Cuộc đấu tranh ngoại giao của chúng ta thời kì đổi mới đều tập trung vào nhiệm vụ trọng điểm là phá thế bao vây cô lập, bảo vệ và giữ vững nền hòa bình dân tộc
Trang 1HỌC VIỆN NGOẠI GIAO VIỆT NAMKhoa Chính trị quốc tế và Ngoại giao Việt Nam
Tiểu luận
Chính sách đối ngoại Việt Nam II
VIỆT NAM – ASEAN 1986 – 1995MỞ ĐẦU THỜI KÌ HỢP TÁC HAI BÊN
Họ và tên: Vũ Thùy Anh (Nhóm trưởng) Nguyễn Thị Lan Hương Nguyễn Ngọc Trang
Lớp: CT36H
Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2011`
Trang 2CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM VÀ ASEAN 1986– 1995 3
I.Đổi mới tư duy đối ngoại Việt Nam – ASEAN 1986 - 1991 3
1.Bối cảnh lịch sử 3
1.1 Thế giới: 3
1.2.Khu vực Đông Nam Á 4
(*) Đánh giá 4
2.Đổi mới tư duy đối ngoại Việt Nam – ASEAN 1986-1991 5
3.Những bước tiến trong quan hệ Việt Nam - ASEAN 6
2.Chính sách đối ngoại Việt Nam – ASEAN 1992 - 1995 9
3.Những thành tựu trong việc triển khai chính sách đối ngoại Việt Nam – ASEAN giai đoạn 1992 – 1995 10
(*) Đánh giá 12
PHẦN III 13
Ý NGHĨA CỦA VIỆC VIỆT NAM GIA NHẬP ASEAN 13
I.ĐỐI VỚI ASEAN 13
II.ĐỐI VỚI VIỆT NAM 14
TỔNG KẾT 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Cuộc đấu tranh ngoại giao của chúng ta thời kì đổi mới đều tập trung vàonhiệm vụ trọng điểm là phá thế bao vây cô lập, bảo vệ và giữ vững nền hòa bìnhdân tộc Tư tưởng tiến bộ của Đại hội Đảng VI, đặc biệt là Nghị quyết 13 của BộChính trị đã mở đầu cho quá trình đổi mới chính sách đối ngoại và ngoại giao, đặcbiệt là chính sách đối ngoại với các nước láng giềng và khu vực Đó là đường lốiđộc lập, tự chủ, “đa dạng hóa”, “đa phương hóa” quan hệ, mở rộng theo tinh thần“Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vìhòa bình, độc lập và phát triển”
Việc đổi mới mở rộng quan hệ với các nước láng giềng và khu vực, đặcbiệt là việc cải thiện đẩy mạnh quan hệ với ASEAN giai đoạn 1986 – 1995 đã đemlại cho Việt Nam một vị thế mới trên trường quốc tế Đến năm 1995, Việt Nam trởthành thành viên chính thức của Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN ViệcViệt Nam gia nhập ASEAN có phải là kết quả tất yếu xuất phát từ lợi ích hai bên?Bài tiểu luận này sẽ nghiên cứu quan hệ Việt Nam – ASEAN trong bối cảnh tìnhhình thế giới cũng như chuyển biến sâu sắc củaViệt Nam, xuất phát từ năm 1986đến năm 1995, được coi là thời kì mở đầu cho sự phát triển hợp tác quốc tế và liênminh khu vực của Việt Nam.
Trang 4PHẦN I
HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á – ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( Association of Southeast Asian Nations
– ASEAN ) là một tổ chức liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của các quốcgia trong khu vực Đông Nam Á ASEAN được thành lập vào ngày 8/8/1967 với 5sáng lập viên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore và Philippines, để tỏ rõtình đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, đồng thời chống tìnhtrạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên Ngày 28/7/1995, Việt Namchính thức tham gia Hiệp hội này Đến năm 1999, ASEAN đã kết nạp tất cả 10quốc gia thành viên thuộc khu vực Đông Nam Á.
