1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề Tài Sự Tương Tác Giữa Các Thành Phần Môi Trường Đất – Nước

38 901 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 2,23 MB

Nội dung

Xác định pH thấp ở những vùng đất bị nhiễm phèn, nghiên cứu tác hại vớicác độc tố trong đất phèn đề từ đó đưa ra các phương pháp cải tạo đất phèn trongnông nghiệp trồng trọt, nuôi trồng

Trang 1

VIỆN KHCN & QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Môn: Môi Trường Học Cơ Bản

- 

 -Đề tài

SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC THÀNH

PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐẤT – NƯỚC

SINH VIÊN : TRẦN THỊ THÙY

Trang 2

Lời đầu tiên, em xin cảm ơn viên Khoa Học Công Nghệ

và Quản Lý Môi Trường đã tạo điều kiện cho em có điều

kiện học tập và nghiên cứu đề tài tiểu luận này.

Em xin gửi lời cảm ơn đến thầy GS.TSKH Lê Huy Bá,

người đã hết lòng chỉ dậy em trong suốt quá trình làm tiểu

luận.

Xin cảm ơn các cô, các chị quản lý thư viện, những

người luôn nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình tìm tài

liệu.

Trần Thị Thùy

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

Trang 4

MỤC LỤC

Trang Chương mở đầu

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Nội dung dung nghiên cứu 1

3 Giới hạn đề tài 1

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

6 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2

Chương I Điều kiện môi trường vùng đất phèn 1 Sinh vật vùng đất phèn 4

1.1 Thực vật 4

1.2 Vi sinh vật và các động vật vùng đất phèn 5

2 Chế độ nước vùng đất phèn 6

3 Nước ngầm và chế độ nước ngầm 7

4 Ô nhiễm môi trường vùng đất phèn 8

4.1 Khái niệm về ô nhiễm đất 8

4.2 Tác nhân hóa học 8

4.3 Tác nhân sinh học 9

4.4 Tác nhân vật lý 9

4.5 Tiêu chuẩn đánh giá đất bị ô nhiễm 11

Chương II Sự tương tác giữa các thành phần môi trường đất – nước trong quá trình hình thành đất phèn 1 Đất phèn 12

1.1 Định nghĩa 12

1.2 Nguồn gốc và quá trình phát triển đất phèn 12

1.3 Những nhân tố hình thành đất phèn 13

2 Sơ đồ diễn biến và quá trình hình thành đất phèn 15

3 Ảnh hưởng của vôi đến quá trình hình thành đất phèn 17

Trang 5

4 Phân loại đất phèn và đặc tính ly- hóa của đất phèn 18

4.1 Phân loại của nhân dân về vùng đất phèn 18

4.2 Đặc tính lý – hóa vùng đất phèn 20

5 Các chất trong đất phèn 21

6 Mối tương quan giữa các độc tố trong đất phèn 26

6.1 Mối tương quan giữa pH và hàm lượng S tổng số trong đất 27

Chương III Ảnh hưởng của ô nhiễm phèn lên hệ sinh thái và biện pháp cải tạo đất phèn. 1 Các tác động tích cực của đất phèn lên hệ sinh thái 28

2 Tác động tiêu cực của đất phèn lên hệ sinh thái 28

2.1 Tác nhân hóa học 28

2.2 Tác nhân sinh học 29

3 Các biện pháp cải tạo đất phèn 31

3.1 Cải tạo đất phèn bằng biện pháp thủy lợi 31

3.2 Cải tạo đất phèn bằng biện pháp khác 32

Chương IV Kết luận và kiến nghị 1 Kết luận 33

2 Kiến nghị 33

CHƯƠNG MỞ ĐẦU

Trang 6

1 Tính cấp thiết của đề tài

Như chúng ta đã biết, đất nước là ta là môt nước vẫn dựa trên nền sản xuấtnông nghiệp là chủ yếu Hay nói cách khác, đất là một nguồn tài nguyên rất quý giácủa nhân dân ta Nước chúng ta nói riêng và trên thế giới nói chung, có rất nhiềuvùng đất bị nhiễm phèn Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế nôngnghiệp và hơn thế nữa nó còn ảnh hưởng đến môi trường xung quanh nó

