Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 96 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
96
Dung lượng
1,04 MB
Nội dung
MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ADF (Augmented Dickey-Fuller) : kiểm định Augmented Dickey-Fuller AIC (Akaike info criterion) : tiêu chuẩn Akaike BIC (Bayesian information criterion) : tiêu chuẩn BIC CPI (consumer price index) : chỉ số giá tiêu dùng ERPT (Exchange rate pass through) : hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá EXP (Export Price index) : chỉ số giá xuất khẩu FPE (Final Prediction Error) : tiêu chuẩn FPE GDP ( Gross Domestic Product) : tổng sản phẩm quốc nội GSO ( General statistics office) : tổng cục thống kê. IMF ( Internationl Money Fund) : Quỹ tiền tệ quốc tế IMP (Import Price Index) : chỉ số giá nhập khẩu IRF: ( Impulse Response Function ) : hàm phản ứng đẩy LS ( Least Square ) : phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất. M2 : lượng cung ứng tiền M2. ML ( maximum- likelihood) : phương pháp ước lượng hợp lí cực đại MSE (Mean square error) : sai số dự báo NEER (Nominal Effective Exchange Rate): tỷ giá danh nghĩa đa phương NHNN : Ngân hàng Nhà nước OIL : giá dầu Brent (đơn vị : USD/thùng) OPGAP (Output gap) : chênh lệch giữa sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng của một nền kinh tế. PP (Phillip Perron) : mô hình kiểm định Phillip Perron SIC (Schwartz information criterion) : Tiêu chuẩn Schwartz VAR ( Vector auto regression) : Mô hình vectơ tự hồi quy. VECM (Vector error correction model): Mô hình vectơ điều chỉnh sai số. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Phản ứng của mức giá cả nội địa tới 1% cú sốc tỷ giá Error: Reference source not found Bảng 1.2. Kết quả hàm phản ứng của các chỉ số giá với cú sốc 1% từ NEER Error: Reference source not found Bảng 2.1. Định nghĩa các biến trong mô hìnhError: Reference source not found Bảng 2.2. Tăng trưởng cung tiền của Việt Nam so với các nước trong khu vực Error: Reference source not found Bảng 2.3. Kết quả kiểm định tính dừng Error: Reference source not found Bảng 2.4. Thống kê các chỉ tiêu để lựa chọn độ trễ tối ưu Error: Reference source not found Bảng 2.5. Kết quả kiểm định Granger với biến phụ thuộc D(LCPI) Error: Reference source not found Bảng 2.6. Kết quả ước lượng mô hình VAR với trễ bậc 1 Error: Reference source not found Bảng 2.7. Kết quả ước lượng với biến phụ thuộc D(LCPI) Error: Reference source not found Bảng 2.8. Kết quả kiểm định ADF Fisher và PP Fisher về tính dừng của phần dư Error: Reference source not found Bảng 2.9. Kiểm định LM và Portmanteau về tương quan chuỗi của phần dư. Error: Reference source not found Bảng 2.10. Hệ số truyền dẫn tỷ giá vào mức giá nội địa. Error: Reference source not found Bảng 2.11. So sánh ERPT của Việt Nam với các nước trong khu vực Error: Reference source not found Bảng 2.12. Phân rã phương sai chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Error: Reference source not found DANH MỤC HÌNH 1 LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm qua, định hướng chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung Ương đã và đang bị thay đổi do sự phát triển của thị trường tài chính cùng các công cụ tài chính đa dạng trong bối cành toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng mạnh. Xu hướng đó thay đổi nhằm làm cho chính sách tiền tệ có thể theo đuổi những mục tiêu dài hạn như là kiểm soát lạm phát, giữ ổn định giá trị đồng tiền mà vẫn có sự linh hoạt trong