Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 56 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
56
Dung lượng
270,5 KB
Nội dung
CHƯƠNG I MỸ THUẬT THỜI NGUYÊN THỦY Số tiết: 03 A. MỤC TIÊU: I. KIẾN THỨC: - Giới thiệu cho SV hiểu rõ: Giai đoạn MT đầu tiên của loài người: Rằng MT xuất hiện gắn liền với sự xuất hiện của con người: Người Nguyên thủy trong cộng đồng công xã Nguyên thủy. - MT bắt nguồn từ lao động -> là sản phẩm của lao động có ý thức -> một nhu cầu TM không thể thiếu được của đời sống xã hội. - Với phẩm chất TM ban đầu mà người Nguyên thủy đạt được ,chứng tỏ MT có vai trò quan trọng trong c/s -> chẳng những là phương tiện để nhận thức c/s mà còn là phương tiện để phản ánh c/s bằng đặc trưng ngôn ngữ của MT. - MT thời Nguyên thủy là một bài học lớn đầu tiên cho những người yêu thích mỹ thuật học tập nghiên cứu và sáng tạo mỹ thuật. II. KỶ NĂNG: Giúp SV nắm bắt những phẩm chất mỹ thuật đầu tiên thông qua những tác phẩm tranh bích họa hang động và những tác phẩm điêu khắc sơ khai nổi tiếng qua ngôn ngữ tạo hình: hình thể, màu sắc, mảng, khối, cách sắp xếp; giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Chủ đề phản ánh … qua đó làm giàu thêm sự hiểu biết cho SV, ứng dụng những hiểu biết đó vào bài tập thực hành và các môn học chuyên ngành khác. III. THÁI ĐỘ: Yêu mến, trân trọng những giá trị sáng tạo thẩm mỹ đầu tiên của con người. B. CHUẨN BỊ: I. GIẢNG VIÊN: - Chuẩn bị cho đáo giáo án, tài liệu liên quan đến bài giảng. - Chuẩn bị những tác phẩm nghệ thuật tốt, minh họa cho bài giảng (phiên bản tranh). * Phương pháp: kết hợp thuyết trình, trực quan (tranh minh họa), phát vấn gợi mở. II. SINH VIÊN: - Nghiên cứu kỷ tài liệu, sác giáo khoa trước khi lên lớp. - Sưu tầm những tài liệu, có liên quan đến bài giảng để tham khảo mở rộng kiến thức. - Tích cực chủ động và sáng tạo trong cách học cách tiếp thu. 1 C. NỘI DUNG BÀI GIẢNG: MT thời Nguyên thủy là giai đoạn MT đầu tiên của loài người cách chúng ta hàng vạn năm. Đây là thời kỳ con người sống từng bầy đàn trong các hang động gọi là thời kỳ “ăn lông ở lỗ” -> Nhưng họ vẫn sáng tạo ra những tác phẩm NT có giá trị, đánh dấu cái mốc đầu tiên chói lọi trong buổi bình minh của lịch sử loài người. I. NGUỒN GỐC CỦA MT THỜI NGUYÊN THỦY: 1. NT phát sinh trên cơ sở lao động: Thông qua quá trình nhận thức lâu dài thế giới hiện thực. Do sự cạnh tranh với thế giới tự nhiên để sinh tồn, bàn tay con người thông qua lao động càng trở nên khéo léo hơn, các giác quan trở nên tinh tế và nhạy cảm hơn, đặc biệt trong đó: Con mắt (ngày nay được gọi là kênh thị giác) -> qua đó con người nhận thức thế giới cũng trở nên chính xác hơn. Ví dụ: Các công cụ lao động thô sơ: đá, gỗ, xương thú; sau này mũi lao, lưỡi rìu … được chế tác ngày một có mỹ thuật hơn về tạo dáng và họa tiết trang trí … => Như vậy nguồn gốc đầu tiên của MT xuất phát từ lao động. 2. Nguồn gốc ma thuật: Thời kỳ NT này là thời kỳ lạc hậu nhất của con người, ngoài những nhận thức được thực tiễn hết sức sơ khai và mong lung, họ còn tin tưởng vào một lực lượng siêu nhiên vô