Khi đi tìm hiểu về đề tài sự tương tác giữa các thành phần môi trường đất –nước, thì chúng ta phải thực hiện đề tài này trên đối tượng đất phèn Vì đất phèn làđặc trưng cho môi trường nước trong đất xẩy ra quá trình tương tác trong đất phènvới các thành phần của đất và các thành phần trong nước Nó mang tính cấp thiết,tính thực tế trong nông nghiệp và môi trường xung quanh nó, ngoài ra nó còn mangtính khoa học, tính mới Và đề tài sau đây nhằm vào đất phèn, đề tài cần trình bày

rõ ý nghĩa lý luận, ý nghĩa thực tế của đề tài “Sự tương tác giữa các thành phần môitrường đất – nước”

2 Nội dung nghiên cứu

Đi nghiên cứu bản chất và nguồn gốc đất phèn, những nét chung về phân loạiđất phèn Xác định pH thấp ở những vùng đất bị nhiễm phèn, nghiên cứu tác hại vớicác độc tố trong đất phèn đề từ đó đưa ra các phương pháp cải tạo đất phèn trongnông nghiệp trồng trọt, nuôi trồng thủy sản

4 Phương pháp nghiên cứu

Trang 7

Nghiên cứu biến đổi thành phần hóa học của nước trong đất theo khoảng cáchkênh tiêu trên đất phèn.

Phương pháp liên tiếp kĩ thuật rửa phèn, dựa vào các thí nghiệm trong khoahọc trong công việc nghiên cứu đất phèn

Nghiên cứu ở những vùng đất phèn có pH thấp, hàm lượng cao của sunphátsắt, sunphát nhôm và số lượnglớn H2SO4 tự do ở trong đất

Trong và ngoài nước với nhiều nước trên thế giới Đến nay các nhà khoa học

về cải tạo đất trên thế giới đã tổ chức thành công bốn hội nghị quốc tế lớn về đấtphèn Lần thứ nhất tại Wageningen Hà lan 8/1972, lần thứ 2 tại Bang kok Thái Lan1/1981, lần thứ 3 tại Senegal 1986 và lần thứ 4 tại thành phố Hồ Chí Minh ViệtNam 3/ 1992

6 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Đến nay đã có nhiều tác giả, nhiều học thuyết và trường phái nghiên cứu vềđất phèn:

Năm 1735 Peelman đã phát hiện ra một loại khoáng biến thành đất, đất nàychua và được mang tên Argilla Vitrolacea Người đầu tiên phát hiện ra đất phèn làVanBemmelen (1886), ông đã xác địnhđược giá trị rất thấp của pH, hàm lượng caocủa sunphát sắt, sunphát nhôm và số lượng lớn H2SO4 tự do ở trong đất

Vào những năm 1960 nhà bác học Fritland đã nghiên cứu đất phèn ở đồngbằng Bắc Bộ và đã đưa ra một số kết luận sơ bộ về quá trình hình thành đất phènvùng đồng bằng Bắc Bộ, cùng một số biện pháp cải tạo và sử dụng loại đất này.Cũng vào những năm 1960, Moorman đã nghiên cứu về đất phèn ở đồng bằng sôngCửu Long đã đề suất sơ bộ về quá trình hình thành đất phèn ở đồng bằng sông CửuLong

Trang 8

Những cơ quan và tổ chức đã tham gia nghiên cứu về đất phèn như : TrườngĐại học Thủy lợi Viện Nghiên cứu Khoa học Thủy lợi Trường Đại học Cần Thơ,Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Trường ĐH Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh,Trường Đại học Nông nghiệp T.P Hồ Chí Minh, trong đó có Lê Huy Bá là tác giảcủa cuốn sách “Những vấn đề về đất phèn Nam Bộ” Viện Khoa học Kỹ thuật Nôngnghiệp Việt Nam, Viện Nông hoá thổ nhưỡng Hiện nay Viện Nghiên cứu khoa họcthủy lợi vừa mới hoàn thành dự án cải tạo đất phèn ở Quỳnh Phụ - Thái Bình donước ngoài tài trợ Viện nghiên cứu khoa học thủy lợi Nam Bộ đang thực hiệnchương trình nghiên cứu cấp nhà nước ở đồng bằng sông Cửu Long Nói chung cácnhà khoa học về cải tạo đất đã khẳng định được bản chất và nguồn gốc đất phèn,những nét chung về phân loại đất phèn Việc sử dụng và cải tạo đất phèn đã đượcnhiều người nghiên cứu tuy nhiên cũng còn nhiều điều còn chưa được sáng tỏ, đặcbiệt việc cải tạo đất phèn phụ thuộc rất nhiều đến môi trường nơi nghiên cứu và tácđộng của con người trong quá trình cải tạo và sử dụng chúng Việc nghiên cứu cảitạo đất phèn không thể thành công nếu chỉ nghiên cứu cải tạo đất cho từng khu vực

cụ thể mà không chú ý đến việc cải tạo môi trường xung quanh vùng đất được cảitạo

