Nguyễn Phi Lân (2012), “Tác động trung chuyển của tỷ giá hối đoái tới giá cả hàng hóa nhập khẩu và tiêu dùng trong nước: nghiên cứu thực nghiệm về Việt Nam”

Một phần của tài liệu Hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá vào giá cả nội địa – nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam (Trang 25)

Nhóm tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành (2010)38

đã sử dụng mô hình VECM để phân tích mối quan hệ của 11 biến số: sản lượng sản xuất công nghiệp, cung tiền, lãi suất, tăng trưởng tín dụng, chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất, chỉ số giá nhập khẩu, thâm hụt ngân sách tích lũy, tổng giá trị giao dịch của thị trường chứng khoán, giá dầu thế giới và giá gạo thế giới từ năm 2000 đến năm 2010. Nghiên cứu đã chỉ ra cung tiền và lãi suất có tác động đến lạm phát nhưng với một độ trễ nhất định; quán tính lạm phát của Việt Nam là cao và là nhân tố quan trọng tác động đến lạm phát hiện tại.

Bạch Thị Phương Thảo (2012) và cộng sự 39 sử dụng mô hình VECM với bộ số liệu theo quý từ năm 2001 – 2011 để nghiên cứu truyền dẫn tỷ giá hối đoái tới các chỉ số giá. Kết quả chỉ ra là ảnh hưởng truyền dẫn tỷ giá lớn nhất đến chỉ số giá nhập khẩu, tiếp theo là chỉ số giá sản xuất và cuối cùng là chỉ số giá tiêu dùng. Tỷ giá hối đoái cũng truyền dẫn hoàn toàn vào chỉ số giá nhập khẩu trong dài hạn. Sau cú sốc tỷ giá hối đoái, CPI bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi yếu tố cung tiền, chỉ số giá sản xuất và độ trễ của chính nó. Sau 4 quý, sự ảnh hưởng của các cú sốc đến CPI đã có sự thay đổi, CPI bị tác động mạnh dần lên bởi cú sốc GDP, cú sốc chỉ số giá nhập khẩu và cú sốc tỷ giá danh nghĩa đa phương.

Bảng 1.2.Kết quả hàm phản ứng của các chỉ số giá với cú sốc 1% từ NEER

Kỳ

(quý) 1 2 3 4 5 6 7 8

IMP 0,136 0,494 0,7577 0,978 1,386 1,456 1,428 1,8230

PPI 0,516 0,657 0,837 0,919 1,298 1,097 0,888 0,832

Một phần của tài liệu Hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá vào giá cả nội địa – nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w