hình, có một sức mạnh vô biên thống lĩnh vạn vật. -> Vì vậy trong mỹ thuật của họ mang đậm nét ma thuật (luận điểm này được phần đông các nhà nghiên cứu MT tán thành) -> Điều này được minh chứng qua một số hang động ở Tây bắc Tây Ban Nha: với những tranh bích họa có nhiều hình tượng thú rừng bị mũi giáo đậm vào hay bị chặt đầu … là cơ sở để các nhà khảo cổ kết luận: hình tượng để làm ma thuật. Họ giải thích: nguồn sống chính của người Nguyên thủy là săn bắt thú rừng nên họ phù phép thế nào đó để săn bắt thú rừng được nhiều hơn. 3. Nguồn gốc tường thuật: Ngoài thuyết nguồn gốc ma thuật một số nhà nghiên cứu còn đưa ra thuyết tường thuật: tức là rất nhiều hình tượng thú rừng được vẽ khắc trong các hang động nổi tiếng ở Tây Ban Nha, ở Pháp … để ghi nhớ hình dáng của con vật. 4. Nguồn gốc thẫm mỹ: Là một phẩm chất quan trọng không thể thiếu được của người Nguyên thủy nhằm làm thỏa mãn những nhu cầu về cái đẹp trong cuộc sống hoang dã của họ, qua các tranh hang động, qua các trang trí hoa văn trên đồ gốm, trên đồ đá, trên xương thú và các võ ốc … 2 II. NHỮNG GIAI ĐOẠN MT NGUYÊN THỦY: - Khoa sử Nguyên thủy đầu tiên phát hiện ở nước Pháp -> nên những giai đoạn của thời Nguyên thủy lấy theo tên địa danh di chỉ được phát hiện -> gồm các giai đoạn lớn sau: 1. Thời đồ đá củ (Đồ đá đẽo cách 12.000TCN) 2. Thời đồ đá giữa (… 12.000 -> 8.000 TCN) 3. Thời đồ đá mới (8.000 -> 4.000 TCN) 4. Thời đồng thau (4.000 -> 2.000 TCN) 5. Thời đồ sắt (2.000 -> 1.000 hoặc 500 TCN) - Ở đây chúng ta chỉ tìm hiểu thời kỳ đồ đá củ: + Đồ đá củ (kéo dài từ 5 -> 7 chục vạn năm) được chia làm 3 giai đoạn: . Thượng kỳ đồ đá củ . Trung kỳ đồ đá củ . Hạ kỳ đồ đá củ (giai đoạn quan trọng nhất) + Thời Hạ kỳ đồ đá củ được chia làm 3 giai đoạn nhỏ: . Thời Ôri nhắc (1 hang động ở biên giới Pháp và Tây Ban Nha) . Thời Xôliutre . Thời Mađơlen (1 hang động ở Pháp) -> Chỉ đến hạ kỳ đồ đá củ MT mới xuất hiện. Lịch sử MT Nguyên thủy bắt đầu từ giai đoạn Ôrinhắc và phát triển rực rỡ ở giai đoạn Mađơlen. III.NGHỆ THUẬT: 1. Nghệ thuật điêu khắc: - Những hình chạm khắc và tượng tròn … được phát hiện khá nhiều vào thời Ôri nhắc ở nam nước Pháp, nam nước Áo và bắc nước Ý. - Trong một điều kiện vô cùng khó khăn của thời kỳ xa xăm với những dụng cụ rất thô sơ chỉ là những mãnh đá đẻo cầm tay người nghệ sĩ Nguyên thủy đã sáng tạo nên những hình tượng điêu khắc có giá trị nghệ thuật cao. * Tượng Vệ nữ Vi-len-đoóc-phơ (Áo): - Chất liệu bằng đá mền; cao khoãng 16cm. - Hình tượng thể hiện một người phụ nữ lùn (không đúng tỷ lệ), không có tay và không có mặt, chân không có bàn chân -> tất cả được khái quát hóa cao độ. Từ 2 bộ phận được thể hiện tượng trưng và được cường điệu: bộ ngực (bầu sữa mẹ) và bụng -> Xuất phát từ quan niệm của người Nguyên thủy: đó là 2 bộ phận quan trọng nhất của người phụ nữ: sinh đẻ và nuôi dưỡng con. Qua đó tác phẩm còn thể hiện chế độ mẫu hệ, vai trò làm chủ và quyết định của người phụ nữ. 3 * Chạm khắc: - Người phụ nữ cầm cái sừng (ở Lốc xen-xi – Pháp). + Hình tượng đã có bàn tay, bàn chân. Ngực và bụng đã chú ý nhấn mạnh, đặc