việc kết hợp những mục tiêu ngắn hạn. Một số quốc gia theo đuổi chính sách lạm phát mục tiêu và đã mang lại những kết quả tích cực. Tuy vậy, theo lý thuyết “bộ ba bất khả thi”, Mundell- Fleming (1960), một quốc gia không thể đồng thời thực hiện theo đuổi mục tiêu lạm phát, ổn định tỷ giá và tự do hóa tài khoản vốn. Điều này không có nghĩa là Ngân hàng trung Ương từ bỏ việc can thiệp lên thị trường hối đoái, việc nghiên cứu về ảnh hưởng truyền dẫn của biến động tỷ giá tới mức giá cả nội địa là một công việc tất yếu trong một nền kinh tế mở. Vậy mối quan hệ giữa tỷ giá và lạm phát là như thế nào, tác động của tỷ giá tới lạm phát,…đó là những vấn đề lớn đã và đang được nhiều nhà kinh tế học nghiên cứu. Dựa vào thuyết ngang giá sức mua, mức giá một nước tăng lên tương đối so với mức tăng giá của nước khác trong dài hạn sẽ làm đồng tiền nước đó giảm giá và ngược lại. Vì vậy yếu tố chênh lệch lạm phát chỉ có ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá trong dài hạn và việc nghiên cứu yếu tố này làm cơ sở dự đoán biến động tỷ giá trong ngắn hạn sẽ đưa ra những kết quả không đáng tin cậy. Sự biến động của tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ngoại thương thông qua kênh giá cả. Quan điểm cũ của các học giả phương Tây về mối quan hệ giữa tỷ giá và lạm phát được một số chuyên gia tiền tệ đồng ý. Theo đó, khi mức độ phá 2 giá tiền tệ lớn hơn sự mất giá của hàng hóa thì lạm phát sẽ gia tăng, ngược lại khi mức độ mất giá của tiền tệ thấp hơn sự mất giá của hàng hóa thì lạm phát sẽ được hạn chế. Do vậy khi lạm phát trầm trọng thì việc phá giá có thể hạn chế được lạm phát. Tuy nhiên những ý kiến trên chỉ mang tính lý thuyết, do vậy, cần phải có những công trình nghiên cứu thực nghiệm để đưa ra chính xác mức độ tác động của sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào lạm phát, từ đó ngân hàng trung ương các nước sẽ có những hướng điều hành chính sách tiền tệ một cách hiệu quả. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI Kể từ khi chính sách đổi mới (1986) được áp dụng, nền kinh tế Việt Nam đã trở nên khởi sắc hơn, với một tỷ lệ tăng trưởng ấn tượng. Điều này đã đóng góp không nhỏ vào sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã phải đối mặt với nhiều khó khăn mới, như là tỉ lệ lạm phát tăng cao, sự gia tăng của các giao dịch không cân xứng, tình trạng đô-la hoá nền kinh tế và sự biến động của dòng vốn vào. Trong hoàn cảnh này, việc nhận biết được thời điểm và mức độ của tác động truyền dẫn của tỷ giá hối đoái vào mức giá nội địa là vô cùng quan trọng. Các nghiên cứu trước đây về vấn đề này vẫn còn để lại nhiều khoảng trống và câu hỏi chưa được trả lời. Trên thực tế, tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu về truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào giá cả nội địa. Võ Văn Minh (2009) 1 đã chỉ ra rằng tác động truyền dẫn của tỷ giá hối đoái tại Việt Nam đang ở mức độ trung bình so với các nền kinh tế khác. Mặc dù vậy, bài nghiên cứu này lại không nêu ra được một cách giải thích lô-gic về thứ tự của các biến trong phân rã Cholesky. Thêm vào đó, kết luận của bài nhiên cứu cho rằng sự thay đổi của tổng cầu không ảnh hưởng tới lạm phát vẫn còn gây 1 Võ Văn Minh (2009). “Exchange Rate Pass-Through and Its Implications For Inflation in Vietnam” 3 nhiều tranh cãi. Nguyễn Thị Thu Hằng 2 (2010) đã chỉ ra rằng chính sách tỷ giá hối đoái có thể không kiềm chế được lạm phát trừ khi lượng cung tiền và tỷ lệ tăng trưởng tín dụng đã được kiểm