- MT TK XVIII không còn dàn trãi như TK XVII mà hầu như tập trung tại nước Pháp. Từ Thế kỷ XVII nước Pháp là trung tâm VHNT của Châu Âu.
1. MT đầu thế kỷ XVIII
- Hội họa Pháp xuất hiện 1 dòng NT được mệnh danh là NT "nhẹ" "dễ thương" hay NT "phong tình", ưu thế màu sắc được trọng vọng bằng sự chiến thắng của phái theo HS Rubenx (phái màu sắc).
* HS Woát tô (1684 - 1721).
- Ông là HS thiên tài đại diện cho cho dòng NT "nhẹ" nhưng lại mất sớm vào năm 37 tuổi.
- Ông là người thích màu sắc, ngưỡng mộ Rubenx, và là một trường hợp cá biệt trong LSMT, bản thân ông và TP trái ngược nhau.
- Nhân vật trong tranh vui tươi, lạc quan yêu đời, lịch sự và tình tứ... còn ông ngược lại ốm yếu (lao phổi) mặc cảm xã hội - thích sống cách biệt với mọi người và mất sớm..
- Nhật vật trong tranh ông đều thuộc tầng lớp thượng lưu, quý phái, thích vui tươi hưởng lạc: qua những cặp trai gái đánh đàn, nhảy múa hay tình tứ với nhau... nghĩa là được giải phóng tình cảm sau những TK bị gò ép với khuôn khổ chật hẹp.
- Tác phẩm:
+ "Đáp thuyền đến đảo Kythơ" (đảo tình yêu) + "Bảng hiệu Giếc xanh" (MH 85)
*HS Phrăng xoa Buse (1703-1770)
- Là một hoạ sĩ "phong tình" hơn cả Oáttô rất được cung đình Pháp ưa chuộng. - NT của ông nhẹ nhàng "tình tứ" mang nhiều chất huyền thoại với những nữ ái tìn,. khi thì có thật, khi thì hư cấu, nhằm ca ngợi vẽ đẹp của người phụ nữ với những tấm thân ngọc ngà - nhục cảm.
- Ông thích dùng màu hồng, màu xanh để diễn tả sự sang trọng, tuy nhiên NT có phần kém chân thực, nhật vật có vẽ sân khấu, mộng mị
- Ông thích vẽ những nhân vật quý phái, xuất hiện như những con búp bê, những người như bằng sứ trong vắt ,dễ vỡ, với những trang phục lộng lẫy. Tình cảm của các nhân vật nhỏ bé "ưa làm duyên".
- Tác phẩm:
+ "Chiếc hôn trộm"
+ "Lịch sử tình yêu"
2. MT cuối TK XVIII:
- Dòng NT "nhẹ" không còn thích hợp nữa, bị nhà khai sáng Điđơrô phê phán :"sự suy đồi về thị hiếu, sa đoạ về phong tục". Thay vào đó dòng nghệ phán :"sự suy đồi về thị hiếu, sa đoạ về phong tục". Thay vào đó dòng nghệ thuật "khuyến thiện" ra đời, mục đích kéo NT trở lại với thực tế XH: đề cao đạo đức công dân, tạo sức sống lành mạnh với các đại diện.
*HS Grơzơ (1725 - 1805)
- HS nổi tiếng vẽ tranh mang tính chất giáo huấn. - Tác phẩm:
+ "Các cháu đến thăm bà"
+ "Những lời của người cha"
+ "Đứa con hư hỏng bị trừng phạt"
- Loại tranh này chỉ tồn tại một thời gian vì nội dung và hình thức buồn tẻ và công thức.
*HS Ximon Sácđanh (1669 - 1719).
- Ông vẽ đề tài về cảnh sinh hoạt của tầng lớp trung lưu sống thanh đạm, bình dị với rung động NT chân thực thiện cảm.
- Ông còn là HS vẽ tranh tỉnh vật xuất sắc bằng bút pháp mới với những tút màu xếp lên nhau, gần thì gồ ghề, xa thì quyện vào nhau được các HS Ấn tượng sau này khai thác.
- Tác phẩm:
+ "Bữa ăn của 1 gia đình"
+ "Tỉnh vật"
+ "Đi chợ về"
3. Khuynh hướng mỹ thuật Tân cổ điển
- Ra đời nữa sau TK XVIII tại Pháp. Bắt đầu bằng sự khám phá của các nhà khảo cổ. Phát hiện ra 2 thành phố lớn bị núi lửa vùi dập. TP: Pompi và Hecquilamon với 1 nền VH rực rỡ bao gồm: KT - ĐK – HH: tranh tường... và 1 đời sống xã hội phát triển cao.
- Sự kiện đó gây chấn động dư luận, từ đó dấy lên phong trào hâm mộ những gì đẹp đẽ của thế giới cổ điển Hy La. Họ đua nhau mua cổ vật, lập bảo tàng, đề xướng lý thuyết thẩm mỹ
* HS Lui Đavít: Là họa sỉ vĩ đại, đã đề xướng lý thuyết thẫm mỹ Tân cổ điển với nội dung:
- Học tập vẽ đẹp cổ điển Hy La là mẫu mực lý tưởng, hoàn thiện và hoàn mỹ.
- Càng tiếp cận ĐK HyLa bao nhiêu, càng đảm bảo cho chất lượng TP bấy nhiêu.
- Coi yếu tố hình họa là hàng đầu.
- Đề tài: ưu tiên cho LS và thần thoại cổ điển Hy La.
- Đề tài hiện đại: ưu tiên cho những sự kiện LS trọng đại của đất nước và những nhân vật lịch sử gắn liền với sự kiện quốc gia -> tức đề cao lý trí, hành động cao cả, mẫu mực của người công dân.
- Chân dung: vẽ những người có địa vị xã hôị cao sang
=> Để minh hoạ cho lý thuyết trên Đavít sáng tác 3 TP lớn rút từ LS và thần thoại nhằm giáo dục đạo đức công dân của những người anh hùng đối với tổ quốc.
- Tác phẩm:
+ "Lời thề của anh em họ ORátx" Hình hoạ vững chắc, hàng đầu, nhân vật sống động lý trí lấn át tình cảm.
+ "Những người phụ nữ họ SaBin”Đề cao đức hy sinh của những người phụ nữ nhằm bảo vệ sự đoàn kết giữa các thành bang.
+ "Người anh hùng Lêôniđát" Rút trong LS Hy Lạp về người anh hùng chống ngoại xâm.
- Cái lớn lao của Đavít người đề xướng ra lý thuyết, nhưng vẫn thoát ra ngoài nó để sáng tác những tác phẩm phản ánh sự rung động dữ dội, chân thực của thời đại ông sống và chứng kiến.
- Tác phẩm:
+ "Cái chết của Mara" Một lãnh tụ của CMTS Pháp bị sát hại.
+ "Lễ phong đế Napôlêông" + "Phát quân kỳ"