khai thác và sử dụng nguồn nước, đặc biệt là khi các quốc gia ở thượng nguồn ngày càng khai thác triệt để nguồn nước này Trung Quốc đang xây dựng hàng chục
hồ chứa lớn trên sông Mê Kông, Thái Lan đã xây 10 hồ chứa vừa và lớn, Campuchia dự kiến giữ nước Biển Hồ ở một mực nhất định để phát triển thủy lợi…
4.1.3 Hiện trạng tài nguyên biển ở VN:
Trong bối cảnh thế giới tiến mạnh ra biển ở thế kỷ 21 với các chiến lược biển (và đại dương) của những quốc gia đầy tham vọng thì quy mô phát triển kinh tế biển nước ta như hiện nay hoàn toàn chưa tương xứng với tiềm năng và những giá trị mà biển sẽ đem lại cho dân tộc Cho nên, muốn tiến ra biển phải chấp nhận đầu
tư lớn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phải duy trì được tinh bền vững
về mặt tài nguyên - môi trường
Theo ước tính, quy mô kinh tế (GDP) biển và vùng ven biển Việt Nam bình quân đạt khoảng 47-48% GDP cả nước, trong đó GDP của kinh tế thuần biển đạt khoảng 20-22% tổng GDP cả nước Trong các ngành kinh tế biển, đóng góp của các ngành kinh tế diễn ra trên biển chiếm tới 98%, chủ yếu là khai thác dầu khí, thủy sản, hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển), du lịch biển Các ngành kinh
tế có liên quan trực tiếp tới khai thác biển như đóng và sửa chữa tàu biển, chế biến
Trang 18dầu khí, chế biến thủy sản, thông tin liên lạc, bước đầu phát triển, nhưng hiện tại quy mô còn rất nhỏ bé (chỉ chiếm khoảng 2% kinh tế biển và 0,4% tổng GDP cả nước) So với các nước , năng lực khai thác biển của Việt Nam chỉ bằng 1/7 của Hàn Quốc, 1/20 của Trung Quốc, 1/94 của Nhật Bản, 1/260 của thế giới
Gần đây, kinh tế trên một số đảo đã có bước phát triển nhờ chinh sách di dân và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên các đảo Tuy vậy, quy mô kinh tế biển Việt Nam chỉ đạt khoảng hơn 10 tỷ USD; trong khi sản lượng kinh tế biển của thế giới ước đạt 1 300 tỷ USD, Nhật Bản 468 tỷ USD, Hàn Quốc 33 tỷ USD Cơ sở hạ tầng các vùng biển, ven biển và hải đảo còn yếu kém, lạc hậu Hệ thống cảng biển nhỏ bé, manh mún, thiết bị nhìn chung còn lạc hậu và chưa đồng bộ nên hiệu quả thấp Các chỉ tiêu hàng thông qua cảng trên đầu người rất thấp so với các nước trong khu vực
Đến nay Việt Nam vẫn chưa có đường bộ cao tốc chạy dọc theo bờ biển, nối liền các thành phố, khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển thành một hệ thống kinh
tế biển liên hoàn Các sân bay ven biển và trên một số đảo nhỏ, bé Các thành phố, thị trấn, khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển đang trong thời kỳ xây dựng Hệ thống các cơ sở nghiên cứu khoa học - công nghệ biển, đào tạo nhân lực cho kinh tế