soát. Tuy nhiên, bài nghiên cứu đó đã không ước tính được cụ thể mức độ và thời gian thay đổi của lạm phát trước cú sốc về tỷ giá hối đoái. Trong khi các nghiên cứu của Nguyễn Phi Lân 3 (2012) và Bạch Thị Phương Thảo 4 (2012) cùng cộng sự sử dụng cỡ mẫu theo quý với số quan sát khá nhỏ nên kết quả có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả chạy mô hình, đặc biệt là độ trễ tác động của các cú sốc. Việc khắc phục những lỗ hổng và làm rõ những khía cạnh trên có ảnh hưởng nhiều tới sự thành công của những chính sách, các nhà hoạch định có thể đưa ra những chính sách phù hợp về độ lớn của những lần điều chỉnh tỷ giá hối đoái nhằm đảm bảo sự ổn định xã hội và đạt hiệu quả cao đối với mục tiêu hướng đến khi thay đổi tỷ giá. Vì vậy, nhóm tác giả nghiên cứu đề tài: “Hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá vào giá cả nội địa – nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam”. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Theo Choudhri và Hakura 5 (2001), một sự tác động ở mức độ thấp của tỷ giá hối đoái đến các chỉ số giá sẽ giúp một quốc gia có nhiều cơ hội hơn để theo đuổi một chính sách tiền tệ độc lập và giúp quốc gia đó dễ dàng triển khai chính sách lạm phát mục tiêu hơn so với quốc gia có mức độ tác động của tỷ giá hối đoái đến các chỉ số giá cả lớn. 2 Nguyễn Thị Thu Hằng, Nguyễn Đức Thành (2010), “Lựa chọn chính sách tỷ giá trong bối cảnh phục hồi kinh tế”, 3 Nguyễn Phi Lân (2012), “Tác động trung chuyển của tỷ giá hối đoái tới giá cả hàng hóa nhập khẩu và tiêu dùng trong nước: nghiên cứu thực nghiệm về Việt Nam”. 4 Bạch Thị Phương Thảo, Trần Ngọc Thơ, Nguyễn Hữu Tuấn, Trương Trung Tài (2012), “Nghiên cứu sơ thảo về phá giá tiền tệ và một số khuyến nghị chính sách cho Việt Nam”. 5 Choudhri, E. and Hakura, D., (2001).”Exchange Rate Pass-Through to Domestic Prices: Does the Inflationary Environment Matter?”. 4 Mục tiêu tổng quát và lâu dài của nghiên cứu này là đo lường chính xác độ lớn, thời gian ảnh hưởng và các nhân tố ảnh hưởng đến mức truyền dẫn của tỷ giá hối đoái tới các chỉ số giá tại Việt Nam, bao gồm: chỉ số giá nhập khẩu, chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng. Hoàn thành mục tiêu này có thể giúp cho việc hoạch định chính sách trở nên chính xác, phù hợp và đạt hiêu quả cao hơn. Trong đề tài này, nhóm tác giả theo đuổi các mục tiêu cụ thể như sau: Mục tiêu 1: Đo lường chính xác độ lớn của mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái tới mức giá cả nội địa, cụ thể ở đây là chỉ số giá tiêu dùng. + Giả thuyết 1: Wei và Parsley (1995) 6 đã đưa ra một số bằng chứng thực nghiệm để chứng tỏ rằng sự truyền dẫn sẽ yếu hơn ở những nước mà có tỷ giá hối đoái biến động hơn. Mann (1986) 7 cho rằng tổng cầu biến động nhiều kết hợp với thay đổi tỷ giá sẽ theo làm giảm mức độ truyền dẫn. + Kết quả kỳ vọng: Nếu hai giả thuyết trên là đúng, do Việt Nam là nước có tỷ giá hối đoái và tổng cầu biến động nhiều (phụ lục 8), nhóm tác giả kỳ vọng mức độ truyền dẫn tỷ giá vào giá cả nội địa ở Việt Nam là không lớn. Mục tiêu 2: Xác định rõ tầm quan trọng của các cú sốc vĩ mô trong việc giải thích sự biến động của chỉ số giá tiêu dùng CPI. + Giả thuyết 2: Sự biến động của CPI phụ thuộc chủ yếu vào kỳ vọng của công chúng và những cú sốc về cung tiền. + Kết quả kì vọng: Nếu giả thuyết trên là đúng, khi đó phân rã phương sai của chỉ số giá tiêu dùng sẽ chỉ ra rằng chỉ số CPI từ thời kỳ trước đó và cung tiền sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc biến động của CPI hiện tại. Mục tiêu 3: Kết quả nghiên cứu của Võ Văn Minh (2009) gây nhiều tranh cãi khi cho rằng sự thay đổi tổng cầu không gây ảnh hưởng tới 6 Frankel, Jeffrey A; Parsley, David C & Wei, Shang-Jin (1995), “Slow Pass-Through Around the World: A New Import for Developing Countries” 7 Mann, Peter Hooper, 1986. “Exchange Rate Pass-through in the 1980s: The Case of U.S. Imports of ManufacturesFederal Reserve Board”. 