biệt đôi mông được cường điệu rất nở nang. + Hình tượng khắc chưa sâu nhưng cũng tạo được độ đậm nhạt để thấy nổi hình người, tuy nhiên hình tượng vẫn còn trong trạng thái khái quát, tượng trưng. -> Ngoài ra các nhà khảo cổ còn phát hiện được một số bức chạm nổi, khắc hình người đi săn, hình đàn hươu bơi qua sông (khắc trên mãnh xương ở hang Lôrơte – biên giới Pháp – Tây Ban Nha) rất sinh động. 2. Hội họa Nguyên Thủy: - Nếu như điêu khắc làm chúng ta khâm phục thì hội họa Nguyên thủy làm chúng ta kinh ngạc và khâm phục hơn. Hội họa phát triển rực rỡ vào thời Mađơlen (hang động ở Pháp) khoãng 25.000 -> 12.000 năm TCN -> đây được coi là thời kỳ cổ điển hay thời hoàng kim của nghệ thuật Nguyên thủy. - Về mặt đề tài: chủ yếu là cuộc sống săn bắn lúc bấy giờ -> tức là phản ánh hiện thực đó là lý do tồn tại cũng là phẩm chất đầu tiên của mọi nghệ thuật. * Những bích họa nổi tiếng ở hang Antamira (Tây Ban Nha) thể hiện những con bò rừng trong những tư thế khác nhau, những con lợn rừng nổi khùng, những con hươu khi thì đi chậm chạp, khi thì phóng nhanh trong trạng thái kinh hoãng. * Bích họa ở hang Laxko (Pháp) vẽ những con ngựa gù lưng, xù lưng chạy kế tiếp nhau: “Nghe vang lên một tiếng kêu kinh ngạc của hơi thở sâu lắng nhất của cuộc sống”. * Bích họa ở hang Phông đơ gôm (Pháp) vẽ và khắc hơn 200 con vật: bò rừng, ngựa rừng, ma mút, hoẳng, tê giác, gấu, chó sói … “Động vật của con người săn bắn thời tiền sử phong phú, sống động tưởng như có thể nghe tiếng rống của những đàn bò vọng trong nhịp điệu thôi thúc của vó ngựa đang phi”. * Những hình vẽ người bắn cung tên: Xu hướng đồ họa hóa ở hang động Tây Ban Nha rất sôi động và nhộn nhịp. => Như đã trình bày: Hội họa hang động Nguyên thủy phát triển rất cao: từ những bức vẽ còn thô sơ ở giai đoạn đầu (Ôri nhắc) đến thời Mađơlen đã trở thành những bích họa thật sự: động tác của con vật trở nên phong phú đa dạng hơn, được thể hiện bằng tỷ lệ rất chuẩn xác, dù ở tư thế rất động. Đã có những hình vẽ biểu lộ xúc cảm của con vật. * Về màu: đã biết vận dụng màu tô từng bộ phận đến tô hết toàn thân. Khả năng diễn đạt khối bằng sắc độ đậm nhạt gây được cảm xúc trọng lượng con vật, tạo sức hấp dẫn sống động hơn. Những màu thông dụng họa sĩ Nguyên thủy thường dùng căn bản là ô xít khoáng có sẳn trong thiên 4 nhiên: đen là than xương, là muội; đỏ là ô xít sắt; những chuyển độ của nó tạo thêm màu nâu đất, vàng đất, đen xám … (màu xanh, lục hầu như không có, màu trắng rất hiếm) cộng thêm màu thời gian … làm cho nhiều bức bích họa màu sắc vẫn còn tươi rói sống động như mới vẽ hôm qua. * Về kỹ thuật vẽ: Khá đơn giản – đầu tiên họ vẽ bằng ngón tay, sau vẽ bằng đầu gậy đập, vẽ màu bằng những nắm lông, những núi xác thảo mộc. Họa sỉ còn biết thổi màu qua những ống rỗng tạo nên những mãng màu nhòa xóa nhẹ đường viền ở những bồn ngựa, bụng bò (bích họa hang Laxkô). KẾT LUẬN: Nền Mỹ thuật Nguyên thủy là một nền nghệ thuật lớn chưa đựng phẩm chất hiện thực và phẩm chất thẫm mỹ đầu tiên của loài người trong những điều kiện lịch sử cụ thể đã sản sinh ra nó. Đồng thời nó cũng là những bài học thẫm mỹ đầu tiên cho những ai yêu thích mỹ thuật học tập và nghiên cứu. * CÂU HỎI – BÀI TẬP: 1. Trình bày nguồn gốc của MT thời Nguyên thủy? 2. Phân tích giá trị nghệ thuật và ý nghĩa nội dung của tượng vệ nữ Vinlenđoócphơ? 