Bảo vệ tài nguyên môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững:

Một phần của tài liệu Bảo vệ tài nguyên, môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững (Trang 29)

4. Sử dụng TNTN trong tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện

4.2.2 Bảo vệ tài nguyên môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững:

Lịch sử kinh tế thế giới cũng như ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa cho phép rút ra những bài học đắt giá về chiến lược phát triển kinh tế nặng về khai thác tài nguyên, coi nhẹ tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái. Báo cáo Chính trị tại Đại hội X của Đảng đã thẳng thắn nêu rõ, môi trường tự nhiên ở nhiều nơi bị huỷ hoại, ô nhiễm nặng, và đề ra nhiệm vụ phải bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên quốc gia, cải thiện môi trường tự nhiên.

Vấn đề phát triển kinh tế gắn với bảo vệ tài nguyên và môi trường của nước ta vừa chịu tác động của những vấn đề mang tính toàn cầu, vừa xuất phát từ thực tiễn chiến lược phát triển kinh tế của bản thân nước ta. Những vấn đề môi trường toàn cầu như khí thải gây hiệu ứng nhà kính, thay đổi khí hậu, phá thủng tầng ôzôn, hiệu ứng của El Nino...là những hiện tượng tự nhiên của thế giới mà không nước nào có thể tránh được. Công nghệ sản xuất điện, cơ khí luyện kim, chế biến, kể cả sản xuất nông nghiệp có nhiều chất thải độc hại và phá hoại môi trường của những năm 50 đến 80 của thế kỷ XX trên thế giới cũng được du nhập vào nước ta một cách dễ dàng. Trong quan hệ thương mại quốc tế, nước ta muốn có ngoại tệ để mua máy móc, trang thiết bị nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa thì không có con đường nào khác là khai thác tài nguyên để xuất khẩu. Nước ta tiến hành công nghiệp hóa bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ XX, trong điều kiện chiến tranh chống Mỹ cứu nước, môi trường sinh thái đã bị tàn phá bởi chiến tranh, nhất là hậu quả của chất độc màu da cam (dioxin) do quân đội Mỹ rải xuống, hàng triệu người bị nhiễm chất độc da cam. Nhưng, những sơ suất, sai lầm trong chiến lược và chính sách kinh tế,

NHÓM KTPT 7B Trang 28 trong ứng dụng khoa học - kỹ thuật lạc hậu vào sản xuất cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến tài nguyên môi trường. Chúng ta đã từng khai thác tài nguyên để xuất khẩu mà không tính đến việc bảo vệ môi trường sinh thái. Trong kế hoạch 5 năm (1976- 1980) đã đề ra chủ trương khai thác thiên nhiên nhiều và nhanh. Trong sản xuất công nghiệp thì không tính đến chất thải độc hại, trong sản xuất nông nghiệp thì lạm dụng chất độc hóa học như DDT, thuốc trừ cỏ 2,4D..., đã gây nhiều bệnh tật hiểm nghèo cho các khu dân cư.

Phát triển kinh tế trên quan điểm bảo vệ và tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái là vấn đề rộng lớn, mang tính toàn cầu, đối với nước ta, liên quan đến rất nhiều vấn đề phải nghiên cứu giải quyết, chúng tôi xin đề xuất 2 vấn đề sau:

o Một là:Đẩy mạnh khai thác năng lượng tái sinh, giảm sản xuất năng lượng từ nhiên liệu khai khoáng. Thế giới đang đẩy mạnh sử dụng năng lượng tái sinh như điện mặt trời, gió, sinh khối…để thay than, dầu, xăng. Đã có nhiều nhà máy điện chạy bằng sức gió, năng lượng mặt trời, khí từ rác thải, có những khu dân cư sử dụng toàn điện mặt trời, điện gió, đang thử nghiệm và sử dụng xe chạy bằng năng lượng mặt trời…Đối với nước ta, các nguồn năng lượng này có tiềm năng lớn. Việt Nam có tiềm năng gió lớn nhất Đông Nam Á, tổng công suất ước đạt 13.360 MW, bằng hơn 200 lần công suất của Thủy điện Sơn La, hơn 10 lần tổng công suất dự báo của ngành điện vào năm 2020. Việt Nam lại có trên 3 nghìn km chiều dài bờ biển nên rất thuận lợi cho việc phát triển nguồn điện năng từ sức gió. Hiện một số công trình về điện gió đã bước đầu triển khai như: Cột gió ở Bạch Long Vỹ (công suất 850kW), dự án điện gió công suất 15MW ở bán đảo Phương Mai (Qui Nhơn), trang trại điện gió 20MW ở Khánh Hòa(4). Chúng ta có thể khai thác loại năng lượng sạch này không giới hạn, nhưng vấn đề còn lại là thiết bị công nghệ và giá thành. Theo Ngân hàng thế giới, giá thành của năng lượng điện bằng sức gió, nhờ cạnh tranh đã không ngừng giảm. Nếu như năm 1991, giá thành điện gió là 18 cent/kWh thì đến năm 1994 còn khoảng 7 cent và năm 1998 chỉ còn 5,1 cent. Phát triển điện bằng sức gió không chỉ bổ

