trang phục các binh chủng (tô màu), chôn cạnh lăng mộ Tần Thủy Hoàng .Phát hiện 1974 gần Lâm Đồng (TQ)
3. Hội hoạ:
a. Đặc điểm:
+ Đơn giản nét bút, màu đạt đến tinh luyện, đó là tinh thần của giới tự nhiên được nắm bắt.
+ Những khoảng trống không tô màu có chủ định xuất phát từ quan niệm - tư tưởng của họ.
- Khác với HH Châu Âu - HH Trung Quốc khôngnhững làm thoả mãn nhu cầu thị giác còn làm thoả mãn nhu cầu nội tâm. HS Trung Quốc chỉ mượn của tự nhiên những mô típ cần thiết: 1 góc phong cảnh ... để biểu hiện trong đó thế giới tâm linh, mộng tưởng, hư cấu...
- NT coi con người là trọng tâm. Họ nghiên cứu đến nhập tâm ,đặc biệt là thần thái, cốt cách con người -> chỉ vài nét bút là lột tả được thần thái nhân vật -> đó là thần bút.
*Những yếu tố tối quan trọng,:
+ Nét: yếu tố tối quan trọng, sự khác nhau về PC dựa trên sự khác nhau về nét bút của các hoạ gia.
+ Màu: Tranh có giá trị càng ít màu hoặc đơn sắc. Tranh được đánh giá cao là tranh sơn thuỷ hay thuỷ mặc (mực pha nước). Mực nho -> rất phong phú về sắc thái đậm nhạt...
+ Viễn cận: khác Châu Âu rất độc đáo với 2 cách.
1. Diễn tả nông - sâu theo chiều cao :thấp là gần, cao là sâu.
2. Dựa theo hệ thống tỷ lệ lớn và nhỏ , tương ứng với tỷ lệ lớn và nhỏ của vật thể trong tự nhiên.
=> 2 cách trên được gọi là quy tắc thấu thị chủ quan và tuân theo linh cảm của người Trung Quốc.
* Đề tài: Tôn giáo và thế tục, ưu việt nhất là tranh PC -> phát minh vô giá cho nhân loại. gồm 4 thể loại chính:
1. Tranh PC (sơn thủy): khái quát vũ trụ thành 2 nhân tố núi và nước -> tham vọng biểu đạt quy luật vũ trụ.
2. Tranh sinh hoạt (phong tục hoạ) của giai cấp quý tộc và tầng lớp bình dân.
3. Tranh chim hoạ (hoa điểu).
4. Tranh cây cỏ - côn trùng (thảo trùng).
Ngoài ra còn có tranh Tứ quân tử (Mai lan cúc trúc)
*Tranh cuộn (quyển trục) 2 loại :
+ Cuộn dọc: xem từ trên xuống -> dài từ 3-> 5 m.
b. Các hoạ gia lớn:
* Thời gian quốc - LụcTriều (+220 -> 589) có 3 hoạ gia lớn: Cố Khải
Chi - Lục Thám Vi - Trương Tăng Giao. Người đời tán tụng "Trương vẽ
thịt - Lục dưng cốt - Cố hoạ hình"
- Tạ Hách có "lục pháp luận" 6 PP.
1. Khí vận sinh động: Lột tả thần khí đối tượng.
2. Cốt pháp dụng bút: Vững vàng điêu luyện của nét bút. 3. Ứng vật tương hình: gần giống nguyên mẫu.
4. Tuỳ loại phú thái: tuỳ trường hợp, đối tượng mà cho màu. 5. Kinh dinh vị trí: Cách dàn dựng sắp xếp sự vật...
6. Truyền dị mô tả: học tập tinh hoa- truyền thống DT.
* Đời nhà Đường (618-907).
- Thời phồn thịnh nhất của đất nước. Sự dung hoà tam giáo: khổng - lão - phật - tạo điều kiện VH - NT phát triển rực rỡ.
- Về thơ: Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Lý Bạch...
- Văn Xuôi: Có 8 bát đại gia (Hàn Dũ, Liễu Tôn Nguyên ...) -> mở đường cho văn xuôi và i đặt cơ sở cho tiểu thuyết trường thiên...
- Về HH có đến 200 hoạ gia trong đó nổii bật:
+ Diêm Lập Bản: hoạ gia chân dung: 13 vị hoàng đế..