3. Chứng minh rằng hội họa thời Mađơlen là giai đoạn hoàng kim của MT Nguyên thủy? 5 CHƯƠNG II MỸ THUẬT CỔ ĐẠI Số tiết: 10 A. MỤC TIÊU: I. KIẾN THỨC: - Giúp SV hiểu được nguyên nhân và các yếu tố hình thành các nền mỹ thuật cổ đại. - Sự phát triển của NT cổ đại nói chúng và của các nền NT Ai cập , Hy lạp, La mã cổ đại nói riêng. - Những đặc điểm chung và riêng của nghệ thuật các quốc gia cổ đại đó. - Nắm được một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của 3 nền mỹ thuật cổ đại. Đặc biệt là các tác giả, tác phẩm được giới thiệu trong chương trình môn Nghệ thuật ở THCS. - Bước đầu biết đánh giá nghiên cứu và phân tích một tác phẩm mỹ thuật. II. KỶ NĂNG: - Rèn luyện cho SV phương pháp tiếp thu kiến thức bài học bằng sự kết hợp kiến thức truyền thụ của thầy và sự năng động sáng tạo trong phương pháp học của sinh viên, nhằm nắm bắt được nội dung và đặc điểm cốt lõi của bài để vận dụng vào các môn học chuyên ngành nói chung cũng như giảng dạy tốt phân môn thường thức mỹ thuật sau này ở THCS. III. THÁI ĐỘ: - Biết trân trọng và yêu thích những giá trị thẫm mỹ độc đáo của 3 nền nghệ thuật cổ đại. - Học tập, nghiên cứu tự giác, nghiêm túc và làm phong phú thêm kiến thức cho mình bằng việc tham khảo thêm nhiều tài liệu có liên quan đến bài học. B. CHUẨN BỊ: I. GIẢNG VIÊN: - Chuẩn bị giáo án chu đáo, nghiêm túc: với các đơn vị kiến thức cơ bản, cốt lõi. Nhiều tài liệu tham khảo có liên quan đến bài giảng. - Chuẩn bị tốt giáo cụ trực quan: tranh ảnh các tác phẩm NT nổi tiếng kết hợp với các phương tiện và thiết bị chiếu hiện đại. * Phương pháp giảng dạy: Kết hợp thuyết trình (phân tích – chứng minh) với phương pháp trực quan (xem tác phẩm và phương pháp phát vấn gợi mở)? II. SINH VIÊN: - Đọc trước giáo trình những tài liệu tham khảo có liên quan, chuẩn bị trước một vài câu hỏi nhằm làm sáng tỏ vấn đề bài học trước khi lên lớp. - Sưu tầm những tác phẩm NT cổ đại nổi tiếng để tìm hiểu, nghiên cứu. - Tích cực, chủ động sáng tạo trong cách học, cách tiếp thu. 6 C. NỘI DUNG BÀI DẠY: MỸ THUẬT AI CẬP CỔ ĐẠI Số tiết: 04 I. KHÁI QUÁT CHUNG: 1. Địa lý – Xã hội: - Ai cập cổ đại nằm ở đông bắc Châu phi trên lưu vực sông Nin – Lãnh thổ là một dãi đất hẹp nằm dọc theo 2 bờ sông Nin có chiều dài 6.500km với 7 nhánh sông chảy về phương Bắc đổ vào địa Trung Hải; phía đông là biển đỏ (Hồng Hải). - Sông Nin có một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống của quốc gia Ai cập là một báu vật của Đứng tối cao ban tặng trong việc phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa nghệ thuật. - Ai cập thời tiền sử chia làm 2 miền: Ai cập thượng (Bắc), Ai cập hạ (Nam). Đến năm 3.100 TCN đất nước mới được thống nhất bằng sự chinh phục của Vua Pharaong NácMe: đất nước trở thành một đế quốc Ai cập hùng mạnh, thì nền nghệ thuật vĩ đại của nó mới hình