NHÓM KTPT 7B Trang 29 sung cho mạng điện quốc gia mà rất cần thiết và hiệu quả cho vùng xa như hải đảo, vùng núi, nông thôn, những nơi mà mạng lưới điện quốc gia rất khó tiếp cận. Việc khai thác năng lượng mặt trời để đun nóng nước phục vụ sinh hoạt trong các hộ gia đình cũng rất hiệu quả, giảm tiêu hao năng lượng điện mà giá thành cũng rất tiết kiệm. Hiện ở các thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng đã có 3 triệu bình loại này. Theo các nhà khoa học, thiết bị đun nước nóng bằng bẫy nhiệt mặt trời là ứng dụng hiệu quả nhất của việc sử dụng loại năng lượng này, có thể sánh được với các dạng năng lượng truyền thống khác. Mỗi năm, 1m2

thiết bị đun nước nóng mặt trời có thể tiết kiệm được khoảng 500-900 kWh điện. Các thiết bị như vậy có tuổi thọ trung bình 15 năm. Với giá điện hiện nay, sau thời gian sử dụng 4-5 năm là có thể hoàn vốn. Ngoài ra, 1m2 thiết bị đun nóng bằng năng lượng mặt trời sẽ giảm được 150 kg khí thải CO2 mỗi năm so với khi dùng các loại năng lượng khác. Khai thác và sử dụng năng lượng tái sinh có nhiều cái lợi, muốn phát triển loại công nghệ này, ngoài việc giải quyết những vấn đề khoa học công nghệ, thì cần có cơ chế, chính sách khuyến khích sử dụng, đưa thành chiến lược quốc gia, có quy hoạch, chính sách hỗ trợ và tuyên truyền phổ biến rộng rãi.

o Hai là: phát triển nền nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao, giành một phần xuất khẩu để thay cho xuất khẩu khoáng sản. Trong những năm qua, nhờ đường lối phát triển kinh tế đối ngoại, tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất khẩu nước ta đã có nhiều tiến bộ vượt bậc. Năm 2007 được đánh giá là năm thành công lớn của xuất khẩu Việt Nam, với kim ngạch đạt 48 tỷ USD, tăng 20,5% so với năm 2006, năm 2008 đạt 63,5 tỷ USD, tăng 30,8% so với năm 2007, trong đó đã có tới 20 mặt hàng chủ lực có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu hàng thô và sơ chế vẫn cao. Trong nhóm hàng xuất khẩu thô và sơ chế đáng chú ý bốn mặt hàng chủ lực: dầu thô, than đá, hàng dệt may và lương thực thực phẩm (gồm gạo và thủy sản). Dầu thô từ năm 2005 đã thu được ngoại tệ 6,9 tỷ USD, nhưng khi nhà máy lọc dầu Dung