Hiện nay ASEAN đang thúc đẩy các chương trình hợp tác phát triển như Khuvực tự do thương mai ASEAN ( AFTA), Khu vực đầu tư ASEAN ( AIA), Chươngtrình phát triển lưu vực sông Mekong… Ngoài ra, ASEAN có quan hệ hợp tác, đốithoại với rất nhiều nước ngoài khu vực thông qua các cơ chế đàm thoại như Diễnđàn khu vực ASEAN ( ARF), ASEAN+3… Hầu hết các nước ASEAN đều thamgia tích cực vào các hoạt động hợp tác khu vực khác như Diễn đàn hợp tác kinh tếChâu Á – Thái Bình Dương ( APEC ), Hội nghị Á – Âu ( ASEM), Diễn đàn ChâuÁ – Mỹ Latinh ( EALAF)…
Trang 5PHẦN II
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM VÀ ASEAN 1986– 1995
Theo bài viết “Bàn về phân tích chính sách đối ngoại” của PGS TS DươngVăn Quảng, chính sách đối ngoại là sự phản ứng của quốc gia đối với thời cuộcnhằm bảo vệ lợi ích dân tộc “Thời cuộc” ở đây có thể hiểu là “môi trường quốctế” Chính sách đối ngoại của mọi chủ thể bao giờ cũng được xác định và chỉ cógiá trị trong một thời gian và không gian nhất định, đồng nghĩa với việc “môitrường quốc tế” thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của chính sách đối ngoại
I. Đổi mới tư duy đối ngoại Việt Nam – ASEAN 1986 - 19911 Bối cảnh lịch sử
1.1 Thế giới:
Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ phát triển nhanh chóng đã tác độngmạnh mẽ đến chiến lược phát triển của các quốc gia, nhịp độ phát triển của lịch sửvà con người Lực lượng sản xuất phát triển nhanh, thúc đẩy quá trình toàn cầuhóa, khu vực hóa Các quốc gia giờ đây phải điều chỉnh lại chính sách, giảm chạyđua vũ trang, chi phí phục vụ cho quốc phòng và quân sự Trong giai đoạn này,trọng tâm trong chiến lược phát triển của các quốc gia là củng cố bộ máy nội bộ,tập trung tiềm lực phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật và đẩy mạnh cải thiện quanhệ quốc tế để khẳng định vị thế của quốc gia Xu thế chung trong quan hệ quốc tếthời kì này là “đối thoại và hòa dịu” Quốc gia nào sớm thích ứng sự thay đổi thờicuộc này sẽ nhanh chóng phát triển, còn nếu trì trệ, cố chấp theo lối suy nghĩ cũ sẽchỉ làm quốc gia dậm chân tại chỗ, hoặc thậm chí có những bước thụt lùi so với tốcđộ phát triển chung của thế giới.
Trang 6I.2 Khu vực Đông Nam Á
Sau nhiều đợt rút quân của Việt Nam ra khỏi Campuchia, từ nửa sau nhữngnăm 80, vấn đề Campuchia đã bớt căng thẳng hơn trong quan hệ quốc tế Các nướcASEAN cũng mong muốn tìm một giải pháp thương lượng để giải quyết vấn đềCampuchia cho tình hình khu vực được ổn định Các quốc gia đã bắt đầu tiến hànhđiều chỉnh chính sách của mình theo hướng giảm đối đầu sang đối thoại, từng bướcgiải quyết vấn đề Campuchia, tiến đến xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòabình, ổn định, hợp tác cùng phát triển Các cường quốc Mĩ, Liên Xô, Trung Quốccũng dần dần có những biến chuyển mới trong chính sách về vấn đề Campuchia.
(*) Đánh giá :
Trong giai đoạn 1986 – 1991, các quốc gia đều nhận thức được sự biếnchuyển mạnh mẽ của thế giới và ảnh hưởng của nó đến lợi ích của quốc gia mình.Vì vậy vấn đề cần phải thay đổi toàn diện chính sách của mình từ kinh tế, khoa họckỹ thuật đến chính sách đối ngoại là hết sức cần thiết Trong công cuộc đổi mới đấtnước, nhân tố quốc tế - thời đại đóng vai trò quan trọng Các quốc gia đưa vấn đềđẩy mạnh tăng cường quan hệ quốc tế với các nước láng giềng và khu vực lên hàngđầu trong chính sách phát triển đất nước Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luậtphát triển chung của thế giới Sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo và khởi xướngtrong Đại hội Đảng lần thứ VI ( tháng 12/1986) đã thu được nhiều thành tựu có ýnghĩa lịch sử “Đây là công cuộc đổi mới toàn diện đất nước từ kinh tế - xã hội đếnchính trị và cả trong tư duy đối ngoại.” ( “Về vấn đề đổi mới tư duy trong hoạt động đốingoại của Việt Nam” – Vũ Dương Huân).