Do quá trình hình thành và tính chất của đất phèn biến động và phụ thuộc rấtlớn vào tác động của môi trường xung quanh nên không thể lấy kết quả nghiên cứu

ở một nơi, áp dụng cho những nơi khác và kết quả của vùng này dùng cho vùngkhác được Chính vì vậy đối với mỗi vùng cụ thể cần có sự nghiên cứu phân tích vàthí nghiệm riêng để tránh những sai sót đáng tiếc

Với những lý do nêu trên, việc nghiên cứu để hiểu rõ về nguồn gốc, quá trìnhhình thành, phát triển của đất phèn, đặc tính của đất phèn, sinh thái vùng đất phèn,biện pháp cải tạo và sử dụng đất phèn hợp lý là điều hết sức quan trọng và cần thiết,nhằm đảm bảo cuộc sống ổn định, tạo ra môi trường sống bình thường của nhân dânvùng đất phèn, khai thác nó một cách có hiệu quả phục vụ cho sự phát triển kinh tế

xã hội nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng

CHƯƠNG I ĐIỂU KIỆN MÔI TRƯỜNG VÙNG ĐẤT PHÈN

Trang 9

Ngoài các loại thực vật kể trên trong tầng thực vật bị vùi lấp còn thấy xuấthiện các loại cây khác như : Dừa nước, chà là, tràm Qua nghiên cứu người ta thấy,

ở những vùng đất mà chỉ có các loại thực vật này chôn vùi thì S tổng số rất ít,không có khả năng gây chua nhiều, pH của đất ở vào khoảng 5,5 - 6

Như vậy chủng loại và chiều sâu của các loại thực vật bị vùi lấp có ảnh hưởnglớn đến mức độ sinh phèn trong đất

b Thực vật hiện tại

Thực vật đang sống trên đất phèn cũng thay đổi theo tính chất của mỗi loạiđất Mỗi loại đất đều có một hệ thực vật thích ứng với nó - Đúng là “đất nào cây ấy”hay nhìn cây biết đất Thực vật ở vùng phèn tiềm tàng thường có các loại cây Chà

là, Ráng dại, Lác biển, bàng, năng kim

Nếu là vùng đất phèn tiềm tàng sâu trong nội địa, là vùng trũng ngập nước gầnnhư quanh năm, gồm các loại thủy sinh mọc chìm dưới nước hoặc chìm trong nướcmột phần Các loại cây này mọc thành rừng dày với bộ rễ khoẻ, làm giảm tốc độdòng chảy, làm lắng đọng phù sa biển, chứa nhiều lưu huỳnh Bản thân chúng cũngtích lũy lưu huỳnh, khi chết đi thải ra nhiều lưu huỳnh, là nguồn gốc đầu tiên sinh rađất phèn Chiều sâu tầng thực vật bị vùi lấp này thường thấy ở 1 - 2 m dưới mặt đấtđối với đất phèn ở Đồng bằng Nam bộ, ở đồng bằng Bắc bộ như vùng Hải phòng,Thái Bình thấy ở độ sâu nông hơn 0,7 - 1,5 m như : Súng co, sen, nhị cán vàng,

Trang 10

nàng nỉ, nhị cán tròn, cỏ bấc, lúa ma, rau muống thân tím lá cứng và giòn, rau dừa,nghễ

