THÀNH TỰU MỸ THUẬT:

Một phần của tài liệu LS MT Thế giới (Trang 46)

1. Kiến trúc:

Chịu ảnh hưởng của 3 tôn giáo lớn nên có 3 thể loại .

a. Kiến trúc Ấn Độ giáo (Balamôn)

* Nổi tiếng với khu di tích Maha-ba-li-pu-ram .(Nam Ấn - bên bờ vịnh Bengan). Gồm nhiều ngôi đền Ấn Độ giáo to nhỏ được tạc vào tảng đá lớn nguyên khối . Nổi bật đền Đác-ma-da-di-a, có thân vuông - cạnh 8,85 m cao 12,2 m với bộ mái 3 tầng nhoe dần lên phía đỉnh. Tầng trên là khối vòng tròn lớn. Tất cả các ngôi đền đều được trang trí các dãy phù điêu rút trong sử thi Maha- Bha –rát –ta rất nổi tiếng. Tổng thể đền gây ấn tượng rất hoành tráng.

b. Kiến trúc Phật giáo.

Là loai hình phát triển mạnh ,thể hiện tài năng phi thường của các kiến trúc sư Ấn Độ.

*Mộ tháp Sanchistupa tiêu biểu cho tháp Ấn xây dựng khoãng năm 250 tr CN. Tháp cao 16m ,hình khối bát úp đường kính 36 m (tượng trưng bầu trời). Cổng tháp được trang trí các dãy phù điêu rất đẹp.

* Chùa hang At-gian-ta (Ajanta); chùa Các-li (Karli), đền lộ thiên tạc trong núi đá.Cai-la-ra (ở En-lô-ra),đều là những kiệt tác KTkết hợp ĐK

c. Kiến trúc hồi giáo.

* Tiêu biểu lăng Tát- ma- han (Tadj Mahall ở Agơra ), nơi yên nghỉ của hoàng hậu Munta Ma han. Xây dựng từ 1632- 1654. Công trình lăng là toà nhà có đáy hình bát giác,mỗi cạnh 100m xây bằng đá cẩm thạch trắng và sa thạch đỏ trên nền cao. Mái lăng là vòm tròn - xây bằng đá cẩm thạch trắng ., 4 góc là 4 tháp cao 40m. Toàn bộ lăng được trang trí chạm trổ như thêu ren. Tát ma han xứng đáng là "giấc mơ tiên hiện thành đá trắng" -> Một kiệt tác vĩ đại của NT KT Hồi giáo Ấn độ cũng như của nhân loại.

2. Điêu khắc:

- NT ĐK Ấn Độ có quá trình phát triển lâu dài đạt trình độ cao với nhiều trường phái -> Nhưng đến triều đại Gúp ta, NT điêu khắc đã đạt đến đỉnh cao với: phong cách Cổ điển - quý phái - thanh lịch - nhục cảm - tràn đầy sức sống.

- ĐK thường gắn với KT tạo nên tổng thể hoàn chỉnh. Các loại hình : phù điêu đuợc trang trí KT dày đặc. Nhiều tượng các vị thần trong tôn giáo Ấn như Siva và tượng các vũ nữ trong nhiều tư thế đặc biệt ,uốn mình theo kiểu tri ban ga.

- Đặc điểm độc đáo trong NT ĐK: là tính nhục cảm cao, các hình tượng người - thần- phật đặc biệt tượng vũ nữ đều to - khoẻ - tràn trề sức sống, sinh động và biểu cảm.

- Về đề tài nghệ sĩ Ấn rất đặc biệt khi chọn những cảnh sinh hoạt tình dục đưa vào TPĐK nhưng vẫn mang giá trị thẩm mĩ cao và đậm đà bản sắc DT (MH).

3. Hội hoạ:

* Đặc sắc nhất là bích hoạ ở đền hang Agianta (I trcn -> VI)

- Nội dung: diễn tả những đoạn đời của Phật, đề cao lý tưởng cao quý nhà Phật.

- Nghệ thuật: PC vẽ thống nhất, hình tượng chuẩn về tỷ lệ hình hoạ, tranh 1 bố cục tổng thể đạt đến trình độ điêu luyện. Nỗi bật nhất: các hình tượng vũ nữ (Apsapa) với nhịp điệu uyển chuyển ,duyên dáng, đầy sức sống.

+ Màu sắc: Nâu là chính, điểm xuyến trắng, vàng, xanh ngọc bích - tạo hoà sắc đằm thắm sâu xa; mãng màu bẹt, mang tính trang trí (MH: văn thù Bồ tát, vũ nữ... )

* Tiểu hoạ cung đình Môgôn (Hồi giáo).

- Tranh khuôn khổ nhỏ - đề tài:Tình yêu, cuộc sống thanh bình nhẹ nhàng được vua chúa Ấn rất ưa chuộng.

- Màu sắc tươi tắn, ấm áp, lộng lẫy: hồng, xanh ,hòa sắc vàng thư... cách tô thiên về trang trí, PC mang tính truyền thống: mềm mại, thanh thoát, cao quý - tràn đầy sinh khí và nhịp điệu.

MỸ THUẬT TRUNG QUỐC

(Cổ đại - Trung đại - Cận đại)

Một phần của tài liệu LS MT Thế giới (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w