Thực chất trở ngại giữa quan hệ Việt Nam – ASEAN trong giai đoạn trướckhi đổi mới tư duy là do những nghi ngại, hiểu lầm về đe dọa an ninh, không phảivấn đề về chế độ chính trị và ý thức hệ Hơn nữa, giữa các nước trong khu vựcĐông Nam Á còn có những điểm gần gũi về lịch sử, địa lý cũng như văn hóa xãhội, và cùng hướng về một mục tiêu chung là làm cho Đông Nam Á sớm trở thành
Trang 7một khu vực hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển Chính vì thế mà ASEAN đã lànhững nước đầu tiên đi vào cải thiện quan hệ với Việt Nam ngay từ năm 1990 khiViệt Nam rút hết quân khỏi Campuchia và vấn đề Campuchia có giải pháp
2 Đổi mới tư duy đối ngoại Việt Nam – ASEAN 1986-1991
Đại hội Đảng VI tháng 12/1986, dựa trên phân tích tình hình thế giới, khuvực và thực trạng đất nước, cùng với đổi mới tư duy về kinh tế, Đảng và Nhà nướcta đã từng bước đổi mới tư duy về đối ngoại Trước hết là ta đã tiến hành đổi mớicông tác nghiên cứu, phân tích, đánh giá những chuyển biến của tình hình thế giớivà quan hệ quốc tế Đồng thời tư duy về các cặp quan hệ như giữa lợi ích quốc giavà nghĩa vụ quốc tế, giữa an ninh và phát triển, giữa hợp tác và đấu tranh cũng đãthay đổi Nói cho cùng đổi mới tư duy đối ngoại bao gồm đổi mới tư duy cho kịpvới những phát triển nhanh chóng của tình hình thế giới và việc kết hợp sức mạnhcủa thời đại trong điều kiện mới của tình hình thế giới.
Với chủ đề “giữ vững hòa bình phát triển kinh tế”, Nghị quyết 13 nhấn mạnhnhiệm vụ ngoại giao là phục vụ ổn định chính trị, ưu tiên phát triển kinh tế là hàngđầu, đồng thời bảo vệ Tổ quốc Nghị quyết cũng đưa ra các chủ trương cụ thể đểthực hiện việc chuyển hướng đối ngoại, trong đó việc sắp xếp các đối tượng quanhệ có một vai trò quan trọng, đặc biệt là góp phần giải quyết vấn đề Campuchia,cải thiện quan hệ với các nước ASEAN.
Về vấn đề Campuchia, Nghị quyết 13 nêu rõ: “Chính phủ ta chủ trương tiếptục rút quân tình nguyện Việt Nam khỏi Campuchia, đồng thời sẵn sàng hợp tácvới tất cả các bên để đi tới giải pháp chính trị đúng đắn về Campuchia” Trước đótại hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ba nước ngày 16/8/1985 chúng ta tuyên bố quântình nguyện Việt Nam sẽ tiếp tục rút dần hàng năm và sẽ rút hết vào đầu năm 1990.Trên thực tế, Việt Nam đã rút hết quân khỏi Campuchia ngày 26/9/1989 trước thờihạn đưa ra Việc này đã làm thay đổi tính chất của vấn đề Campuchia, đồng thời
Trang 8đẩy nhanh giải pháp chính trị cho Campuchia Chính sách đúng đắn lúc đó củaViệt Nam cùng sự phối hợp chặt chẽ của Lào và Campuchia đã dẫn tới đối thoạitìm giải pháp cho vấn đề Campuchia giữa Việt Nam Việt Nam cũng tham gia Hộinghị Paris về Campuchia họp từ ngày 30 tháng 7 đến 30 tháng 8 năm 1989, nhưngđáng tiếc hội nghị này đã không đi đến kết quả cuối cùng
Đại hội VI cũng đã thể hiện thiện chí, mong muốn của Đảng và nhân dânViệt Nam đối với việc tạo lập môi trường hòa bình ở Đông Nam Á: “Chúng tamong muốn và sẵn sàng cùng các nước trong khu vực thương lượng để giải quyếtcác vấn đề ở Đông Nam Á, thiết lập quan hệ cùng tồn tại hòa bình, xây dựng ĐôngNam Á, thiết lập quan hệ cùng tồn tại hòa bình, ổn định và hợp tác…” (Đảng Cộngsản Việt Nam: Văn kiện đại hội VI tr 108) Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị nhấn mạnh