thành và phát triển. - Cùng với NT các thành tựu về khoa học: toán học, thiên văn, y học … rất phát triển (như toán học người Ai cập đã tìm ra phương trình bậc nhất trong đại số, biết tìm ra các hình tam giác vuông, chữ nhật … và số Pi (P = 3,14; 3,16) trong hình học. Về thiên văn họ biết làm ra lịch tính 1 năm có 365 ngày, 12 tháng, 1 tháng 30 ngày. 2. Tôn giáo – Tín ngưỡng: - Người Ai cập tôn thờ nhiều vị thần – Tôn giáo đa thần giáo phát triển: + Châu thổ Sông Nin: thờ thần Rê (thần mặt trời), thần trí khôn – Ptah thờ ở Mem phít; thần Amôn-Re thờ ở Thebơ. + Trong đời sống nông nghiệp: thờ thần mặt trời, thần sông Nin, thần bảo vệ mùa màng … + Thờ các thần động vật: thần bò đực, thần Diều hâu … => Vị thần quan trọng nhất được người Ai cập tôn thờ là thần Amôn- Rê; vị thần được yêu thích nhất là thần Ôdi-rít , thần của những người chết. - Người Ai cập có lòng tin vào sự bất diệt của linh hồn (KA) -> nên thân xác phải được bảo tồn cho linh hồn trú ngụ -> nảy sinh tục ướp xác (Mômi) với kỷ thuật ướp xác phát triển cao và dùng vật liệu bền vững để tạo tạc (vàng lá …), đặc biệt khuôn mặt phải giống -> vì vậy tượng Ai cập mang tính chân dung sinh động. - Nhiều công trình lăng mộ được xây cất là nơi trú ngụ (nhà ở) của linh hồn. - Vua Pharaong: được quan niệm là vị thần sống – thay thần mặt trời cai trị thần dân. Người Ai cập thần phục vua là thần phục thần mặt trời -> 7 với quan niệm và tín ngưỡng đã nêu, cắt nghĩa cho việc hoàn thành nhiều công trình kiến trúc và điêu khắc vĩ đại trong mấy nghìn năm lịch sử. => Yếu tố Tôn giáo – tín ngưỡng nêu trên là nền tảng tư tưởng xuyên suốt 4.000 năm phát triển NT Ai cập. II. MỸ THUẬT: 1. Quan niệm về cái đẹp: Tiếng Ai cập có danh từ Nơphe: hoàn hảo – tốt đẹp và có ích -> một tác phẩm NT sáng tạo ra phải đạt được tiêu chuẩn đó -> nếu không sẽ không có giá trị để tồn tại. 2. Đặc điểm mỹ thuật Ai cập: - Nghệ thuật quan tâm tới cái vĩnh cữu, bỏ qua cái ngẫu nhiên. - Quan tâm tính hoành tráng và tỉnh tại, trang nghiêm và mức độ. - Các tác phẩm tuân theo một chuẩn độ NT nghiêm ngặt: + Vua: Cường tráng – cao – to – khỏe + Các hình tượng khác bên vua phải nhỏ lại. + Các quan cận thần được thể hiện theo thế đứng của nhà vua. - Trong tranh và phù điêu: nhân vật đứng và ngồi được thể hiện theo lối trực diện: đầu – tay – chân và thân dưới thì nhìn ngang (trắc diện) còn thân trên và mắt nhìn chính diện (nhìn ngay) -> được gọi là nghệ thuật các mặt nhìn thẳng. - Tượng tròn nhân vật đứng: phụ nữ 2 chân ngang nhau; Nam giới chân trái bước lên (Nam tính). - Hình tượng thiên về khối lớn, khái quát, bỏ chi tiết vụn vặt, chú ý tính chân dung (giống + có hồn). - Màu: 3 màu chức năng: + Dùng làm dấu hiện bản chất cái được thể hiện. + Làm phương tiện phân biệt chức năng đàn ông (màu da đỏ nâu), đàn bà (màu da vàng). + Chức năng thần bí: lục trù phú, phồn thực; đỏ thù nghịch; xanh lơ, vàng là thần thánh. III. CÁC GIAI ĐOẠN MT 1. Thời kỳ trước khi có các vương triều (3.100 TCN): Thời kỳ hình thành một số quan niệm về tín ngưỡng và đặt ra chuẩn độ NT cho sự phát triển NT sau này. 2 .Thời đế chế cổ đại (3.100 – 2.160 TCN): Thời kỳ phát triển rực rỡ của VH – NT Ai cập hay còn gọi là thời kỳ hoàng kim của NT. 8 3. Thời Trung đế chế (2.133 – 1.625 TCN): Thời đất nước bị suy yếu – NT phát triển theo từng địa phương; xây dựng nhiều đền đài; đắp nổi và hội họa phát triển. 