5 lạm phát. Vì vậy, trong nghiên cứu này nhóm tác giả đặt mục tiêu làm rõ tác động của cú sốc tổng cầu tới sự thay đổi của mức giá nội địa. + Giả thuyết 3: Theo trường phái cổ điển và trường phái Keynes, việc tăng trưởng sản lượng thực của nền kinh tế vượt mức tăng trưởng sản lượng tiềm năng là một trong những nguyên nhân làm tăng chỉ số CPI. + Kết quả kì vọng: Nếu giả thuyết trên là đúng, phân rã phương sai của chỉ số giá tiêu dùng sẽ chỉ ra rằng một sự thay đổi về tổng cầu có vai trò trong việc giải thích sự biến động của CPI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình tiến hành nghiên cứu đề tài, nhóm tác giả đã sử dụng các phương pháp tổng hợp so sánh, phân tích định tính và phân tích định lượng. Phương pháp tổng hợp so sánh Nhóm tác giả đã tiến hành tổng hợp thông tin, số liệu, so sánh chéo với các kết quả nghiên cứu ở các quốc gia Châu Á; đồng thời những kết quả nghiên cứu trước đây ở Việt Nam cũng được nhóm tác giả đối chiếu để rút ra kết luận. Phương pháp phân tích định tính Dựa trên các cơ sở lý thuyết kinh tế học đã được chứng minh, hướng dẫn của IMF, kinh nghiệm thực tiễn áp dụng tại các quốc gia khác và điều kiện thực tế tại Việt Nam, kết hợp với tư duy logic, suy luận, phân tích biện chứng, nhóm tác giả đã đưa ra các nhận định, miêu tả và bình luận vấn đề đặt ra. Phương pháp phân tích định lượng Đây là phương pháp quan trọng nhất mà nhóm nghiên cứu sử dụng. Nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình vec-tơ tự hồi quy (VAR) nhằm xác định [...]... đổi của giá cả hàng hoá nội địa khi mà tỷ giá hối đoái thay đổi 1% Định nghĩa này cũng được nhóm tác giả sử dụng trong bài nghiên cứu, do bài nghiên cứu chủ yếu tập trung vào tác động truyền dẫn của tỷ giá hối đoái tới giá cả nội địa, nghĩa là sự thay đổi của giá cả hàng tiêu dùng theo % khi mà tỷ giá hối đoái thay đổi 1% 1.2.2 Các kênh truyền dẫn tỷ giá vào mức giá cả nội địa Trong nghiên cứu của... khi nghiên cứu về hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá hối đoái Trong bài nghiên cứu của Olivei (2002) 14có định nghĩa tác động truyền dẫn của tỷ giá hối đoái tới giá cả là sự thay đổi của giá hàng hóa nhập khẩu theo phần trăm khi tỷ giá hối đoái danh nghĩa thay đổi 1% Còn nghiên cứu của Mc.Carthy, J (2000) 15 thì xem xét dưới góc độ là mức chuyển của tỷ giá và giá nhập khẩu đến giá cả sản xuất nội địa PPI và giá. .. giá vào mức giá cả nội địa ở Việt Nam + Cuối cùng, nhóm tác giả tiến hành phân rã phương sai nhằm xác định tầm quan trọng của các biến trong việc giải thích sự biến động của mức giá nội địa (cụ thể ở đây là chỉ số giá tiêu dùng CPI) ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả giới hạn tập trung phân tích làm rõ hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá tới giá cả hàng hóa nội địa tại Việt Nam. .. đó là giá cả giảm mạnh hơn, qua đó phản ánh một tỷ lệ tác động truyền dẫn lớn hơn của tỷ giá tới giá cả Yang (1997) cho rằng các nhà cung cấp nước ngoài thường điều chỉnh giá bán hàng hóa theo nhận thức về độ co giãn của cầu tại nước nhập khẩu Nếu độ co