1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Sự tương tác giữa các thành phần môi trường đất nước

39 490 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 2,23 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH VIỆN KHCN & QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Môn: Môi Trường Học Cơ Bản    Đề tài SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐẤT – NƯỚC SINH VIÊN : TRẦN THỊ THÙY MSSV : 0770911 LỚP : ĐHMT3B VIỆN :KHCN & QLMT GVHD :GS.TSKH LÊ HUY BÁ TP. Hồ Chí Minh, Tháng 07 năm 2009 SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐẤT – NƯỚC GVHD: GS.TSKH LÊ HUY BÁ SVTH: TRẦN THỊ THÙY Trang 2 Lời đầu tiên, em xin cảm ơn viên Khoa Học Công Nghệ và Quản Lý Môi Trường đã tạo điều kiện cho em có điều kiện học tập và nghiên cứu đề tài tiểu luận này. Em xin gửi lời cảm ơn đến thầy GS.TSKH Lê Huy Bá, người đã hết lòng chỉ dậy em trong suốt quá trình làm tiểu luận. Xin cảm ơn các cô, các chị quản lý thư viện, những người luôn nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình tìm tài liệu. Trần Thị Thùy SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐẤT – NƯỚC NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN GVHD: GS.TSKH LÊ HUY BÁ SVTH: TRẦN THỊ THÙY Trang 3 SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐẤT – NƯỚC MỤC LỤC Trang Chương mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài 2. Nội dung dung nghiên cứu 3. Giới hạn đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước Chương I. Điều kiện môi trường vùng đất phèn 1. Sinh vật vùng đất phèn 1.1. Thực vật 1.2. Vi sinh vật và các động vật vùng đất phèn 2. Chế độ nước vùng đất phèn 3. Nước ngầm và chế độ nước ngầm 4. Ô nhiễm môi trường vùng đất phèn 4.1 Khái niệm về ô nhiễm đất 4.2 Tác nhân hóa học 4.3 Tác nhân sinh học 4.4 Tác nhân vật lý 4.5 Tiêu chuẩn đánh giá đất bị ô nhiễm Chương II. Sự tương tác giữa các thành phần môi trường đất – nước trong quá trình hình thành đất phèn 1. Đất phèn 1.1 Định nghĩa 1.2 Nguồn gốc và quá trình phát triển đất phèn 1.3 Những nhân tố hình thành đất phèn 2. Sơ đồ diễn biến và quá trình hình thành đất phèn 3. Ảnh hưởng của vôi đến quá trình hình thành đất phèn GVHD: GS.TSKH LÊ HUY BÁ SVTH: TRẦN THỊ THÙY Trang 4 SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐẤT – NƯỚC 4. Phân loại đất phèn và đặc tính ly- hóa của đất phèn 4.1 Phân loại của nhân dân về vùng đất phèn 4.2 Đặc tính lý – hóa vùng đất phèn 5. Các chất trong đất phèn 6. Mối tương quan giữa các độc tố trong đất phèn 6.1 Mối tương quan giữa pH và hàm lượng S tổng số trong đất Chương III. Ảnh hưởng của ô nhiễm phèn lên hệ sinh thái và biện pháp cải tạo đất phèn. 1. Các tác động tích cực của đất phèn lên hệ sinh thái 2. Tác động tiêu cực của đất phèn lên hệ sinh thái 2.1. Tác nhân hóa học 2.2. Tác nhân sinh học 3. Các biện pháp cải tạo đất phèn 3.1. Cải tạo đất phèn bằng biện pháp thủy lợi 3.2. Cải tạo đất phèn bằng biện pháp khác Chương IV Kết luận và kiến nghị 1. Kết luận 2. Kiến nghị CHƯƠNG MỞ ĐẦU GVHD: GS.TSKH LÊ HUY BÁ SVTH: TRẦN THỊ THÙY Trang 5 SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐẤT – NƯỚC 1. Tính cấp thiết của đề tài Như chúng ta đã biết, đất nước là ta là môt nước vẫn dựa trên nền sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Hay nói cách khác, đất là một nguồn tài nguyên rất quý giá của nhân dân ta. Nước chúng ta nói riêng và trên thế giới nói chung, có rất nhiều vùng đất bị nhiễm phèn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế nông nghiệp và hơn thế nữa nó còn ảnh hưởng đến môi trường xung