tăng cường liên minh 3 nước Đông Dương làm đối trọng với các nước ASEAN.Đồng thời chúng ta cũng khẳng định không đối lập ba nước Đông Dương ViệtNam, Lào, Campuchia xã hội chủ nghĩa với nhóm nước ASEAN tư bản chủ nghĩa.Bên cạnh đó, Nghị quyết cũng nêu rõ Việt Nam cần có chính sách toàn diện vớiĐông Nam Á Trước hết là tăng cường quan hệ hợp tác về nhiều mặt vớiIndonesia, phá vỡ bế tắc trong quan hệ với Thái Lan, mở rộng quan hệ hợp tác vềkinh tế, khoa học-kĩ thuật, văn hóa với các nước trong khu vực, giải quyết nhữngvấn đề tồn tại giữa nước ta với các nước này bằng thương lượng, thúc đẩy việc xâydựng khu vực hòa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác
3 Những bước tiến trong quan hệ Việt Nam - ASEAN
Trước những biểu hiện bằng hành động tích cực của Viêt Nam, vấn đềCampuchia dần được giải quyết và đi đến kết thúc Đến ngày 23 tháng 10 năm1991, các văn kiện về giải pháp chính trị toàn bộ cho vấn đề Campuchia được kíkết, đánh dấu sự giải quyết triệt để vấn đề Campuchia “Kể từ giai đoạn này, cácnước ASEAN tách dần khỏi lập trường của Trung Quốc về vấn đề Campuchia,
Trang 9vượt qua chính sách bao vây cấm vận của Hoa Kỳ đối với Việt Nam để đi vào cảithiện quan hệ với Việt Nam – Đông Dương” (Chính sách đối ngoại và hoạt động ngoạigiao thời kì đầu đổi mới – Vũ Dương Huân).
Thực tế thực hiện chủ trương dùng phương pháp thương lượng để giải quyếtcác vấn đề ở Đông Nam Á, xây dựng khu vực Đông Nam Á thành khu vực hòabình, ổn định và hợp tác, Việt Nam đã tích cực cho việc thiết lập quan hệ đối ngoạivới các nước ASEAN và gia nhập vào tổ chức Việt Nam đã mời ngoại trưởngIndonesia sang thăm và kí Thông cáo chung tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 29/7/1987, vừa khai thông quan hệ song phương, vừa xây dựng khu vực hòa bình, ổnđịnh và phát triển Vào những năm tiếp đó, từ hai phía Việt Nam và ASEAN đềucó những hành động thiện chí thể hiện tinh thần mong muốn Việt Nam sớm gianhập vào tổ chức.
Đặc biệt trong năm 1991, thủ tướng Võ Văn Kiệt đã đi thăm hữu nghị mộtsố nước ASEAN như Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Singapore Tại các chuyếnthăm viếng này, Việt Nam đã kí kết một số hiệp định về hợp tác trên lĩnh vực nôngnghiệp, cao su và dầu khí Ngày 16/11/1991 Singapore bãi bỏ lệnh cấm đầu tư vàoViệt Nam.
(*) Đánh giá:
Có thể thấy, chúng ta đã giải quyết được vấn đề Campuchia trên cơ sở giữvững một số thành quả của cách mạng Campuchia Cũng nhờ đó, công tác ngoạigiao với đường lối đối ngoại “đa phương hóa, đa dạng hóa” kịp thời, phù hợp vớitình hình và hoàn cảnh lúc bấy giờ đã góp phần từng bước đưa nước ta thoát khỏisự bao vây cấm vận về kinh tế và cô lập về chính trị, khai thông quan hệ với cácnước ASEAN cũng như tạo được bối cảnh hòa bình ở khu vực, tiến tới ổn định đểtập trung phát triển kinh tế Như vậy, “những thành tựu đối ngoại thời kì đầu đổimới này sẽ tạo đà cho những thắng lợi lớn hơn ở thời kỳ tiếp theo”.