4. Thời Tân đế chế (1.567 – 1.085 TCN): Đất nước trở lại phồn vinh – NT được phục hồi theo xu hướng hiện thực. IV. THÀNH TỰU MỸ THUẬT QUA CÁC GIAI ĐOẠN: 1. Kiến trúc: * Kim tự tháp Pharaong Đgiôxerô (-3.100 TCN) Xây dựng tại Ghize (thung lũng các vua) theo kiểu chồng tầng, gồm 7 tầng chồng lên nhau -> càng lên cao càng nhỏ dần – cao 60m -> đặt nền móng cho xây dựng Kim tự tháp cổ điển sau này. * Quần thể 3 kim tự tháp tại Ghize: Kêốp (khu phu), Khephren và Mikerin (thời đế chế cổ đại). Trong đó vĩ đại nhất kim tự tháo Kêốp: - Đồ sộ, hoành tráng – cao 146m – cạnh đáy 215m. Sử dụng 2 triệu 30 phiến đá nặng từ 2 đến 5 tấn; xây dựng trong 20 năm (10 năm làm đường); sử dụng hàng vạn dân công … - Kết cấu tạo hình: hình tháp nhọn 4 cạnh -> tạo hình chùm tia sáng mặt trời -> Amôn “cái rực rỡ”. Khối – mãng – đường nét đơn giản khúc chiết tạo tính biểu cảm sâu sắc, choáng ngợp. - Kết cấu chất liệu và kiến trúc: + Đá được mài nhẳn chống xít lên nhau (không có chất kết dính), phía ngoài ốp 1 lớp đá vôi nhẳn phẳng chống xói mòn. + Kiến trúc Kim tự tháp có nhiều phòng: phòng đặt quan tài của vua và hoàng hậu, phòng để báu vật, phòng vui chơi … các phòng được nối với nhau bằng những đường đi hẹp (đầy nguy hiểm bởi lắm cạm bẩy). + KTT duy nhất chỉ có một cửa ở phía bắc cách mặt đất 15m. Hệ thống thông gió thoáng mát, nhiệt độ tốt.Vì vậy Kim tự tháp “Là một khối đá cực kỳ vĩ đại, là nơi yên nghỉ cuối cùng của nhà vua, đồng thời nó khẳng định sức sống trường tồn – vĩnh hằng của nhà vua lúc sống cũng như khi chết”. * KTT Khephren (cao 140m) có thêm đền thờ có một hành lang dài được chiếu sáng bằng ánh sáng khúc xạ. Cạnh đền có con nhân sư (xphin) khổng lồ. * KTT Mikenrin (cao 60m) * Lăng vua Tút –tan –Kha –môn (Tân đế chế). - Được khai quật vào tháng 11/1922 do nhà khảo cổ Cáctơ phát hiện. Lần đầu tiên còn nguyên vẹn một ngôi mộ của ông vua trẻ (20 tuổi) Pharaong Tuttankhamôn. - Lăng gồm nhiều căn phòng được bịt kính bằng gạch – Khi khai quật mọi hiện vật giữ nguyên vị trí. Đặc biệt với chiếc quan tài nhà vua bằng đá rất lớn trong đó có 3 quan tài khắc bằng vàng lồng vào nhau – khoảng trống các 9 lớp quan tài là chất nước thơm đã đông cứng ,xác nhà vua còn nguyên vẹn sau khi chôn cất. * Đền kác – nác (Thờ thần mặt trời Amônrê – thời tân đế chế) - Là một trong những ngôi đền đẹp nhất Ai cập cổ bởi kiến trúc là một tổ hợp những công trình đồ sộ có những pho tượng Pharaong khổng lồ. - Đền có sân trống, rộng - bao quanh là những hàng cột lớn (có cột cao 20,4m, đường kính 3,57m) gây ấn tượng uy nghi – huyền bí với sức mạnh siêu phàm * Đền Abu-sim-ben (Tân đế chế) - Đền được đục vào núi đá – trước cổng đền có 4 pho tượng Pharaong Ramxe II khổng lồ. - Đặc biệt ở ngôi đền này, mỗi năm 2 lần ánh sáng mặt trời mọc chiếu thẳng