Phân rã phương sa

Một phần của tài liệu Hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá vào giá cả nội địa – nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam (Trang 64)

44 David F Hendry (1995), “Dynamic econometrics”

2.3.9. Phân rã phương sa

Mặc dù hàm phản ứng đã cung cấp thông tin về mức truyền dẫn của tỷ giá hối đoái đến các chỉ số giá, nhưng không cho biết tầm quan trọng của các cú sốc này trong việc giải thích sự biến động của chỉ số giá tiêu dùng CPI. Và do đó cần thiết để tiếp tục phân tích phân rã phương sai của biến chỉ số giá tiêu dùng. Kết quả chi tiết như sau:

Bảng 2.12. Phân rã phương sai chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Tháng D(LOIL) OPGAP D(LIMP) D(LCPI) D(LM) D(LNEER)

1 0,4739 0,1141 0,1730 99,2390 0,0000 0,0000 2 3,1347 4,0077 0,2094 85,7369 4,6720 2,2394 3 4,1898 4,5582 0,1910 82,6425 5,8984 2,5201 4 4,4602 4,6385 0,1889 81,7363 6,3131 2,6630 5 4,5304 4,6607 0,1893 81,4700 6,4417 2,7080 6 4,5495 4,6670 0,1894 81,3924 6,4805 2,7213 7 4,5550 4,6690 0,1894 81,3694 6,4921 2,7252 8 4,5566 4,6696 0,1894 81,3626 6,4955 2,7263 9 4,5571 4,6697 0,1894 81,3606 6,4965 2,7266 10 4,5573 4,6698 0,1894 81,3600 6,4969 2,7267 11 4,5573 4,6698 0,1894 81,3598 6,4969 2,7268 12 4,5573 4,6698 0,1894 81,3597 6,4970 2,7268 13 4,5573 4,6698 0,1894 81,3597 6,4970 2,7268 14 4,5573 4,6698 0,1894 81,3597 6,4970 2,7268 15 4,5573 4,6698 0,1894 81,3597 6,4970 2,7268 16 4,5573 4,6698 0,1894 81,3597 6,4970 2,7268 17 4,5573 4,6698 0,1894 81,3597 6,4970 2,7268 18 4,5573 4,6698 0,1894 81,3597 6,4970 2,7268 19 4,5573 4,6698 0,1894 81,3597 6,4970 2,7268 20 4,5573 4,6698 0,1894 81,3597 6,4970 2,7268

Bảng trên chỉ ra kết quả của phép phân tích phương sai của chỉ số giá tiêu dùng trên một chuỗi dự báo 20 tháng nhằm kiểm tra một cách tương đối tầm quan trọng của mỗi cú sốc trong việc giải thích sai số dự báo của CPI. Điều đáng lưu ý rằng kết quả trên chỉ ra rằng hơn 80% phương sai của CPI được giải thích bởi cú sốc từ chính nó. Điều này có thể giải thích do tâm lý của dân chúng khi đã trải qua những cú sốc lạm phát trong quá khứ, với sự ám ảnh từ quá khứ về mức lạm phát cao, họ dễ dàng chấp nhận một sự gia tăng về mức giá tiêu dùng, điều này làm lạm phát ở thời điểm hiện tại sẽ cao hơn so với thực tế đáng phải có. Do vậy uy tín hay độ tin cậy của Chính phủ trong những chính sách liên quan tới lạm phát sẽ có vai trò to lớn trong việc tác động tới mức lạm phát hiện thời.

Cung tiền là nhân tố tác động lớn thứ hai tới lạm phát sau cú sốc lạm phát từ quá khứ (khoảng 6,5%) và có độ trễ 1 tháng. Điều này thể hiện vai trò của chính sách tiền tệ trong việc kiểm soát lạm phát hiện nay, ngoài ra với việc cú sốc cung tiền có độ trễ 1 tháng để tác động tới lạm phát, do vậy cần dự báo trước được tình hình sau 1 tháng để có chính sách phù hợp ở thời điểm hiện tại. Một cú sốc về tổng cầu cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tác động tới lạm phát (khoảng gần 5%), điều này cho thấy chính phủ cần cân nhắc giữa việc gia tăng tổng cầu với mức ảnh hưởng lạm phát, chính sách cần thận trọng và linh hoạt.

Giá dầu thế giới chỉ đóng vai trò khoảng 4,5% với sự thay đổi của lạm phát. Điều này có thể giải thích bởi tuy giá xăng dầu thế giới biến động mạnh nhưng trong nước chính phủ Việt Nam đã có những biện pháp để khống chế và hỗ trợ giá hiệu quả nhằm bình ổn tiêu dùng trong nước.

Tỷ giá đóng vai trò khoảng 2,7% cho sự thay đổi của lạm phát, điều này là khá nhỏ nếu so với các biến số vĩ mô khác. Điều này hàm ý tác động của cú sốc tỷ giá vào lạm phát ở Việt Nam là không lớn, giống với kết quả tính toán hiệu ứng truyền dẫn ở mục 4.2. Điều này có thể gợi ý về những chính sách để thúc đẩy xuất khẩu trong khi vẫn không gây ảnh hưởng nhiều tới lạm phát.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá vào giá cả nội địa – nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w