NHÓM KTPT 7B Trang 30 Quất đi vào hoạt động từ tháng 2-2009 thì cơ bản không còn dầu thô để xuất khẩu. Hàng dệt may và thủ công mỹ nghệ năm 2005 đã thu được ngoại tệ nhờ xuất khẩu khoảng 4,5 tỷ USD, nhưng do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cuối năm 2008, đầu năm 2009 nên đang gặp nhiều khó khăn, nhưng khi kinh tế toàn cầu hồi phục thì đây là một ngành có nhiều lợi thế để thu hút lao động và xuất khẩu. Riêng xuất khẩu than đá từ năm 2000 đến năm 2006 khối lượng xuất khẩu đã tăng nhanh chóng: năm 2000 hơn 2,5 triệu tấn, năm 2001 hơn 6 triệu tấn, năm 2002 hơn 7,2 triệu tấn, năm 2003 hơn 11,6 triệu tấn, năm 2004 gần 18 triệu tấn, năm 2006 khoảng 29 triệu tấn(6). Như vậy, chỉ sau 6 năm lượng than xuất khẩu tăng lên khoảng gần 10 lần. 6 tháng đầu năm 2008, Việt Nam xuất khẩu 13,87 triệu tấn than với mức doanh thu tăng 43% và đạt 728 triệu USD do giá than thế giới tăng, nhưng sang đầu năm 2009 giá than đá đã giảm mạnh xuống còn 45 USD/tấn (giảm 33% so với tháng 12-2008). Việc đẩy mạnh xuất khẩu than làm cho nhu cầu than ở trong nước sẽ không được đáp ứng đủ. Theo tính toán của Tập đoàn Than, khoáng sản Việt Nam, chỉ tính riêng nhu cầu than cho sản xuất điện, đến năm 2012, lượng than tiêu thụ dự kiến vào khoảng 32,5 triệu tấn, thiếu khoảng 7,9 triệu tấn so với khả năng đáp ứng của Tập đoàn. Đến năm 2015, nhu cầu than cho ngành điện dự kiến vào khoảng 44 triệu tấn, thiếu khoảng 11,4 triệu tấn. Như vậy, trong các năm 2012-2017, Việt Nam sẽ thiếu bình quân 10,8-11 triệu tấn than mỗi năm. Từ năm 2012 nước ta sẽ phải nhập khẩu than. Lượng nhập dự kiến là 34 triệu tấn vào năm 2015; 114 triệu tấn vào năm 2020 và đến năm 2025 vào khoảng 228 triệu tấn. Theo chúng tôi, việc khai thác than để đảm bảo hoạt động của ngành than đủ đáp ứng nhu cầu của các ngành kinh tế trong nước là rất cần thiết, nhưng không thể tăng xuất khẩu than để thu ngoại tệ, bởi vì nó liên quan đến bảo vệ tài nguyên và môi trường, giữ gìn nguồn tài nguyên không tái sinh cho các đời con cháu về sau, mặc dầu trữ lượng than vùng mỏ Quảng Ninh có thể tới 6-7 tỷ tấn. Không chỉ đối với than đá mà bất cứ tài nguyên khoáng sản nào cũng đều phải được bảo vệ, chỉ khai thác để

NHÓM KTPT 7B Trang 31 chế biến sử dụng cho yêu cầu trong nước chứ không nên khai thác để xuất thô hoặc sơ chế để xuất nguyên liệu.

Cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng giá trị tổng sản phẩm ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng giá trị và lao động trong nông nghiệp, thì đồng thời phải tăng nhanh giá trị tuyệt đối của ngành nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và thủy sản). Có như thế mới đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện và nâng cao mức sống của toàn dân, trước hết là nông dân, mặt khác, mới có thể tăng kim ngạch xuất khẩu từ sản phẩm nông nghiệp thay cho khai thác tài nguyên để xuất khẩu. Thực tế, trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm nông nghiệp vẫn duy trì mức độ vừa phải. Ngành nông nghiệp vừa đảm bảo đáp ứng nhu cầu lươmg thực, thực phẩm cho trên 85 triệu dân, vừa xuất khẩu, năm 2008 đạt khoảng 1/4 tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Từ năm 2009, nếu không còn xuất khẩu dầu thô nữa, và trước cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, các mặt hàng công nghiệp và dịch vụ bị suy giảm xuất khẩu thì vai trò và tỷ trọng xuất khẩu từ nông nghiệp càng cao.

Khi kinh tế - tài chính bị suy thoái thì người dân có xu hướng tiết giảm tiêu dùng hàng công nghiệp, dịch vụ chưa thật cần thiết nhưng không thể giảm tiêu dùng lương thực, thực phẩm, bởi đây là những mặt hàng thiết yếu để duy trì cuộc sống. Trong suy thoái kinh tế toàn cầu thì nông nghiệp có chịu ảnh hưởng nhất định nhưng lại là thời cơ vàng để phát triển. Tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về bảo đảm nguồn lương thực, thực phẩm diễn ra tại Rome ngày 3-6-2008, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon nói rằng, sản lượng nông nghiệp cần phải tăng thêm 50% nữa từ bây giờ cho đến năm 2030 để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ gia tăng.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông thôn và nông dân, trên cơ sở nhận thức đúng vai trò của nông nghiệp trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong việc xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và cải thiện đời sồng nhân dân, nhất là nông dân, từ đó cần có nhiều giải pháp thiết thực, trước hết phải chú trọng đến bảo vệ tài nguyên đất đai, rừng và