Ngoài các loại thực vật đã nói trên đối với các vùng nước phèn đứng yên hoặcnhững vùng sình lầy nhiều hữu cơ, chúng ta còn gặp các loại tảo ocdogigo vàmicropora rất nguy hiểm cho lúa vì nó sống được ở pH rất thấp và phát triển nhanh.Nghiên cứu kỹ về tảo giúp chúng ta sử dụng và quản lý đất phèn hợp lý

a Vi sinh vật trong đất phèn

Trong phần quá trình hình thành đất phèn, chúng ta đã đề cập đến vai trò của

vi sinh vật Có nhiều loại vi sinh vật trong đất phèn, vai trò của chúng cũng khácnhau trong quá trình hình thành đất phèn Nhưng chúng thực sự có ý nghĩa trongviệc tăng tốc độ hình thành đất phèn Nhiều tác giả cho rằng trong đất phèn có cácloài vi khuẩn: Thiobacillus, Thiodans, Thiobacillus Ferroxidans và các loại vi sinhvật sắt Có nhiều loài sống được trong điều kiện PH rất thấp (pH=2) Các loài vikhuẩn trong đất phèn lấy năng lượng để sống từ các phản ứng oxy hoá và phản ứngkhử trong quá trình tạo phèn, chúng có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy nhanh quátrình hình thành phèn, kể cả ở giai đoạn oxy hoá và giaiđoạn khử Trong đất phèn,

số lượng vi sinh vật có ích rất hiếm Nhưng vào năm 1972 Murthy đã phân lập, nuôicấy được một loài vi khuẩn thuộc Azotobacteracede từ than bùn có độ chua (pH =2.5-4.2 ) đã phát triển được trên đất phèn Loại vi khuẩn này có khả năng cố địnhđạm 1-10 mg /1g với thời gian là một tuần lễ nuôi cấy Đây là một khả năng mới,

mở đường cho việc tạo đạm dễ tiêu bằng sinh vật học cho đất phèn

b Những động vật nhìn thấy được

Ở đất phèn trung bình và phèn nhiều, rất ít hoặc không có các động vật nhìnthấy được như giun, dế, mối Thường chỉ thấy xuất hiện các loại kiến đen, kiếnvàng và một vài loại rệp ở vùng phèn nhiều pH = 2,5-3 kể cả đỉa cũng không thấyxuất hiện, rất ít tôm á, nếu có thì cũng không phát triển được, thường đầu to nhưngthân và đuôi bé Ở vùng đất phèn ít, các loại động vật phong phú hơn về chủng loạigần như vùng nước ngọt Những vùng đất phèn tiềm tàng hiện có ảnh hưởng nước

lợ thì sinh vật có khá nhiều như : cua, còng, tôm, cá Những vùng đất phèn tiềm

Trang 11

tàng nội địa, có nước ngập thường xuyên trên mặt ruộng thì các loại động vật kháphong phú: cá, tôm, tép, ếch, chuột, rắn, rết , đỉa ( như vùng Đồng Tháp Mười ).

2 Chế độ nước vùng đất phèn

Chế độ nước là một trong những nhân tố cấu thành, phát triển và cải tạo đấtphèn, nước có thể làm tăng hay giảm hàm lượng phèn trong đất Chế độ nước vàchất lượng nước còn ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng, năng suất cây trồng, đếnviệc sử dụng, cải tạo đất phèn và ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân vùng đấtphèn

Về chế độ nước, có thể chia ra vùng có ảnh hưởng của thủy triều và vùngkhông có ảnh hưởng của thủy triều, vùng ảnh hưởng lũ và vùng không bị ảnh hưởng

lũ Trong đó lại có thể chia ra vùng ảnh hưởng thủy triều thường xuyên, đỉnh vàchân chiều cao và vùng thủy triều chỉ ít tháng trong năm, chênh lệch ít Vùng íthoặc không có thủy triều liên quan đến nước ngọt hay phèn có ngập lụt hay không

và thời gian ngập Chế độ nước ở 4 vùng phèn như đã nêu phù hợp với quá trìnhhình thành, phát triển của đất phèn và tính chất đất phèn của 4 vùng đặc trưng đó.Xin giới thiệu một số kết quả nghiên cứu các vùng cả về chế độ nước phèn Nước làyếu tố hết sức linh hoạt Các ion trong nước lại càng linh hoạt Vì vậy, sự biến đổigiữa vùng này và vùng khác hết sức khác nhau Trong một ngày, chế độ nước có thểthay đổi, thậm chí trong một thửa ruộng cũng có thể thay đổi : chỗ này và chỗ kiakhác nhau Vì vậy, không thể có một công thức chung nhất cho vùng nước phènđược Càng cụ thể về ngày tháng, thời gian, địa điểm vị trí lấy mẫu bao nhiêu càngchính xác bấy nhiêu

