Cải tạo đất phèn bằng biện pháp thủy lợi

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Sự tương tác giữa các thành phần môi trường đất nước (Trang 35)

3. Các biện pháp cải tạo đất phèn

3.1.Cải tạo đất phèn bằng biện pháp thủy lợi

Dùng nước lũ để cải tạo đất phèn

Lũ đem lại cả tác động tích cực và tiêu cực. Về mặt tiêu cực: lũ tác động đến an toàn nhân mạng, cơ sở hạ tầng, hệ thống canh tác và mùa vụ, sinh hoạt, sản xuất và giao lưu của dân cư vùng lũ. Về mặt tích cực: Ngoài tác động về bồi lắng phù sa, vệ sinh đồng ruộng, rửa phèn, tài nguyên thủy sản, mùa lũ đã trở thành một đặc trưng về cảnh quan, môi trường, sinh hoạt và văn hoá của vùng Đồng Tháp Mười.

Dùng nước để ém phèn

Cơ sở khoa học của vấn đề này là chứa một lớp nước trên mặt ruộng. Lớp nước trên mặt ruộng có tác dụng hoà tan và làm giảm hàm lượng phèn có trên mặt ruộng và ở lớp đất mặt, đồng thời thông qua dòng thấm đứng để đưa các độc tố ở trong các tầng đất xuống tầng nước ngầm.

Cải tạo đất phèn bằng tiêu ngầm

Dùng nước lũ để cải tạo phèn về thực chất là rửa phèn theo phương pháp rửa theo chiều ngang (rửa mặt), để hiệu quả rửa cao, chúng ta cần một luợng lũ lớn, chảy một chiều, chảy trực tiếp vào vùng đất cần cải tạo với một thời gian dài.

Cải tạo đất phèn bằng biện pháp hóa học

Lợi ích của việc bón vôi cho đất phèn rất rõ ràng: CaCO3 + H2SO4 → CaSO4+ H2O + CO2

- Bón vôi có tác dụng thay đổi năng suất cây trồng. Tuy nhiên nếu bón nguyên vôi thì tác dụng không rõ rệt vì vậy rất cần bón thêm đạm và lân. Như vậy về mặt lý luận cũng như thực tiễn, bón vôi có tác dụng cải tạo đất phèn, tuy nhiên cần phải tính toán lượng vôi bón đủ liều lượng cho từng loại đất và từng loại cây trồng . Ngoài ra thời điểm bón vôi cũng rất quan trọng và cũng cần phải bón kết hợp thêm đạm và đặc biệt là lân, vì trong đất phèn lượng đạm và lân dễ tiêu thường ít.

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Sự tương tác giữa các thành phần môi trường đất nước (Trang 35)