NHÓM KTPT 7B Trang 32 nguồn nước; quy hoạch sản xuất nông nghiệp một cách hợp lý; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, nhất là hệ thống chế biến và bảo quản; đưa nhanh tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất, áp dụng công nghệ sạch, bảo vệ môi trường trong sản xuất; mở rộng thị trường xuất khẩu nông lâm, thủy sản…Đồng thời, tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách đối với nông nghiệp, nông thôn, nông dân phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế...Đó cũng là những giải pháp thiết thực, cần thiết để phát triển kinh tế bền vững trên cơ sở tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

NHÓM KTPT 7B Trang 33

KẾT LUẬN

Hiện nay, tăng trưởng kinh tế Việt Nam được “nạp” nhiên liệu từ cường độ khai thác tài nguyên thiên nhiên. Điều này chứng tỏ, tính hiệu quả kinh tế trong quản lý tài nguyên đang tăng lên nhưng vẫn còn tồn tại những cản trở như thực thi quyền sở hữu, quản lý tài nguyên nước chưa hiệu quả, quy hoạch tổng thể mang tính áp đặt, không linh hoạt để cân đối các yếu tố và tối đa hóa hiệu quả kinh tế lâu dài.

Để góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, sự bền vững môi trường và công bằng xã hội, theo báo cáo này đề xuất ưu tiên ngắn hạn một số chương trình: tăng cường tính công khai, minh bạch trong các thị trường đất đai; cải tiến việc thu thập dữ liệu về nước; thực thi các tiêu chuẩn dữ liệu nghiêm ngặt trong ngành lâm nghiệp; nâng cấp cơ sở dữ liệu nhằm xác định hiện trạng nghề cá và các mức đánh bắt hợp lý; công bố kết quả đánh giá tác động môi trường từ việc khai thác khoáng sản. Để thực hiện phát triển bền vững đất nước, cần xem xét một cách toàn diện mức độ bền vững của phát triển kinh tế, phát triển xã hội (văn hóa, y tế, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ) và môi trường. Định hướng phát triển bền vững phải đảm bảo duy trì mức tăng và xu hướng gia tăng ổn định, liên tục, nhất là đối với các chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế, việc làm, năng suất lao động, hiệu suất sử dụng vốn đầu tư..., cũng như phải đảm bảo duy trì mức giảm và xu hướng giảm ổn định, liên tục, nhất là đối với các chỉ tiêu về tiêu tốn năng lượng, tai nạn giao thông, tệ nạn xã hội, tỷ lệ đói nghèo, tỷ lệ thất nghiệp, diện tích đất bị thoái hóa, ô nhiễm môi trường...

Ngoài ra, các ưu tiên đổi mới khác như hiện đại hóa quản lý địa chính nhằm giảm chi phí giao dịch, tăng hiệu quả tưới, tăng năng suất rừng trồng, cải cách cơ chế trợ cấp cho ngành đánh bắt cá… Bên cạnh đó, các cơ chế chia sẻ lợi ích cộng đồng, đền bù tài sản bị tổn thất theo giá trị thị trường, tăng cường điều kiện tiếp cận thông tin, minh bạch trong quản trị và sự tham gia của công chính. Đây là những đổi mới căn bản để đảm bảo sự công bằng trong quản lý tài nguyên thiên nhiên.

NHÓM KTPT 7B Trang 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 2011 - 2020. ( Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam)

Link:

http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/NuocCHXHCNVietNam/ ThongTinTongHop/noidungvankiendaihoidang?categoryId=10000716&articleI d=10038368

 BẢO VỆ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (GS, TS HỒ VĂN VĨNH)

Link:

http://www.hanhchinh.com.vn/forum/showthread.php?t=71805&page=1

 QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG. (Thu Phương)

Link:

http://www.baomoi.com/Quan-ly-tai-nguyen-thien-nhien-de-tang-truong-ben- vung/45/6340465.epi

 HIỆN TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM. (Viện khoa học năng lượng)

Link:

http://www.vast.ac.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1073 %3Ahin-trng-va-trin-vng-nng-lng-vit-nam&catid=37%3Atin-khcn-trong-nc- &Itemid=34&lang=vi

 THỰC TRẠNG KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG. (KS Hoàng Minh Đạo - Phó Vụ trưởng Vụ Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Link:

http://cema.gov.vn/modules.php?name=Content&op=details&mid=6895#ixzz2 ATYFCuD9

Một phần của tài liệu Bảo vệ tài nguyên, môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)