3 Nước ngầm và chế độ nước ngầm

Vùng ven biển ĐBSCL có nguồn nước dưới đất khá phong phú, chứa trongcác phức hệ Holocene, pleistocene, Pliocene, Miocene Nước ngầm tầng nôngHolocene, có mối liên hệ với nước mặt và bị nhiễm mặn Một số vùng nước ngầm ởmột số tầng khác cũng bị nhiễm mặn, nên trữ lượng nước ngọt bị hạn chế Chế độnước ngầm, chất lượng nước ngầm, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành,phát triển, sử dụng và cải tạo đất phèn Nước ngầm cao, quá trình hoá phèn do oxyhoá khó hình thành, nhưng quá trình cải tạo phèn gặp khó khăn và việc tiêu thoát

Trang 12

nước khi rửa khó thực hiện, quá trình tái nhiễm phèn do nước ngầm rễ sảy ra Đốivới những vùng phèn tiềm tàng mực nước ngầm dâng cao có tác dụng tốt trong việchạn chế hoá phèn ở vùng phèn hoạt động đang được cải tạo thì nước ngầm cao gâykhó khăn cho thau rửa, rễ bị tái nhiễm phèn trong mùa khô Đối với những vùngmực nước ngầm biến động lớn theo mùa, mùa khô mực nước ngầm hạ thấp dướitầng pyrit, thì quá trình hoá phèn xảy ra rất mãnh liệt, tầng Jorosit ngày càng pháttriển Vì vậy việc duy trì mực nước ngầm trong đất phèn đối với từng loại đất phèn

là khác nhau và là công việc rất cần thiết trong cải tạo và sử dụng đất phèn Chấtlượng nước ngầm trong đất phèn thường rất kém - thông thường pH thấp , các chấtdinh dưỡng thấp và các độc tố khá cao, ví dụ mẫu phân tích nước ngầm vùng đấtchua mặn Hải Phòng thể hiện như bảng 13, 14 (độ sâu lấy nước ngầm 0,8 m)

Tuy chất lượng nước ngầm vùng đất phèn xấu nhưng nó lại giữ vị trí rất quantrọng trong quá trình hình thành và phát triển đất phèn Chế độ nước nói chung vàchế độ nước ngầm nói riêng, có ý nghĩa quyết định đến quá trình oxy hoá của đấtphèn Quá trình oxy hoá đất phèn , đặc biệt ở đất phèn tiềm tàng kéo theo sự hạ thấpcủa pH và tăng hàm lượng các độc tố trong đất như Al3+, Mg2+ , Fe2+, Fe3+, Mn+,

SO42- .Kết quả nghiên cứu cụ thể dưới đây, chứng tỏ vai trò quyết định của nướctrong quá trình phát triển của đất phèn và ý nghĩa của nó trong việc dùng nước đểcải tạo và sử dụng đất phèn Kết quả nghiên cứu sự biến động của pH của các tầngđất khác nhau theo thời gian trong quá trình oxy hoá, kéo theo sự tăng nhanh hàmlượng các độc tố trong đất phèn được thể hiện như sau:

Phẫu diện được chia thành 4 tầng với các đặc điểm sau:

- Tầng1: Ap, (0 - 20 cm ) Màu cà phê sáng (10 YR 6/ 3) đất tươi , xốp , sétpha cát trung bình , cấu trúc không tảng cục , không sụt trong HCl Ranh giới vớitầng 2 không rõ nét, chuyển đổi từ từ

- Tầng 2: Cm, ( 20 - 50 cm ) Màu cà phê (10YR 5/ 3 ) Tươi ,chặt , sét pha cáttrung bình, cấu trúc tảng cục , không sụt trong HCl Ranh giới với tầng 3 rõ nét

- Tầng 3:Abj ( 50-90 cm ) Màu đen , xuất hiện một số vết vàng của Jarosit(2,5Y5/6 ), màu đen cuả Sunphit (2,5 Y 2/0 ) Đất sét pha cát, không sụt trong HCl Ranh giới với tầng 4 không rõ nét, chuyển đổi từ từ

Trang 13

- Tầng 4: Gb (90-100 cm ) Tầng glay (5 Y 3/1 ) thường xuyên ngập trongnước Đất cát, nhiều xác thực vật dạng bã chè Không sụt trong HCl.

4 Ô nhiểm môi trường vùng đất phèn

- Ô nhiễm được xem là tất cả các hiện tượng (chủ yếu là tác động nhân sinh dogián tiếp hoặc trực tiếp) làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các tác nhân gây ônhiễm (Poihetauts) Có rất nhiều nguồn mà qua đó đất nhận được những hợp chất

lạ có tác động làm giảm độ phì nhiêu trong đất

- Nếu căn cứ vào các tác động gây ô nhiễm, phân ra làm các loại:

{+ Do phế thải công nghiệp

{+ Do phế thải sinh hoạt

{+ Do hoạt động sản xuất nông nghiệp

{+Do ảnh hưởng của bầu khí quyển

* Tác nhân gây ô nhiễm:

Trang 14

+Làm đất bị nhiễm chua, nhiễm mặn.

+Tính chất hoá học của đất bị thay đổi

+Chất lượng nước bị thay đổi theo chiều hướng bất lợi

+ Chất lượng nước ngầm bị nhiễm bẩn

- Do sử dụng phân bón

Khi bón phân khoáng chỉ có 50% được cây trồng sử dụng Lượng còn lại thamgia vào vấn đề gây ô nhiễm môi trường đất

- Do thuốc trừ sâu, diệt cỏ

+ Hay gây nên hiện tượng “ phóng đại sinh học’’

Tác động mạnh mẽ nhất đến môi trường đất

- Do chất thải công nghiệp, sinh hoạt

+ Chứa sản phẩm độc hại ở dạng rắn Nhiều nghiên cứu gần đây đã chứngminh 50% chất thải công nghiệp là rắn: than, bụi, sỉ, quặng vv Và từ đó ước tính15% gây độc hại và nguy hiểm cho con người và đất đai Chất thải sinh hoạt ở dạngrắn cũng chiếm tỷ trọng lớn

+ Chất thải công nghiệp là các hoá chất kim loại nặng như:

Cu, Pb, Cs, Hg, Cd thường chứa nhiều trong rác phế thải của ngành luyệnkim màu, sản xuất ôtô

+ Trong đất, tính trị độc và gây độc của các kim loại nặng phụ thuộc vào nhiềuyếu tố: ôxy hoá khử, pH, số lượng nước và phức chất mà nó hoà tan các kim loạinặng

4.3 Tác nhân sinh học

- Sự ô nhiễm này xuất hiện do những phương pháp đổ bỏ chất thải mất vệ sinh,loại tưới, thải sinh hoạt, bón trực tiếp cho cây, cho đất Sử dụng phân không đúng

Trang 15

kỹ thuật, vì trong đó chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh → gây nên hậu quả cho conngười, gia súc.

-Nhiều loại vi khuẩn trong đất phèn lan truyền theo nước gây nên một số bệnhđối với nhân dân vùng đất phèn

4.4 Tác nhân vật lý

- Ô nhiễm nhiệt: khi nhiệt độ đất tăng gây ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật trongđất, ảnh hưởng đến phân giải chất hữu cơ Trong nhiều trường hợp ảnh hưởng đếnchất dinh dưỡng Nhiệt độ tăng làm giảm lượng D2 hoà tan trong dung dịch đất dẫnđến thế cân bằng sang xu thế khử Quá trình phân huỷ chất hữu cơ sang kị khí, sinh

ra sản phẩm độc : CH4, NH3, H2S và các andehit

+ Quặng thải bỏ của các nhà máy nhiệt điện, luyện kim

+ Đốt rẫy, cháy rừng

- Các tác nhân phóng xạ:

+ Phế thải của các trung tâm nghiên cứu, bệnh viện

+ Để đo người ta có hệ số cô đặc: Tỉ lệ nồng độ chất phóng xạ tích huỷ trong

cơ thể và lượng đó trong môi trường

* Ô nhiễm đất phèn:

- Nguyên nhân:

+ Ngoài các nguyên nhân đã nêu trên còn kể đến:

+ Do quá trình tưới tiêu không hợp lý làm xuất hiện quá trình mặn hoá, phènhoá

- Độc tố sản sinh trong quá trình phèn hoá:

+ Trong quá trình phèn hoá do điều kiện môi trường biến đổi từ trạng thái khửchuyển sang trạng thái oxi hoá trị số pH giảm và giảm đột ngột (trung bình từ 1,5đến 2,5 đơn vị) và là nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành các độc tố (là hệ quảcủa quá trình oxy hoá)