quanh nó. Khi đi tìm hiểu về đề tài sự tương tác giữa các thành phần môi trường đất – nước, thì chúng ta phải thực hiện đề tài này trên đối tượng đất phèn. Vì đất phèn là đặc trưng cho môi trường nước trong đất xẩy ra quá trình tương tác trong đất phèn với các thành phần của đất và các thành phần trong nước. Nó mang tính cấp thiết, tính thực tế trong nông nghiệp và môi trường xung quanh nó, ngoài ra nó còn mang tính khoa học, tính mới. Và đề tài sau đây nhằm vào đất phèn, đề tài cần trình bày rõ ý nghĩa lý luận, ý nghĩa thực tế của đề tài “Sự tương tác giữa các thành phần môi trường đất – nước”. 2. Nội dung nghiên cứu Đi nghiên cứu bản chất và nguồn gốc đất phèn, những nét chung về phân loại đất phèn. Xác định pH thấp ở những vùng đất bị nhiễm phèn, nghiên cứu tác hại với các độc tố trong đất phèn đề từ đó đưa ra các phương pháp cải tạo đất phèn trong nông nghiệp trồng trọt, nuôi trồng thủy sản. 3. Giới hạn đề tài Trong đề tài này, em chỉ nghiên cứu về đất phèn và sự tương tác giữa các thành phần trong đất phèn. Đề tài nghiên cứu về nguồn gốc, quá trình hình thành, phát triển của đất phèn, đặc tính của đất phèn, sinh thái vùng đất phèn ở nhiều nước trên thế giới để từ đó đưa ra các biện pháp cải tạo và sử dụng đất phèn hợp lý. Ngoài ra còn đề cải tạo môi trường xung quanh vùng đất phèn được cải tạo. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.2. Phương pháp luận GVHD: GS.TSKH LÊ HUY BÁ SVTH: TRẦN THỊ THÙY Trang 6 SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐẤT – NƯỚC Nghiên cứu biến đổi thành phần hóa học của nước trong đất theo khoảng cách kênh tiêu trên đất phèn. 4.3. Phương pháp và kỹ thuật chi tiết Phương pháp liên tiếp kĩ thuật rửa phèn, dựa vào các thí nghiệm trong khoa học trong công việc nghiên cứu đất phèn. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.2. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu ở những vùng đất phèn có pH thấp, hàm lượng cao của sunphát sắt, sunphát nhôm và số lượnglớn H 2 SO 4 tự do ở trong đất. 5.3. Phạm vi nghiên cứu Trong và ngoài nước với nhiều nước trên thế giới. Đến nay các nhà khoa học về cải tạo đất trên thế giới đã tổ chức thành công bốn hội nghị quốc tế lớn về đất phèn. Lần thứ nhất tại Wageningen Hà lan 8/1972, lần thứ 2 tại Bang kok Thái Lan 1/1981, lần thứ 3 tại Senegal 1986 và lần thứ 4 tại thành phố Hồ Chí Minh Việt Nam 3/ 1992. 6. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước Đến nay đã có nhiều tác giả, nhiều học thuyết và trường phái nghiên cứu về đất phèn: Năm 1735 Peelman đã phát hiện ra một loại khoáng biến thành đất, đất này chua và được mang tên Argilla Vitrolacea. Người đầu tiên phát hiện ra đất phèn là VanBemmelen (1886), ông đã xác địnhđược giá trị rất thấp của pH, hàm lượng cao của sunphát sắt, sunphát nhôm và số lượng lớn H 2 SO 4 tự do ở trong đất. Vào những năm 1960 nhà bác học Fritland đã nghiên cứu đất phèn ở đồng bằng Bắc Bộ và đã đưa ra một số kết luận sơ bộ về quá trình hình thành đất phèn vùng đồng bằng Bắc Bộ, cùng một số biện pháp cải tạo và sử dụng loại đất này. Cũng vào những năm 1960, Moorman đã nghiên cứu về đất phèn ở đồng bằng sông Cửu Long đã đề suất sơ bộ về quá trình hình thành đất phèn ở đồng bằng sông Cửu Long. GVHD: GS.TSKH LÊ HUY BÁ SVTH: TRẦN THỊ THÙY Trang 7 SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐẤT – NƯỚC Những cơ quan và tổ chức đã tham gia nghiên cứu về đất phèn như : Trường Đại học Thủy lợi. Viện Nghiên cứu Khoa học Thủy lợi. Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Trường ĐH Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông nghiệp T.P Hồ Chí Minh, trong đó có Lê Huy Bá là tác giả của cuốn sách “Những vấn đề về đất phèn Nam Bộ”. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Viện Nông hoá thổ nhưỡng. Hiện nay Viện Nghiên cứu khoa học thủy lợi vừa mới hoàn thành dự án cải tạo đất phèn ở Quỳnh Phụ - Thái Bình do nước ngoài tài trợ. Viện nghiên cứu khoa học thủy lợi Nam Bộ đang thực hiện chương trình nghiên cứu cấp nhà nước ở đồng bằng sông Cửu Long. Nói chung các nhà khoa học về cải tạo đất đã khẳng định được bản chất và nguồn gốc đất phèn, những nét chung về phân loại đất phèn. Việc sử dụng và cải tạo đất phèn đã được nhiều người nghiên cứu tuy nhiên cũng còn nhiều điều còn chưa được sáng tỏ, đặc biệt việc cải tạo đất phèn phụ thuộc rất nhiều đến môi trường nơi nghiên cứu và tác động của con người trong quá trình cải tạo và sử dụng chúng. Việc nghiên cứu cải tạo đất phèn không thể thành công nếu chỉ nghiên cứu cải tạo đất cho từng khu vực cụ thể mà không chú ý đến việc cải tạo môi trường xung quanh vùng đất được cải tạo. Do quá trình hình thành và tính chất của đất phèn biến động và phụ thuộc rất lớn vào tác động của môi trường xung quanh nên không thể lấy kết quả nghiên cứu ở một nơi, áp dụng cho những nơi khác và kết quả của vùng này dùng cho vùng khác được. Chính vì vậy đối với mỗi vùng cụ thể cần có sự nghiên cứu phân tích và thí nghiệm riêng để tránh những sai sót đáng tiếc. Với những lý do nêu trên, việc nghiên cứu để hiểu rõ về nguồn gốc, quá trình hình thành, phát triển của đất phèn, đặc tính của đất phèn, sinh thái vùng đất phèn, biện pháp cải tạo và sử dụng đất phèn hợp lý là điều hết sức quan trọng và cần thiết, nhằm đảm bảo cuộc sống ổn định, tạo ra môi trường sống bình thường của nhân dân vùng đất phèn, khai thác nó một cách có hiệu quả phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng. CHƯƠNG I ĐIỂU KIỆN MÔI TRƯỜNG VÙNG ĐẤT PHÈN GVHD: GS.TSKH LÊ HUY BÁ SVTH: TRẦN THỊ THÙY Trang 8 SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐẤT – NƯỚC 1. Sinh vật vùng đất phèn 1.1. Thực vật Để hiểu đầy đủ hơn về đất phèn ngoài việc nghiên cứu thực vật hiện tại đang sống trên đất phèn chúng ta cần nghiên cứu những thực vật xưa kia bị vùi lấp ở vùng đất phèn . a. Thực vật bị vùi lấp Đất phèn được hình thành ở vùng trũng. ở đó xưa kia là vịnh hay biển cạn, với nhiều loại thực vật phát triển. Thực vật thời kỳ trước lúc có đất phèn, thường phần lớn có các loại thực vật của rừng sú vẹt như : Bầu, mắm, đước đôi, đước nhọn, vẹt. Ngoài các loại thực vật kể trên trong tầng thực vật bị vùi lấp còn thấy xuất hiện các loại cây khác như : Dừa nước, chà là, tràm. Qua nghiên cứu người ta thấy, ở những vùng đất mà chỉ có các loại thực vật này chôn vùi thì S tổng số rất ít, không có khả năng gây chua nhiều, pH của đất ở vào khoảng 5,5 - 6 . Như vậy chủng loại và chiều sâu của các loại thực vật bị vùi lấp có ảnh hưởng lớn đến mức độ sinh phèn trong đất. b. Thực vật hiện tại Thực vật đang sống trên đất phèn cũng thay đổi theo tính chất của mỗi loại đất. Mỗi loại đất đều có một hệ thực vật thích ứng với nó - Đúng là “đất nào cây ấy” hay nhìn cây biết đất . Thực vật ở vùng phèn tiềm tàng thường có các loại cây Chà là, Ráng dại, Lác biển, bàng, năng kim. Nếu là vùng đất phèn tiềm tàng sâu trong nội địa, là vùng trũng ngập nước gần như quanh năm, gồm các loại thủy sinh mọc chìm dưới nước hoặc chìm trong nước một phần. Các loại cây này mọc thành rừng dày với bộ rễ khoẻ, làm giảm tốc độ dòng chảy, làm lắng đọng phù sa biển, chứa nhiều lưu huỳnh. Bản thân chúng