Trang 10II Chính sách đối ngoại Việt Nam – ASEAN 1992 – 19951 Bối cảnh lịch sử
1.1 Thế giới
Sau những biến động ở Đông Âu và Liên Xô năm 1989 – 1991, bàn cờ chínhtrị quốc tế có nhiều biến động lớn, một trật tự thế giới mới dần dần được hìnhthành thay thế cho “trật tự thế giới hai cực” trước đây “Trật tự thế giới đa cực”mới hình thành đã làm xuất hiện một số đặc điểm và xu thế phát triển mới Nhiềuvấn đề toàn cầu nảy sinh đòi hỏi có sự hợp tác của tất cả các nước để giải quyết.Bên cạnh đó, xu thế liên kết khu vực đi đôi với xu thế toàn cầu hóa phát triểnnhanh Sự ra đời của nhiều tổ chức kinh tế khu vực càng chứng tỏ ngoại giao đaphương ngày càng có vị trí quan trọng trong đời sống quốc tế Đây là cơ hội để cácnước vừa và nhỏ tham gia góp tiếng nói chung cùng giải quyết, đồng thời bảo vệnhững lợi ích sống còn của quốc gia mình
Một thời kỳ mới được mở ra trong quan hệ quốc tế, trong đó tất cả các quốcgia, dân tộc đều đang đứng trước những thử thách, những thời cơ đưa vận mệnhđất nước mình tiến lên kịp với thời đại mới Thị trường thế giới trở thành một khốithống nhất và liên kết, hội nhập kinh tế trở thành xu thế tất yếu
1.2 Khu vực Đông Nam Á
Hiệp định Pari về Campuchia được kí ngày 23/10/1991 Sau đó, tổngtuyển cử được tiến hành vào tháng 6/1993 đã bầu ra Quốc hội mới và Chính phủLiên hiệp hai Đảng ở Campuchia được thành lập Cũng trong năm 1993, Mỹ đã rútkhỏi hai căn cứ không quân Clác và hải quân Xubích ở Philippines Những diễnbiến mới đã tạo cho Đông Nam Á một hoàn cảnh mới, một điều kiện mới – ĐôngNam Á không còn căn cứ quân sự và quân đội nước ngoài, không còn đối đầu Cácnước trong khu vực có điều kiện để hội nhập, hợp tác cùng nhau phấn đấu cho một
Trang 11Đông Nam Á hòa bình, độc lập, ổn định và phát triển, tiến tới xây dựng tổ chứcASEAN ngày một lớn mạnh và khu vực không có vũ khí hạt nhân
Hơn nữa, Đông Nam Á nằm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương năngđộng, tiếp tục phát triển với tốc độ cao hơn các khu vực khác Đây là một thuận lợimới cho các nước trong khu vực Đông Nam Á.
(*) Đánh giá:
Sang đến giai đoạn 1992 – 1995, cục diện thế giới thay đổi mạnh mẽ Sựsụp đổ của “người anh cả” Liên Xô đã có tác động ít nhiều đến tình hình Việt Namvà các nước xã hội chủ nghĩa Nếu như trước đây, Việt Nam luôn nhận được sựgiúp đỡ nhiệt tình từ Liên Xô thì nay đã không còn Tuy rằng ta đã chuẩn bị tinhthần để đón nhận điều này nhưng cũng không thể tránh khỏi những khó khăn bướcđầu.
Bên cạnh đó, xu thế toàn cầu hóa và liên kết khu vực đang phát triển vì vậyViệt Nam mở rộng tăng cường quan hệ hợp tác với các nước láng giềng và khuvực, từng bước bình thường hóa quan hệ với những nước lớn như Hoa Kỳ, TrungQuốc Trong giai đoạn này, quan hệ Việt Nam – ASEAN đã bước sang một trangmới
2.Chính sách đối ngoại Việt Nam – ASEAN 1992 - 1995
Như đã nói ở trên, từ những năm đầu đổi mới quan hệ Việt Nam – ASEANbước vào giai đoạn “đối thoại, hợp tác và đấu tranh trong cùng tồn tại và hòabình” Đến những năm đầu 1990, quan hệ giữa Việt Nam và các nước trong khốiASEAN đã được cải thiện rõ rệt và có những chiều hướng tích cực Chính sách đốingoại của nhà nước ta đối với ASEAN cũng rõ ràng hơn thời kì trước Hội nghịTrung ương 3 (6/1992) khẳng định tư tưởng chủ đạo trong chính sách đối ngoạicủa Việt Nam là “giữ vững nguyên tắc vì độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội;