1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giao an tăng tiết Ngữ văn 7

11 375 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 96,5 KB

Nội dung

Tr ường THCS Ngô Quốc Trị GA dạy phụ đạo Ngữ văn 7 Tuần: 25-26 Tiết: 25-26: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN A.Mục tiêu cần đạt: 1- Kiến thức: - Ôn tập nắm vững các kiến thức về văn nghị luận: Hiểu được các đặc điểm của văn nghị luận. - Nâng cao ý thức thực hiện văn nghị luận – vận dụng vào bài tập thực hành. - Tiết này chủ yếu là đi vào ôn tập thực hành về việc tìm hiểu các đặc điểm. 2- Kĩ năng: - Biết vận dụng những hiểu biết về văn nghị luận để biết bày tỏ ý kiến quan điểm tư tưởng của mình về một vấn đề nào đó trong đời sống xã hội. 3- Thái độ: - Có ý thức tìm tòi để rèn luyện kĩ năng cho bản thân. B - Chuẩn bị: Giáo viên: Soạn giáo án, tìm và nghiên cứu một số tài liệu có lien quan để bổ sung kiến thức. Học sinh: Ôn tập bài học ( văn nghị luận) và tìm một số văn bản nghị luận. C. Tiến trình lên lớp: 1- Ổn định: 2- Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3- Tiến trình dạy- học: Thể loại văn nghị luận các em đã được làm quen trong chương trình Ngữ văn 7 để các em học làm bài tốt cho thể loại này. Hôm nay ta tiến hành ôn tập kiến thức vừa học và vận dụng vào thực hành HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC NỘI DUNG Hoạt động 1: GV hướng dẫn hs ôn tập văn nghị luận GV cho hs nhăc lại các nhắc lại các kiến thức nội dung: luận điểm, luận cứ, lập luận trong văn nghị luận. I- Luận điểm, luận cứ và lập luận: 1. Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng quan điểm trong bài văn nghị luận. 2. Luận cứ: là những lí lẽ đẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật tiêu biểu thì luận điểm mới thiết phục. 3. Lập luận: Là cách lựa chọn, sắp xếp trình bày luận cứ để dẫn đến luận điểm, lập luận phải chặt chẽ hợp lí,bài văn mới thuyết phục. * Ví dụ: Văn bản " chống nạn thất học" - Luận điểm: + Một trong những việc cấp tốc phải làm là nâng cao dân trí. + Mọi người dân Việt Nam phải biết đọc, viết chữ quốc GV Lê Thị Thùy Linh Tr ường THCS Ngô Quốc Trị GA dạy phụ đạo Ngữ văn 7 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập Hướng dẫn học sinh làm phần luyện tập. Gv gợi ý cách làm bài. Gv nhận xét góp ý, bổ sung cho hoàn chỉnh. ngữ. - Luận cứ: + Tình rạng thất học, lạc hậu trước cách mạng tháng tám 1945 + Những điều kiện cần phải có để người dân tham gia xây dựng nước nhà. Những khả năng thực tế trong việc chống nạn thất học. II- Luyện tập. Hãy nêu luận điểm, luận cứ và lập luận trong văn bản " Ichs lợi của việc đọc sách" trong SGK. 1.Luận điểm: ích lợi của việc đọc sách đối với con người. 2.luận cứ: + Sách mang đến cho con người trí tuệ, hiểu biết vầ mọi mặt (lịch sử, địa lý, văn chương…) + Sách giúp con người hiểu biết những cái đã qua ( lịch sử dân tộc…) hướng tới tương lai. +Sách giúp con người thư giãn, thưởng thức trò chơi. + Sách giúp con người sống đúng, sống đẹp, mang đến cho con người những lời khuyên, những bài học bổ ích. + Cần biết chọn sách và quí sách và biết cách đọc sách. 3. Lập luận + Để thỏa mãng nhu cầu hưởng thụ và phát triển của tâm hồn, trí tuệ cần phải đọc sách. + Những ích lợi và giá trị của việc đọc sách. + Phải biết chọn sách để đọc, biết cách đọc sách. 4. Dặn dò, hướng dẫn về nhà: Nêu đặc điểm của văn nghị luận. Chuẩn bị tiết sau ôn tập và thực hành về đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận. GV Lê Thị Thùy Linh Tr ường THCS Ngô Quốc Trị GA dạy phụ đạo Ngữ văn 7 Tuần: 27- 28 Tiết: 27- 28 ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN VÀ VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN A. Mục tiêu cần đạt: 1- Kiến thức: - Ôn tập nắm vững các kiến thức về văn nghị luận: đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận. - Tiết này chủ yếu là đi vào ôn tập thực hành về việc tìm hiểu đè văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận. 2- Kĩ năng: - Biết vận dụng những hiểu biết về văn nghị luận để biết bày tỏ ý kiến quan điểm tư tưởng của mình về một vấn đề nào đó trong đời sống xã hội. - Nâng cao ý thức thực hành tìm hiểu một số đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận- vận dụng những hiểu biết đó vào bài tập thực hành một số bài tập. 3- Thái độ: - Bồi dưỡng tinh thần cầu tiến của học sinh. B. Chuẩn bị: Giáo viên: - Nghiên cứu chuyên đề, rèn kĩ năng vầ văn nghị luận. Tham khảo các tài liệu có liên quan và một số bài tập để học sinh tham khảo. Học sinh: - Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề và lập ý cho bài văn nghị luận. C. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 2. Tiến trình dạy- học: Giới thiệu bài: Tiết trước các em đã được ôn tập, nắm rõ kiến thức về văn nghị luận, Hôm nay chúng ta đi vào phần tìm hiểu đề và tìm hiểu đề và tìm ý cho bài văn nghị luận. Hoạt động dạy-học Nội dung Hoạt động 1: GV hướng dẫn hs tìm hiểu đề và lập ý cho bài văn nghị luận) GV hướng dẫn Hs ôn tập về đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận I- Tìm hiểu đề văn nghị luận: GV Lê Thị Thùy Linh Tr ường THCS Ngô Quốc Trị GA dạy phụ đạo Ngữ văn 7 GV cho hs ôn lại nội dung bài học Học sinh đọc và cho biết yêu cầu của đề. Hoạt động 2:Hướng dẫn hs thực hành 1 đề văn cụ thể: Tìm hiểu đề và lập ý cho bài văn " có chí thì nên". Học sinh thảo luận nhóm với đề bài trên. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề và lập ý theo đề bài. Cử đại diện lên trình bày phần thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Giáo viên nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh. Chốt ghi bảng. + Đề văn nghị luận nêu ra một vấn đề để bàn bạc và đòi hỏi người viết phải có ý kiến về vấn đề đó. + Tính chất của đề văn nghị luận như: cac ngợi, phân tích, phản bác…đòi hỏi phải vận dụng phương pháp phù hợp. + Yêu cầu của việc tìm hiểu đề là xác định đúng vấn đề, phạm vi tính chất của bài nghị luận để làm bài khỏi sai lệch. II- Lập ý cho bài văn nghị luận. Là xác định luận điểm, luận chứng luận cứ, xây dựng lập luận. III.Luyện tập. Đề: Có chí thì nên 1. Tìm hiểu đề: - Đề nêu lên vấn đề: vai trò quan trọng của lí tưởng, ý chí và nghị lực - Đối tượng và phạm vi nghị luận: ý chí, nghị lực. Khuynh hướng; khẳng định có ý chí nghị lực thì sẽ thành công. - Người viết phải chứng minh vấn đề. 2. Lập ý: A. Mở bài: + Nêu vai trò quan trọng