Trang 16

Khi pH ≤ 3: Fe, Al, SO42- xuất hiện nhiều và linh động Làm rễ cây không hútchất dinh dưỡng (Al) Fe làm cho rễ chặt không hô hấp được Chúng ta đều biết Al

có tương quan nghịch với giá trị pH ở nồng độ 1 - 2 ppm Al đã có tác động xấu vớicây trồng Khi đất bị phèn nặng, pH thấp, Al tích trữ trong các mô của hệ rễ ngănchặn sự kéo dài và phân chia của tế bào, ức chế hoạt động của các enzim làm nhiễmxúc tác cho việc tổng hợp các chất trong vách tế bào, làm cho bộ rễ cuả cây cằn cỗi,lông hút rụng, phát triển không bình thường và dẫn đến chết

Độc tố H2S và Pyrit xuất hiện do kết quả của quá trình khử Sunphat trong điềukiện yếm khí, đặc biệt là đất có nhiều xác sú vẹt

- Sự lan truyền nước phèn từ vùng này sang vùng khác thông qua hệ thốngkênh rạch

- Ngoài ra đa số phân bố ở vùng ven biển → nhiễm mặn (chua mặn): Cl- Na+

4.5 Tiêu chuẩn đánh giá đất bị ô nhiễm

- Hiện chưa có một phương pháp nào hoàn chỉnh để đánh giá tình trạng mẫuđất bị ô nhiễm vì bản thân việc này rất phức tạp

CHƯƠNG III

Trang 17

SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐẤT NƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐẤT PHÈN

1 Đất phèn

Đất phèn, đất chua phèn hay đất chua là các thuật ngữ khác nhau để chỉ loạiđất có độ pH thấp, thường là từ 5,5 trở xuống Có khi pH chỉ còn 3 hoặc 2 Thủphạm chủ yếu trong đất phèn là nhôm (Al) và Sắt (Fe)

Nghiên cứu đất phèn ở miền Bắc Việt Nam, Fritlan cho rằng đất phèn giàusunphát và sunphat là do lưu huỳnh (S ) trong nước lợ và không liên quan đến súvẹt

Qua các thí nghiệm, kết hợp với điều tra thực tế trong dịp lập bản đồ đất chomiền Bắc Việt Nam, Fritlan đã giải thích sự hình thành đất phèn: S có trong nướcbiển theothuỷ triều và vùng nước lợ Còn sắt , nhôm (Fe, Al ) do sự phóng thích củacác keo sét và sự rửa trôi theo dòng chảy, trầm tích ở vùng nước lợ, cùng với S lắngđọng trong phù sa, tạo nên phèn Quan điểm này chưa giải thích được những nơi cóchế độ nước của các con sông giống nhau, ảnh hưởng thuỷ triều như nhau, nhưng cóvùng tạo phèn, có vùng không tạo phèn Moorman và những người cộng sự chorằng sự hình thành đất phèn xuất hiện ở vùng nước lợ, có thuỷ triều xâm nhập và có

sự tham gia của vi sinh vật với các điều kiện và các giai đoạn sau:

Ion SO4-2 bị khử trong điều kiện thiếu oxy, có sự tham gia của vi sinh vật yếmkhí Trong giai đoạn này cần phải có đầy đủ hữu cơ để làm nguồn thức ăn cho visinh vật yếm khí Thiobacillus

Tiếp đó phản ứng giữa sunphure H2S với sắt có trong đất để tạo thành FeS2

(Pirit) Giai đoạn này nếu có đủ canxi thì không sinh ra phèn Nhưng nếu thiếucanxi thì phản ứng tiếp tục ở giai đoạn 3

Nếu có oxy xâm nhập, quá trình oxy hoá FeS2 sẽ xảy ra để tạo thành FeSO4

và H2SO4 theo phản ứng:

Trang 18

2H2O +2FeS2 +7O2 → 2FeSO4 + 2H2SO4

Sau khi đã có axit H2SO4 và FeSO4, trong điều kiện có đủ oxy và vi sinh vật,sunphat sắt III được hình thành:

2FeSO4 + H2SO4 + O → Fe2 (SO4)3 + H2O

Trong đất xuất hiện từng vệt màu vàng trấu, chính là màu vàng của Fe2(SO4)3

Theo tác giả ở đây cũng có phản ứng thuận nghịch :