dãn của cầu với giá cả cao, càng ít khả năng truyền dẫn cú sốc tỷ giá 1.2.3.2 Yếu tố vĩ mô An (2006) khi nghiên cứu về hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá ở... trình thực hiện đề tài: (1) Mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái đến giá cả hàng hóa nội địa ở Việt Nam như thế nào? (2) Tầm quan trọng của các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến lạm phát Việt Nam giai đoạn 2001- 2012? (3) Phải chăng sự thay đổi của tổng cầu có ảnh hưởng tới lạm phát ở Việt Nam? 23 24 CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM Dựa trên khía cạnh phương pháp tiếp cận đo lường hiệu ứng truyền. .. thuộc vào đặc điểm kinh tế của từng quốc gia Hiệu ứng xảy ra hoàn toàn là khi 1% phá giá nội tệ làm tăng ít nhất 1% giá cả nội địa Nếu đồng nội tệ phá giá nhưng giá cả nội địa không thay đổi, thì ta nói rằng, hiệu ứng truyền dẫn không xảy ra Trong trường hợp 1% phá giá nội tệ làm giá cả nội địa tăng ít hơn 1% thì hiệu ứng xảy ra không hoàn toàn 19 Schröder, Michael; Hüfner, Felix P (2002) “Exchange rate... Nam trong giai đoạn 2001 – 2012 Số liệu nghiên cứu được thu thập theo tháng, từ tháng 1/2001 tới tháng 9/2012 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Đề tài này gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về tỷ giá và hiệu ứng truyển dẫn tỷ giá Trong chương này, nhóm tác giả giới thiệu tổng quan về tỷ giá và hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá, ngoài ra những nghiên cứu trước đó về đề tài này trên thế giới và tại Việt Nam cũng được nhóm tác... năm 2001 – 2011 để nghiên cứu truyền dẫn tỷ giá hối đoái tới các chỉ số giá Kết quả chỉ ra là ảnh hưởng truyền dẫn tỷ giá lớn nhất đến chỉ số giá nhập khẩu, tiếp theo là chỉ số giá sản xuất và cuối cùng là chỉ số giá tiêu dùng Tỷ giá hối đoái cũng truyền dẫn hoàn toàn vào chỉ số giá nhập khẩu trong dài hạn Sau cú sốc tỷ giá hối đoái, CPI bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi yếu tố cung tiền, chỉ số giá sản xuất... đồng nội tệ mất giá) thì giá hàng hóa nhập khẩu tính bằng nội tệ sẽ tăng Sự thay đổi của giá nhập khẩu được truyền dẫn vào giá tiêu dùng; ngoài ra sự thay đổi này còn truyền dẫn vào giá sản xuất, sau đó truyền vào giá tiêu dùng trong trường hợp các nhà sản xuất tăng giá mặt hàng của họ để phù hợp với sự tăng lên trong giá nhập khẩu 1.2.2.2 Kênh truyền dẫn gián tiếp Khi có sự mất giá của đồng nội tệ, dẫn. .. hình VAR để nghiên cứu về tác động truyền dẫn của tỷ giá hối đoái tới giá cả hàng hóa nhập khẩu và tiêu dùng trong nước giai đoạn 2000 – 2011 Kết quả ước lượng mô hình cho thấy, Việt Nam có dấu hiệu của tác động truyền dẫn của tỷ giá tới chỉ số giá nhập khẩu và tiêu dùng trong nước , hệ số của biến tỷ giá là dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% Cụ thể, hệ số tác động của biến tỷ giá tới giá cả hàng hóa . tỷ giá hối đoái tới giá cả nội địa, nghĩa là sự thay đổi của giá cả hàng tiêu dùng theo % khi mà tỷ giá hối đoái thay đổi 1%. 1.2.2. Các kênh truyền dẫn tỷ giá vào mức giá cả nội địa Trong nghiên. số giá tiêu dùng CPI). ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả giới hạn tập trung phân tích làm rõ hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá tới giá cả hàng hóa nội địa tại Việt Nam. đề cập. Chương 2: Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam. Trong chương này, nhóm tác giả trình bày về nghiên cứu thực nghiệm về hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá tại Việt Nam. Nhóm tác giả trình bày một