của lí tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã đúc kết. + Đó là một chân lý. B.Thân bài: - Luận cứ: + Dùng hình ảnh " sắt, kim" để nêu lên một số vấn đề kiên trì. + Kiên trì là điều rất cần thiết đêt con người vượt qua mọi trở ngại + Không có kiên trì thì không làm được gì - Luận chứng: + Những người có đức kiên trì điều thành công. . Dẫn chứng xưa: Trần Minh khố chuối. . Dẫn chứng ngày nay: tấm gương của Bác Hồ… Kiên trì giúp người ta vượt qua khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được. .Dẫn chứng: thấy nguyễn ngọc kí bị liệt cả hai tay… GV Lê Thị Thùy Linh Tr ường THCS Ngô Quốc Trị GA dạy phụ đạo Ngữ văn 7 .Dẫn chứng thơ văn; xưa nay điều có những câu thơ văn tương tự. " Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên" Hồ Chí Minh " Nước chảy đá mòn " C. Kết bài: Mọi người nên tu dưỡng kiên trì. 4. Dặn dò, hướng dẫn về nhà: - Thế nào là lập ý cho bài văn nghị luận? - Chuẩn bị bài sau: ôn tập và thực hành về bố cục và phương pháp lập luận trong văn nghị luận. GV Lê Thị Thùy Linh Tr ường THCS Ngô Quốc Trị GA dạy phụ đạo Ngữ văn 7 Tuần: 29-30 Tiết: 29-30 BỐ CỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN A. Mục tiêu cần đạt: 1- Kiến thức: - Ôn tập nắm vững các kiến thức về văn nghị luận: đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận. - Nâng cao ý thức thực hiện văn nghị luận- vận dụng vào bài tập thực hành. - Tiết này chủ yếu là đi vào ôn tập thực hành về việc tìm hiểu đè văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận. 2- Kĩ năng: - Biết vận dụng những hiểu biết về văn nghị luận để biết bày tỏ ý kiến quan điểm tư tưởng của mình về một vấn đề nào đó trong đời sống xã hội. 3- Thái độ: - Có ý thức tìm tòi để tự rèn luyện kĩ năng cho bản thân. B. Chuẩn bị: Giáo viên: Nghiên cứu chuyên đề, rèn kĩ năng vầ văn nghị luận. Tham khảo các tài liệu có liên quan và một số bài tập để học sinh tham khảo. Học sinh: Tìm hiểu bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận. C. Tiến trình dạy – học: 1. Ổn định: GV kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là luận điểm- luận cứ và phép lập luận trong bài văn nghị luận? Nêu dàn ý khái quát của bài nghị luận ? 2. Tiến trình dạy- học Giới thiệu bài: Để tiếp tục hoàn thiện kĩ năng về văn nghị luận. Hôm nay ta tiếp tục ôn tập bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận. GV Lê Thị Thùy Linh Tr ường THCS Ngô Quốc Trị GA dạy phụ đạo Ngữ văn 7 Hoạt động dạy- học Nội dung Hoạt động 1: GV hướng dẫn hs tìm hiểu đề và lập ý cho bài văn nghị luận) GV cho hs ôn lại nội dung bài học Hs ôn tập và tìm hiểu bố cục, phương pháp lập luận của bài văn nghị luận. Hoạt động 2: GV hướng dẫn hs Tìm hiểu đề và lập ý cho bài văn " có chí thì nên". Học sinh đọc và cho biết yêu cầu của đề. Học sinh thảo luận nhóm với đề bài trên Cử đại diện lên trình bày phần thảo luận. - Hs tiến hành lập dàn ý cho đề bài. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bố cục, phương pháp lập luận của bài văn nghị luận. Giáo viên nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh. Chốt ghi bảng. I- Ôn tập bố cục và phương pháp lập luận trong văn nghị luận: 1. Bố cục bài văn nghị luận gồm 3 phần A. Mở bài: Nêu luận điểm tổng quát của bài viết. B. Thân bài: Luận điểm 1: luận cứ 1- luận cứ 2 Luận điểm 2: luận cứ 1- luận cứ 2 Luận điểm 3: luận cứ 1- luận cứ 2 - Trình bày theo trình tự thời gian -Trìnhbàytheo quanhệ chỉnhthể bộ phận - Trình bày theo quan hệ nhân quả C. Kết bài: tổng kết và nêu hướng mở rộng luận điểm. II- Luyện tập. Lập dàn ý cho bài : " Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"( Hồ Chí Minh) A. Mở bài: Nêu luận đề:" Dân ta có một lòng nồng nàn yeu nước" và khẳng định:" Đó là một truyền thống quí báu của ta". Sức mạnh của lòng yêu nước khi tổ quốc bị xâm lăng: + Ví với làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn . + Lướt qua mọi nguy hiểm khó khăn. + Nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. 2. Thân bài( quá khứ- hiện tại) a. Lòng yêu nước của nhân dân ta được phản ánh qua nhiều cuộc kháng chiến. Những trang sử vẻ vang qua thời đại bà trưng, bà triệ, trần hưng đạo, lê lợi, quang trung… -" chúng ta có quyền tự hào…"," chúng ta phải ghi nhớ công ơn,…" khẳng định, lồng cảm nghĩ. b. Cuộc kháng chiến chống thực dân pháp:các lứa tuổi: từ cụ già đến các cháu nhi đồng - đồng bào ta khắp mọi nơi + Kiều bào ta bào ở vùng tạm bị chiếm. Nhân dân miền ngược, miền xuôi + Khẳng định: "ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc" - các giới các tầng lớp xã hội: GV Lê Thị Thùy Linh Tr ường THCS Ngô Quốc Trị GA dạy phụ đạo Ngữ văn 7 - các chiến sĩ ngoài mặt trận bám giặc, tiêu diệt giặc. - Công chức ở địa phương ủng hộ đội - Phụ nữ khuyên chồng con tòng quân, còn bản thân mình thì đi vận tải - Mẹ chiến sĩ thì săn sóc yêu thương bộ đội. - Các điền chủ quyên ruộng đất cho chính phủ. - Tiểu kết, khẳng định "những cử chỉ cao quí đó tuy khác nhau nơi việc làm nhưng điều giống nhau nơi nồng nàn yêu nước". 3.Kết bài": Ví lòng yêu nước như các thứ của quý, các biểu hiện của lòng yêu nước. Nêu nhiệm vụ phát huy lòng yêu nước để kháng chiến. 4. Dặn dò, hướng dẫn về nhà: - Hiểu cách lập bố cạc và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận - Chuẩn bị bài sau: ôn tập và thực hành về việc lập dàn ý cho bài văn nghị luận chứng minh. GV Lê Thị Thùy Linh Tr ường THCS Ngô Quốc Trị GA dạy phụ đạo Ngữ văn 7 Tuần:31-32 Tiết: 31-32: THỰC HÀNH CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH VÀ GẢI THÍCH A. Mục tiêu cần đạt: 1- Kiến thức: - Ôn tập nắm vững các kiến thức về văn nghị luận cách làm bài văn lập luận chứng minh. - Nâng cao ý thức thực hiện văn nghị luận- vận dụng vào bài tập thực hành. 2- Kĩ năng: - Biết vận dụng những hiểu biết về văn nghị luận để biết bày tỏ ý kiến quan điểm tư tưởng của mình về một vấn đề nào đó trong đời sống xã hội. 3- Thái độ: - Có ý thức tìm tòi để tự rèn luyện kĩ năng cho bản thân. B. Chuẩn bị: Giáo viên: - Nghiên cứu chuyên đề, rèn kĩ năng vầ văn nghị luận. Tham khảo các tài liệu có liên quan và một số bài tập để học sinh tham khảo. Học sinh: - Tìm hiểu bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận. C. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định: 2- Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3- Tiến trình dạy- học: Giới thiệu bài: Lập dàn ý là một trong những bước không thể thiếu khi làm văn. Vậy đẻ vận dụng tốt phần này, Hôm nay chúng ta đi vào lập ý cho bài văn nghị luận chứng minh. Hoạt động dạy- học Nội dung Hoạt động 1: GV hướng dẫn cho HS lập dàn ý cho bài văn chứng minh) GV cho hs ôn lại nội dung bài học Gv chốt vấn đề cho hs ghi bảng. I- Lập dàn ý cho bài văn chứng minh: 1. Mở bài - Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần phải chứng minh. - Trích dẫn câu trong luận đề. Giới thiệu vấn đề phải chứng minh ( rất quan trọng tránh xa đề) 2. Thân bài Phải giải thích các từ ngữ ( nếu có trong luận đề) Thiếu bước này bài văn thiếu căn cứ khoa học. - Lần lượt chứng minh từng luận điểm. Mỗi luận điểm phải cú từ một đến vài dẫn chứng (luận cứ) GV Lê Thị Thùy Linh Tr ường THCS Ngô Quốc Trị GA dạy phụ đạo Ngữ văn 7 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập. GV hướng dẫn học sinh tìmhiểu và lập dàn ý. Học sinh thảo luận nhóm với đề bài trên. Hs tiến hành lập dàn ý cho đề bài. Cử đại diện lên trình bày phần thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. phải phân tích dẫn chứng . Phải liên kết dẫn chứng. Cú thể mỗi dẫn chứng là một đoạn văn. Trong qua trình phần tích dẫn chứng cú thể lồng cảm nghĩ, đánh giá, liên hệ cần tinh tế. 3. Kết bài Khẳng định lại vấn đề cần chứng minh. Liên hệ cảm nghĩ, rút ra bài học. II- Luyện tập Câu tục ngữ: " Một cây làm chẳng non non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” Chứng minh sức mạnh đoàn kết trong câu tục ngữ đó. Lập dàn ý cho đề văn a. Mở bài: Dẫn: đoàn kết là sức mạnh Việt Nam… Nhập đề: Trích dẫn câu tục ngữ 2. Thân bài: Gỉai thích ý nghĩa câu tục ngữ Đoàn kết để lao động mở mang đất nước. Dẫn chứng: + Câu thơ của Nguyễn Đình Thi Đoàn kết để bảo vệ và phát triển sản xuất… Đoàn kết để chiến đấu và chiến thắng. Dẫn chứng: + Đoàn kết để xây dựng đất nước trong thời kìmới. Dẫn chứng: - Tư tưởng, quan điểm: khép lại quá khứ, hướng về tương lai" Những thành tựu tiêu biểu cho sức mạnh đoàn kết… 3. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa về bài học đoàn kết hàm chứa trong câu tục ngữ - Đoàn kết là sức mạnh, là nguồn suối yêu thương, hạnh phúc, ấm no - Câu tục ngữ thắp sáng niềm tin… niềm tự hào dân tộc, sức mạnh Việt Nam. Đề: Hãy tìm hiểu đề và lập dàn ý cho đề văn: hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chýng ta. *Đáp án và biểu điểm 1. Tìm hiểu đề:Nội dung-> bảo vệ rừng là bảo GV Lê Thị Thùy Linh . của văn nghị luận. Chuẩn bị tiết sau ôn tập và thực hành về đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận. GV Lê Thị Thùy Linh Tr ường THCS Ngô Quốc Trị GA dạy phụ đạo Ngữ văn 7 Tuần: 27- . đạo Ngữ văn 7 Tuần: 25-26 Tiết: 25-26: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN A.Mục tiêu cần đạt: 1- Kiến thức: - Ôn tập nắm vững các kiến thức về văn nghị luận: Hiểu được các đặc điểm của văn. văn 7 Tuần: 27- 28 Tiết: 27- 28 ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN VÀ VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN A. Mục tiêu cần đạt: 1- Kiến thức: - Ôn tập nắm vững các kiến thức về văn nghị luận: đề văn nghị luận và

Ngày đăng: 07/05/2015, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w