Fe2(SO4)3 + 2H2O → 2FeSO4(OH) +H2SO4

Axit sunphuric mới được tạo thành gây chua cho đất và sẽ phản ứng mạnh vớicác khoáng sét để tạo thành sunphat nhôm , natri ,và kali theo phương trình phảnứng sau :

Al2O3SiO2 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + Silic hydroxyt

Thực tế trong đất phèn không chỉ có các hợp chất vô cơ mà còn có những hợpchất hữu cơ phèn, hay hữu - vô cơ, mà ở đây tác giả chỉ mới nói đến đơn thuần làcác phản ứng của các hợp chất vô cơ.Cũng tương tự như vậy ,Van Rees (1972) chorằng có ba điều kiện để hình thành đất phèn:

Có điều kiện để khử SO42- có nguồn gốc từ nước biển và đất trầm tích , để tạo thànhsunphua sắt và các sunphua khác

Sau đó cần có môi trường oxy hoá để oxy hoá sunphua sắt tạo ra H2SO4

,Al2(SO4)3 hayFeSO4 Đất trở nên chua, hoá phèn

Nếu trong đất có CaCO3 thì phản ứng tiếp tục theo một chiều hướng sau :

2CaCO3 + 2H2SO4 → CaSO4 2H2O + 2CO2

Khi đó Na+ , Mg+2 đã hấp thụ sẵn trong đất (nước lợ chứa nhiều Mg+ , Na +) ởmôi trường nước lợ sẽ bị Ca2+ thay thế làm đất tốt hơn và không trở nên phèn nữa

Trang 19

Có nhiều tác giả, nhiều học thuyết và trường phái nói về nguồn gốc của đấtphèn Nhưng những nhân tố cấu thành đất phèn ở đồng bằng nước ta có thể nêu ranhư sau:

Sự có mặt với số lượng lớn của lưu huỳnh (S) và hợp chất của lưu huỳnh

SO42-, H2S , FeS, FeS2 ở trong đất S được tạo thành trong đất từ hai con đường:

- Con đường thứ nhất : S, SO42- hay các dạng khác của S được tích lũy từ xácđộng thực vật đặc biệt là thảm thực vật rừng ngập mặn phổ biến là các loại thực vậtPhitophova và Avicermia (Các loại sú vẹt) Rừng sú vẹt trong điều kiện nước biển,nước lợ, đã tích lũy nhiều S trong cây, trong rễ, nhờ một áp suất thẩm thấu 5 - 6 at

và bộ rễ khoẻ và hệ thống rễ lớn Khi rừng sú vẹt bị phù xa vùi lấp, quá trình phângiải trong điều kiện yếm khí xảy ra có sự tham gia của vi khuẩn Closdium,Thiobacillus, Thiodans để tạo ra S, rồi các hợp chất của nó là H2S, FeS và FeS2

- Con đường thứ hai: của sự tạo thành SO42- hay S là trong mẫu chất trongnước biển

Nước biển xâm nhập vào đất theo nước ngầm hoặc nước mặt Hai con đườngnày xẩy ra liên tục trong nhiều năm

Trong đất có đầy đủ chất hữu cơ làm nguồn thức ăn cho các vi sinh vật yếm khí(Closidium, Thiobacillus, Thiocidans), là nơi tích luỹ các dạng lưu huỳnh trong đất

ở những loại đất có hàm lượng chất hữu cơ nhỏ hơn 1% thì khó có khả năng hìnhthành đất phèn

Sự có mặt với số lượng lớn của sắt hoặc nhôm Nước ta là một nước nhiệt đới, quátrình Feralit hoá xảy ra mạnh do đó sắt nhôm thường có số lượng lớn do quá trìnhphân hủy keo sét, rửa trôi và tích tụ, ở các vùng rừng sú vẹt, vùng biển cạn có hoặckhông có sú vẹt

Trong đất có hàm lượng rất nhỏ của canxi, chất có thể trung hoà axit sulfuric(H2SO4) được hình thành trong quá trình oxy hoá pyrit Nếu trong đất có hàm lượngcao của canxi thì quá trình oxy hoá sẽ xảy ra theo chiều hướng khác, đất có thểkhông hình thành đất phèn 5 Đất thường xuyên chuyển từ trạng thái khử sang ôxyhoá và ngược lại do ảnh hưởng của chế độ triều, chế độ nước và chế độ khí hậutrong vùng

Ngày đăng: 08/03/2017, 06:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w