vào tận hậu cung ở đáy hành lang hẹp, sâu hơn 30m. * Đền Lu-xô (Louxor) thờ thần Amôn-rê (Tân đế chế) Nổi tiếng không kém đền Kác-nác, riêng sân của đền có hàng cột hùng vĩ gồm 14 cột cao 20m. 2. Điêu khắc: * Tượng Nhân sư (Xphinx) bên KTT Khephoren - Mình sư tử đầu người – được coi là chân dung Pharaong Khephoren. - Tượng cao 20m, dài 60m bằng đá nguyên khối. -> Ý nghĩa: mang sức mạnh vô địch, huyền bí, sự kết hợp giữa quyền lực nhà vua với sức mạnh thể chất của chúa sơn lâm, giữa sức mạnh trí tuệ và hành động. * Tượng Viên thư lại ngồi (thời đế chế cổ đại) - Viên thư ký – 1 nghề quan trọng và ngưỡng mộ. - Tượng tròn – đá – bố cục hình KTT, theo luật đối xứng. Mắt được cẩn bằng đá và kim loại quí. - Tượng mang tính chân dung rất sinh động. * Tượng ông xã trưởng Séc ken Bơ lét (gỗ - đế chế cổ đại) Diển tả trong tư thế đang bướctớii, tay trái chống gậy, mắt nhìn thẳng. Khối căng tròn, dáng người đẩy đà – thô – mập (biệt tài dẫn tả người béo có tuổi). Riêng đôi mắt rất sống động, bởi được gắn bột thủy tinh. * Tượng đôi Vua Rahôtép và hoàng hậu Nôphơ: - Là một kiệt tác của thời Đế chế cổ đại. - Tượng tuân thủ chuẩn thức đường bệ nghiêm cẩn song vẫn toát lên thần thái hiền hòa và vẽ đẹp dịu dàng của hoàng hậu qua mái tóc gọn gàng và thân hình tươi trẻ dưới làn lụa mỏng. * Đầu tượng Nữ hoàng Nhe Phectiti (Tân đế chế) - Được coi là giai nhân trong lịch sử Ai cập, vợ của nhà vua cách tân NT Akhê NaTôn. 10 [...]... là 2 hoạ sĩ thiên tài đại diện cho những thành tựụ MT Pháp TK XVII II MỸ THUẬT PHÁP TK XVIII: - MT TK XVIII không còn dàn trãi như TK XVII mà hầu như tập trung tại nước Pháp Từ Thế kỷ XVII nước Pháp là trung tâm VHNT của Châu Âu 1 MT đầu thế kỷ XVIII - Hội họa Pháp xuất hiện 1 dòng NT được mệnh danh là NT "nhẹ" "dễ thương" hay NT "phong tình", ưu thế màu sắc được trọng vọng bằng sự chiến thắng của... tích một số tác giả ,tác phẩm của thời kỳ Phục hưng ? 25 CHƯƠNG IV NGHỆ THUẬT CHÂU ÂU TỪ THẾ KỶ XVII - TK XIX Số tiết: 10 A MỤC TIÊU: I KIẾN THỨC: - SV nắm một cách khái quát về nghệ thuật Châu Âu từ thế kỷ XVII -> thế kỷ XIX Một số xu hướng nghệ thuật các tác giả, tác phẩm tiêu biểu của họ - Nắm chắc sự đổi mới trong MT, nhất là trong hội họa Ấn tượng và Hậu Ấn tượng :về quan niệm sáng tác, đối tượng... như một hệ thống mỹ học chi phối toàn bộ VHNT Pháp - Trong MT: HH - ĐK - Mỹ nghệ thực dụng đều được chú ý phát triển Người đứng đầu là HS LơBơRoong 29 - Ông vừa là giảng viên vừa là giám đốc học viện MT Hoàng gia Pari Là người điều phối phong cách cổ điển Pháp trong MT, với tiêu chí cơ bản sau: + Coi trọng những quy tắc mẫu mực và vẻ đẹp của MT Hy- La + Trong sáng tác coi trọng yếu tố lý trí hơn yếu... khắc thiên tài Phiđiát và các học trò của ông sáng tạo nên Đền là công trình của 2 kiến trúc sư: Ichtinốt và Canli crát - Đền Páctênông là một kiệt tác có một không hai của thế giới cổ đại và là một trong hàng trăm kỳ quan của thế giới * Đền Êréctêông (ở Aten) Thờ thần Athêma và thần Pôxâyđôn nằm trong quần thể KT: Acơrơpôn cái đẹp chủ yếu ở hàng cột được thay bằng các tượng nữ duyên dáng * Đền thờ thần... thiên tài về KT-ĐK -> tiêu biểu nhất của thời đại hoàng kim - bao trùm lên thế kỷ V (TCN) - Đặc điểm NT: ông hướng tới cái đẹp cao quý của con người ,giàu chất người - giàu chất sống - Tác phẩm tiêu biểu: + "Chiến tướng Xêphiđơ bị thương" (đá hoa) + "Tượng thần Dớt" Ngồi trên ngai vàng đền Ôlimpia - một trong bảy kỳ quan thế giới cổ đại, tượng được khảm ngà voi và vàng ,với nhiều trang trí đẹp, chiều... dung bài học 26 - Sưu tầm những tác phẩm MT nổi tiếng có liên quan để tìm hiểu nghiên cứu - Tích cực chủ động và sáng tạo trong cách học, cách tiếp thu C NỘI DUNG BÀI DẠY: - Bước sang thế kỷ XVII nghệ thuật không còn tập trung ở nước ITalia nữa mà lan rộng ra các nước Bắc Âu như Xứ Phờ Lăng đơ (Bỉ ngày nay), Hà Lan, Tây Ban Nha và Pháp - Nghệ thuật trong các thế kỷ này không còn mang phong cách truyền... đại diện vĩ đại nhất của nghệ thuật Barốc Châu Âu, với sự năng động lớn trong bố cục, màu sắc và thể hình 2 Anthônis Van Đích (1599-1641) - Học trò xuất sắc của Rubens ông có biệt tài lột tả thế giới nội tâm của giới quý tộc Anh với đặc tính quý cách mà người đó xuất thân, màu sắc thanh lịch, tế nhị Đặc biệt là gam màu nâu rất đẹp Ơngày nay Châu Âu gọi là gam màu nâu VanĐich - Màu nâu rất đẹp (ngày... MỸ THUẬT PHÁP TK XVII: 1 Nữa đầu thế kỷ XVII: - Nước Pháp chưa hình thành một nền MTDT - họ vẫn theo con đường học tập nước Ý với tên tuổi những HS sau: Simon, Giắccalô và nổi bật: 2 anh em HS Lơnanh: chuyên vẽ cảnh sinh hoạt của nông dân và tầng lớp trung lưu: gợi tình thương chân thực và thái độ trân trọng người lao động - Tác phẩm: "Gia đình nông dân" 2 Nữa sau thế kỷ XVII: - Vương triều Lui XIV... Từ năm 260 TCN đến thế kỷ thứ I TCN La Mã đã trở thành một quốc gia hùng mạnh - đế quốc La Mã, ngự trị ở vùng Địa Trung hải và chinh phạt mở rộng bờ cỏi của mình gồm cả đất đai Châu Âu, Châu Á và Bắc Phi - Sự phát triển mạnh mẽ và giàu có của đế quốc La Mã đã hình thành và thúc đẩy nền NT La Mã phát triển rực rỡ bằng sự đan xen và hội tụ của nhiều nền văn hoá khác nhau trên thế giới, đặc biệt trong... Lạp thế kỷ V TCN, cả trong văn hóa và nghệ thuật và phát triển mạnh mẽ, tư tưởng nghệ thuật đó trong thời đại mới ở trung tâm Phờlorenxia (ITalia) - Vào thế kỷ XV nhà nghiên cứu Vadari trong cuốn "ghi chép sinh động về các hoạ sĩ - điêu khắc và kiến trúc nổi tiếng nhất" ông đã đề cập đến Phục hưng nghệ thuật, từ đó mới có tên Phục hưng - Theo nghiên cứu ,phong trào văn hoá Phục hưng bắt đầu từ cuối thế . loài người. I. NGUỒN GỐC CỦA MT THỜI NGUYÊN THỦY: 1. NT phát sinh trên cơ sở lao động: Thông qua quá trình nhận thức lâu dài thế giới hiện thực. Do sự cạnh tranh với thế giới tự nhiên để sinh tồn,. THỨC: - Giới thiệu cho SV hiểu rõ: Giai đoạn MT đầu tiên của loài người: Rằng MT xuất hiện gắn liền với sự xuất hiện của con người: Người Nguyên thủy trong cộng đồng công xã Nguyên thủy. - MT bắt. và Canli crát. - Đền Páctênông là một kiệt tác có một không hai của thế giới cổ đại và là một trong hàng trăm kỳ quan của thế giới. * Đền Êréctêông (ở Aten) Thờ thần Athêma và thần Pôxâyđôn nằm