+ Ngô Đạo Tử: TP "Địa ngục biến tướng"
->” Người xem không nóng mà đổ mồ hôi, không lạnh mà nóng. Người bán cá, bán thịt cân đo gian lận, khi xem tranh sợ quá mà bỏ nghề" ,với nét bút điêu luyện, thần tốc.
+ Trường Huyên và Chu Phỏng: nổi tiếng về vẽ SH quý tộc, nhất là giới nữ: khoan thai, nhàn hạ, béo tốt: "má đầy, mình béo", "thịt thắm xương"
+ Hàn Hoảng và Hàn Cán: chuyên vẽ SH nhà nông, vẽ ngựa, vẽ trâu rất nổi tiếng.
+ Lý Tư Huấn: "Bắc tôn chi tử" đại diện cho tranh PC phương Bắc - đời Đường -> trở thành một thể loại độc lập. Tranh có phẩm chất hiện thực, nét khoẻ - sinh động có thần.
+ Vương Duy: "Nam tôn chi tử" đại diện cho tranh PC Phương Nam. Tranh giàu chất trữ tình, chất thơ. Phong cách tranh ông được gọi "trùng thâm" (sâu thăm thẳm nhiều từng nhiều lớp.)
* Đời nhà Tống (907-1279).
Tranh PC đạt đến đỉnh cao với nội dugn mang tính triết học và tâm linh sâu sắc.
+ Kinh Hạo: hoạ gia vẽ sông - núi đặc sắc được phong "hồng cốc tử". Ông còn là nhà lý luận uyên bác với tước tác : "Bút pháp ký" nêu 6 điểm trong PP ST.
1. Khí: Tâm vận động theo bút, lấy hình tượng không sai 2. Vận: Dựng hình mà đủ vết, đủ dáng nhưng không tục. 3. Tứ: cắt xén, lấy đại cục, tập trung TT về hình dạng sự vật.
4. Cảnh: Đắn đo hoàn cảnh tìm diệu (tinh tuý) đễ dựng "chân" (bản chất) 5. Bút: Phép sử dụng bút, tạo nét tuỳ theo phép tắc mà vận chuyển, biến động, không nệ chất, nệ hình mà biến hoá như bay như động.
6. Mặc: Sử dụng mực- màu đậm nhạt, cao thấp, phỏng vật nông sâu, màu vẽ tự nhiên như không có dấu vết.
+ Lý Thành: Hoa gia PC > nổi tiếng uyên bác, thơ hay, họa giỏi. Tranh có sự giao cảm giữa tâm hồn ông với thiên nhiên. Nét bút hết mà ý vẫn còn. Bố cục thu ngàn dặm vào trong gang tấc. Lý Thành với 2 hoa gia PC khác: Quan Đồng và Phạm Khoan là 3 chân vạc rất lớn trong LS HH PC Trung Quốc.
+ Trương Trạch Đoan: Hoạ gia tranh SH nổi tiếng -> TP "thanh minhthượng hà đồ" (tết trên sông) -> phẩm chất hiện thực - lòng yêu nước gắn bó với nhà Tống.
* Thời cận đại (1911-1949).
- Cuộc CM Tân Hợi (1911) lật đổ triều đại PK cuối cùng Mãn Thanh -> mở đầu thời kỳ CMDC Tư sản.
- MT có sự đan xen 2 yếu tố: Phương Tây và truyền thống với 2 dòng "Quốc hoạ" và "Dương hoạ".
+ Quốc họạ: "HH DT giữ truyền thống các bậc thầy xưa - tự xưng là "Bảo tồn quốc tuý".
+ "Dương hoạ" học ở Phương Tây về xưng là "Tân NT" - Tiêu biểu với 2 hoạ gia.
* Tề Bạch Thạch: Kế thừa tinh hoa MT truyền thống với MT hiện đại. Tranh ông nổi tiếng được mọi người hâm mộ.
TP "Oa thanh thập xuất sơn truyền" (Tiếng ếch kêu trong hang núi vang xa 10 dặm).
* Những tranh vẽ tôm -> là những kiệt tác. + Từ Bi Hồng (du học tại Pháp về)
TP: "Cửu Phương Cao chọn ngựa" 1 trong những kiệt tác vẽ về ngựa.
MỸ THUẬT NHẬT BẢN