cũng tích lũy lưu huỳnh, khi chết đi thải ra nhiều lưu huỳnh, là nguồn gốc đầu tiên sinh ra đất phèn. Chiều sâu tầng thực vật bị vùi lấp này thường thấy ở 1 - 2 m dưới mặt đất đối với đất phèn ở Đồng bằng Nam bộ, ở đồng bằng Bắc bộ như vùng Hải phòng, Thái Bình thấy ở độ sâu nông hơn 0,7 - 1,5 m. như : Súng co, sen, nhị cán vàng, GVHD: GS.TSKH LÊ HUY BÁ SVTH: TRẦN THỊ THÙY Trang 9 SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐẤT – NƯỚC nàng nỉ, nhị cán tròn, cỏ bấc, lúa ma, rau muống thân tím lá cứng và giòn, rau dừa, nghễ Ngoài các loại thực vật đã nói trên đối với các vùng nước phèn đứng yên hoặc những vùng sình lầy nhiều hữu cơ, chúng ta còn gặp các loại tảo ocdogigo và micropora rất nguy hiểm cho lúa vì nó sống được ở pH rất thấp và phát triển nhanh. Nghiên cứu kỹ về tảo giúp chúng ta sử dụng và quản lý đất phèn hợp lý. 1.2. Vi sinh vật và các các động vật vùng đất phèn a. Vi sinh vật trong đất phèn Trong phần quá trình hình thành đất phèn, chúng ta đã đề cập đến vai trò của vi sinh vật. Có nhiều loại vi sinh vật trong đất phèn, vai trò của chúng cũng khác nhau trong quá trình hình thành đất phèn. Nhưng chúng thực sự có ý nghĩa trong việc tăng tốc độ hình thành đất phèn. Nhiều tác giả cho rằng trong đất phèn có các loài vi khuẩn: Thiobacillus, Thiodans, Thiobacillus Ferroxidans và các loại vi sinh vật sắt. Có nhiều loài sống được trong điều kiện PH rất thấp (pH=2). Các loài vi khuẩn trong đất phèn lấy năng lượng để sống từ các phản ứng oxy hoá và phản ứng khử trong quá trình tạo phèn, chúng có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy nhanh quá trình hình thành phèn, kể cả ở giai đoạn oxy hoá và giaiđoạn khử. Trong đất phèn, số lượng vi sinh vật có ích rất hiếm. Nhưng vào năm 1972 Murthy đã phân lập, nuôi cấy được một loài vi khuẩn thuộc Azotobacteracede từ than bùn có độ chua (pH = 2.5-4.2 ) đã phát triển được trên đất phèn. Loại vi khuẩn này có khả năng cố định đạm 1-10 mg /1g với thời gian là một tuần lễ nuôi cấy. Đây là một khả năng mới, mở đường cho việc tạo đạm dễ tiêu bằng sinh vật học cho đất phèn b. Những động vật nhìn thấy được Ở đất phèn trung bình và phèn nhiều, rất ít hoặc không có các động vật nhìn thấy được như giun, dế, mối. Thường chỉ thấy xuất hiện các loại kiến đen, kiến vàng và một vài loại rệp. ở vùng phèn nhiều pH = 2,5-3 kể cả đỉa cũng không thấy xuất hiện, rất ít tôm á, nếu có thì cũng không phát triển được, thường đầu to nhưng thân và đuôi bé. Ở vùng đất phèn ít, các loại động vật phong phú hơn về chủng loại gần như vùng nước ngọt. Những vùng đất phèn tiềm tàng hiện có ảnh hưởng nước lợ thì sinh vật có khá nhiều như : cua, còng, tôm, cá Những vùng đất phèn tiềm GVHD: GS.TSKH LÊ HUY BÁ SVTH: TRẦN THỊ THÙY Trang 10 [...]... CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐẤT – NƯỚC SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐẤT NƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐẤT PHÈN 1 Đất phèn 1.1 Định nghĩa Đất phèn, đất chua phèn hay đất chua là các thuật ngữ khác nhau để chỉ loại đất có độ pH thấp, thường là từ 5,5 trở xuống Có khi pH chỉ còn 3 hoặc 2 Thủ phạm chủ yếu trong đất phèn là nhôm (Al) và Sắt (Fe) 1.2 Nguồn gốc và quá trình hình thành đất phèn... phụ thuộc vào môi trường nước xung quang và đặc điểm về nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm Diện tích loại đất này không lớn, mức độ phèn cũng không như loại phèn trắng và phèn lạnh 4.2 a Đặc tính lý – hóa vùng đất phèn Lý tính vùng đất phèn Thành phần cơ giới GVHD: GS.TSKH LÊ HUY BÁ Trang 24 SVTH: TRẦN THỊ THÙY SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐẤT – NƯỚC Thành phần cơ giới đất phèn Nam Bộ... SVTH: TRẦN THỊ THÙY SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐẤT – NƯỚC Đất phèn còn là môi trường sinh sống của rất nhiều loại vi sinh vật, mà chúng là thức ăn, cho những loại vi sinh vật có ích sinh sống và phát triển 2 Các tác động tiêu cực của đất phèn lên hệ sinh thái 2.1 Tác nhân hoá học - Do trong đất, trong nước vùng đất phèn nặng và trung bình xuất hiện hàm lượng cao của các độc tố Do việc...SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐẤT – NƯỚC tàng nội địa, có nước ngập thường xuyên trên mặt ruộng thì các loại động vật khá phong phú: cá, tôm, tép, ếch, chuột, rắn, rết , đỉa ( như vùng Đồng Tháp Mười ) 2 Chế độ nước vùng đất phèn Chế độ nước là một trong những nhân tố cấu thành, phát triển và cải tạo đất phèn, nước có thể làm tăng hay giảm hàm lượng phèn trong đất Chế độ nước và... quá trình hình thành phèn và cải tạo đất phèn còn phụ thuộc vào môi trường đất, nước, chính xác hơn là còn phụ thuộc vào sự có mặt của khí Cacbonic (CO2) Vì trong dung dịch đất và nước, nếu hàm lượng CO2 càng cao thì càng tạo ra nhiều Ca ( HCO3) 2 theo phản ứng sau: GVHD: GS.TSKH LÊ HUY BÁ Trang 22 SVTH: TRẦN THỊ THÙY SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐẤT – NƯỚC CO2 hoà tan vào nước H2O + CO2... SVTH: TRẦN THỊ THÙY SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐẤT – NƯỚC Pyrit là hợp chất của lưu huỳnh và sắt, là sản phẩm của quá trình yếm khí dưới sự tác động của các vi sinh vật yếm khí Quá trình Oxy hoá Pyrit sẽ tạo ra axit, gây chua cho đất và gây hại cho cây trồng, súc vật và con người Sự tích tụ của pyrit trong đất được thực hiện trong điều kiện ngập nước, đất trầm tích trong nước mặn và có... THÙY SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐẤT – NƯỚC báo về đất phèn Như vậy, nếu ta có một tác động nào đó làm giảm một độc chất thì có khả năng kéo theo sự giảm các độc chất còn lại (trừ một vài trường hợp) 6.1 Mối tương quan giữa pH và hàm lượng S tổng số trong đất Kết quả nghiên cứu ở đất phèn tiềm tàng ở Niuziland và Gambia cho ta thấy mối quan hệ giữa pH trong các tầng đất tỷ lệ nghịch với... trong đất có CaCO3 thì phản ứng tiếp tục theo một chiều hướng sau : 2CaCO3 + 2H2SO4 → CaSO4 2H2O + 2CO2 Khi đó Na+ , Mg+2 đã hấp thụ sẵn trong đất (nước lợ chứa nhiều Mg + , Na +) ở môi trường nước lợ sẽ bị Ca2+ thay thế làm đất tốt hơn và không trở nên phèn nữa 1.3 Những nhân tố cấu thành chất phèn GVHD: GS.TSKH LÊ HUY BÁ Trang 18 SVTH: TRẦN THỊ THÙY SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐẤT – NƯỚC... biệt là đất có nhiều xác sú vẹt - Sự lan truyền nước phèn từ vùng này sang vùng khác thông qua hệ thống kênh rạch - Ngoài ra đa số phân bố ở vùng ven biển → nhiễm mặn (chua mặn): Cl- Na+ 3 Các phương pháp cải tạo đất phèn 3.1 Cải tạo đất phèn bằng biện pháp thủy lợi GVHD: GS.TSKH LÊ HUY BÁ Trang 35 SVTH: TRẦN THỊ THÙY SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐẤT – NƯỚC Dùng nước lũ để cải tạo đất phèn... pyrit Nếu trong đất có hàm lượng cao của canxi thì quá trình oxy hoá sẽ xảy ra theo chiều hướng khác, đất có thể không hình thành đất phèn 5 Đất thường xuyên chuyển từ trạng thái khử sang ôxy hoá và ngược lại do ảnh hưởng của chế độ triều, chế độ nước và chế độ khí hậu trong vùng GVHD: GS.TSKH LÊ HUY BÁ Trang 19 SVTH: TRẦN THỊ THÙY SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐẤT – NƯỚC Mực nước ngầm cao,

Ngày đăng: 07/05/2015, 14:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w